Thuốc Levobupi-BFS 25 mg được sử dụng để gây mê trong phẫu thuật và giảm đau cấp tính. Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường, thông tin về Levobupi-BFS 25 mg chưa thực sự đầy đủ. Nhà thuốc Ngọc Anh (nhathuocngocanh.com) xin gửi đến độc giả các thông tin chi tiết và đầy đủ liên quan đến sản phẩm này.
Levobupi-BFS 25 mg là thuốc gì?
Thuốc Levobupi-BFS 25 mg thuộc nhóm thuốc kê đơn, thành phần chính có Levobupivacain dưới dạng Levobupivacain hydroclorid, được sử dụng để gây mê trong phẫu thuật và giảm đau cấp tính. Đây là một sản phẩm được sản xuất bởi Công ty cổ phần dược phẩm CPC1 Hà Nội và đã được Bộ Y tế Việt Nam cấp phép lưu hành trên thị trường với số đăng ký VD – 29708-18.
Thành phần
Thành phần chính của thuốc Levobupi-BFS 25 mg bao gồm:
- Levobupivacain hydroclorid hàm lượng 25 mg/10mL
- Cùng một số các loại tá dược khác vừa đủ: Natri hydroxid, Acid hydroclorid, Natri clorid, nước cất pha tiêm.
Cơ chế tác dụng của thuốc Levobupi-BFS 25 mg
Levobupivacain thuộc nhóm thuốc gây tê và giảm đau cục bộ, có tác dụng kéo dài. Thuốc có khả năng phong bế dẫn truyền trên hệ thần kinh cảm giác và hệ thần kinh vận động. Ngoài ra, hoạt chất gây trở ngại trong sự truyền xung động và nhận cảm ở các mô. Một số các nghiên cứu cho thấy thuốc có khả năng tác dụng tương đương với Bupavacin và kinh nghiệm sử dụng thuốc trên 24 giờ còn hạn chế.
Dược động học
Hấp thu
Tùy thuộc vào vị trí tiêm mà mức độ hấp thu của thuốc khác nhau. Từ kinh nghiệm cho thấy thời gian cần để phong bế hoàn toàn từ 10 đến 15 phút, thời gian hồi phục từ 6 đến 9 giờ.
Phân bố
Tỷ lệ Levobupivacain liên kết với protein huyết tương khoảng 97%. Thể tích phân bố sau tiêm tĩnh mạch khoảng 67L.
Chuyển hóa
Levobupivacain chuyển hóa mạnh tại gan.
Thải trừ
Thuốc thải trừ chủ yếu qua nước tiểu (71%) và phân (24%). Thời gian bán thải khoảng 1,3 giờ.
Công dụng – Chỉ định Levobupi-BFS 25 mg
Thuốc Levobupi-BFS 25 mg được chỉ định sử dụng trong các trường hợp sau:
- Gây tê trong phẫu thuật được chỉ định cho người lớn: Đối với các phẫu thuật lớn: gây tê ngoài màng cứng, phong bế thần kinh ngoại biên, gây tê nội tủy, gây tê ngoài màng cứng trong mổ đẻ. Đối với các tiểu phẫu: phong bế quanh nhãn cầu trong phẫu thuật mắt, gây tê thẩm thấu khu vực.
- Giảm đau cấp: dùng một hoặc nhiều lần tiêm sau phẫu thuật hoặc đau đẻ.
- Chỉ định giảm đau cho trẻ em trên 6 tháng tuổi (phong bế vùng chậu-ben hoặc chậu- hạ vị).
Liều dùng – Cách dùng
Liều dùng
Tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân, cân nặng và khả năng đáp ứng, cần điều chỉnh liều dùng thuốc phù hợp.
Liều dùng | |||
Gây tê trong phẫu thuật | Hàm lượng (mg/ml) | Liều | Mức độ phong bế vận động |
Gây tê màng cứng để phẫu thuật | 5,0-7,5 | 10-20 ml (50-150mg) | Mức độ vừa phải đến hoàn toàn |
Gây tê ngoài màng cứng cho mổ đẻ | 5,0 | 15-30 ml (75-150mg) | |
Nội tủy | 5,0 | 3 ml (15mg) | |
Thần kinh ngoại vi | 2,5-5,0 | 1-40 ml (2,5- tối đa 150 mg) | |
Gây tê thẩm thấu cho trẻ em dưới 12 tuổi | 2,5 | 0,5 ml/kg/vị trí | Không |
5,0 | 0,25 ml/kg/vị trí | ||
Phong bế quanh nhãn cầu mắt trong phẫu thuật mắt | 7,5 | 5-15 ml | Mức độ vừa phải đến hoàn toàn |
Thẩm thấu cục bộ | 2,5 | 1-60ml | Không |
Giảm đau trong đau đẻ (tiêm) | 2,5 | 6-10ml | Mức độ tối thiểu đến vừa phải |
Giảm đau trong đau đẻ (truyền) | 1,25 | 4-10ml | |
Giảm đau sau phẫu thuật | 1,25 | 10-15 ml | |
2,5 | 5-7,5 ml |
Liều dùng tối đa: 150 mg cho tác dụng phong bế hoàn toàn 10-15 phút, thời gian hồi phục khoảng 6-9 giờ. Liều tối đa trong 24 giờ là 400mg. Để giảm đau sau phẫu thuật, không nên dùng quá liều 18,75 mg/giờ.
Liều dùng trong sản khoa: Liều tối đa 150 mg. Thuốc truyền gây tê ngoài màng cứng không quá 12,5 mg/giờ.
Liều dùng cho trẻ em: 1,25 mg/kg/vị trí.
Cách dùng
- Thuốc Levobupi-BFS 25 mg dùng đường tiêm, nên được dùng và giám sát bởi bác sĩ có kinh nghiệm.
- Thận trọng hút kiểm tra trước và trong khi tiêm để tránh tiêm vào tĩnh mạch. Nên lặp lại quá trình kiểm tra trước và trong quá trình dùng liều bolus.
- Không nên sử dụng thuốc quá 24 giờ.
- Ngưng sử dụng thuốc Levobupi-BFS 25 mg khi bệnh nhân xuất hiện các dấu hiệu của ngộ độc.
- Thuốc không được tiêm tĩnh mạch.
Chống chỉ định
- Chống chỉ định sử dụng dung dịch thuốc tiêm Levobupi-BFS 25 mg cho người có tiền sử dị ứng với Levobupivacain hydroclorid và bất kỳ thành phần tá dược nào có trong thuốc.
- Chống chỉ định trong gây tê tĩnh mạch vùng hoặc cho bệnh nhân hạ huyết áp trầm trọng
- Không sử dụng thuốc để phong bế quanh vùng chậu trong sản khoa.
Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
Lưu ý và thận trọng
- Cần tiến hành sử dụng thuốc trong điều kiện cơ sở y tế đầy đủ với bác sĩ có kinh nghiệm, có thể xử lý tốt các tác dụng không mong muốn nếu xảy ra.
- Thận trọng khi sử dụng thuốc cho bệnh nhân bị suy giảm chức năng tim mạch, rối loạn nhịp tim nặng.
- Đã có báo cáo về tình trạng tiêu sụn khi sử dụng thuốc Levobupi-BFS 25 mg.
- Cần đánh giá trước khi dùng thuốc cho bệnh nhân có tiền sử bệnh hệ thần kinh trung ương do có thể tiềm ẩn nguy cơ khiến tình trạng bệnh trầm trọng hơn.
Trường hợp dùng thuốc gây tê ngoài màng cứng:
- Cần tăng lượng dùng thuốc dần dần từ 3 đến 5mL với khoảng cách liều phù hợp giữa các lần để kiểm soát các dấu hiệu ngộ độc nếu vô tình tiêm nhầm vào mạch hoặc nội tủy. Một số các triệu chứng có thể xuất hiện bao gồm giảm nhịp tim, hạ huyết áp đột ngột, suy hô hấp, ngừng tim, tử vong.
- Vô tình tiêm thuốc vào mạch máu khiến tăng nhịp tim tạm thời
- Vô tình tiêm thuốc vào nội tủy khiến phong bế tủy sống
- Hút kiểm tra bơm tiêm trước và trong mỗi lần tiêm thuốc.
- Trong quá trình tiêm, bệnh nhân cần được thiết lập sẵn đường truyền tĩnh mạch để đảm bảo đủ lượng dịch truyền trong trường hợp cần thiết.
Trường hợp dùng thuốc giảm đau ngoài màng cứng:
- Thận trọng khi sử dụng thuốc trên 24 giờ
- Để tránh tiêm vào mạch máu hoặc tủy sống, cần hút thử dịch máu hoặc dịch não tủy.
- Thận trọng khi dùng thuốc cho bệnh nhân đang dùng các thuốc gây tê cục bộ khác.
Các trường hợp khác:
- Ưu tiên sử dụng liều thấp nhất để hạn chế các tác dụng không mong muốn nghiêm trọng.
- Không nên tiêm cùng một lúc một lượng lớn thuốc, nên chia nhỏ liều.
- Thận trọng khi tiêm Levobupi-BFS 25 mg cho vùng đầu và cổ vì có thể gây ngộ độc toàn thân.
- Theo dõi thường xuyên các dấu hiệu có hại khi dùng thuốc phong bế mắt, sẵn sàng các biện pháp và nhân lực trong trường hợp cần cấp cứu.
- Thận trọng khi dùng thuốc cho người bị suy nhược, người cao tuổi, bệnh nhân suy giảm chức năng gan thận.
Thuốc Levobupi-BFS 25 mg có ảnh hưởng đến phụ nữ có thai và đang cho con bú không?
Đối với phụ nữ có thai:
- Chống chỉ định sử dụng dung dịch thuốc tiêm Levobupi-BFS 25 mg phong bế vùng chậu, có thể làm chậm nhịp tim của thai nhi.
- Hiện nay chưa có đầy đủ các nghiên cứu khi dùng Levobupi-BFS 25 mg trong ba tháng đầu thai kỳ, chỉ sử dụng khi thực sự cần thiết.
Đối với phụ nữ đang cho con bú: Hiện nay chưa biết Levobupivacain và chất chuyển hóa của chúng có bài tiết vào sữa mẹ không. Không nên sử dụng thuốc cho người đang nuôi con bằng sữa mẹ.
Thuốc Levobupi-BFS 25 mg có ảnh hưởng đến người lái xe và vận hành máy móc không?
Không lái xe và vận hành máy móc sau khi sử dụng Levobupi-BFS 25 mg.
Bảo quản
Khuyến khích bảo quản thuốc Levobupi-BFS 25 mg ở nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ không quá 30 độ C, không tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng cường độ cao. Nên để thuốc cách xa tầm tay trẻ em.
Xem thêm Thuốc tiêm Dolcontral 50mg/ml giá bao nhiêu, mua ở đâu?
Tác dụng phụ của thuốc Levobupi-BFS 25 mg
Một số tác dụng phụ có thể xuất hiện trong quá trình điều trị bằng Levobupi-BFS 25 mg bao gồm:
- Rất thường gặp: thiếu máu, hạ huyết áp, buồn nôn.
- Thường gặp: hoa mắt, đau đầu, nôn, đau lưng, sốt, đau tại vị trí tiêm.
- Không rõ tần suất: dị ứng, tăng huyết áp, co giật, mất ý thức, ngủ gà, ngất, dị cảm, liệt, suy giảm thị lực, thu hẹp đồng tử, lõm mắt, ngừng tim, rối loạn nhịp tim, đỏ bừng mặt, suy hô hấp, ngừng thở, mất vị giác, mề đay, tăng hoặc giảm tiết mồ hôi, yếu cơ, rối loạn chức năng bàng quang, cương dương, giảm cung lượng tim.
Tương tác thuốc
Thuốc | Tương tác |
Ketoconazole | Làm ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa của Levobupivacain |
Methylxathin | |
Thuốc chống loạn nhịp | Tăng tác dụng thuốc do tương tác hiệp đồng, có thể làm tăng độc tính |
Adrenalin | Hiện chưa có báo cáo thuốc khi sử dụng đồng thời |
Cách xử trí quá liều, quên liều
Quá liều
Tiêm thuốc Levobupi-BFS 25 mg vào tĩnh mạch có thể gây phản ứng ngộ độc ngay lập tức.
- Nếu bệnh nhân có triệu chứng co giật => Tiêm tĩnh mạch Thiopenton hoặc truyền Diazepam
- Nếu bệnh nhân bị giảm huyết áp => Truyền dịch hoặc chất gây co mạch.
- Nếu bệnh nhân bị giảm nhịp tim nghiêm trọng, điều trị bằng Atropin 0,3 đến 1,0 mg
Quên liều
Trường hợp phát hiện quên liều thuốc Levobupi-BFS 25 mg, người dùng nên bổ sung liều ngay sau đó nhưng đảm bảo khoảng thời gian tối thiểu giữa các liều. Không nên sử dụng gấp đôi liều Levobupi-BFS 25 mg để bù cho liều đã quên.
Xem thêm Thuốc gây tê Lidocain 10% Egis dạng xịt giá bao nhiêu, mua ở đâu?
Thuốc Levobupi-BFS 25 mg có tốt không?
Ưu điểm
- Thuốc tiêm Levobupi-BFS 25 mg cho tác dụng nhanh và hiệu quả ngay sau khi sử dụng.
- Levobupivacain hydroclorid được nghiên cứu và chứng minh có tác dụng gây tê và giảm đau hiệu quả.
Nhược điểm
- Levobupi-BFS 25 mg gây một số tác dụng không mong muốn trong quá trình sử dụng.
Sản phẩm thay thế thuốc Levobupi-BFS 25 mg
- Thuốc Chirocaine có thành phần chính Levobupivacain 2,5mg/ml, được sản xuất bởi Curida AS, có công dụng tương tự Levobupi-BFS 25 mg
- Thuốc Sevorane 250ml có thành phần chính Sevofluran, được sản xuất bởi Abbvie S.r.l, có công dụng tương tự Levobupi-BFS 25 mg
Thông tin về sản phẩm thay thế cho thuốc Levobupi-BFS 25 mg chỉ mang tính chất tham khảo Người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
So sánh thuốc Levobupi-BFS 25 mg với Levobupi-BFS 50 mg
Levobupi-BFS 25 mg và Levobupi-BFS 50 mg cùng là sản phẩm của Công ty cổ phần dược phẩm CPC1 Hà Nội với thành phần chính là Levobupivacain hydroclorid. Tuy nhiên, Levobupi-BFS 25 mg có chứa hàm lượng hoạt chất thấp hơn: 2,5 mg/mL, phù hợp cho bệnh nhân gặp tình trạng trung bình. Nên ưu tiên sử dụng thuốc liều thấp cho hiệu quả mong muốn để hạn chế tối đa các tác dụng không mong muốn có thể xảy ra.
So sánh Levobupivacain và Bupivacain
Một số các nghiên cứu và bài báo khoa học đã cho thấy sử dụng Levobupivacain liều 8mg kết hợp 30mcg Fentanyl cho hiệu quả tương đương với sử dụng Bupivacain liều 8mg kết hợp 30mcg Fentanyl, tuy nhiên Levobupivacain cho thấy thời gian khởi phát lâu hơn, ổn định huyết động và ít tác dụng phụ hơn so với Fentanyl. Do đó, nên ưu tiên sử dụng Levobupivacain trong trường hợp cần thiết.
Thuốc Levobupi-BFS 25 mg giá bao nhiêu?
Thuốc Levobupi-BFS 25 mg được phân phối tại nhiều hệ thống nhà thuốc với giá cả dao động. Giá thuốc Levobupi-BFS 25 mg tại nhà thuốc Ngọc Anh được cập nhật ở trên.
Thuốc Levobupi-BFS 25 mg mua ở đâu?
Độc giả có nhu cầu sử dụng thuốc Levobupi-BFS 25 mg chính hãng nên tìm mua tại các nhà thuốc và cơ sở uy tín, tránh mua nhầm hàng giả kém chất lượng. Nhà thuốc Ngọc Anh cam kết cung cấp sản phẩm uy tín chất lượng cao. Độc giả vui lòng liên hệ với website nhà thuốc Ngọc Anh hoặc hotline 0333.405.080 để được tư vấn.
Tài liệu tham khảo
Hướng dẫn sử dụng thuốc Levobupi-BFS 25 mg, tải file tại đây.
*Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
*Mọi thông tin của website chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế lời khuyên của bác sĩ. Nếu có bất cứ thắc mắc nào vui lòng liên hệ hotline: 098.572.9595 hoặc nhắn tin qua ô chat ở góc trái màn hình.
Trúc Nhi Đã mua hàng
Thuốc Levobupi-BFS 25 mg giao hàng nhanh, hiệu quả