Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm thuốc Kilazo 1g tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Bài này nhà thuốc Ngọc Anh xin được trả lời cho bạn các câu hỏi: Kilazo 1g là thuốc gì? Thuốc Kilazo 1g có tác dụng gì? Thuốc Kilazo 1g giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.
Kilazo 1g là thuốc gì?
Kilazo 1g là thuốc kháng sinh diệt khuẩn nhóm cephalosporin được sản xuất bởi công ty Laboratoires Panpharma – PHÁP và được Công ty TNHH Bình Việt Đức nhập khẩu, phân phối chính hãng về Việt Nam.
Mỗi ống tiêm Kilazo có chứa hoạt chất chính là Cefalotin ( dưới dạng Cefalotin Natri) hàm lượng 1g. Không có tá dược đi kèm.
Mô tả: bột pha tiêm màu trắng ngà, tan dễ dàng trong nước, được đựng trong lọ thủy tinh không màu loại 3.
Hạn dùng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất
Quy cách đóng gói: lọ chứa cefalotin sodium tương ứng với 1g cefalotin. Hộp chứa 50 lọ.
Bảo quản: nơi khô thoáng tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 25 độ C
Dung dịch đã pha ổn định trong 6h ở nhiệt độ phòng và tránh ánh sáng. Dung dịch có thể ổn định trong 72h nếu bảo quản trong tủ lạnh nhiệt độ 2-8 độ C
Thuốc Kilazo 1g giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Một hộp thuốc Kilazo 1g có 50 lọ được bán phổ biến tại các cơ sở bán thuốc trên toàn quốc. Giá bán lẻ 1 lọ khoảng 95.000 VNĐ, hoặc có thể thay đổi tùy vào từng nhà thuốc.
Kilazo 1g thuốc bán theo đơn, bệnh nhân mua thuốc cần mang theo đơn thuốc của bác sĩ.
Hiện nay bạn có thể đặt mua sản phẩm tại website của nhà thuốc Ngọc Anh, chúng tôi có hỗ trợ giao hàng toàn quốc với giá cả hợp lý và chất lượng sản phẩm luôn được đảm bảo.
Cần liên hệ những cơ sở uy tín để mua được sản phẩm tốt nhất, tránh thuốc kém chất lượng.
Thuốc Kilazo 1g có tác dụng gì?
Cefalotin là kháng sinh thuộc nhóm cephalosporin dùng đường tiêm có tác dụng diệt khuẩn rất tốt trên các cầu khuẩn, trực khuẩn gram dương nhưng đối với vi khuẩn đường ruột gram âm thì tác dụng yếu. Cơ chế tác dụng của nó giống như các kháng sinh khác cùng nhóm: ngăn cản sự phát triển và phân chia của vi khuẩn do ức chế tổng hợp vách tế bào của vi khuẩn.
Thuốc hấp thu rất kém qua đường tiêu hóa do đó nó thường được sử dụng ở dạng tiêm. Nếu tiêm tĩnh mạch liều 1g thì nồng độ tối đa của thuốc trong máu sẽ đạt 30 µg/ml sau 15 phút. Thuốc có khả năng phân bố rộng khắp trong các mô và dịch của cơ thể, trừ não và dịch não tủy; qua hàng rào nhau thai và vào tuần hoàn thai nhi, có nồng độ thấp trong sữa mẹ. Thời gian bán thải của Cefalotin dao động từ 30 – 50 phút tuy nhiên nó có thể tăng lên đáng kể ở người bị suy giảm chức năng thận. Khoảng 20-30% thuốc nhanh chóng bị chuyển hóa ở gan và 60-70% liều dùng được bài tiết trong nước tiểu.
Công dụng – chỉ định
Kilazo 1g được sử dụng trong những trường hợp:
- Viêm Phế quản – phổi
- Nhiễm trùng máu
- Viêm màng trong tim
- Viêm xương – tủy xương
- Nhiễm khuẩn tiết niệu
- Nhiễm trùng tai mũi họng và khoang miệng
- Nhiễm khuẩn da, huyết thanh
Cách dùng – Liều dùng
Cách dùng thuốc:
Thuốc Kilazo 1g được sử dụng đường tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp được thực hiện bởi nhân viên y tế có chuyên môn. Bệnh nhân không được tự ý thực hiện việc sử dụng thuốc này khi không được hỗ trợ bởi cán bộ y tế.
- Tiêm bắp:
Pha loãng thuốc bột trong 5ml nước cất pha tiêm
Lắc kỹ cho đến tan hoàn toàn, dung dịch thu được có màu vàng nhạt và trong suốt.
Tiêm bắp sâu vào phần cơ dày của cơ thể.
- Tiêm tĩnh mạch( chỉ dùng cho người lớn)
Pha loãng thuốc bột trong 10ml nước cất pha tiêm
Lắc kĩ cho đến khi tan thu được dung dịch màu vàng nhạt
Tiêm chậm trong vòng 3-5 phút, tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch hay qua bộ truyền dịch
- Tiêm truyền( chỉ dùng cho người lớn)
Liều hằng ngày có thể được truyền liên tục trong 24h sau khi đã hòa tan với 1 thể tích dung dịch glucose hay nước biển thích hợp.
Liều dùng do nhà sản xuất khuyến cáo:
Người lớn: 500mg hay 1g, 4-6h/lần cho tiêm bắp hay tiêm tĩnh mạch chậm.
Trẻ em và trẻ đang bú( >1 tháng tuổi): từ 50-100mg/kg cân nặng một ngày, tiêm bắp mỗi 4-6h
Người lớn bị suy thận: điều chỉnh liều tùy theo độ thanh thải creatinin hoặc creatinin huyết thanh.
Chống chỉ định
Thuốc Kilazo 1g không được sử dụng cho bệnh nhân trong các trường hợp sau:
- Bệnh nhân có tiền sử không thể sử dụng được các hoạt chất kháng sinh như penicilin và cephalosporin do vấn đề chủ quan
- Trẻ em chưa trưởng thành, trẻ sơ sinh và trẻ dưới 30 tháng tuổi
Tác dụng phụ của thuốc Kilazo 1g
Một số tác dụng không mong muốn có thể gặp phải trong quá trình sử dụng thuốc Kilazo 1g:
- Rối loạn huyết học: tăng bạch cầu ưa eosin, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu khả nghịch
- Rối loạn tiêu hóa: buồn nôn, biếng ăn, ói mửa và ỉa chảy.
- Tăng men gan trong thời gian ngắn.
- Viêm đại tràng màng giả
- Đau khớp và bệnh nấm Candida
- Tăng tạm thời urê huyết/creatinin, viêm thận kẽ.
- Lú lẫn, đi lại không bình thường, co giật 1 cách hoảng loạn khi dùng liều cao
- Viêm tĩnh mạch huyết khối trong trường hợp truyền tĩnh mạch liên tục
- Tiêm bắp liên tục có thể đau tại vùng tiêm
Bạn hãy thông báo cho bác sĩ biết những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc để kịp thời có biện pháp xử lý.
Chú ý và thận trọng khi sử dụng thuốc Kilazo 1g
Đối với bệnh nhân đang bị suy giảm chức năng thận, bác sĩ sẽ tính toán cân nhắc lại chế độ liều sử dụng cho bệnh nhân dựa trên độ thanh thải của thận. Bệnh nhân cần phải thực hiện đúng theo phác đồ điều trị của bác sĩ, không được tự ý thay đổi liều dùng, thời gian dùng thuốc.
Nếu tình trạng nhiễm khuẩn không được cải thiện sau 5 ngày điều trị thì cần ngừng sử dụng thuốc và đến cơ sở y tế để kiểm tra thêm.
Chỉ sử dụng thuốc này cho phụ nữ mang thai khi thật sự cần thiết mặc dù chưa có bằng chứng nào chứng tỏ thuốc gây ảnh hưởng đến thai nhi. Cần sử dụng thận trọng thuốc cho đối tượng phụ nữ đang cho con bú.
Thuốc hầu như không ảnh hưởng đến công việc lái xe và vận hành máy móc do đó bạn hoàn toàn có thể làm các công việc này trong quá trình sử dụng thuốc.
Lưu ý khi sử dụng chung với thuốc khác
Các thuốc chống kết tập tiểu cầu như clopidogrel sẽ làm tăng nguy cơ xuất huyết trên toàn thân như bầm tím dưới da, chảy máu cam thậm chí có thể xuất huyết nội tạng do đó cần theo dõi thời gian đông máu cho bệnh nhân nhất là trong thời gian điều trị cefalotin dài ngày và liều cao.
Các kháng sinh aminosid như streptomycin, gentamicin, amikacin và các thuốc lợi tiểu quai như furosemid có thể làm tăng nguy cơ tổn thương thận.
Probenecid ức chế bài tiết cefalotin ở thận do đó làm tăng nguy cơ quá liều thuốc trên bệnh nhân.
Phản ứng dương tính với các thử nghiệm Coombs khi điều trị bằng nhóm kháng sinh Cephalosporin
Cách xử trí quá liều, quên liều thuốc Kilazo 1g
Trong trường hợp khẩn cấp, người nhà bệnh nhân cần vận chuyển người bệnh đến cơ sở y tế càng nhanh càng tốt để được chữa trị và cấp cứu kịp thời.’
Nếu cần biết thêm thông tin, xin trao đổi thêm với bác sĩ/ dược sĩ để được giải đáp.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.