Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm thuốc Coje ho tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Bài này nhà thuốc Ngọc Anh xin được trả lời cho bạn các câu hỏi: Coje ho là thuốc gì? Thuốc Coje ho có tác dụng gì? Thuốc Coje ho giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.
Coje ho là thuốc gì?
Coje ho là một sản phẩm của công ty Cổ phần Dược phẩm trung ương 3, là thuốc dùng trong điều trị ho , với các hoạt chất là Dextromethorphan hydrobromid . Một chai 75 mL Coje ho có các thành phần:
Dextromethorphan hydrobromid: 75 mg
Clorpheniramin maleat: 19.95 mg
Amoni clorid:750 mg
Glyceryl Guaiacolat (Guaifenesin): 750 mg
Ngoài ra còn có các tá dược khác vừa đủ 1 chai
Thuốc Coje ho giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Một hộp thuốc Coje ho có 1 chai 30, 60 hoặc 70 mL, được bán phổ biến tại các cơ sở bán thuốc trên toàn quốc. Giá 1 hộp vào khoảng 20000vnđ, hoặc có thể thay đổi tùy vào từng nhà thuốc.
Hiện nay thuốc đang được bán tại nhà thuốc Ngọc Anh, chúng tôi giao hàng trên toàn quốc.
Coje ho là thuốc bán theo đơn, bệnh nhân mua thuốc cần mang theo đơn thuốc của bác sĩ.
Cần liên hệ những cơ sở uy tín để mua được sản phẩm thuốc Coje ho tốt nhất, tránh thuốc kém chất lượng.
Kính mời quý khách xem thêm một số sản phẩm khác tại nhà thuốc của chúng tôi có cùng tác dụng:
- Thuốc Terpin Dextromethorphan được sản xuất bởi CÔNG TY CP DƯỢC HÀ TĨNH
- Thuốc Tuxsinal được sản xuất bởi Công ty cổ phần Dược phẩm Phong Phú (PP.PHARCO) – VIỆT NAM
Tác dụng
Dextromethorphan hydrobromid tác động lên trung tâm ho ở hành não làm giảm triệu chứng ho mạn tính, ho không có đờm. Trong điều trị các vấn đề liên quan tới đường hô hấp trên Dextromethorphan hydrobromid thường được kết hợp cùng các thuốc khác
Clorpheniramin maleat thuộc nhóm thuốc kháng histamin H1
Amoni clorid có tác dụng làm ẩm đường hô hấp nhờ tăng tiết dịch
Glyceryl Guaiacolat (Guaifenesin) có tác dụng long đờm
Công dụng – Chỉ định
Điều trị các triệu chứng cho người mắc bệnh ho như ho khan, ngạt mũi, chảy nước mũi, nước mắt, nổi ban đỏ
Điều trị ho xuất phát từ nhiều nguyên nhân như ho do cảm cúm, cảm lạnh, dị ứng với hóa chất hoặc do hút hoặc hít phải nhiều khói thuốc lá
Cách dùng – Liều dùng
Cách dùng:
Dạng dung dịch: Nên uống thuốc sau khi ăn. Thuốc được bào chế dạng siro nên được sử dụng bằng đường uống.
Liều dùng:
Liều dùng dành cho trẻ em từ 2 tới 6 tuổi: mỗi ngày dùng 10 mL, chia làm 2 lần trong ngày
Liều dùng dành cho trẻ em từ 7 tới 12 tuổi: mỗi ngày dùng 20 mL, chia làm 2 lần trong ngày
Liều dùng dành cho trẻ em từ 12 trở lên: mỗi ngày dùng 30 mL, chia làm 2 lần trong ngày
Chống chỉ định
Không sử dụng thuốc Coje ho cho người có tiền sử mẫn cảm với bất kì thành phần nào có trong thuốc.
Chống chỉ định với các trường hợp đang trong quá trình điều trị bằng thuốc ức chế IMAO
Không dùng thuốc cho bệnh nhân mắc các vấn đề liên quan tới đường tiết niệu như phì đại tuyến tiền liệt, tắc cổ bang quang
Không điều trị cho người bi hen phế quản, glaucome đóng góc, viêm lóe dạ dày tá tràng
Phụ nữ đang cho con bú
Trẻ em dưới 2 tuổi
Chú ý và thận trọng khi sử dụng thuốc Coje ho
- Phụ nữ có thai và đang cho con bú
- Thận trong khi sử dụng thuốc cho người cao tuổi, người bị tăng nhãn áp
- Theo dõi kĩ đối tượng ho mạn tính, ho có đờm, người bị suy giảm chức năng hô hấp
- Thận trọng khi dùng Coje ho cho người lái xe và vận hành máy móc nặng do thuốc ảnh hưởng tới hệ thần kinh gây buồn ngủ, hoa mắt, chóng mặt
- Trong thời gian sử dụng thuốc, người bệnh tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định về liều của bác sĩ điều trị, tránh việc tăng hoặc giảm liều để đẩy nhanh thời gian điều trị bệnh.
- Trước khi ngưng sử dụng thuốc, bệnh nhân cần xin ý kiến của bác sĩ điều trị
Lưu ý:
- Nếu nhận thấy thuốc xuất hiện các dấu hiệu lạ như đổi màu, biến dạng, chảy nước thì bệnh nhân không nên sử dụng thuốc đó nữa.
- Thuốc cần được bảo quản ở những nơi khô ráo, có độ ẩm vừa phải và tránh ánh nắng chiếu trực tiếp
- Để xa khu vực chơi đùa của trẻ, tránh việc trẻ có thể uống phải thuốc mà không biết
Tác dụng phụ của thuốc Coje ho
Tác dụng phụ trên hệ tuần hoàn: Rối loạn nhịp tim, nhịp tim nhanh
Tác dụng phụ trên hệ thần kinh: Mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, buồn ngủ, ngủ gật, an thần
Tác dụng phụ trên hệ tiêu hóa: Buồn nôn, nôn. khô miệng
Trong quá trình điều trị, bệnh nhân nhận thấy xuất hiện bất cứ biểu hiện bất thường nào nghi ngờ rằng do sử dụng thuốc Coje ho thì bệnh nhân cần xin ý kiến của dược sĩ hoặc bác sĩ điều trị để có thể xử trí kịp thời và chính xác
Lưu ý khi sử dụng chung với thuốc khác
Coje ho khi vào cơ thể, có thể xảy ra tương tác với một số thuốc dùng đường uống khác như
Thuốc nhóm IMAO như phenezin, isocarboxazid, tranylcypromin, moclobemid, RIMA
Ethanol, rượu
Thuốc an thần gây ngủ: Haloperidol làm tăng tác dụng phụ của thuốc
Thuốc chống động kinh Phenytoin
Quinidin làm tăng tác dụng không mong muốn của thuốc
Bệnh nhân cần thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ tư vấn các thuốc hoặc thực phẩm bảo vệ sức khỏe đang dùng tại thời điểm này để tránh việc xảy ra các tương tác thuốc ngoài ý muốn.
Cách xử trí quá liều, quên liều thuốc Coje ho
Quá liều: Các biểu hiện khi uống quá liều thuốc khá giống với các triệu chứng của tác dụng phụ. Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể gặp phải tình trạng nhiễm độc gan, thận. Bệnh nhân cần được theo dõi kĩ các biểu hiện trên da, mặt, huyết áp và đề phòng vì tình trạng nguy hiểm có thể diễn biến rất nhanh. Tốt nhất, tình trạng của bệnh nhân cần được thông báo với bác sĩ điều trị để có hướng xử trí kịp thời
Quên liều: tránh quên liều; nếu quên liều, bệnh nhân cần bỏ qua liều đã quên, không uống chồng liều với liều tiếp theo.
Không nên bỏ liều quá 2 lần liên tiếp.
Dược Sĩ Lê Hùng –
Coje ho là thuốc dùng trong điều trị ho