Tác giả: ThS. Phùng Thanh Hải
Bài viết Rối loạn thời lượng ngủ là gì? Phân loại rối loạn thời lượng ngủ được trích trong sách Rối loạn giấc ngủ (tái bản lần thứ nhất) của Nhà xuất bản Y học.
1. Mất ngủ tiên phát
1.1. Triệu chứng
Mất ngủ tiên phát được chẩn đoán khi bệnh nhân than phiền không ngủ được, khó vào giấc ngủ hoặc khó giữ giấc ngủ và các dấu hiệu này cần xảy ra một tuần 3 , kéo dài ít nhất 3 tháng. Mất ngủ tiên phát đã được chứng minh là không có liên quan gì đến các bệnh cơ thể hay bệnh tâm thần khác.
Hai triệu chứng điển hình nhất của mất ngủ tiên phát là:
- Khó vào giấc ngủ.
- Hay thức giấc.
Bệnh nhân có thể mất ngủ đầu giấc: họ đi nằm ngủ như bình thường (ví dụ lúc 10 giờ đêm), nhưng họ nằm mãi mà không ngủ được. Theo chia sẻ của các bệnh nhân phải đến 1-2 giờ sáng họ mới có thể vào được giấc ngủ; tuy nhiên, giấc ngủ của họ là không sâu và dễ thức giấc. Tình trạng mất ngủ đầu giấc hay xảy ra ở những người trẻ tuổi.
Bệnh nhân có thể mất ngủ giữa giấc: biểu hiện bằng việc hơi khó vào giấc ngủ (10 giờ đêm đi nằm ngủ và đến 11 giờ đêm thì ngủ được). Họ ngủ được đến 2-3 giờ sáng thì thức giấc; sau đó, phải mất đến 1-2 giờ thì họ mới ngủ tiếp được. Loại mất ngủ này thường phổ ở người trung niên.
Những người cao tuổi thì thường hay than phiền rằng mình có mất ngủ cuối giấc. Đối tượng này đi vào giấc ngủ dễ dàng nhưng giấc ngủ của họ không kéo dài. Họ chỉ ngủ được đến khoảng 1-2 giờ sáng và rất khó ngủ lại được.
Mất ngủ tiên phát thường hiếm gặp mất ngủ hoàn. Chúng có thể là hậu quả cùa mất ngủ đầu giấc, giữa giấc hay cuối giấc. Trong trường hợp này, người bệnh gần như không hề ngủ được tý nào trong 24 giờ.
Vì không ngủ được nên họ thường hay cáu gắt và rất lo lắng cho giấc ngủ của mình. Những bệnh nhân này thường có biểu hiện hơi hưng phấn về tâm sinh lý vào buổi tối. Họ thường quan tâm làm sao để được ngủ đầy đủ, vì thế họ thường cố gắng tìm mọi cách để ngủ như loại bỏ các yếu tố gây khó ngủ, nhưng không thành công.
1.2. Bệnh sinh của rối loạn giấc ngủ tiên phát
Đến nay, các nhà khoa học đã chứng minh được vai trò của serotonin đối với giấc ngủ nói chung và với tình trạng mất ngủ tiên phát nói riêng.
Trong mất ngủ tiên phát, nồng độ serotonin có trong khe si-nap và trong dịch não-tủy giảm xuống rõ rệt so với những người bình thường. Qua các phép đo, người ta nhận thấy nồng độ serotonin trong tổ chức não và dịch não-tủy a bệnh nhân mất ngủ tiên phát giảm 20-30% so với người bình thường.
Sadock BJ (2015) thì cho rằng cơ chế của mất ngủ tiên phát cũng giống như của trầm cảm chủ yếu, nghĩa là đều do giảm nồng độ serotonin trong tổ chức não gây ra; tuy nhiên, sự giảm nồng độ serotonin ở các bệnh nhân này không trầm trọng như các bệnh nhân trầm cảm, vì thế triệu chứng của bệnh nhân chỉ đơn giản là mất ngủ (khó vào giấc ngủ, khó giữ giấc ngủ và thức dậy sớm), không có các triệu chứng đặc trưng khác của trầm cảm.
Vai trò của serotonin trong mất ngủ tiên phát đã được chứng minh một cách gián tiếp thông qua việc sử dụng các thuốc chống trầm cảm để điều trị mất ngủ tiên phát thì mang lại kết quả tốt. Hầu hết các thuốc chống trầm cảm và đặc biệt là thuốc chống trầm cảm 3 vòng (amitriptylin, clomipramin), hoặc thuốc chống trầm cảm đa vòng (mirtazapin) đều có hiệu quả cao trong điều trị mất ngủ tiên phát.
1.3. Tiêu chuẩn chần đoán mất ngủ tiên phát theo DSM-5
A. Lời than phiền chủ yếu là không thỏa mãn về thời lượng và chất lượng giấc ngủ, phối hợp với 1 (hoặc hơn) các triệu chứng sau:
- Khó vào giấc ngủ (đối với trẻ em, thương rơi vào tình trạng khó vào giấc ngủ khi không được bố mẹ, người thân chăm sóc).
- Khó giữ giấc ngủ, đặc trưng là hay thức giấc và khó ngủ lại (ở trẻ em, khó ngủ lại khi không có người chăm sóc).
- Thức dậy sớm và không thể ngủ lại được.
B. Mất ngủ (hoặc mệt mỏi do mất ngủ vào ban ngày) là nguyên nhân gây ra các triệu chứng khó chịu rõ rệt. Nó có khả năng ảnh hưởng xấu đến các chức năng xã hội, nghề nghiệp hoặc các chức năng quan trọng khác.
- Mất ngủ thường xuất hiện ít nhất 3 lần mỗi tuần.
- Mất ngủ kéo dài đến ít nhất 3 tháng.
- Mất ngủ xảy ra mặc dù người bệnh có đầy đủ các điều kiện thuận lợi cho giấc ngủ.
- Mất ngủ không nằm trong phạm vi một rối loạn giấc ngủ khác (ngủ lịm, rối loạn giấc ngủ do hô hấp, rối loạn nhịp thức-ngủ hàng ngày và rối loạn cận giấc ngủ).
- Mất ngủ xảy ra không phải là hậu quả của một bệnh thực tổn hoặc một chất (lạm dụng thuốc hoặc ma túy).
- Nếu có các rối loạn tâm thần khác hoặc bệnh cơ thể phổi hợp thì các bệnh này không đủ giải thích cho mất ngủ.
1.4. Điều trị
Điều trị mất ngủ tiên phát được đánh giá là tương đối khó so với điều trị các rối loạn giấc ngủ khác. Bệnh nhân được yêu cầu gạt bỏ tất cà các vấn đề trước khi đi ngủ. Nếu sau 5 phút lên giường nằm mà họ vẫn không ngủ, họ được yêu cầu dậy, ra khỏi giường và làm một việc gì đó; đôi khi, họ cần thay đổi giường ngủ hay phòng ngủ. Nếu người bệnh có cảm thấy căng cơ thì cần phải thư giãn bằng nhiều biện pháp khác nhau. Liệu pháp tâm lý ít có hiệu quả ít cho mất ngủ tiên phát. Việc làm thỏa mãn tình dục có thể giúp gây ngủ với nam, nhưng ít có hiệu quả ở nữ.
Thuốc được sử dụng trong mất ngủ tiên phát thường benzodiazepin, Zolpidem, zaleplon và các thuốc ngủ khác. Sử dụng thuốc này gây ra rất nhiều tác dụng phụ nên người dùng cần thận trọng. Những thuốc có tác dụng kéo dài thì phù hợp để sử dụng cho những người mất ngủ giữa giấc hoặc cuối giấc. Những bệnh nhân khó vào giấc ngủ nên sửdungj thuóc có tác dụng ngắn như zolpidem, triazolam. Các thuốc này đều được các bác sĩ khuyên không được dùng kéo dài quá 2 tuần để tránh gây nghiện.
Một số thức ăn giàu melatonin và L-triptophan cũng được cho là có tác dụng tốt cho mất ngủ về lý thuyết, nhưng thực tế cho thấy chúng không có hiệu quả trong điều trị mất ngủ tiên phát. Melatonin là hormon tuyến tùng, có tác dụng điều hòa giấc ngủ; tuy nhiên, hiệu quả điều trị mất ngủ bằng thức ăn giàu melatonin và L-triptophan là không rõ ràng.
Liệu pháp ánh sáng cũng có hiệu quả tốt ở một số trường hợp.
Một số loại thuốc chống trầm cảm, đặc biệt là các thuốc chống trầm cảm 3 vòng hoặc đa vòng cũng như thuốc an thần mới hay được sử dụng và cho thấy có hiệu quả tốt trong điều trị mất ngủ tiên phát. Các thuốc này có ưu điểm là không gây phụ thuộc thuốc, không độc với gan, thận và cơ quan tạo máu… nên có thể sử dụng lâu dài.
– Một số phác đồ cụ thể:
Phác đồ I: Amitriptylin 25mg x 2 viên uống tối.
Tác dụng phụ của thuốc là gây khô miệng, táo bón, mệt mỏi trong 1-2 tuần đầu dùng thuốc. Không dùng được phác đồ này cho người có bệnh Glaucom góc đóng, u tiền liệt tuyến, nhồi máu cơ tim cũ.
Phác đồ 2: clomipramin 25mg x 2 viên uống tối.
Tác dụng phụ của thuốc là ít hơn so với amitriptylin. Bệnh nhân có thể than phiền mệt mỏi, khô miệng trong 1-2 tuần đầu dùng thuốc.
Phác đồ 3: olanzapin 5mg x 1 viên uống tối.
Thuốc ít tác dụng phụ, dung nạp tốt, hiệu quả điều trị chắc chắn; tuy nhiên, thuốc gây tăng cảm giác ngon miệng nên bệnh nhân có thể ăn nhiều, dẫn đến tăng cân.
Phác đồ 4: mirtazapin 30mg X 1/2 viên uống tối.
Thuốc dung nạp tốt, hiệu quả đáng tin cậy, ít ảnh hưởng đến chức năng tình dục; tuy nhiên, thuốc cũng gây tăng cảm giác ngọn miệng nên bệnh nhân ăn nhiều và gây béo.
Phác đồ 5:
- Amitriptylin 25mg x 2 viên uống tối.
- Olanzapin 5mg X 1 viên uổng tối.
Phác đồ này cho kết quả điều trị tốt hơn cả vì được kết hợp giữa 2 loại thuốc là chống trầm cảm và an thần (amitriptylin và olanzapin), vi vậy phác đồ này hay được dùng trong lâm sàng.
Phác đồ 6:
- Sertralin 50 mg X 1 viên uống tối.
- Olanzapin 5 mg X 1 viên uống tối.
Bệnh nhân dễ dung nạp với 2 loại thuốc trong phác đồ này; tuy nhiên, hiệu quả không cao bằng phác đồ 5, nên phác đồ này được áp dụng cho các bệnh nhân không dung nạp với amitriptylin.
– Ghi chú:
+ Cần tăng liều thuốc từ từ (tuần đầu dùng 1/2 liều trong các phác đồ trên, từ tuần 2 trờ đi mới dùng đủ liều) để bệnh nhân có thể dung nạp với thuốc.
+ Hiệu quả điều trị chi xuất hiện sau 2 tuần dùng thuốc, vì vậy, không được vội vã thay thuốc điều trị.
+ Có thể kết hợp vói benzodiazepin liều thấp (rivotril, lexomil, diazepam…) trong 1-2 tuần đầu điều trị để bệnh nhân có thể ngủ được ngay.
+ Bệnh mất ngủ tiên phát thường tiến triển mạn tính nên thòi gian dùng thuốc cần kéo dài tối thiểu 18 tháng liên tục. Nếu ngừng thuốc sớm hơn thời gian trên thì tỳ Iệ tái phát là rất cao.
+ Khi muốn ngừng thuốc, cần giảm liều từ từ trong 4 tuần (mỗi tuần giảm khoảng 1/4 liều) để bệnh nhân kịp thích nghi.
1.5. Vệ sinh giấc ngủ
Vệ sinh giấc ngủ đầy đủ:
- Thức giấc cùng một giờ hàng ngày.
- Giới hạn thời gian nằm trên giường trước khi ngủ.
- Không dùng các chất kích thích thần kinh trung ương (cà phê, thuốc lá, rượu).
- Tránh ngủ chợp mắt ban ngày.
- Có các bài tập thể dục sôi nổi vào buổi sáng sớm.
- Tránh xa các sự kiện gây kích thích; thay thế chủng bằng nghe đài, xem tivi hoặc đọc sách.
- Trước khi đi ngủ khoảng 20 phút tắm nước nóng để thư giãn cơ thể giúp dễ ngủ, ngủ sâu giấc.
- Nên ăn vào một giờ nhất định trong ngày, trước khi đi ngủ không nên ăn no, ăn quá nhiều.
- Tập các bài tập thư giãn đầu ốc và cơ vào các buổi tối hàng ngày.
- Cố gắng tạo các điều kiện để có thể ngủ thoải mái nhất.
Vệ sinh giấc ngủ không đầy đủ: chính lối sống không điều độ của bệnh nhân là nguyên nhân gây ra mất ngủ. Người bệnh thường không am hiểu và không thực hiện đầy đủ vệ sinh giấc ngủ, dẫn đến rối loạn giấc ngủ. Họ thường đi vào những thời gian thất thường trong ngày, không tránh xa các yếu tố gây hưng phấn như uống nhiều cà phê, ăn no trước khi đi ngủ.
Theo Hội Tâm thần học Mỹ, vệ sinh giấc ngủ không tật có thể dẫn đến mất ngủ tiên phát. Một số hành vi có thể dẫn đến rối loạn giấc như gây hưng phấn quá trước khi ngủ hoặc thay đổi giờ giấc ngủ hàng ngày. Khi điều trị, thầy thuốc chi cho bệnh nhân các vấn đề bệnh nhân cần thay đổi trong lối sống để có thể có giấc ngủ tốt..
2. Mất ngủ do tâm lý
2.1. Triệu chứng
Bệnh nhân mất ngủ do tâm lý thường than phiền khó vào giấc ngủ, họ có thể bị mất ngủ kéo dài nhiều năm trước khi đến khám ở bác sĩ chuyên khoa tâm thần. Họ không nhận thấy có các stress rõ ràng trong cuộc sống của họ, nhưng họ thừa nhận có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ của họ như phòng ngủ, giường ngủ… Vì thế, đôi khi mất ngủ do tâm lý được coi là mất ngủ có điều kiện.
Thật ra, mất ngủ do tâm lý thường phối hợp với nhiều yếu tố khác như các stress, rối loạn lo âu, pha ngủ đến chậm, lạm dụng thuốc ngủ và hội chứng cai. Ngược lại với mất ngủ do các bệnh tâm thần khác, bệnh nhân mất ngủ do tam lý có các chức năng tâm thần tương đối bình thường; họ vẫn làm việc được, giữ được các mối quan hệ bình thường trong xã hội, nhưng có thể có mệt mỏi quá mức.
Các đặc điểm khác cùa mất ngủ do tâm lý bao gồm:
- Lo lắng quá mức về mất ngủ.
- Cố tìm mọi cách để ngủ được.
- Không có cảm giác thoải mái khi cố tìm cách ngủ.
- Tăng trương lực cơ trước khi đi ngủ.
- Có các triệu chứng cơ thể của lo âu.
- Có thể ngủ tốt khi thay đổi giường ngủ.
- Có thể ngủ được ngay cả khi không cố ngủ (chẳng hạn như khi xem tivi).
2.2. Điều trị
Nhìn chung, điều trị bệnh mất ngủ do tâm lý là khó. Thuốc ngủ hay được sừ dụng, nhưng nên sử dụng liều thấp nhất có thể; khi ngừng thuốc ngủ thì mất ngủ có thề quay lại với mức độ trầm trọng hơn. Nên thay đổi không gian phòng ngủ, giường ngủ, chỉ đi ngủ khi cảm thấy buồn ngủ. Có rất nhiều bệnh nhân sau khi thực hiện vệ sinh giấc ngủ thì đã có thể ngủ lại được. Các bệnh nhân có triệu chứng tăng trương lực cơ thì nên tập các bài tập thư giãn.
Nếu các biện pháp trên không giúp cho bệnh nhân cải thiện giấc ngủ thì cần sử dụng thuốc chống trầm cảm, nên ưu tiên thuốc chống trầm cảm 3 vòng hoặc đa vòng, trong 4 tuần điều trị đầu tiên có thể phối hợp với bezodiazepin liều thấp.
Phác đồ 1:
- Clomịpramin 25mg x 2 viên, uống tối.
- Bromazepam 6mg x 1/4 viên, uống tối.
Sau 1 tháng thi dùng tiếp: clomipramin 25mg x 2 viên, uống tối.
Duy trì liều này trong ít nhất 18 tháng.
Phác đồ 2:
- Mirtazapin 30mg x 1 viên, uống tối.
- Clonazepam 2mg x 1/4 viên, uống tối.
Sau 1 tháng thi dùng tiếp: mirtazapin 30mg x 1 viên, uống tối.
Duy trì liều này trong tối thiểu 18 tháng.
3. Rối loạn cảm giác giấc ngủ
Rối loạn cảm giác giấc ngủ có đặc điểm là bệnh nhân vẫn ngủ được nhưng không cảm nhận được giấc ngủ, họ luôn than phiền mình không ngủ được tý gì nhưng trên thực tế thì họ vẫn ngủ được. Bệnh nhân rối loạn cảm giác giấc ngủ mất sự phối hợp giữa khả năng cảm nhận giấc ngủ của họ và điện não đồ giấc ngủ ghi được bằng máy điện não.
Nguyên nhân của bệnh rối loạn cảm giác giấc ngủ đến nay được hầu hết các nhà tâm thần học trên thế giới thừa nhận là do quá trình điều trị không đầy đủ của trầm cảm và lo âu lan gây ra; nghĩa là khi bệnh nhân bị trầm cảm hoặc lo âu lan tỏa, được điều trị bằng thuốc chống trầm cảm và thuốc bình thần với liều quá thấp (khoảng 1/4 đến 1/2 liều trung bình), thời gian điều trị quá ngắn (uống thuốc một vài tuần rồi bỏ) thì họ sẽ bị rối loạn cảm giác giấc ngủ.
Trạng thái rối loạn cảm giác giấc ngủ được chẩn đoán khi bệnh nhân than phiền khó vào giấc ngủ, khó giữ giấc ngủ nhưng không có bằng chứng nào chứng tỏ điều này. Ví dụ, một bệnh nhân than phiền phải mất hơn 1 giờ đi nằm họ mới ngủ được và thức giấc khoảng 30 lần trong đêm, tổng số thời gian ngủ chi chưa đầy 2 giờ. Nhưng khi theo dõi điện não đồ giấc ngủ, người ta nhận thấy bệnh nhân ngủ sau 15 phút đi nằm, chỉ có vài lần thức giấc, giấc ngủ hiệu quà chiếm đến 90% thời gian và tổng số thời gian ngủ là quá 7 giờ.
Điều thú vị là các thuốc giải lo âu và thuốc chống trầm cảm 3 vòng, đa vòng có thể điều trị hiệu quả rối loạn cảm giác giấc ngủ. Một số trường hợp rối loạn cảm giác giấc ngủ do hoang tường nghi bệnh cần được điều trị bằng sốc điện.
Phác đồ điều trị cụ thể:
Phác đồ 1:
- Clompramin 25mg x 2 viên, uống tối.
- Bromazepam 6mg x 1/4 viên, uống tối.
Sau 1 tháng thì dùng tiếp: clomipramin 25mg x 2 viên, uống tối.
Duy trì liều này uống ít nhất 18 tháng.
Phác đồ 2:
- Mirtazapin 30mg x 1 viên, uống tối.
- Clonazepam 2mg x 1/4 viên, uống toi.
Sau 1 tháng thì dùng tiếp: mirtazapin 30mg x 1 viên, uống tối.
Duy trì liều này tối thiểu trong 18 tháng.
4. Mất ngủ tự phát
Mất ngủ tự phát có đặc điểm là khởi phát sớm trong đời, đôi khi là ngay sau khi được sinh ra và kéo dài suốt đời. Cũng như tên gọi của bệnh, căn nguyên của bệnh chưa được biết rõ. Một số căn nguyên gây ra bệnh này như mất cân bằng chất dẫn truyền thần kinh, rối loạn trung tâm điều giấc ngủ… Điều trị bệnh này rất khó khăn, nhưng có thể cải thiện bằng phương pháp vệ sinh giấc ngủ, liệu pháp thư giãn và dùng thuốc ngủ.
5. Ngủ nhiều tiên phát
5.1. Triệu chứng
Ngủ nhiều tiên phát được chẩn đoán khi bệnh nhân là người lớn, ngủ quá 10 giờ mỗi ngày, kéo dài ít nhất 1 tháng mà không có nguyên nhân gì. Một số người có giấc ngủ kéo dài, một số khác thì giấc ngủ ngắn hơn nhưng có nhiều lần ngủ trong ngày, vì vậy tổng số thời gian ngủ của bệnh nhân vẫn dài trên 10 giờ. Thời gian ngủ của họ tuy kéo dài nhưng điện não đồ và sinh lý giấc ngủ vẫn bình thường, hiệu quả của giấc ngủ và nhịp sinh học giấc ngủ của họ cũng trong giới hạn bình thường. Bệnh nhân không than phiền về chất lượng giấc ngủ, nhưng việc ngủ ngày và khó tình táo vào buổi sáng ảnh hưởng xấu đến cảm xúc, vận động và công việc của họ. Ngủ nhiều có thể xuất hiện vào một thời điểm trọng đời và có tính chất gia đình.
Các bệnh nhân này thường than phiền họ rất dễ rơi vào giấc ngủ. Khi khám bệnh, bác sĩ cần phải loại trừ hết; các nguyên nhân gây ra ngủ nhiều.
Theo DSM-5 của Hội Tâm thần học Mỹ, bệnh nhân phải có các đợt ngủ nhiều kéo dài ít nhất 30 ngày và xảy ra vài lần trong năm, trong thời gian ít nhất 2 năm.
Ví dụ: một bệnh nhân nam 55 tuổi, làm nghề buôn bán, bị ngủ nhiều từ năm 21 tuổi. Ông ta thường ngủ vào lúc 10 giờ sáng, 1 giờ chiều, 2 giờ chiều và 8 giờ tối. Khi ngủ ở trong phòng làm việc, ông ta tắt điện thoại. Sau khi ngủ, bệnh nhân cảm thấy khoan khoái, nhưng sau khi thức dậy, một thời gian ngắn, bệnh nhân cảm thấy mệt và lại phải đi ngủ tiếp. Ông ta không mất trương lực cơ đột ngột, không có các triệu chứng của ngủ lịm, không ngáy, không có các triệu chứng của rối loạn giấc ngủ do hồ hấp.
Bệnh nhân là người ngăn nắp, hoạt bát, có sức khỏe tốt và hay đi bộ 5-6km mỗi ngày. Ông ta đã có vợ và 1 đứa con, sống hạnh phúc. Bệnh nhân không thể hoạt động gì được nhiều vào buổi tối vì hay đi ngủ sớm. Bố bệnh nhân là ngủ trưa hàng ngày, còn ông của bệnh nhân cũng là người ngủ nhiều. Khi còn là học sinh, bệnh nhân đôi khi có ác mộng nhưng không có các rối loạn khác về giấc ngủ.
Bệnh nhân chi uống khoảng 2 chai bia trong một tuần, không uống rượu, cà phê và các thuốc khác. Khám toàn trạng thấy sức khỏe của bệnh nhân tốt. Mạch của bệnh nhân là 60 lần phút, huyết áp là 110/70mmHg, chức năng tuyến giáp bình thường, đường máu và mỡ máu trong giới hạn cho phép. Khi khám bệnh, bệnh nhân tỏ ra rất thân thiện, hiểu biết và hợp tác. Bệnh nhân không có khí sắc trầm, không mất hứng thú và sờ thích. Bệnh nhân thừa nhận mình dễ vào giấc ngủ. Khoảng cách từ lúc lên giường cho đến lúc ngủ thường là 11 phút, điện não đồ giấc ngủ bình thường và giấc ngủ đêm của bệnh nhân kẻo dài liên tục 9 giờ.
5.2. Tiêu chuẩn chần đoán ngủ nhiều tiên phát theo DSM-5
A. Luôn than phiền ngủ quá nhiều trong vòng 1 tháng (ít hơn nếu tái phát) với những giấc ngủ kéo dài hoặc có nhiều giấc ngủ ngày diễn ra hầu như hàng ngày.
B. Ngủ quá nhiều là một trong những nguyên nhẩn ảnh hường đến các chức năng xã hội, nghề nghiệp và các chức năng quan trọng khác.
C. Ngủ nhiều xảy ra không phải do hậu quả của mất ngủ và không phải là một rối loạn giấc ngủ khác như: ngủ lịm, rối loạn giấc ngủ do hô hấp, rối loạn nhịp thức-ngủ hay rối loạn cận giấc ngủ.
D. Ngủ nhiều xảy ra không phải do một bệnh tâm thần khác gây ra.
E. Ngủ nhiều không phải là do một chất (thuốc hoặc ma túy) hoặc một bệnh cơ thể gây ra.
Tái phát: nếu tái xuất hiện các giai đoạn ngủ nhiều kéo dài quá 3 ngày thì phải coi là ngủ nhiều tái phát.
5.3. Điều trị
Điều trị ngủ nhiều thường bằng các thuốc gây kích thích thần kinh trung ương như amphetamin, dùng buổi sáng hoặc buổi tối. Các thuốc này cho hiệu quả rất nhanh chóng và rõ ràng; sau khi dùng thuốc, bệnh nhân dễ dàng có trạng thái tỉnh táo và không còn ngủ quá nhiều, Nhưng việc điều trị ngủ nhiều, bằng các thuốc kích thích thần kinh phải kéo dài. Tuy nhiên, ở Việt Nam, các thuốc kích thích thần kinh là dẫn xuất của amphetamin chưa được áp dụng điều trị.
Các thuốc chống trầm cảm không gây an dịu nhóm SSRI cũng có kết quả trong đa số trường hợp. Thuốc thường được sử dụng là fluoxetin bởi thuốc này không gây an dịu mà lại gây kích thích. Tuy nhiên, thuốc này có thể gây mất ngủ nếu dùng buổi tối ở người không có ngủ lịm.
Liều dùng như sau: fluoxetin 20mg X 1-2 viên/ngày, uống buổi tối.
Fluoxetin gây ra tác dụng phụ như đầy bụng, buồn nôn, giảm ham muốn tình dục, mệt mỏi. Các tác dụng này sẽ giảm dần sau 2 tuần điều trị. Người ta khuyên nên uống cùng nhiều sữa tươi để giảm cảm giác mệt mỏi. Nhìn chung nên tăng liều từ từ để bệnh nhân có thể dung nạp tốt. Cách tăng liều cụ thể như sau:
- Tuần 1: tối 1 viên, uống cách ngày.
- Tuần 2: tối 1 viên, uống hàng ngày.
- Tuần 3 trờ đi: tối 2 viên, uống hàng ngày.
Thời gian điều trị thường kéo dài nhiều năm.
6. Ngủ lịm
6.1. Triệu chứng
Ngủ lịm được đặc trưng bởi ngủ quá nhiều và có các triệu chứng phụ như biểu hiện của giấc ngủ REM trong lúc thức. Người bệnh sẽ đột ngột rơi vào giấc ngủ mà không thể cưỡng lại. Giấc ngủ kéo dài 10-20 phút, sau đó bệnh nhân tỉnh giấc và cảm thấy thoải mái. Giấc ngủ lịm có thể xảy ra bất cứ lúc nào (khi ăn, khi nói, khi lái xa, khi làm tình). Ngủ lịm có các triệu chứng của giấc ngủ REM như ảo giác trong lúc dở thức-dở ngủ, thất điều, liệt trong giấc ngủ. Giấc ngủ REM xuất hiện khoảng 10 phút sau khi bắt đầu ngủ được coi là dấu hiệu cho ngủ lịm. Bệnh có thể gây nguy hiểm trong khi lái xe hoặc vận hành máy móc vì dễ gây tai nạn.
Ngủ lịm không phải là hiếm, chiếm tỷ lệ 0,02-0,16% ở người lớn có tính chất gia đình. Ngủ lịm không phải là một dạng của động kinh hoặc một bệnh tâm thần khác. Bệnh ngủ lịm có thể xảy ra ờ mọi lứa tuổi, nhưng hay gặp nhất ở tuổi vị thành niên và thanh niên. Bệnh này tiến triển chậm và kéo dài suốt đời.
Trong ngủ lịm, triệu chứng phổ biến nhất là có cơn buồn ngủ không thể cưỡng lại, bệnh nhân đột ngột rơi vào giấc ngủ. Triệu chứng mất trương lực cơ rất phổ biến, gây ngã khi đứng. Trương lực cơ của bệnh nhân mất đột ngột khiến hàm trễ xuống, đầu gục xuống, gối khụy, liệt tất cả các cơ xương; lúc đó, bệnh nhân vẫn còn thức, sau đồ mới rơi vào giấc ngủ. Nếu ghi điện não giai đoạn này thấy đỏ là giấc ngủ REM.
Các triệu chứng khác bao gồm: ảo giác trong lúc dờ thức-dở ngủ, đó là các áo giác thật; có thể là ảo thanh hoặc ảo thị… xảy ra lúc bắt đầu ngủ hoặc lúc sắp kết thúc giấc ngủ. Bệnh nhân thường có hoảng hốt kéo dài 1-2 phút, sau đó trờ lại bình thường.
Triệu chứng ít gặp hơn của ngủ lịm là ngủ liệt, thường xảy ra lúc thức dậy vào buổi sáng. Lúc này, bệnh nhân đã tỉnh ngủ hoàn toàn nhưng không thể cử động được. Nếu triệu chứng này kéo dài sẽ gây rất nhiều bất tiện cho bệnh nhân. Các bệnh nhân ngủ lịm tùy vào giấc ngủ nhanh, nhưng trong đêm họ cũng bị thức giấc.
Khi lâm sàng chưa đủ rõ ràng để chẩn đoán, cần phải ghi điện não suốt đêm để xem các giai đoạn ngủ REM. Xét nghiệm máu cho thấy 90-100% số người ngủ lịm có kháng nguyên bạch cầu có tên là HLA-DR2, trong khi tỷ lệ này ở người bình thường chỉ là 10-35%. Các nghiên cứu gần đây cho thấy ở người ngủ lịm, có sự giảm chất dẫn truyền thần kinh hypocretin. Một nghiên cứu khác cho thấy 85-95% số bệnh nhân ngủ lịm có tế bào thần kinh tạo ra hypocretin trong não thấp hơn người bình thường.
6.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán ngủ lịm theo DSM-5
A. Tái diễn các cơn buồn ngủ hoặc rơi vào giấc ngủ không thể cưỡng lại, diễn ra hàng ngày. Các cơn buồn ngủ này diễn ra ít nhất 3 lần mỗi tuần và kéo dài ít nhất 3 tháng.
B. Có ít nhất một triệu chứng sau:
(1) Có các giai đoạn mất trương lực cơ, định nghĩa bời (a) hoặc (b), diễn ra vài lần trong 1 tháng:
a. Có các cơn mất trương lực cơ 2 bên diễn ra đột ngột khi bệnh nhân đứng lâu, khởi đầu bằng mỉm cười hoặc cười to.
b. Những trẻ em hoặc người có khởi phát bệnh dưới 6 tháng với các triệu chứng nhăn mặt hoặc há miệng, thè lưỡi, đảo mắt tự động mà không có biểu hiện bùng nổ cám xúc rõ ràng.
(2) Kháng thể động của hypocretin-1 trong dịch não-tủy giảm rõ rệt (ít hơn hoặc bằng 1/3 của người khỏe mạnh, hoặc ít hơn 110pg/ml). Giảm nồng độ hypocretin-1 không phải do vết thương cấp ở não, viêm hoặc nhiễm trùng ở não.
(3) Trên biểu đồ giấc ngủ, giai đoạn ngủ vận nhãn nhanh (REM) trễ ít nhất 15 phút, hoặc có từ 2 giai đoạn ngủ NREM trở lên trước khi có giai đoạn ngủ REM.
6.3. Điều trị
Hiện nay, chưa có biện pháp nào điều trị được ngủ lịm, nhưng có thể khắc phục được bệnh này. Chế độ ngủ ngắn bắt buộc hàng ngầy thưởng có kết quả tốt cho người ngủ lịm. Ví dụ tạo điều kiện cho bệnh nhân có thời gian đi ngủ ngắn cứ sau 4 giờ/lần. Mỗi lần ngủ có thể chì cần kéo dài 15 đến 30 phút thì cũng có thể cho kết quả tốt.
Đối với những trường hợp nặng hơn thì phải dùng thuốc kích thích thần kinh. Modafinil (provigil-một chất kích thích thụ cảm thể hệ adrenergic) được FDA (Hoa Kỳ) cho phép dùng điều trị cơn buồn ngủ không thể cưỡng lại và các rối loạn vận động trong ngủ lịm. Modafinil không có tác dụng phụ như các thuốc kích thích thần kinh khác; tuy nhiên, bác sĩ cần theo dõi tỉnh trạng quen thuốc của bệnh nhân. Ở Việt Nam hiện nay chưa có loại thuốc này.
Các thuốc chống trầm cảm 3 vòng và chống trầm cảm nhóm SSRI lầm giảm tình trạng mất trương lực cơ. Nhiều nghiên’1 cứu cho thấy imipramin (tofranil) và fluoxetin (prozac) có hiệu quả làm giảm hoặc làm hết hẳn tình trạng mất trương lực, vì vậy, khắc phục được triệu chứng ngã do mất trương lực cơ đột ngột của bệnh nhân ngủ lịm. Người ta khuyên nên phối hợp giữa việc sử dụng thuốc chống trầm cảm với thực hiện liệu pháp ngủ chợp mắt, thay đồi lối sống, có các kỳ nghỉ để làm giảm tình trạng quen thuốc. Cách dùng fluoxetin cho ngủ lịm cũng giống với trong ngủ nhiều tiên phát.
7. Rối loạn giấc ngủ liên quan đến hô hấp
7.1. Triệu chứng
Rối loạn giấc ngủ liên quan đến hô hấp là ngủ quả nhiều hoặc mất ngủ do các bệnh hô hấp gây ra. Các rối loạn hô hấp có xảy ra trong giấc ngủ là ngừng thở, giảm độ bão hòa oxy. 2 rối loại này đểu có thể gây mất ngủ, nhưng thường là gây ngủ nhiều. Rối loạn giấc ngủ liên quan đến hố hấp bao gồm các bệnh sau:
– Hội chứng ngừng thở trong giấc ngủ do tắc nghẽn đường thở (OSA): hội chứng này có đặc điểm là có những lúc tắc nghẽn đường hô hấp trên trong lúc ngủ, gây ra giảm độ bão hòa oxy trong máu động mạch, bệnh nhân tỉnh giấc thoáng qua, sau đó đường thở lại được lưu thông, bệnh có thể xảy rạ ở bệnh nhân ngủ ngáy.
Bệnh nhân không cảm thấy thoải mái sau giấc ngủ. Đa số bệnh nhân là những người quá béo. Bệnh hay gặp ở người có xương hàm nhỏ và thiểu năng tuyến giáp. Khi nghiên cứu về đường hô hấp trên, người ta nhận thấy những người này có đường hô hấp trên nhỏ hơn người bình thường. Các bệnh cơ thể đi kèm ở các bệnh nhân này là loạn nhịp tim, cao huyết áp động mạch phổi, giảm ham muốn tinh dục. Một số ý kiến cho rằng có mối liên quan giữa OSA, béo phì và cao huyết áp. Bệnh hay gặp ờ tuổi trung niên, nam nhiều hơn nữ, nhưng có thể gặp ờ bất kỳ lưa tuổi nào, bao gồm cả ở trẻ em.
Khi theo dõi giấc ngủ của bệnh nhân, người ta nhận thấy OSA ở người lớn có đặc điểm chung là các giai đoạn không có không khí đi qua mũi và mồm (ngừng thở) kéo dài trên 10 giây, ngực và bụng giãn ra do cơ hoành và các cơ hô hấp ở tư thế hít vào, do bão hòa oxy máu động mạch giảm xuống, tim đập nhanh có thể có loạn nhịp tim; cuối cùng, bệnh nhân phản ứng lại tình trạng này bằng cách thức giấc, cử động cơ thế và đường hô hấp lại được lưu thông, sau đó, bệnh nhân lại ngủ tiếp với hô hấp bình thường. Lúc này, bệnh nhân có thể có giấc ngủ NREM hoặc REM.
Bệnh ngừng thờ trung ương khi ngủ (CSA): bệnh này hay xảy ra ở người cao tuổi. Ngừng thở khi ngủ là do có các giai đoạn rối loạn trung khu hô hấp ờ não. Trong điện não đồ giấc ngủ của bệnh ngừng thở trung ương biểu hiện giống với ngừng thở do tắc nghẽn đường hô hấp. Điểm khác biệt là trong lúc ngừng thờ, cơ tham gia hô hấp ờ tư thế thở ra.
Các đặc điểm chung của OSA và CSA trong lâm sàng là giảm khả năng tập trung chú ý, giảm ham muốn tình dục, khó nhớ. Hầu hết bệnh nhân có loạn khí sắc, thậm chí là trầm cảm chủ yếu. Nhiều bệnh nhân ngừng thờ do tắc nghẽn có tiền sử bị rối loạn cảm xúc. Đó chính là cơ sở cho rằng càn điều trị cho bệnh nhân ngừng thở trong giấc ngủ bằng thuốc chống trầm cảm và thực tế cho thấy kết quả điều trị là khả quan.
Các bệnh nhân thức dậy trong khi ngủ do tắc nghẽn đường thở cần phân biệt với cơn tấn công hoảng sợ trong đêm. Khoảng 1/3 số bệnh nhân có cơn hoảng sợ ban ngày sẽ có cơn hoảng sợ trong khi ngủ, nhưng hiếm khi bệnh nhân chỉ có cơn hoảng sợ xuất hiện trong đêm. Khi có cơn tấn công hoảng sợ trong đêm, bệnh nhân tỉnh giấc đột ngột, sợ hãi vô cùng, giãy giụa chân tay, miệng kêu ú ớ.
Các thuốc làm thông đường thở được dùng để điều trị cho người ngừng thở trong giấc ngủ do tắc nghẽn đường hô hấp; bên cạnh đó, bệnh nhân cần giảm cân, phẫu thuật mũi. Các thuốc chống trầm cảm SSRI (fluoxetin) và thuốc chống trầm cảm đa vòng có kết quả tốt do giảm thời gian của giấc ngủ REM khi giai đoạn ngừng thở diễn ra. Khi đã được chẩn đoán là ngừng thở trong giấc ngủ do tắc nghẽn đường hô hấp thì bệnh nhân phải tránh dùng các thuốc an dịu, rượu vì có thể làm nặng thêm bệnh, đe dọa tính mạng.
Giảm thông khí trung tâm phế nang: giảm thông khí trung tâm phế nang là một số rối loạn gây ra giảm thông khí hô hấp và tình trạng này tồi tệ thêm trong khi ngủ, nhưng bệnh nhân không có các giai đoạn ngừng thở. Rối loạn chức năng thông khí có đặc trưng là lồng ngực giãn nở không đủ và giảm tần số hô hấp trong khi ngủ. Bệnh nhân có thể tử vong trong khi ngủ. Giảm thông khí trung tâm phế nang có thể được điều trị bằng một số dụng cụ thông khí (ví dụ thông khí ờ mũi).
7.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán roi loạn giấc ngủ liên quan đến hô hấp theo DSM-5
7.2.1. Hội chứng ngủ ngạt giảm thông khí phế nang
A. Có (1) hoặc (2):
(1) Có bằng chứng rõ ràng trên biểu đồ giấc ngủ ngừng thở ít nhất 5 lần mỗi giờ và phải có các triệu chứng sau:
- Rối loạn hô hấp trong đêm: ngáy, ngáy/ngáp hoặc ngừng thở trong khi ngủ.
- Ngủ ngày, cơ thể trong trạng mệt mỏi, không cảm thấy thoải mái sau khi ngủ dậy. Các triệu chứng này không phải do một bệnh tâm thần khác (bao gồm cả rối loạn giấc ngủ) hoặc một bệnh cỡ thể khác gây ra.
(2) Có cơn ngừng thở rõ ràng trên biểu đồ giấc ngủ từ 15 lần trở lên mỗi giờ mà không cần phối hợp vói các triệu chứng khác.
7.2.2. Bệnh ngủ ngạt trung ương
A. Biểu hiện rõ ràng trên biểu đồ giấc ngủ, có 5 lần ngừng thở trở lên trong mỗi giờ ngủ.
B. Rối loạn không phải là một rối loạn giấc ngủ khác.
7.2.3. Giảm thông khí liên quan đến giấc ngủ
A. Trên biểu đồ giấc ngủ có các giai đoạn giảm hô hấp phối hợp với tăng nồng độ CO2, lưu ý: nếu không có dụng cụ đo nồng độ CO2 thì phải có giảm bền vững lượng hemoglobin bão hoà oxy không phối hợp với ngạt thở.
B. Rối loạn không phải là một rối loạn giấc ngủ khác.
8. Rối loạn nhịp thức-ngủ hàng ngày
Rối loạn nhịp thức-ngủ hàng ngày là có sự khác biệt giữa lúc bệnh nhân muốn ngủ và thời điểm ngủ thực tế. Theo Hội Tâm thần học Mỹ, có 4 loại rối loạn nhịp thức-ngủ hàng ngày là: loại pha ngủ đến chậm, loại đi máy bay, loại do phải làm ca đêm và loại không biệt định.
8.1. Loại pha ngủ đến chậm
Trong rối loạn giấc ngủ do pha ngủ đến chậm, giấc ngủ hàng ngày của bệnh nhân đến chậm, nhưng ổn định, liên quan đến các dấu hiệu ngày-đêm của thế giới bên ngoài.
Sự ngủ và thức đến muộn hơn nhiều so với mong muốn của bệnh nhân, nhưng họ đi ngủ và thức giấc cùng một giờ hàng ngày. Tuy bệnh nhân không có khó khăn khi giữ giấc ngủ, nhưng họ không có khả năng điều chỉnh giấc ngủ và thức cho phù hợp với giờ giấc sinh hoạt. Bệnh nhân có thể than phiền là họ khó vào giấc ngủ khi ngủ, vì vậy, dễ nhầm với mất ngủ. Ngủ nhiều trong ngày ở các bệnh nhân này thường là hậu quả của mất ngủ. Liệu pháp điều trị loại pha ngủ đến chậm là rời dần giấc ngủ và thời gian thức mỗi ngày sớm lên một chút cho đến khi họ có thể ngủ và thức theo nhịp bình thường. Để rời dần giấc ngủ và lúc thức, người ta dùng liệu pháp ánh sáng bằng cách chiếu đèn ánh sáng mạnh buổi sáng sớm khiến bệnh nhân thức giấc. Mỗi ngày liệu pháp ánh sáng được tiến hành sớm hơn hôm trước một chút (5-10 phút) để bệnh nhân có thể thích nghi dần với nhịp thức-ngủ mới.
8.2. Loại đi máy bay phản lực
Tùy thuộc vào độ dài từ Đông sang Tây của hành trình và độ nhậy cảm của từng cá nhân, rối loạn giấc ngủ do đi máy bay phản lực thường tự hết sau 2-7 ngày, do đó không cần phải đặt ra chẩn đoán ở đây. Khi mất ngủ, những người này thường cảm thấy mệt mỏi. Sau khi được ngủ đầy đủ, cảm giác mệt mỏi sẽ hết. Một số người có thể ngăn tình trạng này bằng cách chuyển dần giấc ngủ trước khi hành trình diễn ra, một số khác có thể uống melatonin cũng cho kết quả tốt. Nếu chúng ta tăng tối đa độ chiếu sáng ban ngày và giảm tối đa độ chiếu sáng ban đêm theo múi giờ mới cũng có kết quả tốt.
8.3. Loại làm ca đêm
Làm ca đêm có thể dẫn đến rối loạn giấc ngủ, gây ra nhiều khó khăn, có thể dẫn đến tai nạn vì bệnh nhân ngủ gật trong lúc làm đêm; cá biệt, bệnh nhân có thể bị cặc bệnh dạ dày, ruột và bệnh tim mạch. Những người làm ca đêm khi trở về nhà vào buổi sáng sớm thường cảm thấy kiệt sức, họ ngủ chi khoảng 2-3 giờ, khi tỉnh dậy vẫn thấy khó chịu nhưng không thể ngủ tiếp.
Cách điều trị phải phù hợp với từng loại công việc cụ thể của bệnh nhân. Có thể khuyên bệnh nhân ngủ vào buổi chiều tối, trước khi đi làm ca đêm, hoặc tranh thủ ngủ chợp mắt khi giải lao, điều này sẽ cho kết quả tốt. Chiếu sáng mạnh vào ban đêm và tránh xa ánh sáng vào ban ngày cũng có hiệu quả tốt, giúp bệnh nhân tỉnh táo ban đêm trong lúc làm việc và ngủ được ban ngày, sau khi đã về nhà. Buổi sáng, khi kết thúc công việc, người làm ca đêm trên đường về nhà nên đeo kính râm, che tối ngay phòng ngủ khi lên giường đi ngủ.
8.4. Hội chứng pha ngủ sớm
Hội chứng pha ngủ sớm có đặc điểm là bệnh nhân vào giấc ngủ và thức giấc đều sớm hoai nhiều so vói mong muốn. Tình trạng này diễn ra hàng ngày, họ đi ngủ và thức giấc vào những giờ nhất định. Họ không gặp khó khăn gì khi giữ giấc ngủ, nhưng không làm giấc ngủ và thức dậy muộn hon như mong muốn.
Không giống như loại giấc ngủ đến muộn, bệnh không ảnh hường đến công việc và thời gian học tập. Lời than phiền chủ yếu là họ không thể thức được vào buổi tối và không thể ngủ đến tận sáng hôm sau như họ mong muốn. Bệnh này hay gặp ờ người cao tuổi. Có thể điều trị bằng cách tăng chiếu sáng vào buổi chiều tối, sẽ làm giấc ngủ đến muộn hơn, do vậy thức giấc cũng sẽ muộn hơn, phù hợp với giờ ngủ và giờ thức bình thường.
8.5. Rối loạn sự hoài hòa ngủ-thức
Rối loạn hài hòa ngủ-thức là có sự bất thường về giấc ngủ và hành vi trong lúc thức. Nguyên nhân là do bệnh nhân có nhiều lần ngủ chợp mắt và nằm quá nhiều thời gian trên giường sau khi thức. Trong đêm, họ ngủ không đủ dài, do vậy có biểu hiện giống với mất ngủ, mặc dù tổng thời gian ngủ trong 24 giờ vẫn tương đương với người cùng lứa tuổi.
– Tiêu chuẩn chấn đoán cho rối loạn nhịp ngủ hàng ngày theo DSM-5:
A. Rối loạn giấc ngủ bền vững hoặc tái diễn rõ ràng do đảo lộn nhịp ngủ-thức hàng ngày cùa cá nhân do tác động của môi trường xung quanh, do yêu cầu của xã hội hoặc yêu cầu của nghề nghiệp.
B. Giấc ngủ bị rối loạn dẫn đến ngủ quá nhiều hoặc mất ngủ, hoặc cả hai.
C. Rối loạn giấc ngủ là nguyên nhân gây ra các triệu chứng lâm sàng khó chịu rõ rệt hoặc tổn thương chức năng xã hội, nghề nghiệp hoặc các chức năng quan trọng khác.
– Các loại rổi loạn hài hòa giấc ngủ:
+ Loại pha ngủ đến chậm: bệnh nhân ngủ muộn và dậy muộn bền vững, không có khả năng ngủ và thức giấc theo thời gian mong muốn.
+ Loại đi máy bay phản lực: ngủ và thức giấc không phù hợp với giờ địa phương, xảy ra ờ một người di chuyển từ múi giờ này sang múi giờ khác bằng máy bay phản lực.
+ Loại làm ca đêm: mất ngủ xảy ra trong thời gian ngủ và ngủ quá nhiều xảy ra trong thời gian thức do phải làm ca đêm.
+ Loại không biệt định: không phải là loại nào trong số rối loạn nhịp thức-ngủ nêu trên.
8.6. Rối loạn giấc ngủ không biệt định khác
Theo DSM-5, rối loạn giấc ngủ không biệt đinh khác bao gồm mất ngủ, ngủ nhiều, rối loạn nhịp thức-ngủ hàng ngày mà không thỏa mãn các tiêu chuẩn cho các dạng rối loạn giấc ngủ đã nêu ở trên. Các rối loạn này bao gồm: hội chứng co giật chân theo chu kỳ, hội chứng cử động chân tay…
8.6.1. Hội chứng giật chân theo chu kỳ
Hội chứng giật chân theo chu kỳ còn gọi là co cơ trong đêm, là các cử động bất thuờng ở cơ chân trong đêm. Các vận động này bao gồm co, duỗi các ngón chân, cổ chân và đầu gối. Bệnh nhân không biết về các vận động này, nhưng người ngủ cùng giường thì nhận thấy rõ. Bệnh nhân thường có mất ngủ, nhưng đôi khi họ lại ngủ quá nhiều. Bệnh này hay gặp ở người có bệnh về tiết niệu, thiếu máu do thiếu sắt hoặc thiếu vitamin B12. Một số chứng cứ cho thấy các triệu chứng vận động cơ ở chân sẽ nặng thêm nếu bệnh nhân sử dụng thuốc chống trầm cảm 3 vòng. Bệnh gặp ở người trung niên, cả hai giới và có chiều hướng tăng theo lứa tuổi.
Trên điện não đồ giấc ngủ, chu kỳ cử động chi thể kéo dài 0,5 đến 5 giây, xảy ra cứ 20 đến 40 giây một lần trong giấc ngủ NREM. Các dấu hiệu này thường phối hợp với phức bộ K trên điện não đồ. Chi được chẩn đoán hội chứng vận động chi thể nếu bệnh nhân có ít nhất 5 lần co chân trong 1 giờ. Bệnh hay gặp ờ phụ nữ có thai bình thường, suy thận, suy tim, rối loạn stress sau sang chấn. Bệnh này có xu hướng tăng theo lứa tuổi, gặp ờ khoảng 1/3 số người trên 65 tuổi, nam bị nhiều hơn nữ.
– Tiêu chuẩn chẩn đoán cho hội chứng giật chân theo chu kỳ theo DSM-5:
A. Giật 2 chân đột ngột, thường phối hợp hoặc không phối hợp với các cảm giác khó chịu ờ chân, đặc trưng bời tất cả các biểu hiện sau:
+ Giật chân manh bắt đầu hoặc nhiều hơn ở giai đoạn nghỉ hoặc không hoạt động.
+ Giật một phần hoặc toàn bộ chân.
+ Giật chân xấu đi vào buổi tối và buổi sáng so với ban ngày, hoặc chỉ xảy ra vào buổi tối và đêm.
B. Các triệu chứng ở tiêu chuẩn A xảy ra ít nhất 3 lần mỗi tuần và kéo dài từ ít nhất 3 tháng.
C. Các triệu chứng ờ tiêu chuẩn A là nguyên nhân gây ra các triệu chứng lâm sàng khó chịu rõ rệt, gây tổn thương các chức năng xã hội, nghề nghiệp và các chức năng quan trọng khác (bao gồm cả các vết thương tự gây ra cho mình và cho người khác khi ngủ).
D. Rối loạn này không phải do một bệnh cơ thể hoặc một bệnh tâm thần khác gây ra.
E. Rối loạn này không phải do một chất gây ra (lạm dụng ma túy và thuốc).
– Về điều trị, không có điều trị đặc hiệu chung cho bệnh này. Các thuốc benzodiazepiii, levodopa có thể cho kết quả tốt.
Ví dụ cụ thể:
+ Rivotril 2mg x 1/4 viên, uống tối.
+ Lexomil 6mg x 1/4 viên, uống tối.
Nên dùng thuốc từng đợt ngắn và có nhưng quãng thời gian ngừng thuốc để tránh gây lệ thuộc và thuốc.
8.6.2. Hội chứng cử động chân tay
Hội chứng cử động chân tay là cảm giác khó chịu ở chi thể, khiến cho bệnh nhân cứ phải thay đổi tư thế chi thể. Tình trạng này xấu đi vào đêm khuya và gây thức giấc. Đó là nguyên nhân khiến bệnh nhân mất ngủ do không thể nằm yên trên giường. Nguyên nhân của bệnh chưa được biết, nhưng hay gặp ở người mang thai, thiếu máu do thiếu sắt và thiếu vitamin B12, suy thận. Bệnh nhân còn hay có các bệnh cơ thể kết họp như suy thận, viêm đa khớp dạng thấp, bệnh mạch máu ngoại vi, bệnh thần kinh ngoại vi. Bệnh chiếm tỷ lệ 2-10% người bình thường và 30% ở người có bệnh thực tổn. Bệnh hay gặp ở lứa tuổi 20-30, nam và nữ bằng nhau. Tuy nhiên, triệu chứng của bệnh này có thể gặp ở trẻ em dưới 10 tuổi.
Để điều trị bệnh này, cần xem bệnh nhân có thiếu máu không và điều trị thiếu máu (nếu có). Các benzodiazepin ít cho kết quả trong khi các thuốc L-dopa, bromocriptin (parlodel) và pergolid (permax) lại cho kết quả điều trị tốt. Các thuốc điều trị bệnh Parkinson được coi là lựa chọn hàng đầu để điều trị hội chứng cử động tay chân mức độ vừa và nặng.
Có thể điều trị đơn giản bằng: trihex (artan) 2mg x 2 viên, uống tối; có thể dùng thuốc kéo dài.
8.6.3. Tiêu chuẩn chẩn đoản rối loạn giấc ngủ không biệt định khác theo DSM-5
Rối loạn giấc ngủ không biệt định khác là mất ngủ, ngủ nhiều hoặc rối loạn nhịp thức-ngủ hàng ngày không thỏa mãn các tiêu chuẩn cho các rối loạn giấc ngủ đã nêu ở trên. Ví dụ:
(1) Mất ngủ hay ngủ nhiều do tác động của yếu tố môi trường (tiếng ồn, ánh sáng, thường xuyên bị đánh thức).
(2) Mất ngủ do bị càn trờ giấc ngủ.
(3) Hội chúng cử động chân tay: bệnh nhân cử động chân tay vì cho rằng không có cảm giác thoải mái. Cảm giác không thoải mái và vận động chi thể khiến cho họ khó vào giấc ngủ, hay thức giấc, dẫn đến ngủ ngày, mệt mỏi trong ngày hôm sau.
(4) Hội chứng giật chân theo chu kỳ: vận động chi thể với biên độ thấp ờ phần dưới của cơ thể, vận động nhiều ở giai đoạn bắt đầu ngủ, vận động giảm đi ở giai đoạn 3 và 4 giấc ngủ NREM và giai đoạn ngủ REM. Cử động lặp lại theo chu kỳ 20-60 giây. Bệnh nhân thường không biết về các cử động này nhưng nếu các cử động này có cường độ lớn, họ hay than phiền mất ngủ, hay thức giấc và ngủ ngày vào hôm sau.
(5) Bác sĩ cho rằng bệnh nhân có rối loạn giấc ngủ, nhưng không phải là mất ngủ tiên phát, không phải do bệnh thực tổn và lạm dụng chất.
8.7. Hội chứng Kleine-Levin
Hội chứng Kleine-Levin là các giai đoạn tái diễn ngủ quá dài (có thể có thức giấc) xem kẽ với các giai đoạn ngủ và thức bình thường. Do ngủ quá dài nên ảnh hường xấu đến các chức năng xã hội của bệnh nhân. Họ có thể vô cảm, dễ kích thích, rối loạn định hướng, phàm ăn, mất ức chế tình dục, hoang tưởng, ảo giác, lú lẫn, mất phối hợp ngôn ngữ, kích động hoặc trầm cảm.
Hội chứng Kleine-Levin rất hiếm gặp, mới chỉ khoảng 100 trường hợp được phát hiện trên thế giới. Trong mỗi trường hợp, bệnh nhân có vài giai đoạn ngủ quá nhiều, kéo dài một vài tuần, nhưng có bệnh nhân giai đoạn này kéo dài hơn 1 năm; có trường hợp, bệnh khởi phát ở độ tuổi từ 10 đến 21, nhưng đa số ở độ tuổi 40-50.
8.8. Hội chứng ngủ nhiều liên quan đến kinh nguyệt
Một số phụ nữ có biểu hiện ngủ nhiều, ăn vô độ ngay trước và sau khi có kinh nguyệt. Khi xét nghiệm nội tiết, không tìm ra yếu tố nào đặc hiệu cho bệnh này.
8.9. Rối loạn giấc ngủ khi mang thai
Rối loạn giấc ngủ phổ biến ở phụ nữ có thai. Rối loạn hormon được tìm thấy bao gồm thay đổi nồng độ của estrogen, progesteron, cortison và melatonin. Hơn nữa, bệnh nhân có sự thay đổi về hô hấp, thói quen của bản thân ở 3/4 cuối của thời kỳ mang thai, cử động của thai nhi có thể làm giảm số lượng và chất lượng của giấc ngủ.