Gãy xương nên ăn gì và kiêng ăn gì? Thực đơn cho người bị gãy xương

Xuất bản: UTC +7

Cập nhật lần cuối: UTC +7

Gãy xương nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Nhathuocngocanh.com – Ngã hoặc chấn thương là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây gãy xương. Để vị trí xương bị gãy mau lành thì người ta thường thực hiện bó bột để cố định lại vị trí của xương và giữ chúng đúng vị trí. Điều này cho phép xương phát triển mô mới và nối liền vết gãy. Bên cạnh đấy việc bạn lựa chọn các loại thực phẩm ăn uống mỗi ngày có thể giúp bạn đẩy nhanh quá trình lành xương. Vậy bị gãy xương nên ăn gì và kiêng ăn gì? Trong bài viết này, Nhà Thuốc Ngọc Anh sẽ giúp bạn đọc giải đáp vấn đề này.

Khi bị gãy xương nên làm gì cho nhanh lành?

Để chữa lành xương khi bị gãy xương thì việc bổ sung cho cơ thể các chất dinh dưỡng là cần thiết. Hai trong số các khoáng chất có vai trò quan trọng nhất đối với xương là canxivitamin D. Vì thế nếu bạn bị gãy xương thì nên xây dựng chế độ ăn uống giàu các chất dinh dưỡng này để quá trình liền xương diễn ra trong thời gian ngắn, giúp xương liền nhanh nhất. Cụ thể:

  • Canxi là một trong những thành phần dinh dưỡng có tác dụng rất tốt cho hệ xương khớp của con người. Để xương được liền lại nhanh chóng, người bệnh cần bổ sung một lượng lớn canxi giúp tái tạo xương hiệu quả. Ngoài ra, canxi còn giúp xương chắc khỏe và tăng sức đề kháng cho cơ thể. Các thực phẩm chứa nhiều canxi như cá hồi, cá mòi, sữa tươi, phô mai, sữa chua, bắp cải, hạt vừng… Chúng có hàm lượng canxi dồi dào, đặc biệt phù hợp cho người đang điều trị gãy xương. Ngoài những thực phẩm trên, bệnh nhân bị gãy xương có thể bổ sung canxi bằng cách uống sữa tươi mỗi ngày.
  • Vitamin D đóng một vai trò quan trọng trong việc rút canxi từ máu của bạn vào xương. Nếu không có đủ liều lượng vitamin D sẽ ảnh hưởng đến quá trình chữa chữa lành xương bị gãy. Vitamin ánh nắng mặt trời có thể thu được thông qua việc tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, cần ăn thực phẩm giàu D hoặc dùng sản phẩm bổ sung.
Canxi là một trong những khoáng chất chính tạo xương nên việc bổ sung các thực phẩm giàu canxi rất có lợi cho người bị gãy xương
Canxi là một trong những khoáng chất chính tạo xương nên việc bổ sung các thực phẩm giàu canxi rất có lợi cho người bị gãy xương

Ngoài ra, bạn nên bổ sung thêm một số loại sau đây:

  • Protein: cũng là một chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình liền xương. Xương được tạo thành từ collagen, là một loại protein. Việc bổ sung đủ protein cho cơ thể sẽ giúp quá trình chữa lành xương tốt hơn, đây là điều cần thiết để cơ thể có thể tạo ra collagen mới giúp xương bị tổn thương nhanh lành.
  • Vitamin C: là một chất dinh dưỡng khác rất quan trọng để chữa lành xương. Vitamin C giúp cơ thể tạo ra collagen mới cần thiết cho quá trình liền xương. Vitamin C cũng giúp cơ thể hấp thụ chất sắt, cần thiết cho việc tạo ra các tế bào máu mới để giúp sửa chữa các mô bị hư hỏng.
  • Vitamin K: Loại vitamin này đóng vai trò chính trong việc tăng cường osteocalcin, một thành phần protein của xương, mà không làm tăng mật độ khoáng của xương.
  • Kẽm: là một trong những chất khoáng vi lượng rất cần thiết cho sinh vật và sức khỏe của con người. Giống như vitamin, kẽm là chất rất quan trọng, không thể thiếu của cơ thể. Đây là một trong những thành phần có tác dụng thúc đẩy vitamin D hoạt động mạnh mẽ để tăng cường hấp thụ canxi. Một số nghiên cứu cho thấy, kẽm giúp xương khớp được tái tạo và phục hồi nhanh hơn, hạn chế được tình trạng loãng xương. Kẽm có nhiều trong các loại thực phẩm như: bị gãy xương có thể ăn tôm, thịt bò, gà, nấm, rau chân vịt, súp lơ xanh, tỏi… Đây là những loại thực phẩm bổ sung kẽm vô cùng hiệu quả có tác dụng rất tốt cho sức khỏe của người bị gãy xương. Do đó, bệnh nhân có thể tích cực bổ sung vào thực đơn hàng ngày của mình.
  • Sắt: Bạn cần sắt để tạo collagen để xây dựng lại xương. Nó cũng giúp xương của bạn lành lại bằng cách đưa oxy vào chúng.
  • Kali: Bạn sẽ không mất nhiều canxi khi đi tiểu nếu bạn tiêu thụ đủ kali trong chế độ ăn uống của mình.

==>> Xem thêm bài viết: Định nghĩa và phân loại phản ứng màng xương

Thực đơn cho người bị gãy xương

Xương có vai trò giúp nâng đỡ toàn bộ cơ thể chúng ta, xương chắc khỏe giúp sinh hoạt và vận động tốt. Nó cũng bảo vệ các cơ quan trong cơ thể giống như hộp sọ bảo vệ não và tạo nên hình dạng của khuôn mặt. Nếu như bạn gặp tình trạng bị gãy xương thì sau khi được sơ cứu về nhà nghỉ dưỡng thì hãy cân nhắc lựa chọn các món ăn tốt cho người bị gãy xương. Thực đơn cho người bị gãy xương sẽ gồm những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng để xương chắc khỏe. Dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn biết bị gãy xương nên ăn gì cho mau lành gãy xương kiêng ăn gì?

Khi bị gãy xương nên ăn gì?

Nhiều người vẫn đang thắc mắc nếu bị gãy tay nên ăn gì cho mau lành? Gãy chân nên ăn gì? trẻ bị gãy xương thì nên ăn gì? Dù cho gãy xương ở vị trí nào đi chăng nữa thì chế độ ăn uống phù hợp cũng rất quan trọng, vừa để ngăn ngừa gãy xương và cũng là giúp xương mau lành. Dưới đây là danh sách các loại thực phẩm tốt nhất để chữa lành xương, bạn có thể tham khảo và thêm chúng vào chế độ ăn uống hàng ngày của mình.

Thịt

Một trong những chất dinh dưỡng quan trọng nhất mà bạn cần bổ sung là protein. Bởi protein có thể được xem như là những viên gạch xây dựng nên xương của cơ thể. Hầu hết xương được tạo thành từ protein. Vì vậy điều quan trọng là nên cung cấp đủ chất đạm cho cơ thể.

Có rất nhiều nguồn cung cấp protein, nhưng thịt có lẽ là nguồn cung cấp protein tốt nhất. Để có protein động vật tốt nhất, hãy chọn thịt nạc như bị gãy xương nên ăn thịt ức gà, thăn lợn hoặc thịt thăn,…

Người bị gãy xương có thể ăn thịt gà
Người bị gãy xương có thể ăn thịt gà

Cá ngừ

Nếu như bạn là người thích hải sản hơn thịt, việc ăn thịt nhiều khiến nhàm chán, thì cá ngừ có thể được xem là loại protein hoàn hảo để thêm vào chế độ ăn uống hằng ngày. Nó không chỉ là nguồn cung cấp protein mà còn cung cấp vitamin B.

Ngoài việc giúp xương chắc khỏe, cá ngừ còn có rất nhiều lợi ích khác. Nó rất tốt cho tim mạch và huyết áp của bạn, vì chúng có chứa axit béo omega-3 giúp giảm cholesterol trong cơ thể. Nó thậm chí có thể cải thiện tình trạng làn da của bạn và giúp bạn luôn tràn đầy năng lượng vì nó có thể cải thiện quá trình trao đổi chất của cơ thể. Bạn có thể tìm mua cá ngừ tại các siêu thị, các loại cá ngừ tươi hoặc cá ngừ đóng hộp.

Sữa

Người bị gãy xương nên uống sữa, sữa vẫn luôn là thực phẩm được đánh giá là tốt cho sức khỏe. Chúng ta đều biết rằng sữa là nguồn cung cấp protein và canxi dồi dào, ngoài ra nó còn chứa các chất dinh dưỡng như kali, vitamin D và B12. Mọi người có thể kết hợp sữa với ngũ cốc hoặc bánh quy hoặc có thể thêm vào cà phê buổi sáng.

Phô mai

Phô mai là một nguồn canxi và protein tốt khác. Nó cũng rất dễ tìm và có thể dễ dàng thêm vào chế độ ăn uống của bạn. Bạn có thể thêm chúng vào món salad, bánh mì hoặc ăn trực tiếp.

Súp lơ

Sữa không phải là nguồn canxi tốt duy nhất. Bạn có thể lựa chọn ăn súp lơ trắng hoặc súp lơ xanh, nó cũng chứa rất nhiều chất canxi, chứa vitamin K, giúp hình thành osteocalcin, một loại protein. Nên bạn có thể lưu ý bổ sung súp lơ trong chế độ ăn uống khi bị gãy xương. Theo nghiên cứu những người có chế độ ăn giàu vitamin K được cho là có nguy cơ gãy xương thấp hơn trong tương lai. Lưu ý có thể ăn cả thân cây vì chúng cũng rất bổ dưỡng. Bạn có thể xào chúng với món thịt để tăng thêm hương vị và chất dinh dưỡng.

Cá hồi

Cá hồi được biết đến là có tác dụng tốt cho sức khoẻ mà có là một trong những thực phẩm tốt nhất cho người bị gãy xương. Trong cá hồi có các chất dinh dưỡng như protein, sắt và axit béo omega-3, chúng có rất nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe.

Cá hồi là một trong những nguồn cung cấp collagen tốt nhất, vì vậy hãy đảm bảo luôn bổ sung nó vào chế độ ăn uống hằng ngày. Nhưng lưu ý khi chế biến hãy đảm bảo để nguyên da cá vì chúng có nồng độ collagen loại 1 cao.

Trứng

Như đã nói ở trên, cơ thể bạn cần rất nhiều protein khi hồi phục sau khi bị gãy xương. Một quả trứng có thể chứa tới 6,3 gam protein, giúp ích rất nhiều cho việc đạt được RDA của bạn. Trứng cũng là một nguồn cung cấp chất sắt rất cần thiết khi chữa lành vết thương do gãy xương. Nếu bạn bị thiếu sắt, nó có thể phát triển thành thiếu máu và điều này có thể làm chậm đáng kể quá trình liền xương. Người bị gãy xương có ăn được trứng gà, bạn có thể chế biến thành nhiều món như trứng xào, trứng chiên, trứng luộc. Trứng luôn là một thực phẩm bổ sung tốt cho chế độ ăn chữa bệnh xương.

Người bị gãy xương có thể ăn trứng
Người bị gãy xương có thể ăn trứng

Những loại quả mọng

Nếu cơ thể bạn đang hồi phục sau khi bị gãy xương, hãy đảm bảo luôn có sẵn những loại quả mọng như một món ăn nhẹ trong các bữa ăn. Trong các loại quả mọng như nho, dâu, mâm xôi, việt quất,… sẽ chứa nhiều vitamin C, là một trong những chất dinh dưỡng thiết yếu cần cho xương. Trong các loại quả này còn có rất nhiều chất chống oxy hóa không chỉ có đặc tính chống viêm mà còn có thể giúp hệ thống miễn dịch của cơ thể bạn được cải thiện.

Ớt chuông

Bên cạnh các loại thực phẩm như cá hồi giúp tăng collagen trong cơ thể thì bất kỳ thực phẩm nào chứa nhiều vitamin C đều giúp sản xuất collagen. Mọi người thường có suy nghĩ rằng muốn bổ sung vitamin C thì có thể ăn cam. Nhưng ngoài cam thì ớt chuông, đặc biệt là ớt chuông đỏ chứa 152 mg vitamin C. Với ớt chuông bạn có thể ăn sống chấm với sốt mè rang hoặc nấu.

Quả hạch

Các loại quả hạch như óc chó, hạt điều, hạnh nhân,… là một nguồn bổ sung tuyệt vời cho chế độ ăn uống. Chúng là nguồn cung cấp protein và chất béo lành mạnh, chưa kể đến canxi. Như trong quả phỉ (thường bị nhầm với hạt dẻ) chứa rất nhiều vitamin E. Vitamin E cần thiết trong quá trình chữa lành xương bị gãy vì nó có khả năng chống viêm. Trong khi đó, quả óc chó có chứa một loại axit béo omega 3 được gọi là axit alpha-linolenic giúp hình thành xương.

Gãy xương nên kiêng ăn gì?

Giống như một số loại thực phẩm thúc đẩy quá trình lành xương, một số lại cản trở quá trình đó. Những thực phẩm này cản trở khả năng hấp thụ canxi và vitamin của cơ thể bạn. Trong một số trường hợp, chúng có thể khiến cơ thể bạn lấy chất dinh dưỡng từ xương nên khiến cho quá trình lành xương diễn ra chậm hơn. Dưới đây là một số loại thực phẩm và đồ uống cần tránh dùng khi bị gãy xương như sau:

Đồ ăn vặt

Tốt nhất là tránh đồ ăn vặt hay đồ ăn nhanh sau gãy xương hoặc gặp chấn thương

Muối

Càng ăn nhiều muối, bạn càng mất nhiều canxi. Muối được biết là nguyên nhân gây bài tiết canxi quá mức qua thận. Vì vậy, tránh ăn quá nhiều muối khi bị gãy xương.

Bị gãy xương nên ăn kiêng muối do ăn nhiều muối sẽ làm mất canxi ảnh hưởng đến quá trình lành xương
Bị gãy xương nên ăn kiêng muối do ăn nhiều muối sẽ làm mất canxi ảnh hưởng đến quá trình lành xương

Không hút thuốc

Nếu bạn là người hút thuốc thì nên ngừng hút thuốc. Chúng ta đã biết rằng hút thuốc rất nguy hiểm cho sức khỏe nhưng nhiều người lại chưa biết liệu rằng hút thuốc ảnh hưởng trực tiếp đến xương hay không?

Hút thuốc khiến các mạch máu của bạn bị co lại, dẫn đến cản trở lưu lượng máu. Kết quả là làm chậm quá trình lành xương. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người hút thuốc sẽ có quá trình lành xương chậm hơn so với những người không hút thuốc.

Caffein

Đồ uống chứa caffein cũng nên tránh, cũng như tránh thức ăn như khoai tây chiên và thực phẩm đóng gói. Chúng làm tăng sự mất canxi, một trong những chất dinh dưỡng cần thiết để quá trình liền xương diễn ra nhanh hơn.

Rượu

Uống rượu làm chậm quá trình phát triển của xương. Bạn càng uống nhiều, vị trí xương bị gãy sẽ càng được phục hồi chậm hơn. Nên tránh uống rượu trong khi hồi phục sau khi bị gãy xương.

Tất nhiên điều quan trọng là bạn phải lắng nghe lời khuyên của bác sĩ để đảm bảo quá trình hồi phục xương được nhanh và an toàn.

Một số lời khuyên cho người bị gãy xương

Bên cạnh việc quan tâm xem gãy xương nên ăn gì cho mau lành thì người bị gãy xương cũng cần đặc biệt lưu ý một số điều dưới đây được cho là rất cần thiết cho quá trình lành xương:

  • Đừng cố đặt trọng lượng lên vị trí xương bị gãy. Nếu làm như vậy sẽ có thể làm cho tình trạng gãy xương trở nên xấu hơn, làm xương khó liền lại.
  • Tránh các hoạt động gây đau và hạn chế vận động khi bị gãy xương.
  • Giữ cho khu vực bị gãy xương luôn sạch sẽ và khô ráo. Nếu không thể tự vệ sinh bạn nên ra các phòng khám để vệ sinh.
  • Đảm bảo ngủ đủ giấc.
  • Chườm túi đá thường xuyên để giảm sưng và giảm cảm giác khó chịu.
  • Luôn luôn nên kết hợp canxi với Vitamin D, bổ sung kết hợp các loại thực phẩm chứa cả hai loại này vì nó giúp thúc đẩy quá trình hấp thụ canxi
  • Một điều quan trọng là bổ sung các loại thực phẩm tốt nhất để chữa lành xương vào chế độ ăn uống hằng ngày. Nên có một chế độ ăn uống cân bằng để đảm bảo rằng cơ thể bạn nhận được các chất dinh dưỡng cần thiết để phục hồi. Cần nhớ là cơ thể bạn cần có sự cân bằng tốt giữa canxi, Vitamin D, Vitamin K, magie, phốt pho và collagen để phục hồi.
Cần lưu ý những gì khi bị gãy xương?
Cần lưu ý những gì khi bị gãy xương?

Một số câu hỏi liên quan đến vấn đề gãy xương

Những loại trái cây tốt cho người bị gãy xương

Các loại trái cây giàu vitamin K như việt quất, mâm xôi, mận, nho, sung rất tốt cho xương. Nếu bị gãy xương bạn hãy lựa chọn các loại trái cây này vào bữa ăn.

Bao lâu thì xương lành

Theo các chuyên gia y tế, xương bị gãy cần từ 6 đến 8 tuần để hồi phục. Nhưng thời gian phục hồi có thể thay đổi từ người này sang người khác. Với những người lớn tuổi đặc biệt là người già thì quá trình lành xương sẽ lâu hơn và gặp nhiều khó khăn hơn so với trẻ em. Tất nhiên, nếu gãy xương nghiêm trọng, nó cũng sẽ là một con đường dài để hồi phục. Nó cũng phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết thương và khả năng hồi phục của từng cá nhân.

==>> Xem thêm bài viết: Phối hợp trong chăm sóc chấn thương nâng cao

Chế độ ăn uống và dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng. Việc bạn lựa chọn được những loại thực phẩm tốt giúp ích chữa lành xương gãy có thể làm giảm thời gian phục hồi tổng thể và giúp xương lấy lại sức mạnh cũ một cách nhanh chóng. Hy vọng qua bài viết sẽ giúp bạn đọc biết được bị gãy xương nên ăn gì và kiêng ăn gì? để giúp xương chắc khỏe và giúp vết gãy mau lành. Nếu cần giải đáp vấn đề nào liên quan đến gãy xương hãy để lại bình luận phía dưới hoặc liên hệ vào số hotline để được giải đáp nhé.

Tài liệu tham khảo

1. Tác giả: Susan Bernstein, A Healing Diet After Bone Fracture, Webmd, đăng ngày 06 tháng 6 năm 2022. Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2023.

2. Tác giả: Athanasios Karpouzos, Evangelos Diamantis, Paraskevi Farmaki, Spyridon Savvanis, and Theodore Troupis Corresponding, Nutritional Aspects of Bone Health and Fracture Healing, Pubmed, đăng ngày 31 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2023.

Để lại một bình luận (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 1 MB. You can upload: image. Drop file here