Nhà Thuốc Ngọc Anh – Chủ đề: Thuốc Ôn lý trừ hàn
Nguồn sách: Dược lý dược cổ truyền – BSCKI. Nguyễn Tiến Dũng. Biên tập – Bác Sĩ. Nguyễn Tiến Dũng.
Thuốc ôn lý là gì?
Thuốc trừ hàn được định nghĩa là những thuốc tính ôn nhiệt để chữa những bệnh bên trong cơ thể do lạnh gây ra vì dương khí trong cơ thể bị giảm sút. Về mặt bản chất hàn chủ yếu du nhập từ bên ngoài vào trong cơ thể. Tuy nhiên để hàn có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể thì yếu tố đủ là hàng rào vệ khí, hay dương khí của cơ thể suy yếu. Từ đó hàn xâm nhập vào cơ thể, tùy theo vị trí lưu trú mà gây ra các biểu hiện khác nhau. Có thể hàn trúng thẳng vào các tạng phủ, hoặc cũng có thể gây bệnh ở phần biểu, nhưng do giải biểu hàn không tốt, hàn không được trừ hết, từ đó mà hàn vào phần lý, lắng sâu vào tạng phủ, lưu trú tại đó mà gây ra các biểu hiện bệnh lý trên lâm sàng.
Đối với sinh mệnh con người, điều quyết định sự sống còn chính là dương khí. Nếu biết cách bảo tồn dương khí, thu liễm phù hợp thì cho dù bên ngoài lạnh lẽo như thế nào, hàn tà ghê gớm ra sao thì cũng không thể xâm nhập vào cơ thể được. Bởi vì rất rõ ràng có những người sống ở những nơi lạnh lẽo, âm đến vài chục độ nhưng cũng vẫn có thể cởi trần tắm dưới sông, suối ao hồ không vấn đề gì. Nhưng lại có người sống ở nơi thời tiết ấm ấp, nắng 25-30 độ nhưng chỉ cần đi mưa về lập tức cảm cúm, hắt hơi, sổ mũi, đau bụng, tiêu chảy,… Nói như vậy để thấy rằng bảo tồn dương khí là điều cực kỳ quan trọng. Con người từ trước đến nay vẫn luôn sống thuận theo quy luật lên xuống của mặt trời, chính là dựa vào dương khí của mặt trời để lao động làm việc. Quy luật vận hành của âm dương trong cơ thể cũng hoàn toàn dựa vào sự lên xuống của mặt trời, ban ngày mặt trời tỏa khắp nên cơ thể dương khí vận hành mạnh mẽ, tỏa khắp toàn thân. Từ chiều tối trở đi mặt trời lặn, cũng là lúc dương khí giảm dần và âm khí lại chiếm ưu thế. Do đó mà quy luật dưỡng sinh cơ bản chính là phơi nắng dưới ánh nắng mặt trời vào lúc sáng sớm, và ngâm chân nước ấm nóng vào buổi tối, song song với đó là uống nước ấm hàng ngày, hạn chế tối đa uống lạnh vì làm hao tổn dương khí. Đặc biệt với những người mùa hè hay uống nước nước đá lạnh, ăn kem, uống bia lạnh,… đến mùa thu đông trở đi rất dễ mắc các bệnh lý cảm mạo. Gần như mọi phương pháp dưỡng sinh, phòng bệnh đều lấy việc bảo tồn dương khí làm chủ. Việc hấp thụ dương khí từ mặt trời và kích thích cơ thể sản sinh dương khí là nền tảng để tạo ra sức khỏe cơ thể. Do đó mà đặc điểm của con người ở mỗi nơi lại khác nhau, người nơi xứ lạnh do xung quanh khí lạnh bao trùm, nên cơ thể có đặc tính sinh dương khí mạnh, và đồng thời có sự phát triển hệ thống lông cơ thể để giữ ấm và nước da trắng hơn so với người nơi khác. Người xứ nóng, do dương khí của mặt trời tỏa khắp nên có năng lực hấp thụ dương khí mạnh hơn, nên da đen hơn, các đặc tính về sinh dục phát dục: cơ bắp, sức bền, độ dẻo dai, cơ quan sinh dục đều phát triển hơn so với các chủng khác. Người xứ nhiệt đới, như ở Việt Nam thì nắng mức độ bình thường, không gay gắt như các nước châu Phi, lạnh thì không quá lạnh, không có tuyết, nhiệt độ rất ít khi xuống âm độ. Do vậy mà khả năng kích thích sản sinh dương khí của cơ thể và năng lực hấp thụ dương khí đều ở mức trung bình, bởi vậy nên da vàng, hệ thống lông cơ thể không quá phát triển, cơ bắp, sức bền, độ dẻo dai hay cơ quan sinh dục đều kém hơn so với người ở các xứ kia. Mà bởi vì cũng căn cứ vào địa lý mà sẽ có xu hướng phát bệnh khác nhau, như ở Việt Nam thuộc vùng nhiệt đới nên nguyên nhân chủ đạo gây bệnh liên quan đến thấp.
Sở dĩ phải hiểu rõ về dương khí vì nó liên quan mật thiết đến hàn (dương hư sinh ngoại hàn), đặc biệt trong chương thuốc trừ hàn thì nó đóng vai trò then chốt. Thuốc trừ hàn căn cứ theo vị trí tác động mà có những tác dụng khác nhau. Vào kinh tỳ, vị có tác dụng ôn trung tán hàn chỉ thống; vào kinh phế có tác dụng ôn phế hoá ẩm; vào kinh can có tác dụng ôn can tán hàn chỉ thống; vào kinh thận có tác dụng ôn thận trợ dương; vào kinh tâm, thận có tác dụng ôn dương thông mạch; hoặc có tác dụng hồi dương cứu nghịch. Về phân loại lâm sàng cơ bản nhất là chia thành 02 nhóm: Ôn lý trừ hàn và Hồi dương cứu nghịch. ÔN LÝ TRỪ HÀN là chữa những chứng hàn ở bên trong cơ thể, thường ảnh hưởng đến sự thăng giáng của tỳ vị. Hàn ở bên trong cơ thể ở đây được hiểu là do hàn từ ngoài trúng vào trong tạng phủ hoặc do hàn ở biểu không giải di lý vào trong. Các nguyên nhân gây bệnh khác như đàm, thấp, nhiệt, hỏa, ứ, tích, trệ,… thì về cơ bản ngoài đưa từ bên ngoài vào, thì bản thân trong quá trình chuyển hóa của cơ thể sẽ tạo ra. Mà các con đường đưa hàn vào cơ thể có thể thông qua hệ kinh lạc (qua hệ thống huyệt ngũ du và một số điểm huyệt), qua hít thở và qua ăn uống. Các con đường này dẫn hàn vào trong cơ thể, sau đó nó lưu trú theo thời gian diễn biến mà tạo ra sự biến hóa bệnh trên lâm sàng. Gần như tất cả các tạng phủ trong cơ thể đều rất kỵ hàn, trong đó sợ hàn nhất là tạng thận, vì thận là tạng sâu nhất, nếu hàn mà trúng vào thận thì bệnh nặng, bệnh nguy rồi. Và hầu như các chứng đau trong cơ thể ít nhiều đều liên quan đến hàn (vô hàn bất thành chứng tý), đôi khi chứng nhiệt lại có nguyên nhân là do hàn, bởi vì hàn uất sẽ hóa thành nhiệt mà gây bệnh; giống như sông suối, mặt nước đóng băng toàn bộ bề mặt, nhưng ở bên dưới nước lại ấm. HỒI DƯƠNG CỨU NGHỊCH thường dùng với những trường hợp thoát dương, vong dương, trụy mạch,… Đây là các trường hợp mà dương khí bị hao tổn nhiều, vì vậy mà dùng những vị thuốc rất nóng, tính rất bạo liệt và bắt buộc phải vào được kinh thận để bảo tồn dương khí.
Các thuốc có công năng chính là ôn lý khứ hàn, điều trị hàn chứng được gọi là thuốc ôn lý hoặc thuốc khứ hàn. Thuốc ôn lý thường có tính ôn nhiệt, vị cay, chủ yếu quy kinh tỳ, vị, thận; chủ yếu có công năng tân tán ôn thông, tán hàn chỉ thống, bổ hoả trợ dương… Các vị thuốc và phương thuốc thường dùng như: phụ tử, can khương, quế nhục, ngô thù du, tiểu hồi hương, cao lương khương, hồ tiêu, đinh hương; các phương thuốc thường dùng bao gồm Tứ nghịch thang, Lý trung thang, Sâm phụ thang, Đại kiến trung thang, Chân vũ thang…
Chứng lý hàn thường gặp trong 2 trường hợp sau:
(1) hàn tà nhập lý, khiến cho dương khí của tỳ vị bị ức chế; chức năng vận hoá thuỷ cốc bị ức chế, khiến cho thuỷ cốc không tiêu, dẫn đến bụng đầy chướng, nôn, tiêu chảy… tương tự các biểu hiện của bệnh đường tiêu hoá của y học hiện đại;
(2) tâm thận dương hư, hàn từ trong sinh ra, biểu hiện đánh trống ngực, sợ lạnh, chân tay lanh, mồ hôi ra không cầm, tứ chi quyết lạnh, hơi thở ngắn yếu, mạch vi sắp tuyệt… tương tự như chứng bệnh suy tim mạn tính hoặc sốc của y học hiện đại.
Vì vậy, chứng lý hàn có liên quan chủ yếu đến các bệnh thuộc hệ tim mạch và hệ tiêu hóa. Hàn tà cũng thường phạm vào cơ nhục, khớp xương, kinh lạc… dẫn đến các chứng hàn thấp tý thống, như: đau đầu, viêm khớp dạng thấp, đau thần kinh, đau lưng, đau gối… Ngoài ra, chứng phế hàn gây đàm ẩm hen suyễn, biểu hiện tương tự như bệnh viêm đường hô hấp (ho, hen, đờm) của y học hiện đại.
Tác dụng của thuốc ôn lý
Đến nay, các nghiên cứu về tác dụng của thuốc ôn lý chủ yếu tập trung vào đánh giá ảnh hưởng cùa thuốc trên hệ tim mạch, hệ tiêu hoá, tuyến vỏ thượng thận, hệ thần kinh… như sau:
Tác dụng trên hệ tim mạch
Các vị thuốc và phương thuốc thuộc nhóm ôn lý trừ hàn như phụ tử, can khương, quế nhục, Tứ nghịch thang, Sâm phụ thang… đều có tác dụng rõ rệt trên hệ tim mạch:
- Cường tim: tăng lực co bóp cơ tim, tăng tần số và tăng dẫn truyền thần kinh tim. Ví dụ: phụ tử, can khương, quế nhục, ngô thù du, Tứ nghịch thang làm tăng lực co bóp cơ tim, tăng cung lượng tim. Tác dụng cường tim của phụ tử chủ yếu do thành phần higenamin. Cơ chế tác dụng là kích thích thụ thể p. Còn tác dụng cường tim của quế nhục là thông qua hưng phấn hệ thần kinh giao cảm, tăng giải phóng catecholamin (CA).
- Ảnh hưởng đến nhịp tim: phụ tử, can khương, quế nhục… có tác dụng tăng nhịp tim. Trên động vật thí nghiệm rối loạn nhịp tim thể nhịp chậm, các thuốc ôn lý làm tăng nhịp tim, nhanh chóng khôi phục nhịp tim trở về nhịp xoang bình thường. Tuy nhiên dịch chiết ngô thù du lại làm giảm nhịp tim.
- Giãn mạch, cải thiện tuần hoàn: phụ tử, quế nhục, ngô thù du., có tác dụng giãn động mạch vành, tăng lưu lượng máu mạch vành, cải thiện tuần hoàn cơ tim. Phụ tử, quế nhục, can khương còn có tác dụng giãn mạch máu não, tăng tưới máu não, cải thiện tuần hoàn não. Hồ tiêu, can khương, quế nhục có chứa thành phần tinh dầu hoặc các chất cay có tác dụng giãn mạch ngoại vi và nội tạng, khiến cho tuần hoàn được thông lợi, nhờ vậy có cảm giác ấm áp toàn thân.
- Chống sốc: phụ tử, can khương, quế nhục và Tứ nghịch thang có tác dụng chống sốc trên các mô hình gây mất máu, sốc tim, sốc do nội độc tố… ở động vật thí nghiệm. Các thuốc có tác dụng làm tăng huyết áp động mạch trung bình, tăng huyết áp tâm thu, kéo dài thời gian sống và cải thiện tỷ lệ sống sót trên các mô hình gây sốc. Tác dụng chống sốc của thuốc ôn lý chủ yếu thông qua cơ chế như: cường tim, giãn mạch, cải thiện vi tuần hoàn
Tác dụng trên hệ tiêu hoá
- Ảnh hưởng đến nhu động dạ dày ruột: tinh dầu can khương, hồ tiêu, đinh hương, ngô thù du… có tác dụng kích thích nhẹ đường tiêu hóa, kích thích đường ruột, tăng trương lực ống tiêu hóa, tăng nhu động, bài tiết khí tích trệ trong đường tiêu hoá nên có tác dụng kiện vị, tống hơi. Phụ tử, đinh hương, tiểu hồi hương có tằc dụng giảm sự tống truyền thức ăn ở dạ dày. Ngô thù du, can khương, quế nhục có tác dụng giảm co thắt dạ dày, ruột.
- Kích thích tiêu hoá: can khương làm tăng tiết dịch vị; đinh hương, cao lương khương làm tăng tiết acid dạ dày và tăng hoạt lực của
- Lợi mật, chống nôn: can khựơng, quế nhục, cao lương khương.. làm tăng tiết dịch mật. Can khương, đinh hương, ngô thù du có tac dụng cầm nôn.
Tác dụng trên tuyến vỏ thượng thận
Phụ tử, can khương, quế nhục kích thích tuyến vỏ thượng thận, làm giảm hàm lượng vitamin c, cholesterol ở tuyến vỏ thượng thận, thúc đẩy quá trình tổng hợp hormon tuyến vỏ thượng thận và có tác dụng chống viêm. Phụ từ, quế nhục làm cho tình trạng động vật thí nghiệm mô hình âm hư trở nên trầm trọng hơn, nhưng cải thiện tình trạng động vật ở mô hình dương hư.
Tóm lại
Thuốc ôn lý với công năng ôn lý tán hàn, bổ hoả trợ dương có tác dụng chính liên quan đến hệ tim mạch là cường tim, chống loạn nhịp tim, chống sốc, giãn mạch, cải thiện tuần hoàn… Các tác dụng dược lý liên quan đến hệ tiêu hoá bao gồm: tăng nhu động vị tràng, kích thích tiêu hoá, cầm nôn, kháng viêm…. Do đó, nội hàm khoa học của “ôn lý trừ hàn” có liên quan mật thiết đến hệ tim mạch và hệ tiêu hóa.