Thuốc Lý Khí có tác dụng như thế nào? Vị thuốc, bài thuốc

Xuất bản: UTC +7

Cập nhật lần cuối: UTC +7

Thuốc lý khí

Nhà Thuốc Ngọc Anh – Chủ đề: Thuốc Lý Khí

Nguồn sách: Dược lý dược cổ truyền – BSCKI. Nguyễn Tiến Dũng. Biên tập – Bác Sĩ. Nguyễn Tiến Dũng

Đại cương

Thuốc có tác dụng sơ thông khí cơ, điều hoà chức năng tạng phủ, tiêu trừ khí trệ, khí nghịch được gọi là thuốc lý khí. Thuốc lý khí thường có vị cay, đắng, tính ôn, mùi thơm, nhập tỳ, vị, can, đởm, phế có công năng lý khí kiện tỳ, sơ can giải uất, lý khí khoan hung, hành khí chỉ thống, phá khi tán kết… Chủ trị các chứng khí trệ dẫn đến chướng, phiền, thống, khí nghịch dẫn đến lợm giọng, nôn mửa, suyễn tức… Các thuốc thường dùng gồm có chỉ thực, chỉ xác, thanh bì, trần bì, mộc hương, hương phụ, thuận khí hoàn, chỉ thực đạo trệ hoàn…
Khí trệ tại tỳ vị thường có biểu hiện bụng sườn đầy tức, đau nhức, ợ hơi ợ chua, lợm giọng, nôn mửa, tiện bí hoặc đau bụng tiêu chảy, tương tự với các chứng bệnh của y học hiện đại như viêm dạ dày mạn tính, tiêu hoá kém, viêm loét tá tràng, viêm ruột..; khí trệ tại can, thường có biểu hiện sườn đau tức, tức ngực khó chịu, sán khí, vú sưng đau hoặc có u cục, kinh nguyệt không đều, tương tự các chứng bệnh của y học hiện đại như bệnh đường mật, viêm gan, thống kinh, rối loạn kinh nguyệt…; khí trệ tại phế, thường thấy tức ngực hen suyễn, tương tự các chứng bệnh của y học hiện đại như ho, hen phế quản

Khí vận hành thăng, giáng, xuất, nhập toàn thân, là hoạt động cơ bản của đời sống con người. Sự lưu thông của khí, huyết, tân, dịch phụ thuộc vào công năng can chủ sơ tiết và điều tiết khí cơ. Nếu chức năng sơ tiết của cân bất thường, sẽ xuất hiện Can khí uất kết”, biểu hiện tình chí uất ức, lo lắng, suy nghĩ nhiều, tức ngực, thở dài; ngực, sườn, tuyến vú và các cơ quan khác đầy chướng; can uất hoá hoả, thăng tiết thái quá dẫn đến “can khí thượng nghịch” hoặc “can hỏa thượng viêm” thấy đau đầu căng tức, mặt đỏ mắt đỏ, ngực sườn đầy tức, phiền táo dễ cáu giận. Những năm gần đây, trên cơ sở những nghiên cứu hiện đại về “bản chất gan”, ở phương diện “can chủ sơ tiết” đã tiến hành các nghiên cứu chuyên sâu cho thấy, “can chủ sơ tiết” về sinh lý, bệnh lý chủ yếu liên quan chặt chẽ đến hoạt động của hệ thần kinh, nội tiết, bao gồm một số hoạt động của hệ thần kinh thực vật. Do đó, các nghiên cứu dược lý hiện đại về thuốc lý khí trước tiên nhằm vào nội hàm của khái niệm “khí trệ”, “khí nghịch” lấy ảnh hưởng đến bệnh lý hệ tiêu hoá, hệ hô hấp, hệ sinh dục làm trọng tâm, đồng thời nghiên cứu tác dụng điều tiết công năng của
hệ thống thần kinh, nội tiết. Hiện tại, các nghiên cứu về tác dụng dược lý của thuốc lý khí chủ yếu tập trung ở phương diện trên hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, hệ sinh sản. Tác dụng của thuốc lý khí chủ yếu như sau:

Tác dụng trên hệ tiêu hóa

Thuốc lý khí có tác dụng vừa hưng phấn và ức chế trên hệ tiêu hoá, tác dụng của nó chủ yếu có liên quan đến trạng thái công năng của vị tràng. Thuốc lý khí có tác dụng giúp vị tràng khôi phục lại chức năng bình thường.

Tăng nhu động vị tràng: chỉ thực, chỉ xác, ô dược… có tác dụng tăng nhu động vị tràng, kích thích co bóp; tăng co bóp, tăng biên độ và tăng trương lực nhu động vị tràng trên động vật gây mê.
Giảm nhu động vị tràng: phần lớn các thuốc lý khí như chỉ thực, chỉ xác, trần bì, mộc hương, hương phụ… có tác dụng giảm nhu động vị màng cô lập; ức chế vận động vị tràng, giảm tần số vận động, giảm biên độ co bóp, giảm thiểu, nhịp vận động, đồng thời đối kháng với acetylcholin, histamin gây co thắt trên ruột thỏ cô lập; chỉ thực, thanh bì, trần bì làm giảm co thắt ruột động vật cô lập gây co thắt thực nghiệm bởi atropin.

Thanh bì và methyl hesperidin làm giảm co thắt ruột in vivo. Tác dụng ức chế vận động vị tràng của thuốc lý khí thông qua ức chế thụ thể M-cholinergic, một số thuốc gây hưng phấn thụ thể a, ức chế trực tiếp nhu động cơ trơn đường tiêu hoá. Một trong những thành phần hoạt tính của thuốc lý khí có tác dụng giải kinh (giải co thắt) là các nhóm chất chứa hydroxyl forint và N-methyl tyramin.

Tác dụng trên dịch tiết tiêu hoá và dịch mật

Phần lớn thuốc lý khí có tác dụng điều tiết hai chiều đối với bài tiết dịch tiêu hoá. Tác dụng này có liên quan đến các thành phần khác nhau trong vị thuốc và trạng thái cơ thể. Đại đa số thuốc lý khí có mùi thơm chứa tinh dầu như mộc hương, trần bì… làm tăng tiết dịch tiêu hoá, kích thích tiêu hoá; nhiều thuốc lý khí có chứa methyl hesperidin làm ức chế bài tiết acid dịch vị, trên chuột cống trắng thắt môn vị gây viêm loét dạ dày, có tác dụng giảm sự tiết dịch vị, làm giảm tỷ lệ viêm loét, chống loét. Chi xác, thanh bì, trần bi, hương phụ, trầm hương và một số thuốc lý khí khác còn tăng tiết dịch mật, tăng lưu lượng dịch mật trên người và động vật thí nghiệm. Thanh bì và trần bì có tác dụng làm tăng đáng kể hàm lượng muối mật trong dịch mật.

Tác dụng trên cơ trơn tử cung

Thuốc lý khí có tác dụng hưng phấn hoặc ức chế trên cơ trơn tử cung. Chỉ thực, chỉ xác, trần bì, thổ mộc hương… làm hưng phấn tử cung, còn thanh bì, hương phụ, ô dược lại giải co thắt tử cung. Hương phụ có tác dụng kiểu estrogen. Tác dụng của thuốc lý khí trên tử cung còn phụ thuộc vào loài động vật thử nghiệm.

Tác dụng trên cơ trơn khí quản

Thuốc lý khí như chỉ thực, trần bì, hương phụ làm giãn cơ trơn khí quản; thanh bì, trần bì, hương phụ, mộc hương đối kháng với tác dụng gây co thắt khí quản của histamin, giãn khí quản, tăng lưu lượng phổi. Cơ chế tác dụng là giãn khí quản trực tiếp, ức chế thần kinh phế vị, ức chế giải phóng các chất trung gian gây dị ứng, kích thích thụ thể p. Nhiều thuốc lý khí chứa tinh dầu có tác dụng hoá đàm chỉ khái.

Tác dụng trên hệ tim mạch

Các thuốc lý khí có chứa hydroxyl forint và N-methyltyramin (NMT) như thanh bì, trần bì, chỉ thực, chỉ xác, có tác dụng trên hệ tim mạch như cường tim, tăng huyết áp, chống sốc… Cơ chế tác dụng là thành phần hydroxyl forint có tác dụng hưng phấn trực tiếp thụ thể a-adrenergic, NMT kích thích tuyến thượng thận tăng tiết norepinephrin (theo cơ chế thần kinh), gián tiếp hưng phấn thụ thể a và (3. Tuy nhiên, các tác dụng trên hệ tim mạch của thuốc lý khí phải dùng qua đường tiêm tĩnh mạch mới thể hiện tác dụng, dùng đường uống không có tác dụng này.
Ngoài ra, thành phần tinh dầu trong mộc hương và các lacton cũng có tác dụng ức chế tim, giãn mạch máu và hạ huyết áp ở các mức độ khác nhau.
Tóm lại, các công năng lý khí kiện tỳ, sơ can giải uất, hành khí chỉ thống của thuốc lý khí chủ yếu liên quan đến tác dụng trên hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, hệ sinh sản, tác dụng trên hệ tim mạch là các kết quả mới về nghiên cứu tác dụng của thuốc lý khí. Như vậy, ngoài các tác dụng trên hệ tiêu hoá, hệ hô hấp và hệ sinh sản liên quan đến tác dụng trị liệu “khí trệ”, “khí nghịch” còn có các tác dụng trên hệ tim mạch và hệ thần kinh – nội tiết.

Một số vị thuốc thường dùng

Chỉ thực và chỉ xác

Chỉ thực là quả non được bổ đôi hay để nguyên đã phơi hay sấy khô, chỉ xác là quả chưa chín đã bổ đôi, phơi hay sấy khô của cây cam chua Citrus aurantium L. hoặc cây cam ngọt Citrus sinensis (L.) Osbeck, họ Cam (Rutaceae). Thành phần chủ yếu có tinh dầu, flavonoid, trong đó D-limonen là thành phần chính của tinh dầu chỉ thực, chỉ xác. Flavonoid có Heo-hesperidin, hesperidin, naringin.. .ngoài ra còn chứa NMT và synephrin.
Chỉ thực và chỉ xác có vị đắng, cay, chua, tính ôn, quy kinh tỳ, vị, có công năng phá khí tiêu tích, hóa đàm tán bĩ, lý khí khoan trung, hành trệ tiêu trướng. Chủ trị tích trệ nội đình, bĩ mãn trướng thống, tả lỵ nặng, đại tiện bất thông; ngực sườn khí trệ, đầy chướng đau nhức, ăn uống không tiêu, đàm ẩm nội đình, i. Chỉ thực và chỉ xác có các tác dụng dược lý sau:

– Tác dụng trên cơ trơn đường tiêu hóa:

+ Chỉ thực và chỉ xác có tác dụng 2 chiều trên cơ trơn đường tiêu hoá. Nghiên cứu in vivo cho thấy, nước sắc chỉ thực và chỉ xác dùng đường uống làm giảm nhu động dạ
dày, ruột thực nghiệm, làm tăng cường vận động, tăng co bóp vị tràng trên chó. Dịch chiết nước chỉ thực dùng đường uống làm tăng nhu động và tăng biên độ co bóp dạ dày thỏ. Trên cừu, chỉ thực và chỉ xác dùng đường uống làm tăng trương lực cơ trơn hồi tràng, hỗng tràng, rút ngắn chu kỳ dao động. Trên người tình nguyện khỏe mạnh, uống dịch chiết nước chỉ xác làm tăng biên độ và nhu động tiểu tràng rõ rệt trên hình ảnh X-Ray. Chỉ thực và chỉ xác đều ức chế nhu động ruột chuột nhắt trắng, chuột cống trắng, chuột lang, thỏ cô lập.

+ Tác dụng trên cơ trơn dạ dày, ruột của chỉ thực và chỉ xác có sự khác biệt tuỳ thuộc vào trạng thái, nồng độ, phương pháp thử hoặc loài động vật thử nghiệm, thử nghiệm in vivo hay in vitro… Trên lâm sàng dùng điều trị dạ dày đầy chướng đau nhức, sa dạ dày, tiêu hoá kém do liệt ruột, thoát giang… đều cho hiệu quả tốt. Các trạng thái lâm sàng trên đây chủ yếu liên quan đến tình trạng cơ thể hư nhược. Trong trường hợp tăng nhu động do bệnh lý (co thắt dạ dày ruột, tiêu chảy…), chỉ thực, chỉ xác có tác dụng ức chế, làm giảm co thắt, giảm đau, cầm tiêu chảy.
Chổng loét dạ dày: tinh dầu chỉ thực, chỉ xác đều làm giảm tiết dịch vị dạ dày và giảm hoạt tính pepsin, ngăn ngừa hình thành vết loét. Chỉ thực còn có tác dụng diệt vi khuẩn tì. pylori.

– Tác dụng trên hệ tim mạch:

+ Tác dụng trên tim: thuốc tiêm chỉ thực, hydroxyl forint và NMT đều có tác dụng hưng phấn tim ỉn vivo và in vitro, tăng lực co bóp cơ tim, tăng lưu lượng tim, cải thiện khả năng tống máu, tăng tỷ chỉ số dP/dt và chỉ số tim (CI), đồng thời giảm huyết áp tâm trương (LVEDP), tăng nhẹ nhịp tim. Ngoài ra, NMT nồng độ thấp có tác dụng giảm đáng kể sức cản mạch vành, tăng lưu lượng tưới máu mạch vành, giảm tiêu thụ oxy của cơ tim, cải thiện sóng T trên điện tâm đồ động vật thí nghiệm gây sốc do thiếu oxy, cho thấy các thuốc lý khí có khả năng cải thiện sự trao đổi chất của cơ tim.

Tác dụng cường tim của NMT có thể bị đối kháng bởi thuốc chẹn p; các thuốc chẹn thụ thể a phentolamin và tolazolin có khả năng làm suy giảm tác dụng cường tim của NMT và hydroxyl forint, cho thấy tác dụng cường tim của chỉ thực có liên quan đến tác dụng hưng phấn thụ thể a và p. NMT có thể làm tăng hàm lượng cAMP và cGMP trong huyết tương và cơ tim, còn hydroxyl forint chỉ tăng nồng độ cGMP. Vì khi cAMP ở thụ thể p tăng thì cGMP ở thụ thể a tăng, như vậy có thể thấy rằng NMT có tác dụng hưng phấn cả thụ thể a và p, còn hydroxyl forint chỉ có tác dụng hưng phấn thụ thể a.

+ Co mạch, tăng huyết áp: tiêm tĩnh mạch thuốc tiêm chỉ thực có thể làm tăng huyết áp ở chó đã gây mê. Tiêm tĩnh mạch chó gây mê dung dịch chỉ thực liều l,5g/kg làm tăng biên độ huyết áp tương đương với ttơr-epinephrine liều 0,1 mg/kg, đặc điểm tác dụng tăng áp của chỉ thực là: tác dụng nhanh, thời gian duy trì khá dài, sau đó giảm từ từ, dùng liên tục không có hiện tượng quen thuốc, không có hiện tượng hạ huyết áp sau pha tăng áp kiểu adrenalin, nhịp tim tăng không đáng kể. Cơ chế tác dụng tăng huyết áp chủ yếu là kích thích thụ thể a, co mạch máu, tăng sức cản ngoại vi. Hưng phấn thụ thể trên tim, tăng lực co bóp cơ tim, tăng cung lượng tim, cũng làm tăng huyết áp.

Hydroxyl forint và NMT là 2 hoạt chất được phân lập từ chỉ thực. Hydroxyl forint có tác dụng hưng phấn trực tiếp thụ thể a và p; NMT tăng huyết áp là gián tiếp thông qua tăng tiết catecholamin, như vậy tác dụng tăng huyết áp của chỉ thực (tiễn) là thông qua cả 2 cơ chế tác dụng trực tiếp và gián tiếp. Hydroxyl forint và NMT có thể có mạch máu ở niêm mạc đường tiêu hóa, do vậy được hấp thu kém qua đường uống, đồng thời dễ dàng bị phân huỷ ở đường tiêu hoá, do vậy cách dùng đường uống truyền thống không đạt được nồng độ có tác dụng. Vì vậy, khi dùng chống sốc, nhất thiết phải dùng đường tiêm.

Hình 2: Cơ chế tăng huyết áp của chỉ thực và chỉ xác
Hình 2: Cơ chế tăng huyết áp của chỉ thực và chỉ xác

+ Ảnh hưởng đến lưu lượng máu: chỉ thực có ảnh hưởng nhất định đến lưu lượng máu của các cơ quan như não, thận và mạch vành. Mặc dù tăng rõ rệt lưu lượng tuần hoàn mạch vành, nhưng không gây tăng tiêu thụ oxy cơ tim; tăng huyết áp và thời gian duy trì khá dài; có tác dụng co mạch, giảm tuần hoàn ngoại vi; đồng thời giảm có chọn lọc sức cản mạch máu não, thận và mạch vành tăng cường lưu lượng tuần hoàn các cơ quan quan trọng trong cơ thể. Khi tăng lưu lượng tuần hoàn thận, lượng nước tiểu bài tiết chỉ tăng nhẹ. Sau khi tiêm tĩnh mạch chỉ thực, nhịp tim tăng nhẹ, có tác dụng cải thiện trao đổi chất ở cơ tim, tăng lực co bóp cơ tim và tăng huyết áp. Những tác dụng này có ý nghĩa quan trọng trong điều trị sốc tim. Truyền tĩnh mạch NMT ở nồng độ thấp, làm tăng nhịp tim không đáng kể, nhưng làm tăng lưu lượng mạch vành rõ rệt, giảm đáng kể sức cản mạch vành, đồng thời giảm tiêu thụ oxy của cơ tim; tăng lưu lượng máu thận, giảm sức đề kháng mạch máu thận, và có tác dụng lợi tiểu đáng kể. Những tác dụng này đều có ý nghĩa quan trọng trong chống sốc.

Tác dụng trên cơ trơn tử cung: dịch chiết nước, cắn chiết ethanol, cắn chiết hồi lưu chỉ thực và chỉ xác đều có tác dụng hưng phấn cơ trơn tử cung thỏ [in vivo và in vitro; đã mang thai hoặc chưa mang thai), làm tăng trương lực cơ và tăng co bóp, tăng tần số có bóp, thậm chí xuất hiện hiện tượng co bóp mạnh. Tuy nhiên trên tử cung chuột cống trắng cô lập bất luận là đã mang thai hay chưa mang thai lại thể hiện tác dụng ức chế, chứng tỏ trong tử cung của các loài động vật khác nhau thì thể hiện tác dụng khác nhau.

Tác dụng trên hệ TKTW: chỉ thực có tác dụng an thần rõ rệt. Trên chuột nhắt trắng, làm giảm hoạt động tự nhiên. Chỉ thực không trực tiếp có tác dụng gây ngủ, nhưng làm tăng tác dụng của pentobarbital. Chỉ thực cũng có tác dụng giảm đau trên mô hình đau quặn bằng acid acetic trên chuột nhắt trắng. Có tác dụng hạ sốt trên thỏ gây sốt thực nghiệm bằng vaccin thương hàn. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, D-limonen có tác dụng ức chế TKTW.

Lợi tiểu: chỉ thực và NMT tiêm tĩnh mạch chó có tác dụng tăng bài tiết nước tiểu. Cơ chế tác dụng lợi tiểu của chỉ thực là ức chế tái hấp thu Na+ ở ống thận. Tác dụng này không liên quan đến thay đổi lưu lượng máu ở thận và lượng máu lọc qua thận. Có báo cáo cho rằng thông qua tác dụng cường tim, làm tăng áp lực lọc mà tăng bài tiết Na+ dẫn đến tác dụng lợi tiểu của chỉ thực.

Ngoài ra, -hesperidin, các glycosid có tác dụng chống viêm và hiệp đồng với paeoniflorin trong thược dược. Chỉ thực còn có tác dụng chống huyết khối, chống kết tụ tiểu cầu, chống oxy hóa và chống dị ứng.

Tóm lại, công năng phá khí tiêu tích, lý khí khoan trung, hành trệ tiêu trướng của chi thực chỉ xác chủ yếu liên quan đến tác dụng điều tiết co thắt cơ trơn đường tiêu hóa, chống loét và giảm đau, là cơ sở khoa học quan trọng trong điều trị các chứng tích trệ nội đình, bĩ mãn trướng thống, tả lị nặng, sườn ngực khí trệ, đầy trướng đau nhức. Có thể dùng trong các trường hợp tiêu hoá kém, đau bụng tiết tả; tác dụng trên hệ tim mạch có: cường tim, tăng huyết áp là những nghiên cứu hiện đại của chỉ thực chỉ xác. Thành phần hữu hiệu của chỉ thực, chỉ xác là limonen và các glycosid flavonoid.

Độc tỉnh và phản ứng bất lợi: LD50 của chỉ thực trên chuột nhắt trắng tiêm tĩnh mạch là 71,8 ± 6,5 g dược liệu/kg TT, tiêm phúc mạc là 267 ± 37 g được liệu/kg TT.

Thanh bì

Là vỏ quả non hoặc vỏ quả chưa chín, phơi hay sấy khô của cây quýt Citrus reticulata Blanco, họ Cam (Rutaceae). Có 2 loại thanh bì: tử hoa thanh bì và cá thanh bì. Thành phần hoá học chủ yếu là tinh dầu, flavonoid… Trong đó tinh dầu chủ yếu chứa D- limonen, citral, paracymen… Flavonoid chủ yếu gồm hesperidin, poncirin, naringin… Ngoài ra còn chứa lượng nhỏ synephrin.

Thanh bì có vị khổ, tâm, tính ôn, quy kinh can, đởm, vị, có công năng sơ can phá khí, tiêu tích hoá trệ. Chủ trị các trường hợp can khí uất trệ, sườn ngực đầy chướng, vú sưng đau, sán khí đau nhức; thực tích khí trệ dẫn đến bụng đầy trướng; và các trường hợp khí trệ huyết ứ dẫn đến trưng hà tích tụ (u cục), sốt rét lâu ngày. Từ khái niệm khí nghịch, khí uất và ứng dụng của chỉ thực có thể thấy, các chủ trị của thanh bì chủ yếu liên quan đến bệnh chứng đường tiêu hoá, hô hấp như viêm đại tràng mạn, khái thấu (ho đờm)… Ngoài ra các nghiên cứu hiện đại cho thấy, thanh bì còn có tác dụng trên hệ tim mạch.

Thanh bì có các tác dụng dược lý sau:

Tác dụng trên cơ trơn đường tiêu hóa: dịch chiết nước thanh bì giảm co thắt cơ trơn đường tiêu hóa, đối kháng với physostigmin, histamin gây ra co thắt cơ trơn đường tiêu hóa chuột cống trắng in vivo. Thanh bì có tác dụng ức chế hoạt động của tá tràng chuột cống trắng cô lập, giảm biên độ co thắt, giảm trương lực, đồng thời đối kháng tác dụng gây co thắt ruột cô lập của acetylcholin.

Tác dụng chống co thắt cơ trơn của thanh bì là thông qua ức chế thụ thể M, hưng phấn thụ thể a và ức chế trực tiếp cơ trơn ruột. So với các loại thuốc lý khí khác, tác dụng của thanh bì là mạnh nhất. Tinh dầu thanh bì có tác dụng kích thích nhẹ đường tiêu hoá, kích thích bài tiết dịch tiêu hoá, điều tiết công năng vị tràng.

Lợi mật: thuốc tiêm thanh bì có tác dụng ức chế sự co bóp tự phát của túi mật chuột lang, thư giãn rõ rệt trên túi mật bị co thắt bởi carbachol. Tiêm tĩnh mạch, bơm vào tá tràng hoặc tiêm phúc mạc chuột cống trắng bình thường, đều có tác dụng tăng tiết dịch mật rõ rệt. Thanh bì làm tăng tiết dịch mật trên chuột cống trắng bị gây tổn thương gan bằng CCl4, đồng thời cũng có tác dụng bảo vệ tế bào chức năng gan.

Trừ đờm, giãn cơ trơn khí quản: các thành phần có hoạt tính long đờm trong tinh dầu thanh bì là limonen và pinen. cắn chiết ethanol thanh bì và hydroxy forint có tác dụng làm giãn cơ trơn khí quản, ức chế tác dụng gây co thắt khí quản của histamin, có tác dụng giãn khí quản chuột lang cô lập rõ rệt.
Tăng huyết áp: dùng đường tiêm tĩnh mạch, làm tăng huyết áp trên mèo, thỏ và chuột cống trắng, thời gian tác dụng khá dài; đồng thời làm tăng hô hấp. Qua đường dừng khác thì tác dụng không đáng kể. Tác dụng tăng huyết áp của thanh bĩ có thể bị đối kháng bởi tolazolin hoặc phenoxybenzamin, nhưng không bị ảnh hưởng bởi hexamethonium và propranolol, điều đó chứng tỏ cơ chế tác dụng tăng huyết áp của thanh bì là thông qua kích thích thụ thể.

Tóm lại, các tác dụng dược lý có liên quan đến công năng sơ can lý khí, tiêu tích hoá trệ của thanh bì là giãn cơ trơn đường tiêu hoá, lợi mật, khứ đàm, bình suyễn… là căn cứ quan trọng trong điều trị các chứng ngực sườn đầy chướng, vú sưng đau, đau vùng thượng vị, trưng hà tích tụ. Thanh bì được ứng dụng trong điều trị viêm dạ dày cấp và mạn tính… thành phần hữu hiệu có tác dụng của thanh bì là hydroxyl forint và limonen.

Hương phụ

Là thân rễ đã loại bỏ rễ con và lông, phơi hay sấy khô của cây hương phụ vườn Cyperus rotundus L., hoặc cây hương phụ biển Cyperus stoloniferus Retz., họ Cói (Cyperaceae). Thành phần hoạt chất là tinh dầu, trong đó có cyperen I, II, cypero, isocyperol, limonen.., Ngoài ra còn triterpenoid, flavonoid và alcaloid.

Hương phụ có vị cay, hơi đắng, ngọt, tính bình, quy kinh can, tỳ, tâm tiêu, có công năng hành khí giải uất, điều kinh chỉ thống. Chủ trị can khí uất trệ, ngực sườn, bụng đầy chướng, thực tích không tiêu, sán khí phúc thống, u sưng tuyến vú (viêm tắc tuyến sữa), kinh nguyệt không đều, bế kinh thống kinh. Hương phụ có các tác dụng dược lý sau:

Tác dụng trên tử cung: tác dụng giãn cơ, giảm trương lực, giảm co thắt tử cung chó, mèo, thỏ, chuột lang cô lập đã mang thai hoặc chưa mang thai.

Tác dụng kiểu estrogen: tinh dầu hương phụ có tác dụng kiểu estrogen trên chuột cống trắng đã bị cắt bỏ buồng trứng. Tiêm dưới da hoặc đưa thuốc đường âm đạo đều có tác dụng thúc đẩy sừng hoá các tế bào biểu mô âm đạo, trong đó cyperen có tác dụng mạnh nhất. Tinh dầu hương phụ có hoạt tính kiểu estrogen nhẹ, trên phụ nữ bị đau đầu thời kỳ hành kinh có hiệu quả tốt.

Tác dụng trên cơ trơn đường tiêu hoả và khỉ quản: cắn chiết ethanol có tác dụng giãn cơ trơn một thỏ, cao chiết aceton đối kháng acetylcholin, gây thắt cơ trơn một thỏ, đối kháng với histamin gây co thắt cơ trơn khí quản chuột lang.

Lợi mật: dịch chiết nước hương phụ đưa vào hành tá hàng chuột cống trắng bình thường có tác dụng lợi mật mạnh, làm tăng tiết dịch mật, tăng lưu lượng mật. Đồng thời có tác dụng bảo vệ tế bào chức năng gan trên mô hình gây độc gan bằng CCt.

Giảm đau, chống viêm: cắn chiết ethanol tiêm dưới da làm tăng rõ rệt ngưỡng đau của chuột nhắt trắng. Thành phần a-cyperon trong hương phụ ức chế sinh tổng hợp prostaglandin mạnh, là một trong những thành phần có hoạt tính giảm đau. cắn chiết ethanol tiêm dưới da có tác dụng chống viêm cấp trên mô hình phù chân do carrageenan và formaldehyd gây ra rõ rệt.

Hạ sốt: cắn chiết ethanol hương phụ có tác dụng hạ sốt trên mô hình chuột cống trắng gây sốt thực nghiệm bằng nấm men. Tiêm phúc mạc tinh dầu hương phụ làm hạ thân nhiệt chuột cống trắng bình thường.

Tóm lại, công năng hành khí giải uất của hương phụ có liên quan đến các tác dụng giãn cơ trơn nội tạng, tăng bài tiết mật, giảm đau…đây là cơ sở áp dụng trong điều trị các chứng ngực bụng đầy chướng, thực tích không tiêu, .. Công năng điều kinh chỉ thống có liên quan đến tác dụng co tử cung, kháng viêm giảm đau và tác dụng kiểu estrogen. Hiện nay thường dùng điều trị kinh nguyệt không đều, thống kinh, viêm dạ dày, viêm loét dạ dày ruột (đau quặn). Các thành phần chính của cyperen, cyperol và limonene.
Độc tính và phản ứng bất lợi: dịch chiết ethanol, tinh dầu tiêm phúc mạc có LD50 lần lượt là 1,5 g/kg TT và 0,297 mL/kg TT trên chuột nhắt trắng.

Một số phương thuốc thường dùng

Chỉ truật hoàn

Chỉ truật hoàn xuất xứ từ “Nội ngoại thương biện hoặc luận”, gồm chỉ thực sao 30g, bạch truật 60g hợp thành. Chỉ truật hoàn có công năng kiện tỳ tiêu thực, hành khí hoá thấp, chủ trị các chứng tỳ hư khí trệ. Biểu hiện bụng đầy trướng đau, khó chịu, sau khi ăn có biểu hiện tăng lên dẫn đến chán ăn, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn và ói mửa. Do vậy, các nghiên cứu hiện đại về tác dụng của phương thuốc chủ yếu tập trung vào tác dụng trên
đường tiêu hoá như sa dạ dày, viêm dạ dày thần kinh, viêm dạ dày ruột mạn tính. Chi truật hoàn có các tác dụng dược lý:

Tác dụng trên hệ tiêu hóa:

+ Ảnh hưởng trên cơ trơn đường tiêu hoá: dịch chiết nước chỉ thực, bạch truật sắc riêng hay sắc chung đều làm tăng khả năng truyền tống của dạ dày chuột nhắt trắng bình thường và bị ức chế bởi atropin, hai vị thuốc có tác dụng hiệp đồng. Trên cơ trơn dạ dày, chỉ thực và bạch truật có tác dụng hỗ trợ cho nhau. Bạch truật tăng cường co bóp cơ ở đáy dạ dày (hang vị và môn vị), chỉ thực giảm sự co thắt cơ vòng, do vậy hỗ trợ sự truyền tống, làm sạch dạ dày, tác dụng này hữu ích trong điều trị các chứng biếng ăn.

+ Tác dụng trên điều tiết chức năng vị tràng: có tác dụng điều tiết chức năng dạ dày ruột, có khả năng cải thiện các chứng trạng trên mô hình chuột nhắt trắng tỳ vị hư nhược do rối loạn tiêu hoá, tăng rõ rệt sự thèm ăn ở chuột cống trắng.

Dùng riêng chỉ thực và bạch truật không làm tăng tiết dịch tiêu hoá ứng động vật thí nghiệm thông thường, nhưng sau khi phối hợp 2 vị thuốc có khả năng tăng tiết dịch tiêu hoá, đặc biệt là tăng tiết dịch vị.
Bảo vệ gan, lợi mật: phương thuốc có tác dụng tăng rõ rệt glycogen ở gan và hạ đường huyết trên chuột nhắt trắng bình thường, tăng tiết dịch mật ở chuột cống trắng và phòng ngừa giảm glycogen gây ra bởi Cl4.

Ngoài ra, phương thuốc còn cải thiện đáng kể khả năng thực bào và chịu đựng thiếu oxy của đại thực bào phúc mạc chuột nhắt trắng bình thường.

Tóm lại, các tác dụng dược lý có liên quan đến công năng kiện tỳ tiêu thực, hành khí hoá thấp của Chỉ truật hoàn là hưng phấn, tăng co bóp dạ dày ruột, điều tiết công năng vị tràng, bảo vệ gan, lợi mật… Ngoài ra, Chỉ truật hoàn còn có tác dụng tăng cường miễn dịch, tăng khả năng chịu đựng thiếu oxy…

1 thoughts on “Thuốc Lý Khí có tác dụng như thế nào? Vị thuốc, bài thuốc

  1. Đỗ Nguyễn Hoàng Anh says:

    “Lợi mật: dịch chiết nước hương phụ đưa vào hành tá hàng chuột cống trắng bình thường có tác dụng lợi mật mạnh, làm tăng tiết dịch mật, tăng lưu lượng mật. Đồng thời có tác dụng bảo vệ tế bào chức năng gan trên mô hình gây độc gan bằng CCt.” Chị ơi chị cho em xin nguồn của phần này được không ạ? Em tìm mà không thấy bài báo nào đề cập đến tác dụng lợi mật của Hương Phụ.
    (PS: Hình như hành tá tràng bị viết sai chính tả)

Để lại một bình luận (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 1 MB. You can upload: image. Drop file here