Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm thuốc Vintex tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Bài này nhà thuốc Ngọc Anh xin được trả lời cho các bạn câu hỏi: Vintex là thuốc gì? Thuốc Vintex có tác dụng gì? Thuốc Vintex giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.
Vintex là thuốc gì?
Vintex thuộc nhóm thuốc điều trị các bệnh đường tiêu hóa. Thuốc được bào chế dưới dạng dung dịch tiêm hộp 10 ống
Thành phần các chất có trong mỗi ống dung dịch tiêm
Hoạt chất hàm lượng Ranitidine hydrochloride hàm lượng 50 mg
Tá dược vừa đủ
Thuốc Vintex giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Thuốc Vintex hiện đang được bán tại nhà thuốc Ngọc Anh với giá 40.000 đồng/hộp
Sản phẩm do công ty cổ phần dược phẩm Vĩnh Phúc VINPHACO sản xuất
Thuốc được bán tại các nhà thuốc tư nhân, nhà thuốc bệnh viện, nhà thuốc phòng khám…
Tham khảo một số thuốc tương tự:
Thuốc Phenytoin 100mg do CTY CỔ PHẦN DƯỢC DANAPHA sản xuất.
Thuốc Warfarin do Crescent Pharma Ltd sản xuất.
Thuốc Gesmix cap do Hanlim Pharmaceutical Co., Ltd sản xuất.
Thuốc Arnetine® do MEDOCHEMIE LTD – AMPOULE INJECTABLE FACILITY sản xuất.
Tác dụng của thuốc Vintex
Ranitidine được biết đến là một chất đối kháng thụ thể H2 histamin
Ranitidine với tác dụng ức chế cạnh tranh Histamin ở thụ thể H2 của tế bào vách do đó có thể làm giảm lượng acid dịch vị tiết ra trong thời gian cả ngày lẫn đêm, ngay cả trong tình trạng bị kích thích bởi thức ăn, Insulin, Histamin Amino acid hoặc Pentagastrin.
Ranitidine được nghiên cứu là có tác dụng ức chế tiết acid dịch vị mạnh hơn Cimetidine từ 3 – 13 lần nhưng có ít tác dụng không mong muốn (ADR) hơn Cimetidine
Công dụng – Chỉ định
Thuốc Vintex thường được bác sĩ chỉ định trong điều trị các bệnh
Trường hợp bệnh nhân bị các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa như loét dạ dày lành tính, bệnh trào ngược thực quản, loét tá tràng, loét sau phẫu thuật, hội chứng Zollinger – Ellison
Thuốc được chỉ định dùng trong các trường hợp cần giảm tiết dịch vị hoặc giảm tiết acid như phòng chảy máu dạ dày – ruột gây ra do loét ở bệnh nhân bị stress nặng, phòng chảy máu tái phát ở bệnh nhân có tiền sử loét dạ dày – tá tràng đã xuất hiện xuất huyết
Ngoài ra, thuốc được dùng để dự phòng trước khi gây mê toàn thân ở bệnh nhân có nguy cơ hít phải acid (hay còn được gọi là hội chứng Mendelson). Đặc biệt ở bệnh nhân mang thai đang chuyển dạ.
Trong một số trường hợp bệnh nhân bị các triệu chứng khó tiêu cũng được chỉ định dùng Vintex
Cách dùng – Liều dùng
Cách dùng
Thuốc thường được chỉ định dùng theo đường tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch chậm hoặc truyền tĩnh mạch tùy theo từng trường hợp bệnh nhân
Liều dùng
Đối với đường tiêm bắp, bệnh nhân thường được chỉ định dùng với liều tiêm 50 mg (trong 2 ml dung dịch nước) và tiêm sau 6 – 8 giờ mỗi lần
Đối với đường tiêm tĩnh mạch chậm, thường dùng với liều 50 mg hòa tan thành 20 ml dung dịch, sau đó tiêm tĩnh mạch chậm trong tối thiểu 2 phút, tiêm sau 6 – 8 giờ mỗi lần
Đối với đường truyền tĩnh mạch, bệnh nhân thường được chỉ định dùng với liều 25 mg mỗi giờ và truyền trong 2 giờ, có thể truyền nhắc lại 6 – 8 giờ mỗi lần
Trong trường hợp dùng thuốc để đề phòng chảy máu khi loét dạ dày do stress ở bệnh nhân bị bệnh nặng, bệnh nhân có thể tiêm tĩnh mạch chậm ở liều 50 mg trong tối thiểu 2 phút, sau đó truyền liên tục với liều 125 – 250 mcg/kg thể trọng/giờ. Khi bệnh nhân đã ăn được có thể dùng với liều uống mỗi lần 150 mg, uống 2 lần mỗi ngày
Chống chỉ định
Không sử dụng thuốc Vintex gel cho bất kì bệnh nhân nào dị ứng với các thành phần của thuốc kể cả tá dược
Chống chỉ định với bệnh nhân suy gan thận, bệnh nhân rối loạn chuyển hóa porphyrin
Chống chỉ định với phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú. Trong trường hợp cần dùng thuốc, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định
Tác dụng phụ của thuốc Vintex
Các tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng thuốc Vintex là đau đầu, táo bón hoặc tiêu chảy, buồn nôn, nôn, dị ứng, phát ban, đau bụng…
Các triệu chứng của tác dụng phụ ít gặp hơn: viêm gan có hồi phục
Một số triệu chứng hiếm gặp đã được báo cáo: viêm tụy cấp, đau khớp, quá mẫn, đau cơ, mất bạch cầu hạt, nổi sần ngoài da, lú lẫn tâm thần có hồi phục, nhức đầu, chóng mắt, giảm bạch cầu và tiểu cầu có hồi phục,…
Chú ý và thận trọng khi sử dụng thuốc Vintex
Thận trọng khi dùng thuốc cho bệnh nhân suy thận, nếu phải sử dụng thuốc thì cần giảm liều; người bệnh suy gan nặng, bệnh nhân rối loạn chuyển hóa Porphyrin, bệnh nhân mắc bệnh tim (khi dùng thuốc bệnh nhân có nguy cơ chậm nhịp tim)
Đối với bệnh nhân bị suy thận nên tiêm liều thấp hoặc chỉ uống 1 liều 500mg vào các buổi tối, trong 4 – 8 tuần do ở bệnh nhân này ranitidin được đào thải qua thận, , nồng độ thuốc trong huyết tương tăng cao
Thận trọng khi tiêm nhanh Ranitidin do có thể gây nhịp tim chậm và đặc biệt ở những người bệnh có yếu tố dễ gây rối loạn nhịp tim
Không dùng hoặc nếu dùng cần thận trọng khi sử dụng Ranitidin cho người có tiền sử rối loạn chuyển hóa Porphyrin.
Thận trọng khi sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai do Ranitidin có thể qua được hàng rào nhau thai mặc dù trên thực tế, khi dùng với liều điều trị chưa thấy tác hại nào đến người mẹ mang thai cũng như thai nhi.
Cũng nên thận trọng khi dùng cho bà mẹ cho con bú do Ranitidin có thể bài tiết qua sữa.
Lưu ý khi sử dụng chung với thuốc khác
Hết sức lưu ý khi dùng đồng thời Vintex với các thuốc kháng Histamin H2 do các thuốc kháng histamin H2 có thể che lấp các triệu chứng của ung thư dạ dày và gây khó khăn trong chẩn đoán bệnh dạ dày. Do đó trước khi điều trị bằng Ranitidin cho bệnh nhân có loét dạ dày cần loại trừ khả năng bị ung thư
Tuy có tác dụng ức chế rất ít sự chuyển hóa ở gan của một số thuốc như các thuốc chống đông máu Diazepam, Cumarin, Theophylin, Propranolol nhưng cũng cần chú ý khi dùng chung các thuốc này với Vintex
Khi dùng chung Vintex với các thuốc Glipizid hoặc Cimetidin có thể gặp tác dụng hạ đường huyết tuy nhiên trường hợp này thường xảy ra không nhiều.
Dùng chung Vintex với Enoxaxin, Enoxaxin có thể bị giảm sinh khả tuy nhiên không quan trọng về mặt lâm sàng.
Các thuốc sau có thể bị giảm hấp thu khi dùng chung với Vintex: Ketoconazol, Fluconazol, Itraconazol do tác dụng giảm tính acid dạ dày của Ranitidin
Nồng độ Theophylin trong huyết thanh và độc tính tăng lên khi dùng phối hợp Vintex với Theophylin
Phối hợp Ranitidin với Clarithromycin có thể làm tăng nồng độ Ranitidin trong huyết tương
Propanthelin bromid khi dùng chung với Vintex có thể làm tăng nồng độ đỉnh của Ranitidin trong huyết thanh đồng thời làm chậm hấp thu. Điều này có thể lý giải do làm chậm sự chuyển vận thuốc qua dạ dày, do đó sinh khả dụng tương đối của Ranitidin tăng khoảng 23%.
Không thấy giảm hấp thu hay nồng độ đỉnh trong huyết tương của Ranitidin khi dùng cùng lúc Ranitidin với thức ăn hoặc với một liều thấp các thuốc kháng acid.
Cách xử trí quá liều, quên liều thuốc Vintex
Quên liều
Khi bệnh nhân nhớ ra quên liều, cân bổ sung liều. Tuy nhiên, nếu thời gian gần với liều tiếp theo thì nên bỏ qua liều đã quên và dùng liều tiếp theo. Tuyệt đối không dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã quên
Quá liều
Bệnh nhân khi sử dụng quá liều thuốc Vintex có thể hôn mê hoặc không thở được. Khi gặp trường hợp này, cần gọi cấp cứu ngay
Ngoài ra, nếu có bất kỳ triệu chứng nào khác nghi ngờ do quá liều thuốc, bệnh nhân cần liên hệ bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.