Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm thuốc Nimotop tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Bài này nhà thuốc Ngọc Anh xin được trả lời cho bạn các câu hỏi: Nimotop là thuốc gì? Thuốc Nimotop có tác dụng gì? Thuốc Nimotop giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.
Nimotop là thuốc gì?
Nimotop là thuốc có tác dụng trên tim mạch, chủ yếu trong hạ huyết áp thuộc nhóm thuốc chẹn kênh Calci
Thuốc được sản xuất bởi nhà sản xuất Bayer AG Germany – ĐỨC với dạng bào chế viên nén bao phim, viên nang mềm, dịch tiêm truyền, viên nén hoặc viên nang được chứa trong hộp 3 vỉ, mỗi vỉ chứa 10 viên
Thuốc Ninotop có thành phần chính là Nimodipin hàm lượng 30 mg đối với dạng uống và hàm lượng 10mg/ 50 ml đối với dạng tiêm truyền cùng với tá dược vừa đủ 1 viên hoặc 1 ống dung dịch tiêm truyền
Tuy nhiên dạng viên nén được sử dụng phổ biến hơn 2 loại dạng còn lại.
Đây là thuốc kê đơn, chỉ dùng khi có chỉ định của bác sĩ.
Thuốc Nimotop giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Nimotop khá phổ biến trong thị trường dược phẩm hiện nay, được phân phối đến nhiều nhà thuốc, quầy thuốc và các trung tâm thuốc. Người mua có thể dễ dàng tìm mua sản phẩm này . Tuy nhiên khi mua sản phẩm cần lựa chọn những địa chỉ nhà thuốc uy tín để mua được sản phẩm đảm bảo chất lượng với giá cả hợp lí
Nimotop hiện đang được phân phối bởi nhà thuốc Ngọc Anh với giá 550.000đ/hộp 3 vỉ x 10 viên nén.
Chúng tôi có giao hàng toàn quốc.
Tác dụng của thuốc Nimotop
Nimotop chứa thành phần chính là Nimodipin. Trong đó Nimodipin là thuốc thuộc nhóm dihydropyridin, có khả năng tương tác với kênh Calci ở vị trí gắn với 1,4-dihydropyridin và diltiazem trên cơ tim và trên thành mạch máu, đặc biệt là mạch não, từ đó ngăn chặn dòng Calci đi từ ngoài vào trong tế bào qua kênh Calci, làm tăng nồng độ Calci tự do trong tế bào, ở nồng độ cao, Calci liên kết với troponin C từ đó làm giảm sự ức chế phức hợp Actin-myosin-2 sợi chịu trách nhiệm cho nhiều loại chuyển động của tế bào với cơ chế chuyển đổi năng lượng hóa học được tích trữ trong phân tử ATP thành năng lượng cơ học,1 trong những chuyển động mà 2 sợi đó tạo ra là sự co cơ ở cơ tim,cơ trơn mạch máu, cơ xương,như vậy nồng độ Calci cao trong tế bào tạo điều kiện thuận lợi cho 2 sợi này hoạt động gây đáp ứng co ở cơ tim và cơ trơn mạch máu.
Nimodipin ức chế dài hạn kênh Calci ở cơ tim và cơ trơn thành mạch do đó làm giảm sự co bóp của tim, giảm hoạt động của tim, giảm hậu gánh, giảm tiêu thụ oxy cơ tim,ổn định nhịp tim, giãn mạch, giảm sức cản ngoại vi, hạ huyết áp. Ngoài ra do có cấu trúc thân dầu nên Nimodipin dễ qua hàng rào máu não và ưu tiên tác dụng lên hệ thống mạch mãu não làm giảm co mạch não, đặc biệt là tác dụng hiệu quả trên các mạch máu nhỏ, từ đó giảm thiểu nguy cơ thiếu máu cục bộ ở não, dự phòng nguy cơ co mạch sau chảy máu dưới màng nhện và quá tải dòng Calci ở các tế bào thần kinh bất thường chức năng sinh lí
Công dụng – Chỉ định
Với công dụng giãn mạch, đặc biệt là mạch não, thuốc được chỉ định chủ yếu trong dự phòng và điều trị các suy giảm thần kinh gây ra do thiếu máu cục bộ ở não, rối loạn dẫn truyền xung động thần kinh ở các tế bào thần kinh bị bệnh, một số bệnh thần kinh do tác động co mạch sau xuất huyết dưới màng nhện, suy giảm chức năng của hệ thần kinh trung ương ở người cao tuổi.
Cách dùng – Liều dùng
Cách dùng: thuốc được bào chế dưới dạng viên nén bao phim hoặc viên nang được chỉ định theo đường uống nguyên viên với nước sau ăn hoặc có thể cách xa bữa ăn, với dạng tiêm truyền thì cần dùng theo đường tiêm và dùng thuốc cho bệnh nhân cần có sự thực hiện của người có chuyên môn
Liều dùng: thay đổi theo đối tượng dùng thuốc và mục đích dùng thuốc
Suy giảm chức năng của hệ thần kinh trung ương ở người cao tuổi: uống 1 viên 30 mg 1 lần, ngày uống 3 lần
Phòng và điều trị thiếu máu não cục bộ sau xuất huyết dưới màng nhện: đầu tiên tiêm truyền không quá 14 ngày, sau dùng thuốc theo đường uống: uống 2 viên mỗi 4 giờ kéo dài trong 7 ngày
Tác dụng phụ của thuốc Nimotop
Thuốc có thể có 1 số tác dụng phụ sau:
Thần kinh: chóng mặt, nhức đầu, buồn ngủ vì thuốc dễ đi qua hàng rão máu não tác động lên hệ thống thần kinh trung ương nên tác dụng không mong muốn này rất hay gặp
Tiêu hóa: rối loạn tiêu hóa, đau bụng, buồn nôn, nôn, táo bón,…
Gan: tăng men gan
Tuần hoàn: giảm huyết áp đáng kể do giãn mạch,ngoại tâm thu, vã mồ hôi, giảm nhịp tim, đôi khi có tăng nhịp là do hậu quả của hạ huyết áp, giảm tiểu cầu rất hiếm gặp.
Tham khảo thêm ý kiến tư vấn của bác sĩ/dược sĩ về các tác dụng phụ có thể gặp để chủ động nhận diện và phòng ngừa
Trong trường hợp xuất hiện tác dụng phụ trong quá trình sử dụng thuốc cần thông báo cho bác sĩ điều trị để có hướng xử trí phù hợp.
Chống chỉ định
Chống chỉ định đối với những bệnh nhân quá mẫn với bất cứ thành phần nào của thuốc và tá dược
Chống chỉ định với những bệnh nhân có loạn nhịp chậm, suy tim nặng, nhồi máu cơ tim, trẻ em không được sử dụng thuốc này trừ khi có chỉ định của bác sĩ
Chống chỉ định với phụ nữ có thai và cho con bú
Để biết mình có khả năng sử dụng thuốc hay không cần cung cấp cho bác sĩ điều trị những tình trạng bệnh lí đang gặp phải.
Chú ý và thận trọng khi sử dụng thuốc Nimotop
Chú ý: đây là thuốc kê đơn, do đó khi sử dụng cần có sự đồng ý của bác sĩ điều trị và tuân thủ hướng dẫn sử dụng và các lưu ý của bác sĩ
Thân trọng với các đối tượng dùng thuốc là:
Những người có suy giảm chức năng gan, thận nặng
Trẻ em dưới 18 tuổi
Những người có động mạch chủ hẹp, suy tim nặng
Những người có chấn thương sọ não, tăng áp lực nội sọ, hay bất cử tổn thương ở não
Những người có các bệnh về đường hô hấp cấp/mạn tính
Những người cao tuổi có mắc kèm nhiều bệnh lí và dùng nhiều loại thuốc khác nhau.
Phụ nữ có thai: tuyệt đối không dùng trong 3 tháng đầu của thai kì,sau 3 tháng đầu, trong trường hợp bắt buộc cần cân nhắc giữa nguy cơ và lợi ích
Phụ nữ đang cho con bú: thận trọng khi sử dụng, có thể sử dụng 3-4 giờ trước khi cho con bú hoặc ngay sau khi cho con bú.
tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ để dùng thuốc phù hợp đối với từng đối tượng
Lưu ý khi sử dụng chung với thuốc khác
Tương tác thuốc có thể gây ra các tác dụng bất lợi cho thuốc điều trị như ảnh hưởng về tác dụng điều trị hay làm tăng các tác dụng không mong muốn, vì vậy người bệnh cần liệt kê những thuốc kê toa hoặc không kê toa cung cấp cho bác sĩ để tránh các tương tác bất lợi.
Một số tương tác thuốc thường gặp như:
Không dùng phối hợp với các thuốc điều trị tăng huyết áp khác, đặc biệt là các thuốc hạ huyết áp theo cơ chế chẹn kênh Calci có thể gây ra quá liều, nếu có dùng trước thuốc chẹn kênh Calci thì chỉnh liều cho phù hợp.
Không dùng phối hợp với các thuốc làm giảm chuyển hóa thuốc qua gan như erythromycin, cimetindin,… vì có thể làm tăng đáng kể nồng độ của Nimotop trong cơ thể và từ đó gây tăng độc tính
Không phối hợp với các thuốc làm tăng chuyển hóa qua gan như phenobarbital, phenytoin,… vì làm giảm đáng kể tác dụng của thuốc
Cách xử trí quá liều, quên liều thuốc Nimotop
Quá liều: ít gặp, chủ yếu do không tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ. Quá liều có thể xảy ra các biểu hiện loạn nhịp tim chậm, tụt huyết áp, phù mạch, chóng mặt, mệt mỏi, hoa mắt, nặng hơn có thể dẫn đến tăng đột ngột áp lực nội sọ, hôn mê. Khi xảy ra quá liều cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và cấp cứu kịp thời, các biện pháp có thể thực hiện là hỗ trợ chức năng hô hấp và tim mạch, tăng cường đào thải chất độc ra ngoài cơ thể bằng các biện pháp gây nôn, rửa dạ dày,… hoặc dùng một số các thuốc giải độc đặc hiệu.
Quên liều: uống sớm nhất có thể sau quên, liều sau uống như bình thường, không uống thuốc bù liều trước vào liều kế tiếp tránh quá liều
Tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ/dược sĩ khi có thắc mắc về thuốc cũng như cách dùng thuốc .
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.