Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm thuốc Losartan Stada tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Bài này nhà thuốc Ngọc Anh xin được trả lời cho bạn các câu hỏi: Losartan Stada là thuốc gì? Thuốc Losartan Stada có tác dụng gì? Thuốc Losartan Stada giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết:
Losartan Stada là thuốc gì?
Thuốc Losartan STADA – Điều trị tăng huyết áp.
Là 1 loại thuốc điều trị tăng huyết áp bán theo đơn có dược chất chính là losartan kali.
Mỗi viên nén bao phim Losartan STADA chứa:
- Dược chất: Losartan kali có hàm lượng 0.025 g.
- Tá dược vừa đủ1 viên (opady trăng sáp carnauba, Lactose ngậm nước, silica khan, tá dược trơn Magsi stearat, Crocrystalli Cellulose, tinh bột tiên họ hòa)
Được sản xuất bởi: Công ty TNHH LD STADA VN.
Thuốc Losartan Stada giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Thuốc được bán rộng rãi trên toàn quốc tại các nhà /quầy bán thuốc. Giá thuốc tính theo hộp, 1 hộp gồm 2 loại: 1 hộp 3 vỉ hoặc 10 vỉ, 1 vỉ 10 viên, thuốc được ép trong PVC/nhôm. Giá thay đổi khác nhau tùy từng cơ sở bán thuốc.
Đây là 1 loại thuốc bán theo đơn, bệnh nhân muốn mua thuốc cần có đơn thuốc của bác sĩ có chỉ định sử dụng bằng loại thuốc này.
Hiện nay Nhà thuốc Ngọc Anh có sẵn loại thuốc này đảm bảo chất lượng, tin dùng. Mỗi hộp thuốc có giá 90.000 đồng, bao gồm 3 vỉ x10 viên.
Khi đi mua thuốc phải mang theo đơn của bác sĩ.
Thuốc tương tự:
SaVi Losartan 100 sản xuất bởi CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM SAVI.
Tác dụng
Losartan bản thân và chất chuyển hóa của nó có tác dụng ngăn sự tác động gây co mạch và sự gây tiết aldosteron của angiotensin qua cơ chế ức chế 1 cách có chọn lọc sự gắn kết giữa angiotensin và thụ thể AT1 của nó ,tồn tại trong nhiều các mô (ví dụ: tuyến thượng thận),
Các chất chuyển hỏa có hoạt tính mạnh hơn losartan tiền chất gấp 10 – 40 lần tính theo trọng lượng và nó là một chất ức chế không cạnh tranh. Cả losartan và chất chuyển hỏa có hoạt tính của thuốc đều không là chất ức chế enzyme chuyển ACE ( loại enzyme có hoạt tính phân hủy bradykinin, và chuyên angiotensin I thành angiotensin ||). Ngoài ra, chúng cũng không có tác dụng gắn kết hay ngăn chặn các thụ thể hormon, hay các kênh ion điều hòa đóng vai trò quan trọng trong hệ tim mạch.
Công dụng – Chỉ định
Losarlan là loại thuốc kê đơn dùng cho người bệnh tăng huyết áp. Đặc biệt ở đối tượng khi dùng thuốc ức chế men chuyên angiotensin(ACEI) gây tác dụng phụ là ho, và trên bệnh nhân có phì đại tâm thất trái làm giảm nguy cơ đột quỵ.
Bệnh thận ở người bệnh bị đái tháo đường ( nồng độ creatinin trong huyết thanh trong khoảng từ 1,3 – 3,0 mg/dl kết hợp với cân nặng < 60 kg và 1,5 – 3,0 mg/dl trên nam giới > 60 kg và có protein niệu).
Thuốc cũng được dùng trong trường hợp suy tim và nhồi máu cơ tim.
Cách dùng – Liều dùng
Losartan STADA® 25mg được dùng qua đường uống.
Uống cả viên nguyên vẹn với lượng nước vừa đủ.
Tăng huyết áp:
Người lớn: Liều dùng được khuyến cáo 0.05g x 1 lần/ngày. Nếu cần thiết, có thể tăng liều lên đến 0.1 g x 1 lần/ngày hoặc chia làm 2 lần/ngày, không tăng liều quá cao.
Sau khi bắt đầu điều trị khoảng 3-6 tuần sẽ cho tác dụng hạ huyết áp lớn nhất.
Liều khởi đầu 1 viên x 1 lần/ngày được dùng cho bệnh nhân có thể tích dịch nội mạch giảm. Liều này cũng được khuyến cáo dùng cho bệnh nhân bị suy gan hoặc suy thận.
Trẻ em: Từ 6 tuổi trở lên bị tăng huyết áp khuyến cáo dùng liều đầu tiên 0,7 mg/kg x 1 lần/ngày, không vượt quá 50 mg và cân nhắc điều chỉnh liều tùy theo mức độ đáp ứng: mức liều cao hơn 1,4 mg/kg hoặc 100 mg/ngày chưa có nghiên cứu đầy đủ
Bệnh thận trên nguười bệnh đái tháo đường typ 2: Liều đầu tiên khuyến cáo 50 mg x 1 lần/ngày, chỉ tăng liều đến 100 mg x 1 lần/ngày phụ thuộc vào sự đáp ứng trên huyết áp của bệnh nhân.
Chống chỉ định
Bệnh nhân mẫn cảm với losartan kali hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.
Bệnh nhân có tiền sử dị ứng trước đó với thuốc.
Tác dụng phụ của thuốc
Thông báo ngay cho bác sĩ hoặc dược sĩ ngay nếu bạn xuất hiện các triệu chứng:
- Lơ mơ, mất kiểm soát, ngất.
- Đi tiểu rát, buốt.
- Nhịp tim rối loạn, da nhợt sắc.
- Đau tức ngực, khó thở.
- Kali máu cao biểu hiện qua nhịp tim chậm, mạch yếu, cảm giác tê tê các cơ quan bộ phận).
Tác dụng phụ thông thường có thể gặp như:
- Bị cúm hoặc có biểu hiện do lạnh như đau họng, nghẹt mũi, sốt cao.
- Ho khan không có đờm.
- Cảm giác mệt mỏi, suy nhược, khó ngủ.
- Rối loạn tiêu hóa.
- Đau chân , lưng, các cơ.
Chú ý và thận trọng khi sử dụng thuốc
Chú ý khi sử dụng losartantrên người bệnh có hẹp động mạch thận.
Nên giảm liều bệnh nhân suy thận và nên cân nhắc khi dùng trên người bệnh suy gan do thuốc được bài tiết chủ yếu qua đường nước tiểu và ống mật. Bệnh nhân giảm thể tích dịch nội mạch (ví dụ người dùng thuốc lợi tiểu liều cao) có thể xảy ra hạ huyết áp, nên điều chỉnh tình trạng giảm thể tích dịch nội mạch trước khi dùng thuốc, hoặc dùng liều khởi đầu thấp.
Do thuốc có thể gây tăng lượng kali trong máu, nên quan sát sát sao nồng độ kali huyết thanh đặc biệt trên đối tượng lớn tuổi, bệnh nhân suy giảm chức năng thận, hạn chế việc dùng cùng các thuốc lợi tiểu gây giữ kali.
Lưu ý khi sử dụng chung với thuốc khác
Trong các nghiên cứu lâm sàng được thực hiện về tương tác thuốc không ghi nhận sự tương tác dược động giữa losartan với warfarin, hydroclorothiazid, digoxin hay cimetidin.
Losartan được chuyển hóa qua CYP2C9 nên các thuốc tác dụng lên CYP này sẽ ảnh hưởng đến Losartan. Có thể kể đến rifampin, gây cảm ứng enzyme chuyển hóa thuốc, làm giảm nồng độ losartan và chất chuyển hóa có hoạt tính của nó trong máu. Fluconazol, thuốc tác dụng ức chế P450 2C9, làm giảm nồng độ chất chuyển hóa có hoạt tính đồng thời tăng nồng độ losartan trong máu.
Cách xử trí quá liều, quên liều thuốc
Các thông tin về trường hợp quả liều ở người còn ít. Biểu hiện thông thường nhất của quá liều là rối loạn nhịp tim nhanh hay gây huyết áp hạ. Tuy nhiên nhịp tim chậm cũng có thể do sự kích thích thần kinh thần kinh phế vị.
Nếu hạ huyết áp triệu chứng xảy ra, cần tiến hành các biện pháp điều trị hỗ trợ như loại bỏ thuốc gây nôn, rửa dạ dày, hỗ trợ hô hấp.
Phương pháp thẩm phân máu hiện nay chưa loại bỏ losartan hoặc chất chuyển hóa có hoạt tính.
Quên liều: Cần tuân thủ thuốc đầy đủ theo hướng dẫn. Khi quên 1 liều thì uống ngay khi nhớ ra hoặc bỏ qua liều quên tùy thời điểm, tuyệt đối không được uống bù liều..
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.