Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm thuốc Claminat 625 mg mg tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Bài này nhà thuốc Ngọc Anh xin được trả lời cho bạn các câu hỏi: Claminat 625 mg là thuốc gì? Thuốc Claminat 625 mg có tác dụng gì? Thuốc Claminat 625 mg giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.
Claminat 625 mg là thuốc gì?
Claminat 625 mg là một sản phẩm của công ty công ty cổ phần Dược phẩm IMEXPHARM, là thuốc kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn với 2 hoạt chất chính là Amoxicilin và Acid clavulanic.
Một gói thuốc Claminat 625 mg có chứa:
Hoạt chất Amoxicilin hàm lượng 500 mg.
Hoạt chất Acid clavulanic hàm lượng 125 mg.
Ngoài ra dòng sản phẩm Claminat còn có các dạng bào chế 500 mg/62.5 mg; 500 mg/125 mg; 250 mg/ 62.5 mg.
Thuốc Claminat 625 mg giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Một hộp thuốc Claminat 625 mg có 2 vỉ x 7 viên nén bao phim được bán phổ biến tại các cơ sở bán thuốc trên toàn quốc. Giá 1 hộp vào khoảng 75 000 VNĐ 1 hộp, hoặc có thể thay đổi tùy vào từng nhà thuốc.
Claminat 625 mg thuốc bán theo đơn, bệnh nhân mua thuốc cần mang theo đơn thuốc của bác sĩ.
Cần liên hệ những cơ sở uy tín để mua được sản phẩm tốt nhất, tránh thuốc kém chất lượng.
Một số sản phẩm tương tự:
Thuốc Claminat 500 mg/62.5 mg được sản xuất từ công ty cổ phần Dược phẩm IMEXPHARM.
Thuốc Claminat 250mg/31.25 mg được sản xuất từ công ty cổ phần Dược phẩm IMEXPHARM.
Thuốc Claminat 625 mg có tác dụng gì?
Với 2 dược chất Amoxicilin và Acid clavulanic, viên thuốc Claminat 625 mg mang đầy đủ những tác dụng dược lí của cả 2 chất này.
Amoxicilin là một kháng sinh được sử dụng rất phổ biến trên lâm sàng có tác dụng ức chế tổng hợp vách tế bào của vi khuẩn từ đó phá vỡ phần ngăn cách giữa môi trường ngoại bào và những phần chứa trong tế bào làm vi khuẩn vị tiêu diệt. Phổ kháng khuẩn của thuốc này rất rộng trên nhiều vi khuẩn gram dương và gram âm. Thuốc được hấp thu tốt qua đường tiêu hóa và ít bị ảnh hưởng bởi thức ăn. Nó đạt nồng độ đỉnh trong máu sau khoảng 2 giờ sau khi uống và sinh khả dụng rất cao đạt khoảng 90%.
Acid clavulanic là một chất có cấu trúc vòng beta-lactam nhưng không có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn như các kháng sinh nhóm beta-lactam. Tuy nhiên khi phối hợp acid clavulanic với Amoxicilin thì lại tạo ra tác dụng cộng hợp giúp Amoxicilin bền vững trước sự tấn công của enzym betalactamase của vi khuẩn tiết ra chống lại từ đó giúp kháng sinh Amoxicilin mở rộng thêm phổi kháng khuẩn.
Công dụng – Chỉ định
Trên lâm sàng thuốc Claminat 625 mg được sử dụng trong điều trị:
- Bệnh nhân bị Viêm phổi
- Bệnh nhân bị Viêm màng phổi
- Bệnh nhân bị Viêm thanh quản
- Bệnh nhân bị Viêm phế quản
- Bệnh nhân bị Viêm xoang
- Bệnh nhân bị Viêm tai giữa
- Bệnh nhân bị Viêm thận- bể thận
- Bệnh nhân bị Viêm bàng quang
- Bệnh nhân bị Viêm tủy xương
- Dự phòng nhiễm trùng sau phẫu thuật
- Nhiễm trùng sau khi sinh
Cách dùng – Liều dùng
Cách dùng:
Thuốc Claminat 625 mg được dùng đường uống, không được bẻ đôi hay nghiền ra thành bột để uống như thuốc bột.
Thời gian dùng thuốc tốt nhất cho bạn là lúc bắt đầu dùng bữa bởi nếu làm như vậy sẽ làm giảm được tình trạng không dung nạp thuốc ở dạ dày, ruột
Không nên kéo dàu quá trình sử dụng thuốc quá 2 tuần điều trị bởi có thể làm gia tăng tình trạng kháng thuốc của vi khuẩn trong cơ thể mà tình trạng bệnh nhân không được cải thiện thậm chí còn trầm trọng hơn.
Liều dùng:
Đối với người lớn và trẻ em cân nặng trên 40 mg: 1 ngày 3 lần, mỗi lần uống 1 viên.
Đối với trẻ em cân nặng dưới 40 kg: không nên sử dụng loại thuốc này khi không có người lớn bên cạnh.
Đối với bệnh nhân suy giảm chức năng thận: bac sĩ sẽ tính toán xác định lại chế độ liều và khoảng cách giữa các liều cho bệnh nhân này dựa trên chỉ số độ thanh thải creatinin của thận.
Chống chỉ định
Không sử dụng thuốc Claminat 625 mg cho bệnh nhân có tiền sử mẫn cảm với một trong các thành phần của thuốc; bệnh nhân có tiền sử suy gan cấp/ mạn tính.
Tác dụng phụ của thuốc Claminat 625 mg
Trong quá trình điều trị bằng thuốc Claminat 625 mg bạn có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn dưới đây:
- Rối loạn tiêu hóa: đi ngoài nhiều lần phân lỏng, đau bụng dưới, ăn không ngon, buồn nôn, nôn
- Thay đổi vị giác
- Suy giảm chức năng gan, vàng da ứ mật
- Sốt phát ban, hoa mắt, chóng mặt.
- Dị ứng nổi mề đay, ngứa rát
- Chảy máu chân răng, chảy máu cam
Chú ý và thận trọng khi sử dụng thuốc Claminat 625 mg
Trong trường hợp đang sử dụng thuốc mà trẻ bị tiêu chảy thì bạn đừng lo lắng quá vì rất có thể tiêu chảy này là do nguyên nhân tác dụng phụ của thuốc. Hãy tham khảo ý kiến của dược sĩ/bác sĩ để điều trị tiêu chảy tạm thời cho trẻ đồng thời vẫn tiếp tục sử dụng đúng liều kháng sinh ban đầu. Tác dụng không mong muốn sẽ sớm chấm dứt khi trẻ kết thúc đợt điều trị kháng sinh, khi đó ta có thể bổ sung lại cho trẻ men vi sinh để cân bằng lại hệ vi khuẩn đường ruột của trẻ.
Rất hiếm khi sử dụng thuốc Claminat 625 mg mà gây ra tình trạng sốc phản vệ tuy nhiên nếu gặp phải tình trạng khó thở, nổi mề đay toàn thân, tụt huyết áp hay bất tỉnh thì cần bệnh nhân đến bệnh viên ngay để điều trị cấp cứu.
Không nên sử dụng thuốc cho bệnh nhân nếu nghi ngờ tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn.
Tránh sử dụng thuôc này cho phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu thai kì; hạn chế sử dụng thuốc cho đối tượng phụ nữ đang cho con bú.
Lưu ý khi sử dụng chung với thuốc khác
Thận trọng khi sử dụng thuốc này cùng với các loại thuốc chống đông máu như clopidogrel do amoxicillin có khả năng tăng tác dụng của thuốc chống đông máu dùng đồng thời nguy cơ gây xuất huyết nội tạng, xuất huyết dưới da.
Thuốc probenecid có tác dụng làm giảm thải amoxicillin qua thận tuy nhiên nó lại không ảnh hưởng đến việc thải trừ acid clavulanic qua thận
Một số kháng sinh như acid fusidic, cloramphenicol có khả năng làm giảm hiệu quả điều trị của thuốc do đó không nên phối hợp các chất này với nhau.
Thuốc điều trị gout Allopurinol có thể làm tăng nguy cơ tác dụng phụ phát ban trên bệnh nhân do đó cần thận trọng kho phối hợp 2 loại thuốc này.
Cách sử trí quá liều, quên liều thuốc Claminat 625 mg
Khi sử dụng quá liều thuốc Claminat 625 mg có thể gây ra tình trạng choáng váng, nhức đầu, mệt mỏi, thay đổi huyết áp thậm chí hôn mê sâu do đo cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế nay để được các bác sĩ kịp thời xử trí. Nếu bệnh nhân vẫn còn tỉnh táo hãy gây nôn cho bênh nhân để hạn chế thuốc hấp thu vào máu.
Nếu bạn quên uống thuốc hãy uống nó ngay khi nhớ tuy nhiên nếu đã đến gần thời gian uống liều tiếp theo thì hãy uống liều tiếp theo, không nên uống 2 liều thuốc quá gần nhau.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.