Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm thuốc CKD Ceftizoxime inj.1g tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Bài này nhà thuốc Ngọc Anh xin được trả lời cho bạn các câu hỏi: CKD Ceftizoxime inj.1g là thuốc gì? Thuốc CKD Ceftizoxime inj.1g có tác dụng gì? Thuốc CKD Ceftizoxime inj.1g giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.
CKD Ceftizoxime inj.1g là thuốc gì?
CKD Ceftizoxime inj.1g là một sản phẩm do Chong Kun Dang Pharmaceutical Corp – HÀN QUỐC sản xuất, CKD Ceftizoxime inj.1g là thuốc thuộc nhóm điều trị kí sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, nhiễm virus và chống nấm nên thường được dùng trong các trường hợp viêm do nhiễm khuẩn các hệ cơ quan trong cơ thể như viêm nhiễm hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu, sinh dục…
CKD Ceftizoxime inj.1g được bào chế dạng thuốc bột pha tiêm chứa dược chất là Ceftizoxime có hàm lượng 1g kết hợp với một số tá dược khác giúp tăng hấp thu và phù hợp với dạng bào chế thuốc.
Thuốc CKD Ceftizoxime inj.1g giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Một hộp thuốc CKD Ceftizoxime inj.1g chứa 10 lọ, được bán phổ biến tại các cơ sở bán thuốc trên toàn quốc. Giá 1 hộp vào khoảng 68.000 vnđ, hoặc có thể thay đổi tùy vào từng nhà thuốc.
Hiện nay thuốc đang được bán tại nhà thuốc Ngọc Anh, giao hàng trên toàn quốc.
Thuốc CKD Ceftizoxime inj.1g là thuốc bán theo đơn, bệnh nhân mua thuốc cần mang theo đơn thuốc của bác sĩ.
Cần liên hệ những cơ sở uy tín để mua được sản phẩm thuốc CKD Ceftizoxime inj.1g tốt nhất, tránh thuốc kém chất lượng.
Tham khảo một số thuốc tương tự:
Thuốc Ceftibiotic 500 do Cổ phần Dược phẩm Tenamyd – VIỆT NAM sản xuất.
Thuốc Argelomag do công ty Cổ phần Dược mĩ phẩm CVI sản xuất.
Thuốc Goldasmo do công ty US Pharma USA sản xuất.
Tác dụng của thuốc CKD Ceftizoxime inj.1g
CKD Ceftizoxime inj.1g tác dụng dựa trên tác dụng dược lí của dược chất Ceftizoxim.
Ceftizoxim là một kháng sinh nhóm Cephalosporin với cấu trúc vòng betalactam và các nhóm thế đặc trưng nên thuốc được xếp vào thế hệ 3 và có phổ tác dụng rất rộng trên cả vi khuẩn gram dương, gram âm, vi khuẩn kị khí, vi khuẩn hiếu khí…Cũng trên cơ chế tác dụng vào quá trình tổng hợp màng tế bào vi khuẩn mà kháng sinh này đã trực tiếp tiêu diệt vi khuẩn và do cấu trúc hóa học có nhiều ái lực hơn với các loại vi khuẩn khác nhau nên nhóm này có tác dụng rộng trên nhiều chủng vi khuẩn.
Công dụng – Chỉ định
Thuốc CKD Ceftizoxime inj.1g thường được các bác sĩ chỉ định cho các trường hợp nhiễm khuẩn ở hầu hết các cơ quan trong cơ thể như nhiễm khuẩn đường hô háp ở bệnh nhân viêm phổi, viêm phế quản, viêm họng, viêm mũi…, nhiễm khuẩn tiêu hóa như viêm túi mật, viêm phúc mạc, nhiễm khuẩn tiết niệu như viêm ống thận, viêm cầu thận, viêm niệu quản, các nhiễm khuẩn khác như sinh dục hoặc một số trường hợp nhiễm khuẩn máu.
Cách dùng – Liều dùng
Cách dùng:
Dùng thuốc bằng đường tiêm bắp sâu hoặc tiêm tĩnh mạch chậm 3-5 phút nên bệnh nhân cần đến các cơ sở y tế để tiêm đảm bảo an toàn.
Khi tiêm cần đảm bảo vô trùng tại nơi tiêm và dụng cụ dùng tiêm.
Liều dùng
Liều dùng thuốc CKD Ceftizoxime inj.1g phụ thuộc vào tình trạng mức độ bệnh lí và độ tuổi:
Với bệnh nhân là người lớn bình thường mỗi liều 1-2 g khoảng cách đưa thuốc là 8-12 giờ.
Khi nhiễm khuẩn nặng tiêm tĩnh mạch chậm 2-4g khoảng đưa thuốc có thể là 8 giờ. Trong nhiễm trùng nghiêm trọng đe dọa tính mạng, có thể tăng liều lên 2g với hoảng cách đưa thuốc là 4 giờ.
Với trẻ em trên 6 tháng tuổi dùng thuốc theo cân nặng nghĩa là 50mg/1 kg cân nặng và khoảng cách đưa thuốc là 6-8 giờ.
Khi điều trị nhiễm trùng tiết niệu không biến chứng thì có thể dùng liều 500mg với khoảng cách đưa thuốc là 12 giờ.
Khi điều trị bệnh lậu không biến chứng dùng liều tiêm bắp 1g duy nhất trong ngày.
Ở bệnh nhân suy thậncần được hiệu chỉnh liều phù hợp: liều tấn công là 0,5-1g, liều duy trì điều chỉnh theo độ thanh thải creatinine (CC) và mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng.
Do khả năng dung nạp và đáp ứng với thuốc của mỗi người khác nhau nên tham khảo ý kiến bác sĩ và tuân thủ theo liều dùng được chỉ định.
Chống chỉ định
Thuốc CKD Ceftizoxime inj.1g chống chỉ định với những bệnh nhân mẫn cảm với tất cả những thành phần của thuốc bao gồm cả tá dược.
Không dùng thuốc với bệnh nhân có tiền sử mẫn cảm với các thuốc cùng nhóm Cephalossporin hoặc các bệnh nhân dị ứng với Penicillin.
Tác dụng phụ của thuốc CKD Ceftizoxime inj.1g
Thuốc CKD Ceftizoxime inj.1g có nhiều tác dụng phụ với các mức độ khác nhau:
Có thể gặp một số rối loạn nhẹ của cơ thể như: rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, đau bụng, đau đầu, buồn nôn, táo bón, mệt mỏi, nổi mẩn…
Nghiêm trọng hơn là các biểu hiện xuất huyết tiêu hóa, tăng men gan, tăng creatinin máu, thiếu máu, giảm bạch cầu, viêm đường âm đạo…
Cũng có khả năng gặp tác dụng phụ rất nguy hiểm như sốc phản vệ, suy hô hấp, suy tuần hoàn nhưng rất hiếm và chủ yếu gặp ở bệnh nhân quá mẫn cảm với thành phần của thuốc
Các tác dụng phụ trên đây không phải là tất cả nên khi gặp bất kì biểu hiện bất thường không mong muốn trong thời gian sử dụng thuốc cần thông báo với bác sĩ để có những điều chỉnh kịp thời.
Chú ý và thận trọng khi sử dụng thuốc CKD Ceftizoxime inj.1g
Cần thận trọng khi sử dụng với bệnh nhân là trẻ em, người già và đặc biệt là các bệnh nhân mặc bệnh thận vì thuốc đào thải chủ yếu qua thận nên dùng thuốc với những đối tượng trên phải chú ý theo dõi các biểu hiện.
Không nên sử dụng thuốc với những bệnh nhân là phụ nữ có thai hoặc bà mẹ đang cho con bú vì thuốc có thể qua hàng rào nhau thai hoặc sữa mẹ gây hại đến trẻ, nếu phải bắt buộc sử dụng cần đặc biệt lưu ý theo dõi các biểu hiện thay đổi và xử lí kịp thời.
Lưu ý khi sử dụng chung với thuốc khác
CKD Ceftizoxime inj.1g là thuốc có tương tác với Probenecid, khi kết hợp hai thuốc này sẽ gây giảm độ thanh thải CKD Ceftizoxime inj.1g qua thận có thể gây quá liều kháng sinh này.
Ngoài ra CKD Ceftizoxime inj.1g còn tương tác với Aminoglycosid và tăng nguy cơ gây độc trên thận của thuốc này.
Vì thế, tránh kết hợp với các thuốc trên và cần thông báo với bác sĩ những bệnh lí hoặc những thuốc đang sử dụng để lựa chọn thuốc hoặc điều chỉnh hợp lí tránh tương tác.
Không nên sử dụng thuốc cùng rượu, cà phê hoặc đồ uống có cồn.
Cách xử trí quá liều, quên liều thuốc CKD Ceftizoxime inj.1g
Quá liều: Hay gặp nhất trong biểu hiện của quá liều thuốc là rối loạn tiêu hóa, đau bụng, khó chịu, buồn nôn, tiêu chảy kéo dài, đặc biệt là bệnh viêm đại tràng giả mạc…
Cần cho ngay bệnh nhân đến gặp bác sĩ hoặc chuyên gia y khoa để được tư vấn cách xử lí kịp thời.
Quên liều: tránh quên liều.
Nếu quên liều, bệnh nhân cần bỏ qua liều đã quên, nghiêm cấm uống chồng liều với liều sau nếu không có chỉ định của bác sĩ.