Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm Bicefnir 125mg tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Bài này nhà thuốc Ngọc Anh xin được trả lời cho bạn các câu hỏi: Bicefnir 125mg là thuốc gì? Thuốc Bicefnir 125mg có tác dụng gì? Thuốc Bicefnir 125mg giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.
Bicefnir 125mg là thuốc gì?
Bicefnir 125mg là thuốc kháng sinh thuộc nhóm cephalosporin thế hệ 3. Bicefnir 125mg là một sản phẩm của Công ty cổ phần dược phẩm trung ương VIDIFA, được bào chế dưới dạng hỗn dịch uống.
Bicefnir 125mg chứa dược chất chính là Cefdinir với hàm lượng 125mg và kết hợp cùng với các tá dược: Natri citrat, natri CMC, aerosil, natri benzoat, aspartam, magnesi stearat, lactose monohydrate, bột hương vị trái cây, crospovidone, manitol vừa đủ 1 viên.
Thuốc Bicefnir 125mg giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Một hộp thuốc Bicefnir 125mg có 10 gói, mỗi gói chứa hàm lượng 1500mg, được bán phổ biến tại các cơ sở bán thuốc trên toàn quốc. Giá 1 hộp vào khoảng 50.000 vnđ, hoặc có thể thay đổi tùy vào từng nhà thuốc
Hiện nay thuốc đang được bán tại nhà thuốc Ngọc Anh, giao hàng trên toàn quốc.
Bicefnir 125mg là thuốc bán theo đơn, bệnh nhân mua thuốc cần mang theo đơn thuốc của bác sĩ.
Cần liên hệ những nhà thuốc uy tín để mua được sản phẩm thuốc Bicefnir 125mg tốt nhất, tránh hàng giả, hàng kém chất lượng.
Tác dụng
Vì nó thuộc nhóm kháng sinh cephalosporin nên nó có tác dụng ức chế tổng hợp màng tế bào vi khuẩn. Mặt khác, Cefdinir bền với một số enzym beta-lactamase.
Trong điều kiện in vitro và trong lâm sàng, phổ tác dụng vi khuẩn của Cefdinir như:
- Các vi khuẩn Gram (+) hiếu khí như Staphylococcus aureus (kể cả các chủng sinh enzym beta-lactamase), Streptococcus pneumoniae (chủng nhạy cảm với penicillin), Streptococcus pyogenes.
- Các vi khuẩn Gram (-) hiếu khí như: Haemophilus influenzae. Haemophilus
parainfluenzae, Moraxella catarrhalis (kể cả các chủng sinh enzym beta-lactamase).
Bên cạnh đó, không sử dụng được Cefdinir ở các loài Pseudomonas, Enterobacter species, Staphylococci kháng methicillin và các vi khuẩn yếm khí.
Công dụng – Chỉ định
Thuốc Bicefnir 125mg có thành phần chính là Cefdinir được các bác sĩ chỉ định trong những trường hợp:
- Bệnh nhân mắc các bệnh tai – mũi – họng như bị viêm amiđan, viêm họng, viêm tai giữa cấp, viêm xoang.
- Bệnh nhân mắc bệnh phổi như bị viêm phổi cấp và các đợt cấp trong viêm phế quản mạn tính.
- Bệnh nhân mắc bệnh ở da và mô mềm như: nhiễm trùng cấu trúc da và nhiễm trùng da không biến chứng.
Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu muốn dùng cho mục đích khác.
Cách dùng và liều dùng
Cách dùng
Người bệnh nên lắc kỹ gói Bicefnir 125mg trước khi sử dụng để dung dịch có thể trộn đều và nên uống trực tiếp.
Người bệnh sử dụng thuốc Bicefnir 125mg cần dùng theo sự chỉ định của bác sĩ.
Liều lượng
Tùy vào thể trạng cơ thể bệnh nhân, tuổi tác, cân nặng mà liều lượng có thể được điều chỉnh để phù hợp với bệnh nhân.
Đối với đối tượng bệnh nhân bị suy thận dưới 13 tuổi có độ thanh thải creatinin ít hơn 30 ml/phút cần uống 7mg/kg trong 1 ngày, ngày 1 lần.
Đối với đối tượng trẻ em từ 6 tháng đến 12 tuổi cần uống 14mg/kg trong 1 ngày, liều tối đa sử dụng trong 1 ngày là 600mg. Cần duy trì điều trị trong 5 – 10 ngày.
Đối với đối tượng trẻ em dưới 6 tháng tuổi thì không được dùng do chưa có dạng bào chế không phù hợp trên đối tượng này.
Chống chỉ định
Bicefnir 125mg không dùng cho những bệnh nhân mẫn cảm với các thành phần của thuốc, đặc biệt là hoạt chất Cefdinir. Nếu xảy ra tình trạng quá mẫn nên đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế gần nhất.
Chống chỉ định sử dụng thuốc đối với đối tượng là trẻ em dưới 6 tháng tuổiVì vậy, việc dùng thuốc ở đối tượng trên cần được xem xét và tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa hoặc dược sĩ để tránh khỏi những rủi ro không đáng có.
Tác dụng phụ của thuốc Bicefnir 125mg
Bicefnir 125mg có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn khi sử dụng.
Có thể gặp 1 số triệu chứng lâm sàng trên bệnh nhân trong quá trình sử dụng thuốc như:
- Các bệnh ở da và mô mềm: Hội chứng Steven – Johnson, viêm da tróc vảy, ban đỏ đa hình, nốt đỏ, hoại tử biểu bì nhiễm độc.
- Bệnh về máu: Bệnh huyết thanh.
- Bệnh ở mắt, miệng: Viêm miệng, viêm kết mạc.
- Các bệnh về gan: Viêm gan cấp/kịch phát, vàng da, ứ mật, suy gan.
- Amylase tăng, phù mặt và thanh quản, sốc phản vệ, cảm giác khó thở.
- Các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa: Viêm ruột, viêm kết tràng xuất huyết, đại tiện máu đen, viêm kết tràng giả mạc, viêm kết tràng cấp, tiêu chảy lẫn máu, khuynh hướng xuất huyết, tắc ruột, mất ý thức, xuất huyết tiêu hóa trên, loét tiêu hóa.
- Thận: Thay đổi huyết học, suy thận.
- Các bệnh liên quan đến phổi và đường hô hấp: Suy hô hấp cấp, viêm phổi tăng bạch cầu ưa eosin, viêm phổi kẽ tự phát, cơn hen, viêm phổi do thuốc.
- Các bệnh liên quan đến tuần hoàn: Viêm mạch dị ứng, tiêu cơ vân, nhồi máu cơ tim, cao huyết áp, suy tim, đau ngực, vận động tự ý.
- Các xét nghiệm Coomb, cetone/glucose trong nước tiểu cho ra kết quả dương tính giả.
Nếu có bất kỳ biểu hiện triệu chứng nào bất thường, hãy thông báo ngay với bác sĩ để được cấp cứu kịp thời.
Chú ý và thận trọng khi sử dụng thuốc Bicefnir 125mg
Thận trọng đối với bệnh nhân có tiền sử quá mẫn penicillin,cefdinir, cephalosporin khác, thuốc khác.
Thận trọng đối với bệnh nhân dùng cefdinir dài ngày vì tiềm ẩn khả năng làm phát triển quá mức các vi khuẩn không nhạy cảm
Thận trọng đối với bệnh nhân có tiền sử viêm đại tràng, suy thận.
Thận trọng khi sử dụng với phụ nữ có thai vì chưa xác định được ảnh hưởng của thuốc lên cơ thể mẹ và bé.
Lưu ý khi sử dụng chung với thuốc khác
Khi dùng chung Cefdinir với các thuốc kháng acid và các chế phẩm chứa sắt sẽ làm cơ thể giảm hấp thu thuốc.
Khi dùng chung Cefdinir với Probenecid ức chế thải trừ Cefdinir qua thận.
Nếu bệnh nhân thấy biểu hiện lâm sàng gì bất thường trong quá trình kết hợp thuốc thì cần phải đến cơ sở y tế gần nhất.
Cách xử trí quá liều và quên liều thuốc Bicefnir 125mg
Làm gì khi dùng quá liều?
Chưa có nghiên cứu cụ thể về các triệu chứng trên cơ thể người. Nhưng đã có 1 số báo cáo về các triệu chứng như buồn nôn, nôn, đau thượng vị, tiêu chảy và co giật.
Các hướng xử lý cho bác sĩ sử dụng ở trường hợp này như:
- Nên tiến hành rửa dạ dày để loại phần thuốc thừa trong dạ dày, các biện pháp đặc hiệu thì chưa có.
- Trong trường hợp có tổn thương chức năng thận, thẩm tách máu có thể làm giảm nồng độ Cefdinir.
Trong trường hợp khẩn cấp, phải gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến bệnh viện địa phương gần nhất.
Làm gì nếu quên 1 liều?
Bổ sung ngay lập tức khi nhớ ra.
Tuy nhiên, nếu thời gian giãn cách với liều tiếp theo quá ngắn so với chỉ định thì bỏ qua liều đã quên và tiếp tục dùng thuốc đúng lịch trình. Không được phép dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã quên.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.