Tổng quan về bệnh viêm phổi kẽ: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

Xuất bản: UTC +7

Cập nhật lần cuối: UTC +7

Bệnh viêm phổi kẽ là gì?

nhathuocngocanh.com – Hầu như ở độ tuổi trung niên người bệnh thường hay có biểu hiện ho khan, khó thở được gây ra bởi các tổn thương từ cơ quan chức năng phổi hay còn được gọi là bệnh viêm phổi kẽ. Vậy triệu chứng, phương pháp điều trị, cách phòng bệnh viêm phổi kẽ như thế nào? Hãy cùng nhà thuốc Ngọc Anh tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Bệnh viêm phổi kẽ là gì?

Bệnh viêm phổi kẽ có tên gọi khác là bệnh phổi nhu mô lan tỏa, xơ hóa phế nang vô căn hay viêm phế nang. Đây là tên gọi chung của nhóm bệnh lý gây nên tổn thương các mô kẽ của phổi. Các bệnh phổi kẽ thường có chung một số triệu chứng lâm sàng, diễn biến mãn tính, dễ dẫn đến xơ phổi và cuối cùng là làm suy giảm khả năng thở của cơ thể. Các bệnh di truyền từ nhóm bệnh phổi kẽ thường xảy ra ở những người trong độ tuổi từ 20 đến 40. Dấu hiệu xơ phổi vô căn xảy ra ở những người trên 50 tuổi.

Bệnh viêm phổi kẽ là gì?
Bệnh viêm phổi kẽ là gì?

Nguyên nhân mắc bệnh viêm phổi kẽ

Virus, nấm, vi khuẩn là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh phổi kẽ. Thông thường, khi phổi bị tổn thương, cơ quan này  tự sản xuất đủ mô khỏe mạnh để bù đắp  tổn thương. Vì thế, viêm phổi kẽ gây ảnh hưởng đến việc trao đổi oxy và quá trình cung cấp oxy trong máu.

Ngoài ra, một số nguyên nhân mắc bệnh viêm phổi kẽ là do yếu tố bên ngoài gây tác động như:

  • Môi trường và nghề nghiệp: Môi trường làm việc lâu dài bị ô nhiễm không khí, chứa nhiều hóa chất độc hại khi tiếp xúc.
  • Thuốc điều trị và nguồn bức xạ: Nhiều loại thuốc  được chứng minh là có tác dụng phụ trên phổi cũng có thể gây ra bệnh phổi kẽ, chẳng hạn như: thuốc tim như Amiodarone, Propranolol, Chemo hoặc các tác nhân điều trị  miễn dịch như: Kháng sinh Cyclophosphamide, Methotrexate,… Bức xạ năng lượng khi dùng trong điều trị ung thư phổi, ung thư vú có thể dẫn đến tổn thương mô phổi ở các mức độ khác nhau. Bệnh phổi mô kẽ có thể bắt đầu sau nhiều năm tiếp xúc với nguồn bức xạ.
  • Bệnh lý đang điều trị khác: Một vài tổn thương trên phổi có thể liên quan đến các bệnh tự miễn khó điều trị như: Viêm khớp, viêm cơ, đau cơ, bệnh viêm mô liên kết, bệnh u hạt, lupus ban đỏ. Trong các loại bệnh tự miễn dịch này, hệ thống miễn dịch nghĩ rằng các tế bào mô kẽ phổi  là vật lạ và tấn công chúng, gây ra tổn thương trên phổi.
  • Bệnh nhân dễ mắc bệnh phổi kẽ : người lớn tuổi có nguy cơ mắc bệnh phổi kẽ cao hơn trẻ nhỏ. Bệnh phổi kẽ ở người lớn thướng gặp hơn bởi họ dễ dàng tiếp xúc với hóa chất, chất gây nghiện, khói bụi trong môi trường nên tăng nguy cơ mắc bệnh phổi. Tuy nhiên, một vài bệnh nhân mắc viêm phổi kẽ có liên quan đến yếu tố di truyền từ thế hệ trước hoặc anh em ruột thịt. Ngoài ra, hút thuốc lá thường xuyên cũng đẩy nhanh quá trình mắc bệnh lý về phổi. ((Interstitial lung disease, Mayo Clinic, Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2021))

Triệu chứng của bệnh viêm phổi kẽ

Triệu chứng của bệnh viêm phổi kẽ được thể hiện rõ rệt như sau:

  • Gặp khó khăn trong việc hô hấp, hít thở hàng ngày.
  • Đau, tức ngực bất thường.
  • Ho khan, có thể nặng hơn là ho có máu.
  • Đau khớp, đau ngón tay dùi trống.
  • Sút cân, xuất hiện hạch ngoại vi.
  • Tuy nhiên cần chẩn đoán và theo dõi kỹ lưỡng, tránh nhầm lẫn với bệnh tắc nghẽn phổi mạn tính với những triệu chứng điển hình.
Triệu chứng của bệnh viêm phổi kẽ
Triệu chứng của bệnh viêm phổi kẽ

Một số bệnh viêm phổi kẽ thường gặp

Xơ hóa phổi vô căn

Bệnh xơ phổi vô căn là bệnh phổi mô kẽ chưa rõ căn nguyên, gây nên tổn thương mô bệnh học là viêm mô kẽ lan tỏa và xơ phổi. Căn bệnh này thường xảy ra ở những người trong độ tuổi từ 50 đến 70. Bệnh nhân xơ hóa phổi vô căn thường gặp triệu chứng da bị tím tái, thiếu khí oxy, khó thở kéo dài, bệnh tim phổi mãn tính, tăng áp động mạch phổi và suy tim.Thời gian sống của người mắc bệnh xơ hóa phổi vô căn thường không quá 5 năm.

Viêm phổi tăng cảm

Bệnh xảy ra khi hít phải bụi hữu cơ trong thời gian dài với sự tham gia của phản ứng miễn dịch và tổn thương các kẽ. Tùy theo mức độ và thời gian, bệnh viêm phổi quá mẫn được chia thành các dạng: cấp tính, bán cấp tính và mạn tính.

Cấp tính: Là dạng phổ biến nhất với các triệu chứng như sốt, ớn lạnh, buồn nôn, mệt mỏi và khó thở (dễ nhầm  với bệnh nhiễm vi rút hoặc vi khuẩn). Điều trị bệnh chủ yếu là điều trị triệu chứng và làm gián đoạn việc tiếp xúc với mầm bệnh. Điều này khiến bệnh  tự khỏi sau khoảng 12 giờ hoặc vài ngày, nếu bạn lại tiếp xúc  với bụi hữu cơ, bệnh có thể tái phát.

Bán cấp tính: diễn tiến chậm với các triệu chứng như khạc đờm, mệt mỏi, khó thở, sụt cân. Nếu ngừng tiếp xúc với bụi hữu cơ trong quá trình điều trị, bệnh nhân có thể hồi phục hoàn toàn trong vài tuần đến vài tháng. Ngoài ra, có thể dùng corticosteroid cho bệnh nhân viêm phổi quá mẫn bán cấp.

Mạn tính: Bệnh bắt đầu mãn tính với các triệu chứng như khạc đờm, khó thở, mệt mỏi, sụt cân và nhào lộn. Nếu ngừng tiếp xúc với mầm bệnh, bệnh có thể thuyên giảm phần nào. Điều trị tiếp tục bằng việc sử dụng corticosteroid.

Viêm phổi kẽ tế bào lympho

Viêm phổi kẽ bạch huyết (viết tắt là LIP) – sự xâm nhập của tế bào lympho vào bên trong mô kẽ phế nang mà  chưa xác định rõ nguyên nhân. Các dấu hiệu và triệu chứng điển hình bao gồm ho, khó thở tăng dần. Chẩn đoán dựa trên bệnh sử, khám sức khỏe, hình ảnh và sinh thiết phổi. Điều trị bằng corticosteroid, thuốc  độc tế bào, hoặc cả hai. IPL là một dạng  viêm phổi kẽ vô căn hiếm gặp, được đặc trưng bởi sự xâm nhập của các tế bào lympho và tế bào huyết tương nhỏ  vào phế nang và thành phế nang. Có thể có u hạt dị dạng, không hoại tử. Nó có thể có mặt, nhưng nó hiếm  và không đáng kể. Tuy nhiên LIP là nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh phổi viêm phổi ở trẻ em nhiễm HIV và là  bệnh  xác định AIDS ở khoảng một nửa số ca nhiễm HIV.

Viêm phổi kẽ tế bào không đặc hiệu

Viêm phổi kẽ  không đặc hiệu là bệnh viêm phổi kẽ nguyên phát, chủ yếu xảy ra ở phụ nữ, người không hút thuốc và đa số là phụ nữ từ 40 đến 50 tuổi. Bệnh viêm phổi kẽ  không đặc hiệu (NO) là một dạng  bệnh phổi kẽ vô căn hiếm gặp. Tuy nhiên, một đợt bệnh  tương tự có thể xảy ra ở những bệnh nhân bị rối loạn mô liên kết (đặc biệt là bệnh xơ cứng bì toàn thân hoặc viêm da cơ). Các triệu chứng về thể trạng không thường xuyên, tuy vậy có thể xảy ra sốt nhẹ và gây cảm giác khó chịu.

Hình ảnh X-quang của viêm phổi kẽ
Hình ảnh X-quang của viêm phổi kẽ

Viêm phổi tăng bạch cầu ái toan

Viêm phổi tăng bạch cầu ái toan là tình trạng nhu mô phổi tăng tiết bạch cầu ái toan dẫn đến vách ngăn phế nang bị viêm và lan rộng trong khoang phổi. Hiện chưa rõ nguyên nhân về viêm phổi tăng bạch cầu ái toan. Tuy nhiên vẫn có thể chẩn đoán bằng cách sinh thiết phổi hoặc dịch rửa phế quản, phế nang. ((Matthew Hoffman, MD, Interstitial Lung Disease (ILD), WebMD, Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2021))

Phương pháp điều trị bệnh viêm phổi kẽ hiệu quả

Phương pháp điều trị bệnh viêm phổi kẽ hiệu quả thường được sử dụng phổ biến trong y học như:

  • Uống thuốc điều trị: Người bệnh sau khi được phát hiện và chẩn đoán bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc theo đơn và theo thời gian nhất định. Một số loại thuốc như chống viêm, chống xơ phổi, liều lượng tùy thuộc vào nguyên nhân và triệu chứng gây bệnh.
  • Hỗ trợ với khí oxy: Kết hợp sử dụng bình, khí thở oxy hỗ trợ sẽ giúp người bệnh có thể hô hấp tốt hơn, giảm thiểu quá trình biến chứng và hạ huyết áp do oxy trong máu thấp.
  • Phẫu thuật: Nếu bệnh nhân sau khi chữa trị với phương pháp trên không có hiệu quả hay chuyển biến tích cực, có thể được theo dõi sát sao và được chỉ định phẫu thuật cấy ghép phổi.

Phòng ngừa bệnh viêm phổi kẽ đúng cách

Việc sinh hoạt khoa học, lành mạnh sẽ giúp người bệnh viêm phổi kẽ có thêm sức đề kháng và khả năng ngăn ngừa biến chứng. Không chỉ vậy, đây cũng là một trong những phương pháp phòng ngừa bệnh viêm phổi kẽ đúng cách.

Ngưng sử dụng thuốc lá hoặc hạn chế tiếp xúc lâu dài với khói thuốc lá.

Đảm bảo chế độ ăn uống, nghỉ ngơi đúng cách, khoa học.

Tiêm chủng định kỳ hàng năm.

Nâng cao các hoạt động thể thao phù hợp với từng độ tuổi.

Bệnh viêm phổi kẽ gây ảnh hưởng khá lớn đối với đời sống của bệnh nhân. Vì thế, nếu phát hiện các triệu chứng nghi ngờ bị bệnh cần đi khám sớm nhất để được chẩn đoán và có phương án điều trị hiệu quả.

Câu hỏi thường gặp khi mắc bệnh viêm phổi kẽ

Một vài câu hỏi thường gặp khi mắc bệnh viêm phổi kẽ khiến người bệnh không khỏi lo lắng như:

Mắc bệnh viêm phổi kẽ sống được mấy năm?

Ở thời điểm hiện tại, số liệu về tiên lượng sống qua từng năm của bệnh nhân mắc viêm phổi kẽ chưa được thống kê chi tiết. Tuy nhiên, hầu hết bệnh nhân đã được phát hiện và điều trị kịp thời có thể sống từ 10 – hơn 50 năm; Còn lại 3 – 5% bệnh nhân tử vong do khối u phát triển ác tính.

Bệnh viêm phổi kẽ chữa được không?

Viêm phổi kẽ là một trong những bệnh lý nguy hiểm, gây ảnh hưởng không nhỏ đến phổi. Nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách, người bệnh sẽ dần dần hồi phục từ 4 – 15 tuần.

Bệnh viêm phổi kẽ chữa được không?
Bệnh viêm phổi kẽ chữa được không?

Viêm phổi kẽ có lây không?

Theo các chuyên gia y tế, bệnh viêm phổi kẽ có tính lây lan và có khả năng phát tán qua con đường hô hấp như hắt hơi, giao tiếp thường nhật hay dùng chung bàn chải, bát đũa, cốc uống nước,… Để tránh trường hợp này xảy ra, người nhà cần lưu ý vệ sinh tay với xà phòng diệt khuẩn thường xuyên, không nên dùng chung đồ cá nhân với người bệnh để tránh lây nhiễm.

Trẻ em có thể mắc bệnh viêm phổi kẽ hay không?

Bệnh viêm phổi kẽ thường hiếm gặp ở trẻ em, trẻ sơ sinh và trẻ ở độ tuổi thanh thiếu niên. Tuy vậy do yếu tố di truyền hoặc do lây nhiễm, trẻ nhỏ vẫn xuất hiện một vài triệu chứng của bệnh điển hình để người lớn phát hiện và phòng tránh trường hợp nặng xảy ra.

Lưu ý cần thiết khi mắc bệnh viêm phổi kẽ

Khi mắc bệnh viêm phổi kẽ, cần lưu ý một vài điều sau đây để tăng hiệu quả điều trị và nguy cơ bệnh chuyển biến nặng:

  • Không tự ý lạm dụng, tăng giảm liều lượng thuốc kê đơn của bác sĩ trong bất cứ trường hợp nào.
  • Hạn chế tiếp xúc với không khí ô nhiễm, hóa chất độc hại, thuốc lá, tia bức xạ,…
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu người bệnh muốn sử dụng các sản phẩm thảo dược, đông y hay dân gian.
  • Trong quá trình điều trị bệnh nếu có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường cần thông báo ngay với bác sĩ để xử lý kịp thời.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ hàng năm.

Nhà thuốc Ngọc Anh cảm ơn độc giả đã theo dõi bài viết về triệu chứng, phương pháp điều trị và phòng ngừa bệnh lý viêm phổi kẽ! Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm những thông tin hữu ích khác nhé!

Ca lâm sàng

Ca 1

Nữ 65 tuổi tới gặp bác sĩ sau 6 tháng ho khan và khó thở tăng dần. Khó thở của bà tăng dần đến bây giờ chỉ có thể đi bộ vài bước. Bà ta không sốt, đau ngực, hoặc ho máu. Thuốc hiện tại bao gồm hydrochlorothiazide để đtrị tăng huyết áp. Bệnh nhân là một giáo viên và không sử dụng thuốc lá hay rượu. Bà ta không nuôi thú cưng và không có tiến sử du lịch nước ngoài. Thân nhiệt 37.2 độ C, huyết áp 140/86 mmHg, mạch 84 lần/phút, nhịp thở 18 lần/phút. Thăm khám thấy ran ẩm cuối kỳ hít vào và ngón tay dùi trống. Không có phù chi. Xét nghiệm sinh hóa thấy kháng thể kháng nhân âm tính và kháng thể kháng bạch cầu âm tính. Xquang ngực thấy đám mờ dạng kính lan tỏa. Hình ảnh CT scan phân giải cao thấy:

Hình ảnh CT scan phân giải cao
Hình ảnh CT scan phân giải cao

Điều bất thường nào sau đây nhiều khả năng sẽ biểu hiện ở bệnh nhân này?

  1. Giảm FEV1/FVC.
  2. Tăng gradient động mạch-phế nang.
  3. Tăng DLCO.
  4. Tăng PaCO2.
  5. Tăng thể tích cặn.

Đáp án đúng là B: Biểu hiện bệnh nhân này phù hợp với xơ hóa phổi do viêm phổi kẽ (interstital lung disease – ILD) có thể do các nguyên nhân (nhiễm khuẩn, bệnh mô liên kết) hoặc tự phát (bệnh xơ phổi tự phát, viêm phổi do các chất không xác định). Bệnh nhân thường xuất hiện khó thở khi gắng sức tăng dần và/hoặc ho khan kéo dài. Thăm khám có thể thấy ran ẩm trong kỳ giữa-cuối hít vào và có thể thấy ngón tay dùi trống. Xquang ngực thấy đám mờ hoặc tổn thương dạng nốt. CT độ phân giải cao thường thấy xơ hóa, tổ ong, hoặc phế quản hẹp. Chẩn đoán dựa trên lâm sàng, đo chức năng hô hấp, hình ảnh xquang. Tuy nhiên, sinh thiết có thể được chỉ định ở bệnh nhân có nguyên nhân không rõ ràng sau khi được đánh giá ban đầu. Ngoại trừ các tác nhân môi trường xác định, nhiễm khuẩn, nguyên nhân tự miễn như bệnh xơ phổi tự phát (IPF).

Ở bệnh nhân mắc IPF, có tích tụ nhiều collagen ở mặt ngoài tế bào bao quanh phế nang. Kết quả là các sẹo làm giảm thể tích toàn phổi, FRC và RV (Đáp án E). Tăng xơ hóa phế nang tại đường thở gây dấu hiệu của bệnh phổi giới hạn trên Xquang. FEV1 và FVC đều giảm nhưng tỷ số này bình thường hoặc tăng (Đáp án A).

Đáp án C: Sự bất thường của phổi làm giảm bề mặt trao đổi khí và giảm DLCO. Bất thường về lượng khí trao đổi gây bất tương hợp thông khí/tưới máu với tăng gradient phế nang-động mạch. Dù cho tát cả bệnh nhân mắc bệnh phổi xơ hóa tự phát có tăng gradient này nhưng kết quả khí máu có thể bình thường hoặc thấy giảm oxi máu nhẹ. Gắng sức có thể gây giảm oxi máu.

Đáp án D: Giảm oxi máu và tăng PaCo2 thường không thấy tại thời điểm này của chẩn đoán tuy nnhiên chúng có thể xuất hiện trong trường hợp IPF kéo dài.

Tổng kết: IPF do tích tụ nhiều collagen ở các mô quanh phế nang. Nó dẫn tới giảm thể tích phổi (giảm TLC, FRC, RV) với FEV1/FVC bình thường hoặc tăng. Bệnh nhân có bất thường trao đổi khí nên giảm DLCO và tăng gradient động mạch-phế nang.

Ca 2

Nam 68 tuổi tới phòng khám do khó thở tăng dần khi gắng sức và ho khan trong 1 năm nay. Bệnh nhân có khó thở sau khi tiến hành dọn dẹp nhà cửa. Anh ta mắc hen từ nhỏ nhưng không có các triệu chứng về hô hấp nào cho tới 1 năm trước. Anh ta bị tăng huyết áp và viêm khớp. Các thuốíc hiện đang dùng: Lisinopril và acetaminophen khi cần. Bệnh nhân không hút thuốíc và thỉnh thoảng uốíng rượu. Anh ta di chuyển nhiều nơi khi còn làm trong hải quân nhưng đã nghỉ hưu từ 8 năm trước, có nuôi 2 con chó. Thân nhiệt 37 độ C, huyết áp 143/76 mmHg, mạch 93 lần/phút, nhịp thở 20 lần/phút. SpO2 94% ở khí phòng, BMI 27 kg/m2, tĩnh mạch cổ không nổi, phổi thấy ran ẩm ở đáy phổi, tiếng tim bình thường và không có tiếng thổi. Bụng không đau không có gan lách to, không phù chi. Dấu hiệu nào được mong đợi nhất trên kết quả đo chức năng hô hấp ở bệnh nhân này là gì?  .

TLC FEVI/FVC DLCO
A Giảm Bình thường Giảm
B Tăng Giảm Giảm
C Giảm Bình thường Bình thường
D Bình thường Bình thường Giảm
E Tăng Giảm Tăng

Đáp án đúng là A: Bệnh nhân này có khó thở tiến triển tiến triển từ từ, ho khan, và ran ẩm kèm không có tiền sử hút thuốc nhiều khả năng mắc bệnh phổi kẽ do bệnh phổi xơ hóa tự phát (Idiopathic pulmonary fibrosis-IPF). Trên kết quả đo chức năng hô hấp, IPF đi kèm với:

  • Các dấu hiệu giới hạn: Thường giảm TLC và FEV1/FVC.
  • Giảm DLCO: Nhiều khả năng do giảm thể tích hồng cầu trong mao mạch phổi và bề mặt phế nang – mao mạch.

IPF thường xuất hiện từ 50-70 tuổi, đa số ở bệnh nhân có tiền sử hút thuốc. Ngoài ran ẩm, bệnh nhân có các bệnh kèm theo và có thể có tổn thương cơ quan đích, ngón tay dùi tróng, tiếng T2 (P2 to, T2 tách đôi) do tăng áp phổi.

Đánh giá bao gồm thông qua tiền sử để xác định bằng chứng của bệnh tự miễn, việc sử dụng các thucíc liên quan (amiodarone), hít khói bụi nghề nghiệp, và điều trị xạ trị. Ví dụ, ở bệnh nhân này có thời gian dài làm ở trên thuyền nơi anh ta tăng nguy cơ tiếp xúc amiang. Xquang ngực thường thấy các hình ảnh đám mờ thâm nhiễm không đặc trưng, trong khi CT ngực thấy đám mờ ở đáy hoặc ngoại vi và hình ảnh tổ ong thường có tác dụng trong chẩn đoán xác định. Nếu hình ảnh không có giá trị chẩn đoán hoặc lâm sàng không điển hình thì sinh thiết có thể giúp xác định chẩn đoán.

Kết quả đo chức năng hô hấp trong bệnh phổi mạn tính
Hen COPD Bệnh phổi Tăng áp

ĐMP

Bệnh giới hạn do thành ngực
TLC Bình thường/Tăng Tăng Giảm Bình thường Giảm
FEV1/FVC Giảm Giảm Bình thường Bình thường Bình thường
DLCO Bình thường/Tăng Tăng hoặc Giảm Giảm Giảm Bình thường

Đáp án B: Tăng TLC với giảm cả FEV1/FVC và DLCO đi kèm với bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có khí phế thũng. Tuy nhiên việc không có tiền sử hút thucíc, thở rít hoặc ho có đờm cho nên chẩn đoán này ít khả năng.

Đáp án C: Giảm TLC mà không có bất kỳ thay đổi nào trên FEV1/FVC hoặc DLCO phù hợp với giảm vận động thành ngực do bệnh gù vẹo cột scíng (scoliosis) hoặc béo phì.

Đáp án D: Tăng áp động mạch phổi đi kèm với giảm DLCO mà không ảnh hưởng lên TLC hoặc FEV1/FVC. Bệnh nhân này này không có nguy cơ rõ ràng với tăng áp phổi đơn độc (rối loạn mô liên kết, bệnh gan) hoặc các dấu hiệu chỉ điểm (T2 bất thường, JVP).

Đáp án E: Kết quả đo chức năng hô hấp trong hen thường là đa dạng nhưng có thể biểu hiện TLC bình thường hoặc tăng và DLCO giảm FEV1/FVC. Dù cho hen có thể biểu hiện khó thở hoặc ho, nhưng các triệu chứng khác xảy ra thành cơn như bệnh nhân có tiếp xúc với
các yếu tố gây viêm. Bệnh nhân này có tiến triển tăng dần từ từ là điểm thường thấy của IPF.

Tổng kết: Bệnh phổi xơ hóa nguyên phát đặc trưng bời khó thở tăng dần từ từ, ran ẩm và thường xảy ra ở bệnh nhân 50-60 tuổi. Nó đi kèm với các dấu hiệu giới hạn và giảm.

Ca 3

Nam 62 tuổi tới phòng khám do khó thở khi gắng sức và ho khan tăng dần trong 1 năm. Anh ta sống một mình và gặp khó khăn trong hoạt động hàng ngày. Bệnh nhân có tiền sử trào ngược dạ dày thực quản và thoái hóa khớp. Anh ta hút 1 gói/ngày trong 40 năm và đôi khi uống rượu. Bệnh nhân là thợ mộc trong 20 năm và trước đó sửa tàu chở hàng. Anh ta ko có vật nuôi và gần đây không có tiền sử du lịch. Huyết áp 140/80 mmHg, mạch 80 lần/phút và đều. spo2 92%. BMI 33.2 kg/m2. Xquang thấy vôi hóa màng phổi. Đo chức năng hô hấp thấy FEV1 giảm, FVC giảm, tỉ lệ FEV1/FVC bình thường và thể tích thông khí của CO (DLCO) giảm. Nguyên nhân có khả năng nhất gây ra các triệu chứng ở bệnh nhân này là?

  1. Bất thường sự giãn nở của phổi do vôi hóa màng phổi.
  2. Xơ hóa phổi do nghề nghiệp.
  3. Hẹp động mạch phổi do huyết khối mãn tính.
  4. Giảm vận động thành ngực do béo phì.
  5. Phá hủy và căng phế nang do thuốc lá.

Đáp án đúng là B: Bệnh nhân này nhiều khả năng bị viêm phổi kẽ (Interstitial lung disease, ILD) do phơi nhiễm với bụi công nghiệp. ILD là một thuật ngữ tập hợp của nhiều nguyên nhân khác nhau gây xơ hóa tiến triển ảnh hưởng tới kẽ phổi, phế nang và đường thở. Các nguyên nhân của ILD bao gồm sự hít kéo dài các chất bụi tự nhiên/nhân tạo (amiang, Berin, Sio2), nhiễm độc thuốc (amiodarone, bleomycin, nitrofuration), xạ trị và các bệnh mô liên kết (viêm khớp dạng thấp, cứng bì).

Chẩn đoán bao gồm các triệu chứng đặc trưng như khó thở tăng dần và ho khan, tiền sử sửa chữa tàu (nguy cơ nhiễm độc amiang) và có mảng bám màng phổi trên Xquang (tương ứng với amiang). Ngoài ra, test chức năng hô hấp (Pulmonary function testing, PFT) cho thấy dấu hiệu giới hạn của giảm FEV1 và FVC, tỉ lệ FEV1/FVC bình thường hoặc tăng. Thể tích thông khí tại phổi của CO – đo tỉ lệ khí trao đổi giữa phế nang và mạch máu, giảm ở ILD do xơ hóa. DLCO cho phép phân biệt nguyên nhân gây bệnh phổi giới hạn (giảm thông khí do béo phì (OHS), nhược cơ, xơ hóa teo cơ hai bên), cái mà thông khí qua màng phế nang – mạch máu bình thường.

Đáp án A: Vôi hóa màng phổi thường thấy ở bệnh nhân tiếp xúc với amiang, nhưng nó là xơ hóa phổi, không phải vôi hóa màng phổi cái gây ra triệu chứng hô hấp ở bệnh nhân này.

Đáp án C: PFT do thuyên tắc huyết khối mạn đặc trưng bởi FEV1, FVC và tỉ lệ FEV1/FVC bình thường. DLCO giảm do tỉ lệ thông khí/trao đổi không tương xứng và bất thường trong trao đổi khí.

Đáp án D: Béo phì nặng giới hạn sự giãn ra của lồng ngực ở bệnh nhân OHS, kết quả gây ra dấu hiệu giới hạn trên PFT. Tuy nhiên DLCO vẫn bình thường và ho thì thường không xuất hiện.

Đáp án E: Sự phá hủy và tăng thông khí phế nang do hút thuốc biểu hiện qua khí phế thủng trong COPD. Dấu hiệu tắc nghẽn được thấy trên PFT – giảm FEV1, FVC bình thường và giảm tỉ lệ FEV1/FVC. DLCO cũng giảm do tổn thương phế nang.

Tổng kết: ILD là bệnh phổi xơ hóa tiến triển đặc trưng bởi tình trạng giới hạn trên PFT (giảm FEV1 và FVC, tỉ lệ FEV1/FVC bình thường). Thể tích thông khí tại phổi của CO giảm trong ILD nhưng bình thường với các nguyên nhân còn lại gây bệnh phổi giới hạn.

Ca 4

Nam 56 tuổi tới phòng khám do khó thở khi gắng sức tăng dần trong 4 tháng nay. Anh ta không sốt, đau ngực, khó thở khi nằm, ho hoặc phù mắt cá chân. Anh ta không hút thuốc lá, uống rượu hay chất cấm. Bệnh nhân làm việc ở một công ty sửa chữa đường ống nước. Anh ta chưa bao giờ ra nước ngoài và không nuôi thú cưng. Các thuốc đang dùng gồm có hydrochlorothiazide và amlodipine để kiểm soát huyết áp. Thân nhiệt 36.8 độ C, huyết áp 130/78 mmHg, mạch 76 lần/phút, nhịp thở 15 lần/phút. Thăm khám thấy ngón tay dùi trống và ran ẩm ở cuối kỳ thở ra. Áp lực tĩnh mạch cảnh là 5 cm. Không có phù ngoại biên. Dấu hiệu gì nhiều khả năng nhất cũng sẽ thấy ở bệnh nhân này?

  1. Tăng áp lực mao mạch phổi bít.
  2. Giảm dung tích thông khí phổi.
  3. Giảm áp lực động mạch phổi.
  4. Tăng thể tích cặn phổi.
  5. Giảm tỷ lệ FEV1/FVC.

Đáp án đúng là B: Biểu hiện của bệnh nhân gợi ý tới viêm phổi kẽ nhiều khả năng do amiang (asbestosis). Bệnh phổi do amiang là một dạng thường thấy của bệnh bụi phổi thường thấy ở những người làm việc môi trường làm giấy, nổ mìn, xây dựng. Bệnh thường xảy ra sau khoảng >20 năm từ khi bắt đàu tiếp xúc với amiang. Khó thở tăng dần trong vài tháng là các triệu chứng thường gặp. Ho, có đờm và thở khò khè thì ít khi thấy hơn. Thăm khám có thể thấy ngón tay dùi trống và ran ẩm hai bên cuối kỳ thở ra, mỗi đặc điểm này thấy ở khoảng 50% những bệnh nhân mắc bệnh.

Bệnh sau cùng có thể dẫn tới tâm phế mạn biểu hiện phù ngoại biên, phản hồi gan tĩnh mạch cổ, tĩnh mạch cổ nổi và/hoặc tâm thất phải lớn. Xquang ngực thường thấy bất thường khoảng kẽ tại vùng phổi dưới và các mảng bám ở màng phổi. Cũng như các dạng khác của bệnh phổi kẽ, đo chức năng hô hấp thấy các dấu hiệu giới hạn (giảm thể tích phổi hoặc tỉ lệ FEV1/FVC tăng hoặc bình thường) đi kèm với giảm dung tích thông khí phổi (đo bằng khả năng vận chuyển không khí từ phế nang tới hồng cầu tại mao mạch phổi) và giảm độ giãn nở của phổi.

Các dấu hiệu của bệnh phổi do amiang
Các biểu hiện lâm sàng -Tiếp xúc lâu với amiang (nổ mìn, sửa chữa).

-Triệu chứng xuất hiện >20 năm từ khi bắt đầu tiếp xúc.

– Khó thở, ran ẩm to hạt và ngón tay dùi trống tăng dần.

-Tăng nguy cơ mắc ung thư phổi và Mesothelioma.

Các yếu tố để chẩn đoán -Mảng bám trên màng phổi trên phim Xquang ngực.

-Hình ảnh học, đo chức năng hô hấp và mô bệnh học phù hợp với bệnh phổi xơ hóa.

Đáp án A: Áp lực mao mạch phổi bít là một chất giúp xác định áp lực tâm nhĩ trái. Sự tăng giá trị này trên nền bệnh khó thở xác định nguyên nhân tại tim. Tuy nhiên bệnh nhân này có tĩnh mạch cổ bình thường (<10 cm H20), không có phù, và không khó thở khi nằm khiến nguyên nhân tại tim trở nên ít khả năng.

Đáp án C: Bệnh phổi kẽ là một trong những nguyên nhân của tăng áp phổi. Với bệnh phổi do amiang, sẹo nhu mô phổi có thể làm ngăn cản dòng máu trong phổi gây tăng áp động mạch phổi.

Đáp án D: Thể tích phổi cặn được đo bởi lượng không khí còn lại trong phổi sau thở ra tối đa. Giá trị này tăng trong bệnh phổi tắc nghẽn như hen, COPD, viêm phế quản chít hẹp. Trong bệnh phổi giới hạn như bệnh phổi amiang thì thể tích này bình thường hoặc giảm.

Đáp án E: Tỉ lệ FEV1/FVC giảm <70% so với bình thường gặp trong bệnh phổi tắc nghẽn. Trong bệnh phổi giới hạn, giá trị này có thể giảm nhưng vẫn trên >70%.

Tổng kết: Bệnh phổi do amiang là một dạng bệnh phổi do bụi, do hít các chất từ các quá trình công nghiệp. Khó thở tăng dần, ngón tay dùi trống, ran ẩm cuối kỳ thở ra là các triệu chứng và dấu hiệu thường thấy. Đo chức năng hô hấp thường thấy dâu hiệu phổi giới hạn, giảm thể tích phổi, giảm dung tích thông khí phổi, tỷ lệ FEV1/FVC bình thường. Các mảng bám ở màng phổi có thể là một dấu chỉ điểm cho bệnh phổi do amiang.

Xem thêm:

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD): Triệu chứng và Cách điều trị

Trả lời (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 1 MB. Bạn chỉ được tải lên hình ảnh định dạng: .jpg, .png, .gif Drop file here