Trên thị trường dược phẩm hiện nay tồn tại một số thông tin về sản phẩm thuốc Tataca, tuy nhiên những thông tin đưa ra chưa giải đáp được đầy đủ thắc mắc cũng như sự quan tâm cho bạn đọc. Chính vì vậy, ở bài viết này, nhà thuốc Ngọc Anh xin được giải đáp cho bạn những thắc mắc cơ bản về Tataca như: Tataca là thuốc gì? Thuốc Tataca có tác dụng gì? Cần lưu ý gì khi sử dụng Tataca để có được hiệu quả tốt nhất và tránh được những tác dụng không mong muốn? Thuốc Tataca được bán ở đâu, với giá bao nhiêu? Dưới đây là phần thông tin chi tiết:
Tataca là thuốc gì?
Tataca là thuốc thuộc nhóm thuốc trị kí sinh trùng, có tác dụng điều trị các bệnh lý nhiễm giun đũa, giun tóc, giun móc, giun kim, giun xoắn bao gồm cả sự phối hợp đồng thời nhiều loại.
Tataca có thành phần chính là Mebendazole hàm lượng 500mg/ viên
Thuốc được công ty cổ phần Pymepharco, Việt Nam sản xuất dưới dạng viên nén bao phim, đóng gói hộp 1 viên duy nhất, thuận tiện khi uống.
Thuốc Tataca giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Tataca do công ty cổ phẩm Pymepharco sản xuất hiện đang được bán tại các nhà thuốc và cơ sở y tế trên cả nước với giá khoảng 5220 VNĐ/ viên.
Hiện nay, thuốc đang có bán tại nhà thuốc Ngọc Anh với dịch vụ giao hàng toàn quốc và tư vấn miễn phí.
Bạn có thể dễ dàng tìm mua Tataca ở rất nhiều cơ sở kinh doanh dược phẩm nhưng hãy liên hệ các cơ sở uy tín để mua được sản phẩm thuốc Tataca đảm bảo chất lượng, tránh mua phải thuốc giả, không đạt được hiệu quả mong muốn khi sử dụng, đôi khi còn gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn, làm ảnh hưởng tới sức khỏe.
Tham khảo một số thuốc tương tự:
Thuốc Zentel do SmithKline Beecham (Singapore) Pte. Ltd sản xuất.
Thuốc Albendazol Stada 400mg do Công ty LD TNHH Stada sản xuất.
Thuốc Fugacar do công ty Olic (Thailand). Ltd, Thái Lan sản xuất.
Tác dụng của thuốc Tataca
Tataca với thành phần chính là Mebendazole, được Janssen Pharmaceutica ở Bỉ phát triển và lần đầu tiên đưa vào sử dụng năm 1971.
Đối với 1 nước như Việt Nam khi mà điều kiện khí hậu và tình hình dịch tễ rất phù hợp cho các bệnh giun sán phát triển thì thuốc điều trị giun rất quan trọng.
Mebendazole có tác dụng làm thoái hóa vi cấu trúc hình ống trong bào chất của các giun ký sinh. Bên cạnh đó, Mebendazole còn ức chế hấp thu glucose tại ruột non ở giun trưởng thành và ở mô với các ấu trùng của chúng.
Hệ quả của cơ chế này làm giun ký sinh không thu nhận được dinh dưỡng và năng lượng từ cơ thể, làm giảm ATP cần thiết cho sự sống và sinh trưởng, từ đó gây chết giun ký sinh, bao gồm tiêu diệt cả ấu trùng giun.
Khác với các thuốc tẩy giun trước đây, Tataca có tác dụng giết chết giun sau đó đào thải chúng ra khỏi cơ thể, không cần phối hợp với các thuốc tẩy xổ.
Công dụng – Chỉ định
Tataca được chỉ định trong các trường hợp:
Nhiễm giun đũa, giun tóc, giun móc, giun kim, giun xoắn
Dự phòng nhiễm giun, tẩy giun định kỳ
Với các bệnh nhân nặng, có thể được điều trị bằng Piperazine trước làm tê liệt ký sinh trùng, sau đó có thể dùng phối hợp Tataca (chứa Mebendazole). Do Mebendazole có tác dụng tiêu diệt giun khá chậm nên khi phối hợp có thể hạn chế trường hợp kích thích giun làm chúng tìm đường thoát khỏi ống tiêu hóa, gây thủng ruột, viêm ruột…
Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để có thể sử dụng Tataca 1 cách hiệu quả.
Cách dùng – Liều dùng
Cách dùng: Tataca được bào chế dưới dạng viên nén bao phim, thuận lợi khi dùng đường uống, có thể nhai nát hay bẻ vụn để uống, cho tác dụng tại đường tiêu hóa.
Bạn có thể uống Tataca bất cứ lúc nào, không phụ thuộc bữa ăn. Hiện nay, nhiều chuyên gia khuyên nên uống trước khi đi ngủ để hạn chế ảnh hưởng của thuốc tẩy giun đối với cơ thể.
Liều dùng:
Với người điều trị giun: Uống 1 liều duy nhất: 1 viên tương ứng 500mg. Sau 3 tuần, nếu vẫn còn giun ký sinh thì uống thêm 1 liều nữa
Trường hợp nhiễm giun xoắn ở người lớn: uống liều 200 – 400mg x 3 lần/ngày, liên tục trong 3 ngày, sau đó uống 400 – 500mg x 3 lần/ngày, trong 10 ngày.
Với trường hợp tẩy giun định kỳ: uống 1 viên duy nhất, 6 tháng 1 lần.
Chống chỉ định
Tataca không được dùng trong các trường hợp sau:
Dị ứng với bất kì thành phần nào của thuốc (Không chỉ với Tataca mà bất kì thuốc nào nếu bệnh nhân có tiền sử dị ứng với thành phần thuốc đều không được phép sử dụng)
Trẻ em dưới 2 tuổi.
Thận trọng khi dùng với phụ nữ có thai do chưa biết rõ tác động của thuốc trên thai nhi.
Hãy tham khảo tư vấn của bác sĩ hoặc dược sĩ lâm sàng để biết thêm chi tiết các chống chỉ định cụ thể đối với bản thân mình, cung cấp đầy đủ tiền sử dị ứng, các bệnh đang mắc cho bác sĩ để tránh gặp phải các đáng tiếc xảy ra.
Tác dụng phụ của thuốc Tataca
Khi sử dụng Tataca có thể gặp phải các tác dụng không mong muốn sau:
Rối loạn tiêu hóa: buồn nôn, nôn, tiêu chảy…
Trên thần kinh: đau đầu, chóng mặt
Trên giác quan: gây ù tai
Khi dùng liều quá cao có thể gây ức chế tủy xương, ảnh hưởng chức năng tạo máu, giảm bạch cầu trung tính, gây dị ứng và sốt
Trường hợp nhiễm giun nặng, có thể gây thoát giun khỏi lòng ống tiêu hóa, gây thủng ruột, viêm ruột thừa…
Trên đây không phải tất cả các tác dụng phụ có thể gặp khi dùng thuốc. Hãy trao đổi với bác sĩ về các vấn đề gặp phải khi dùng Tataca để có được các biện pháp hỗ trợ hoặc lựa chọn thuốc thay thế thích hợp.
Chú ý và thận trọng khi sử dụng thuốc Tataca
Trước khi dùng thuốc, bạn nên xem kĩ nhãn thuốc, hạn dùng, hướng dẫn sử dụng, đặc biệt nên chú ý liều dùng, tránh uống nhầm liều gây ngộ độc.
Thận trọng khi dùng cho bệnh nhân ứ mật, suy gan, phụ nữ có thai hoặc nghi ngờ có thai
Thuốc có tác dụng giết chết giun ký sinh và tự đào thải, không cần phối hợp các thuốc tẩy xổ vì có thể sẽ gây rối loạn tiêu hóa, tăng tác dụng không mong muốn
Lưu ý khi sử dụng chung với thuốc khác
Khi dùng chung với các thuốc gây độc cho gan có thể làm tăng độc tính, gây suy gan do sự chuyển hóa thuốc
Khi dùng chung với Cimetidin có thể gây ức chế chuyển hóa Mebendazole ở gan làm tăng nồng độ thuốc trong máu, nhất là khi điều trị kéo dài có thể tăng độc tính của thuốc.
Khi dùng đồng thời với Carbamazepin làm giảm nồng độ thuốc trong huyết tương và làm giảm đáp ứng trị liệu của Tataca. Nếu cần dùng Carbamazepin nên lựa chọn thay thế bằng acid valproic.
Phối hợp Piperazine: tăng hiệu quả điều trị.
Chính vì tương tác thuốc ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả cũng như độc tính khi sử dụng thuốc nên bạn cần hỏi bác sĩ nếu bạn đang sử dụng thuốc điều trị các bệnh lý khác. Nếu như không thể nhớ được tên thuốc, bạn có thể đem theo thuốc đang sử dụng cho bác sĩ kiểm tra.
Cách xử trí quá liều, quên liều thuốc Tataca
Qúa liều:
Khi sử dụng Tataca quá liều quy định sẽ làm tăng khả năng gặp phải tác dụng phụ như dị ứng, mẩn ngứa, tiêu chảy, buồn nôn….
Nếu gặp phải tình trạng quá liều, gây các triệu chứng ngộ độc cấp hãy lập tức gây nôn hay móc họng để loại bớt thuốc ra khỏi cơ thể, đồng thời đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời, duy trì chức năng sống và hạn chế tai biến về sau.
Quên liều:
Tataca chỉ sử dụng 1 liều duy nhất (trừ trường hợp điều trị giun xoắn) nên hạn chế được tình trạng quên liều. Nếu cần uống nhiều liên, hãy đặt thông báo nhắc nhở dùng thuốc bằng điện thoại.
Bạn nên duy trì thói quen tẩy giun định kỳ 6 tháng 1 lần để giữ cho đường tiêu hóa khỏe mạnh, đặc biệt là ở Việt Nam với tỉ lệ các bệnh giun sán khá cao. Bạn nên tẩy giun vào những lúc thời tiết mát mẻ, khí hậu dễ chịu để bản thân cảm thấy thỏa mái nhất.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.