Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm thuốc Sucrapi tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Bài này nhà thuốc Ngọc Anh xin được trả lời cho bạn các câu hỏi: Sucrapi là thuốc gì? Thuốc Sucrapi có tác dụng gì? Thuốc Sucrapi giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết
Sucrapi là thuốc gì?
Sucrapi là một sản phẩm của công ty cổ phần dược Apimed, là thuốc dùng trong điều trị viêm khớp, với các hoạt chất là Celecoxib. Một viên nén Sucrapi có các thành phần:
Celecoxib: 100 mg
Ngoài ra còn có các tá dược khác vừa đủ 1 viên
Thuốc Sucrapi giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Một hộp thuốc Sucrapi có 3 vỉ, mỗi vỉ 10 viên nang cứng, được bán phổ biến tại các cơ sở bán thuốc trên toàn quốc. Giá 1 hộp vào khoảng 135.000vnđ, hoặc có thể thay đổi tùy vào từng nhà thuốc.
Hiện nay thuốc đang được bán tại nhà thuốc Ngọc Anh, chúng tôi giao hàng trên toàn quốc.
Sucrapi là thuốc bán theo đơn, bệnh nhân mua thuốc cần mang theo đơn thuốc của bác sĩ.
Cần liên hệ những cơ sở uy tín để mua được sản phẩm thuốc Sucrapi tốt nhất, tránh thuốc kém chất lượng.
Kính mời quý khách xem thêm một số sản phẩm khác tại nhà thuốc của chúng tôi có cùng tác dụng:
- Thuốc Celecoxib được dùng để giảm đau khớp, nhạy đau, sưng khớp và cứng khớp
- Thuốc Mibecerex được dùng để điều trị triệu chứng viêm khớp dạng thấp ở người lớn.
- Thuốc Celesta 100/200 chống viêm và giảm đau trong viêm xương khớp
Tác dụng
Hoạt chất Celecoxib: có tác dụng phong bế enzym tạo prostaglandin làm giảm nồng độ chất này dẫn đến giảm viêm và triệu chứng sưng nóng đỏ đau
Công dụng – Chỉ định
Điều trị các triệu chứng cho người mắc bệnh viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp ở người lớn
Cách dùng – Liều dùng
Cách dùng:
Dạng viên: Nên uống thuốc vào sau khi ăn. Thuốc được bào chế dạng viên nang cứng nên được sử dụng bằng đường uống. Khi uống không nên nhai nát viên thuốc, phải uống cả viên với nước đun sôi để nguội.
Liều dùng:
Liều dùng dành cho bệnh nhân viêm khớp dạng thấp: mỗi ngày dùng 100-200mg, tương đưpng với 1-2 viên, chia làm 2 lần trong ngày
Liều dùng điều trị tình trạng viêm xương khớp: mỗi ngày dùng 200mg, tương đương đương với 2 viên, chia làm 1 lần trong ngày; hoặc 100mg, tương đương với 1 viên, chia làm 2 lần trong ngày.
Cần tìm được liều tối thiểu cho tưng người bệnh
Chống chỉ định
Không sử dụng thuốc Sucrapi cho người có tiền sử mẫn cảm với bất kì thành phần nào có trong thuốc.
Chống chỉ định với các trường hợp bệnh nhân có triệu chứng dị ứng với sulfonamid
Không dùng thuốc cho đối tượng đã từng bị bệnh suyễn, mổi mày day hoặc dị ứng với aspirin
Chống chỉ định với bệnh nhân suy giảm chức năng gan nặng
Chú ý và thận trọng khi sử dụng thuốc Sucrapi
- Thận trọng khi dùng thuốc với bệnh nhân có tiền sử viêm loét đường tiêu hóa; bệnh thận nặng; phù; suy giảm chức năng tim mạch, cao huyết áp; hen suyễn
- Thận trọng khi sử dụng thuốc trên phụ nữ có thai và cho con bú, trẻ chưa đủ 18 tuổi
- Trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần tuân thủ theo chỉ định, không tự ý tăng hay giảm lượng thuốc uống để nhanh có hiệu quả.
- Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị trước khi quyết định ngừng điều trị bằng thuốc.
Lưu ý:
- Với các thuốc hết hạn sử dụng hặc xuất hiện các biểu hiện lạ trên thuốc như mốc, đổi màu thuốc, chảy nước thì không nên sử dụng tiếp.
- Tránh để thuốc ở những nơi có ánh nắng trực tiếp chiếu vào hoặc nơi có độ ẩm cao.
- Không để thuốc gần nơi trẻ em chơi đùa, tránh trường hợp trẻ em có thể nghịch và vô tình uống phải.
Tác dụng phụ của thuốc Sucrapi
- Tác dụng phụ trên hệ tiêu hóa: Chảy máu tiêu hóa, khó tiêu, ỉa chảy, đau bụng, nôn nao, loét dạ dày,
- Tác dụng phụ trên hệ cơ xương khớp: Nhức mỏi lưng
- Tác dụng phụ trên hệ tuần hoàn: Phù ngoại vi, suy tim
- Tác dụng phụ trên hệ da niêm mạc: Hồng ban đa dạng, mẫn cảm với ánh sáng
- Tác dụng phụ trên hệ hô hấp: Viêm họng
- Tác dụng phụ trên hệ TKTW: Đau đầu, chóng mặt, khó ngủ
Trong trường hợp bệnh nhân gặp phải các tác dụng phụ như mẩn ngứa, nổi ban đỏ hay bất kì biểu hiện nào nghi ngờ là do dùng thuốc thì nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ điều trị hoặc dược sĩ tư vấn.
Lưu ý khi sử dụng chung với thuốc khác
Khi vào cơ thể, Sucrapi có thể tương tác với một số thuốc/chế phẩm dùng đường uống khác như: Thuốc chống viêm giảm đau: aspirin, NSAID… (gây loét dạ dày tá tràng); Thuốc kháng nấm Fluconazol (làm giảm chuyển hóa thuốc Sucrapi); Litthium (tăng độc tính); rượu (gây loét dạ dày)
Điều cần làm là bệnh nhân hãy liệt kê các thuốc hoặc thực phẩm chức năng đang sử dụng vào thời điểm này để bác sĩ có thể biết và tư vấn để tránh tương tác thuốc không mong muốn.
Cách xử trí quá liều, quên liều thuốc Sucrapi
Quá liều: Các biểu hiện khi uống quá liều thuốc khá giống với các triệu chứng của tác dụng phụ. Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể gặp phải tình trạng nhiễm độc gan, thận. Bệnh nhân cần được theo dõi kĩ các biểu hiện trên da, mặt, huyết áp và đề phòng vì tình trạng nguy hiểm có thể diễn biến rất nhanh. Tốt nhất, tình trạng của bệnh nhân cần được thông báo với bác sĩ điều trị để có hướng xử trí kịp thời
Quên liều: tránh quên liều; nếu quên liều, bệnh nhân cần bỏ qua liều đã quên, không uống chồng liều với liều tiếp theo.
Không nên bỏ liều quá 2 lần liên tiếp.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.