Thuốc Spiromide – 40 Tablets là thuốc được dùng trong chỉ định cho các bệnh nhân bị phù, hay tăng huyết áp, hội chứng thận hư …. Trong bài viết này, Nhà Thuốc Ngọc Anh (nhathuocngocanh.com) xin gửi đến bạn đọc những thông tin về thuốc Spiromide – 40 Tablets như: Spiromide – 40 Tablets là thuốc gì, công dụng gì, Spiromide – 40 Tablets mua ở đâu?. Dưới đây là thông tin chi tiết.
Spiromide – 40 Tablets là thuốc gì?
Thuốc Spiromide – 40 Tablets là thuốc được sử dụng để điều trị trong các trường hợp phù hay tăng huyết áp, hội chứng thận hư…
- Dạng bào chế: Viên nén
- Quy cách đóng sản phẩm: Hộp 3 vỉ x 10 viên
- Nhà sản xuất: Searle Pakistan Limited
- Số đăng ký: VN-16905-13
- Xuất xứ: Pakistan
Thành phần
- Furosemid 40mg
- Spironolactone 50mg
- Tá dược vừa đủ 1 viên.
Tác dụng của thuốc Spiromide – 40 Tablets
- Furosemide có tác dụng lợi tiểu mạnh thông qua cơ chế: phong tỏa cơ chế đồng vận chuyển ở nhánh lên của quai Henle, làm tăng thải trừ ion Na, Cl, K kéo theo nước nên lợi tiểu. Furosemid còn làm giản mạch thận, tăng lưu lượng máu qua thận, tăng tốc độ lọc cần thận. Furosemid gây giãn tĩnh mạch, giảm ứ máu xảy ra tại phổi giúp chữa phù phổi, giảm áp suất thất trái điều trị suy tim. Furosemid còn có tác dụng phân phối lại máu, tăng thải ion Ca, Mg,..
- Spironolactone: thuộc nhóm thuốc đối kháng thụ thể mineralocorticoid, và nó là chất đối kháng không chọn lọc có thể liên kết với thụ thể androgen và progesterone. Aldosterone, một thành phần của hệ thống renin-angiotensin-aldosterone, liên kết với các thụ thể của nó ở ống lượn xa và ống góp và gây tái hấp thu natri và bài tiết kali, tăng độ cứng và tái cấu trúc mạch máu, đồng thời tăng viêm, xơ hóa và tái cấu trúc tim. Cơ chế hoạt động: hoạt chất này ngăn chặn cạnh tranh hoạt động qua trung gian thụ thể aldosterone. Hiệu quả của việc phong tỏa là không xảy ra tái hấp thu natri với giữ nước và tăng giữ kali.
Công dụng – Chỉ định thuốc Spiromide – 40 Tablets
Thuốc Spiromide 40/50 được dùng cho các trường hợp như sau:
- Chuẩn đoán và được điều trị cường aldosterone nguyên phát như là bị bướu tuyến thượng thận tiết aldosterone, bị tăng sàn tuyến thượng thận ở 2 bên.
- Điều trị tình trạng tăng huyết áp mà cần phải dùng thuốc.
- Điều trị tình trạng phù do bệnh nhân bị cường aldosterone thứ phát, hay tình trạng phù mà đã kháng với các loại thuốc lợi tiều khác khi người bệnh đã dùng đường uống hay là tĩnh mạch.
- Điều chỉnh lại tình trạng bị thiếu kali và/hoặc magnesi do bệnh nhân sử dụng trước đó thuốc lợi tiểu mất kali.
Dược động học
Hấp thu
- Thuốc Furrosemid có khả năng hấp thu rất tốt sau khi vào cơ thể theo đường uống, sinh khả dụng vào khoảng 43-69%.
- Spironolactone hấp thu ở đường tiêu hóa, sau khi uống thuốc 1 giờ nồng độ đạt tối đa ở trong máu.
Phân bố
- Khoảng 99% furosemid sẽ gắn vào albumin huyết tương. Furosemid có thể qua được hàng rào nhau thai và và có thể vào sữa mẹ.
Chuyển hóa
- Sự chuyển hóa của furosemide xảy ra chủ yếu ở thận và gan.
Thải trừ
- Thuốc furosemide được thải chủ yếu là qua thận, phần khác thải trừ qua phân, và được thải trừ hoàn toàn sau 24 giờ.
- Spironolactone hay chất chuyển hóa của nó sẽ được đào thải ra ngoài qua nước tiểu, một phần là qua mật.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: Thuốc Furosemid: Công dụng, liều dùng, giá bao nhiêu, mua ở đâu?
Cách dùng – Liều dùng
Liều dùng của thuốc Spiromide – 40 Tablets
- Liều spironolactone sẽ thay đổi tùy theo tình trạng bệnh
- Điều trị tình trạng cường aldosterone thứ phát hoặc tăng huyết áp đích thực: uống 50mg – 100 mg/1 ngày, liều thuốc có thể tăng đến liều 400 mg/ngày.
- Khi dùng furosemide đường uống liều bắt đầu là dùng liều 20mg – 40 mg/1 ngày, uống thuốc 1 – 3 lần/1 ngày, liều sẽ tăng tùy thuộc vào đáp ứng điều trị.
- Thông thường liều sẽ từ 160mg – 320 mg/1 ngày và không nên vượt quá liều dùng này.
- Với bệnh nhân bị suy thận, liều có thể lên tới 1000mg/1 ngày.
- Với trẻ em, liều thuốc là 1mg – 3 mg/kg/1 ngày.
- Điều trị tĩnh mạch:
- Liều bắt đầu thường là liều 20mg – 40 mg, uống 1 – 2 lần/1 ngày. Tùy vào đáp ứng của người dùng mà liều có thể tăng như liều điều trị dùng liều uống.
- Ở bệnh nhân có suy thận tiến triểndùng liều có thể tới 1000 mg furosemide/1 ngày và có thể dùng đường truyền tĩnh mạch, tốc độ truyền cho bệnh nhân không nên vượt quá 4 mg/phút.
- Liều dùng sx phụ thuộc vào mức độ bệnh và thể trạng người dùng.
Cách dùng thuốc Spiromide – 40 Tablets
- Do thuốc Spiromide được bào chế dưới dạng viên nén nên được sử dụng theo đường uống
- Uống với 1 lượng nước vừa đủ.
- Không nhai, bẻ viên thuốc.
Chống chỉ định
- Không sử dụng Spiromide cho bệnh nhân bị mẫn cảm đối với bất kì thành phần nào có trong thuốc.
- Người bị tăng kali máu.
- Người bị hạ natri máu.
- Người chức năng thận bị suy giảm.
- Mẹ bầu, phụ nữ cho con bú, trẻ em.
- Người bị loét tá tràng
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: Thuốc Furosemidum Polpharma: Công dụng, liều dùng, lưu ý tác dụng phụ, giá bao nhiêu?
Tác dụng phụ của thuốc Spiromide – 40 Tablets
Một số tác dụng không mong muốn khi dùng Thuốc Spiromide 40
- Bị phì đại tiền liệt tuyến, hay phì đại tuyến vú tiến triển ở nam giới gặp khi dùng Spironolactone. Các phản ứng phụ mà thường hết khi dừng thuốc như là bất lực, bị rối loạn dạ dày – ruột, ngủ gà, ban da, hay bị rối loạn kinh nguyệt …
- Bị thiếu máu, giảm tiểu cầu và bị mất bạch cầu hay bị viêm thận kẽ, bị viêm tủy rất có thể gặp đối với thành phần Furosemide. Dùng Furosemide có thể sẽ làm tăng ure huyết, acid uric huyết tăng, đường huyết cũng tăng. Suy giảm tủy xương sẽ hiếm gặp ở Furosemide, và cần phải ngưng uống. Các phản ứng ở dađã thấy khi người bệnh sử dụng Furosemide, như là mẩn ngứa, mề đay, ban đỏ hay ban xuất huyết, bị viêm da tróc vẩy, viêm mạch hoại tử, ….Các phản ứng phụ mà thường hết khi ngưng dùng Furosemide như ù tai – điếc có hồi phục, bị dị cảm, nhìn bị mờ, hạ huyết áp thế đứng hay là rối loạn dạ dày – ruột.
- Khi người bệnh gặp bất kỳ các biểu hiện bất thường nào thì nên gặp bác sĩ để có thêm tư vấn tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mình.
Tương tác thuốc
Tương tác | Hậu quả |
Các salicylate | Liều cao salicylate có thể bị ngộ độc salicylate. |
Sccinyicholine | Gây tăng cường tác dụng của succinyicholine |
Lithium | Tăng nguy cơ ngộ độc lithium. |
Cephaloridine | Làm tăng độc tính trên thận. |
Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
Lưu ý và thận trọng
- Cần định kỳ làm đánh giá các chất điện giải có ở trong huyết thanh vì có thể có khả năng bị tăng kali máu, hay giảm natri máu,… đặc biệt ở người bị tổn thương chức năng thận. Ngưng dùng thuốc và tham khảo lại ý kiến bác sĩ.
- Thận trọng với người bị bệnh gan nặng vì có thể sẽ làm nặng thêm bệnh não gan.
- Có thể sẽ tăng glucose máu và làm thay đổi sự dung nạp glucose khi dùng thuốc. Cần phải kiểm tra định kỳ glucose ở trong máu – nước tiểu.
- Furosemide có thể làm tăng nguy cơ bị bí tiểu cấp ở người loạn sản tiền liệt tuyến hay là có tổn thương chức năng tiểu tiện.
- Spironolactone hay các chất chuyển hóa của nó có thể qua được nhau thai.
- Furosemide có thẻ gây ức chế sự tiết sữa…
- Đọc kỹ hướng dẫn dùng thuốc Spiromide 50/40. Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu muốn sử dụng
Lưu ý cho phụ nữ có thai và bà mẹ đang cho con bú
- Thận trọng khi dùng cho nhóm đối tượng này. Hỏi ý kiến của bác sĩ nếu muốn dùng
Lưu ý cho những người lái xe và vận hành máy móc
- Chưa có dữ liệu báo cáo với nhóm đối tượng này.
Bảo quản
- Bảo quản nơi khô ráo và thoáng mát, không quá 30 độ và tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp.
- Để xa tầm tay của trẻ em.
Xử trí quá liều, quên liều thuốc
Quên liều
Dùng lại một liều Spiromide – 40 Tablets ngay khi nhớ ra, nhưng nếu đã gần đến thời gian dùng thuốc sau đó thì nên bỏ lại liều đã quên và dùng thuốc như bình thường.
Quá liều
- Quá liều khi dùng spironolactone có thể làm ngủ lịm, lú lẫn, nôn, buồn nôn, chóng mặt, tiêu chảy… Ngưng thuốc thì các triệu chứng thường mất, cần bù dịch – điện giải, và điều trị tăng K+ máu cho bệnh nhân.
- Liều cao thuốc furosemide có thể sẽ làm mất dịch – điện giải nặng, làm giảm thể tích nội mạch, làm hạ huyết áp tư thế và làm thận giảm độ lọc. Bổ sung nacl – nước, cho người bệnh, nếu cần thiết thì truyền tĩnh mạch.
So sánh thuốc spiromide 50/20mg và spiromide 50/40mg
Spiromide 50/20mg | Spiromide 50/40mg | |
Giống nhau |
|
|
Khác nhau |
|
|
Thuốc Spiromide – 40 Tablets có tốt không?
Ưu điểm
- Thuốc Spiromide – 40 Tablets có tác dụng tốt trong việc điều trị phù, tăng huyết áp, hội chứng thận hư,…
- Thuốc được bào chế ở đạng viên nên dễ uống, tiện sử dụng, tiện lợi khi bảo quản và mang theo.
- Nhà máy sản xuất đạt tiêu chuẩn chất lượng GMP.
Nhược điểm
- Thuốc Spiromide – 40 Tablets có thể gây ra 1 số tác dụng phụ khi dùng.
Thuốc Spiromide – 40 Tablets giá bao nhiêu?
Thuốc spiromide 50/40mg giá bao nhiêu? Giá Spiromide – 40 Tablets hiện đang bán với các mức giá khác nhau tùy cửa hàng. Hiện tại, tại website của nhà thuốc Ngọc Anh giá sản phẩm đã được cập nhật. Các bạn có thể tham khảo.
Thuốc Spiromide – 40 Tablets mua ở đâu?
Hiện tại, sản phẩm Spiromide – 40 Tablets chính hãng đang được bày bán tại nhiều cửa hàng trên toàn quốc. Tuy nhiên để chắc chắn hơn, quý bạn đọc hãy đến những cửa hàng uy tín để mua sản phẩm này. Nhà thuốc Ngọc Anh luôn cam kết về chất lượng và đưa đến tận tay khách hàng. Bên cạnh đó quý khách hàng có thể đặt hàng online nếu không thể đi mua trực tiếp
Tài liệu tham khảo
- Tờ hướng dẫn sử dụng của thuốc, tải File PDF tại đây.
Nguyệt Đã mua hàng
Mẹ mình uóng thấy hiệu quả lắm