Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về thuốc Furosemidum polpharma tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Bài viết này nhà thuốc Ngọc Anh xin được trả lời cho bạn các câu hỏi: Furosemidum polpharma là thuốc gì? Thuốc Furosemidum polpharma có tác dụng gì? Thuốc Furosemidum polpharma giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.
Furosemidum Polpharma là thuốc gì?
Furosemidum polpharma là sản phẩm của Công ty Dược phẩm Polpharma SA, là thuốc có tác dụng lợi tiểu và hạ huyết áp.
Thuốc được bào chế dưới dạng dung dịch tiêm 10mg/ml. Thành phần của mỗi lọ 2ml bao gồm:
- Hoạt chất là Furosemid với hàm lượng 20mg.
- Các tá dược: Natri clorid hàm lượng 15mg, Natri hidrocid hàm lượng 3mg, Dinatri edetate hàm lượng 0,6mg và nước cất pha tiêm sao cho vừa đủ 2ml.
Thuốc Furosemidum polpharma giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Bạn có thể tìm mua được thuốc này ở hầu khắp các cơ sở bán thuốc trên toàn quốc. Mỗi hộp thuốc có 50 ống tiêm 2ml, giá của mỗi ống là 6.900 đồng, đây chỉ là giá tham khảo, có thể có khác biệt giữa các chỗ bán.
Hiện nay thuốc có được bán ở nhà thuốc Ngọc Anh, bạn có thể đến trực tiếp nhà thuốc để mua, hoặc liên hệ nhà thuốc Ngọc Anh để được hỗ trợ giao hàng tận nhà.
Để tránh mua phải hàng nhái kém chất lượng, bạn nên lựa chọn cơ sở bán thuốc uy tín để được mua sản phẩm tốt nhất.
Thuốc Furosemidum là thuốc bán theo đơn, vì vậy khi đi mua bạn nhớ mang theo đơn thuốc của bác sỹ.
Tác dụng
Tác dụng dược lý của hoạt chất Furosemid tạo nên tác dụng của thuốc.
Furosemid có tác dụng lợi tiểu mạnh thông qua cơ chế: phong tỏa cơ chế đồng vận chuyển ở nhánh lên của quai Henle, làm tăng thải trừ ion Na, Cl, K kéo theo nước nên lợi tiểu. Furosemid còn làm giản mạch thận, tăng lưu lượng máu qua thận, tăng tốc độ lọc cần thận.
Furosemid gây giãn tĩnh mạch, giảm ứ máu xảy ra tại phổi giúp chữa phù phổi, giảm áp suất thất trái điều trị suy tim.
Furosemid còn có tác dụng phân phối lại máu, tăng thải ion Ca, Mg,..
Công dụng – Chỉ định
Thuốc Furosemidum polpharma được chỉ định sử dụng trong các trường hợp sau:
- Trong cấp cứu: Dùng trong phù phổi cấp, phù nặng. cơn tăng huyết áp.
- Phù: Do các bệnh gan, thận, phổi.
- Suy tim trái cấp, suy tim mạn tính.
- Tăng Ca máu nội bào.
Cách dùng – Liều dùng
Cách dùng: Dùng đường tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp.
Liều dùng: tùy thuốc vào tình trạng sức khỏe, khả năng đáp ứng của mỗi người bệnh mà điều chỉnh liều cho phù hợp nhất. Liều cơ bản cho người dùng như sau:
Đối với người lớn:
- Phù phổi: tiêm tĩnh mạch 2 ống furosemid, sau đó nếu cần thiết có thể chỉ định thêm liều 2-4 ống trong nửa giờ.
- Phù do suy tim xung huyết, xơ gan thận: tiêm tĩnh mạch hay tiêm bắp 1-2 ống furosemid, sau đó nếu cần thì chỉ định thêm 1 ống trong mỗi 2 giờ cho đến khi đạt hiệu quả. Liều lớn quá có thể xem xét truyền tĩnh mạch.
- Cơn tăng huyết áp: tiêm tĩnh mạch 2-4 ống furosemid kết hợp với các thuốc hạ huyết áp khác. Mỗi furosemid không có khả năng hạ huyết áp nhanh trong cơn tăng cấp.
- Tăng Calci máu: tiêm 4-5 ống furosemid
Trong quá trình sử dụng, đặc biệt là khi dùng liều cao hay kéo dài thì cần chú ý theo dõi bệnh nhân để kịp thời xử lý các tác dụng không mong muốn xảy ra.
Đối với người già: do tình trạng sức khỏe kém hơn, khả năng đáp ứng kém hơn, tốc độ thải trừ cũng chậm nên cần tiêm với tốc độ chậm, theo dõi để xử lý tốt.
Đối với trẻ em: liều khuyến cáo dùng là 0,5-1,5mg/kg/ngày, tối đa 20mg/ngày, bất kể trọng lượng là bao nhiêu.
Việc tiêm truyền sẽ giúp cơ thể hấp thu nhanh hơn mạnh hơn, đồng thời cũng rất dễ gặp các tác dụng nguy hiểm, do đó cần tuân thủ hướng dẫn của bác sỹ.
Chống chỉ định
Thuốc không dùng cho bệnh nhân có mẫn cảm với furosemid hay thành phần khác của thuốc.
Chống chỉ định cho bệnh nhân vô niệu, suy thận, suy thận do tác nhân gây ngộ độc thận.
Không được dùng cho bệnh nhân hôn mê, tiền hôn mê.
Chống chỉ định cho người hạ Na, K máu, mất nước.
Phụ nữ có thai và phụ nữ đang trong giai đoạn cho con bú bằng sữa mẹ.
Tác dụng phụ của thuốc
Khi sử dụng Furosemid có thể gặp một số tác dụng phụ như sau:
- Rối loạn nước, điện giải: giảm Na, K, Ca, Mg máu, gây mỏi mệt, chuột rút, tiền hôn mê gan, có thể gây hạ huyết áp thế đứng.
- Rối loạn kiềm-toan, cụ thể là gây nhiễm kiềm chuyển hóa.
- Rối loạn chuyển hóa: Thuốc làm tăng acid uric, tăng đường huyết, tăng lipit huyết.
- Dị ứng, nổi mẩn, đau cơ, đau khớp,..
- Một số tác dụng phụ khác như độc với thính giác, rối loạn tiêu hóa, rối loạn tạo máu, thiếu máu thai,..
Khi gặp các biểu hiện k tốt trên, bạn cần báo cho bác sỹ để được giảm liều hay hướng dẫn xử lý kịp thời, đảm bảo an toàn khi sử dụng.
Chú ý và thận trọng khi sử dụng thuốc Furosemidum polpharma
Cần tiêm tĩnh mạch với tốc độ thích hợp, không quá 4mg/ph.
Cần thận trọng khi sử dụng thuốc cho bệnh nhân huyết áp thấp, người có nguy cơ hạ huyết áp rõ rệt.
Chú ý đối với người bị bệnh gout, bệnh nhân có hội chứng gan-thận.
Trong quá trình dùng thuốc cần theo dõi chặt chẽ bệnh nhân, kiểm tra thường xuyên mức độ Mg, Ca máu, kịp thời điều chỉnh khi có dấu hiệu giảm.
Với bệnh nhân bị tiểu đường dùng furosemid, phải thường xuyên theo dõi lượng đường trong máu và lượng đường trong nước tiểu.
Cần lưu ý khi sử dụng cho người lái xe, vận hành máy móc: thuốc furosemid có thể gây ra các tác dụng phụ như đau đầu, buồn ngủ, nhìn mờ,..do đó nhũng người trên cần đặc biệt chú ý, tránh để gây ra các tai nạn đáng tiếc.
Cần cân nhắc nguy cơ-lợi ích trước khi sử dụng cho phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú.
Lưu ý khi sử dụng chung với thuốc khác
Furosemid có thể tương tác với một số thuốc khác:
- Việc sử dụng chung với các thuốc lợi tiểu khác (nhóm thuốc ức chế CA, thuốc lợi tiểu nhóm thiazid, thuốc kháng aldosteron) làm tăng tác dụng của nó. Do đó cần giảm liều furosemid khi dùng cùng các thuốc trên.
- Furosemid kết hợp với các thuốc ức chế men chuyển gây cơn hạ huyết áp đột ngột.
- Phối hợp với kháng sinh nhóm aminoglycosid làm tăng độc tính với dây thần kinh số VIII, ảnh hưởng đến thính giác.
- Dùng đồng thời với glycosid trợ tim loại digitalis làm tăng đọc tính của các glycosid này.
- Phenytoin làm giảm tác dụng lợi tiểu của thuốc.
- Kết hợp với thuốc lợi tiểu giữ kali làm sự bài tiết kali trong nước tiểu và trong máu.
- Furosemid làm tăng tác dụng của các thuốc hạ huyết áp khác.
- Các thuốc gây xoắn đỉnh: quinidin, amiodaron, erythromycin tiêm tĩnh mạch làm tăng nguy cơ rôí loạn nhịp tim.
Cách xử trí quá liều, quên liều
Có thể gặp các biểu hiện của quá liều như mất nước, thiếu máu, loạn nhịp tim, hạ huyết áp quá mức, mệt mỏi, suy thận cấp,…
Cần ngừng tiêm, xử trí các biểu hiện trước mắt ngay lập tức, theo dõi sát sao bệnh nhân để có hướng xử lý kịp thời, hiệu quả.
Để hạn chế tối đa những tác dụng không mong muốn, cả bác sỹ lẫn bệnh nhân nên thật sự để tâm tới quá trình điều trị, sử dụng đúng liều đúng lượng để không xảy ra hiện tượng quá liều.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.