Thuốc SaViMetoc được sử dụng để điều trị giảm đau liên quan đến co thắt cơ như đau lưng, co cứng cổ, trật khớp và bong gân. Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường, thông tin về SaViMetoc chưa thực sự đầy đủ. Nhà thuốc Ngọc Anh (nhathuocngocanh.com) xin gửi đến độc giả các thông tin chi tiết và đầy đủ liên quan đến sản phẩm này.
SaViMetoc là thuốc gì?
Thuốc SaViMetoc có thành phần chính là Paracetamol và Methocarbamol, thuộc nhóm thuốc giảm đau, giãn cơ, được sử dụng trong điều trị các triệu chứng đau liên quan đến co thắt cơ như đau lưng, co cứng cổ, trật khớp hay bong gân. Thuốc được nghiên cứu và sản xuất bởi Công ty cổ phần dược phẩm SaVi, đã được Cục Dược cấp số năm 2018 và hiện đang lưu hành trên thị trường với số đăng ký VD-30501-18.
Thành phần
Thành phần chính của mỗi viên thuốc SaViMetoc bao gồm:
- Paracetamol 325mg.
- Methocarbamol 400mg.
- Tá dược vừa đủ 1 viên (tinh bột biến tính, natri croscarmellose…).
Cơ chế tác dụng của thuốc SaViMetoc
- Tác dụng của thuốc là sự kết hợp tác dụng giãn cơ của methocarbamol và tác dụng giảm đau hạ sốt của paracetamol. Các tác dụng sbao gồm làm tăng ngưỡng chịu đau, tăng lưu lượng máu qua da, giảm thân nhiệt và tăng tiết mồ hôi.
- Methocarbamol có tác dụng hỗ trợ điều trị các triệu chứng rối loạn cơ xương khớp cấp tính có liên quan đến tình trạng co thắt cơ bắp. Cơ chế tác dụng cụ thể của methocarbamol hiện chưa biết rõ, tuy nhiên nghiên cứu cho thấy liên quan đến ức chế thần kinh trung ương, không tác dụng trực tiếp lên co thắt cơ vân, tấm vận động hay các sợi thần kinh.
- Paracetamol là chất chuyển hóa có hoạt tính của phenacetin, có tác dụng giảm đau – hạ sốt hiệu quả có thể thay thế cho aspirin, tuy nhiên paracetamol không có tác dụng kháng viêm.
- Paracetamol giúp hạ thân nhiệt hiệu quả trên bệnh nhân sốt, nhưng không hạ thân nhiệt trên người bình thường, cơ chế chính là tác dụng lên vùng dưới đồi gây hạ nhiệt, tỏa năng lượng, tăng giãn mạch và tăng lưu lượng máu ngoại biên, từ đó giúp hạ thân nhiệt. Ở liều điều trị, paracetamol hầu như không tác động đến tim mạch và hô hấp, không làm thay đổi cân bằng acid – base, không gây kích ứng và đặc biệt không gây loét và chảy máu dạ dày như salicylat. Paracetamol cũng không tác động đến thời gian chảy máu và trên tiểu cầu.
Dược động học
Methocarbamol | Paracetamol | |
Hấp thu | Methocarbamol hấp thu nhanh và hoàn toàn qua đường tiêu hóa, nồng độ trong huyết tương đạt đỉnh sau 1-3 giờ dùng thuốc. | Paracetamol hấp thu nhanh và gần như hoàn toàn qua đường tiêu hóa, carbon hydrat trong thức ăn làm giảm mức hấp thu của paracetamol, nồng độ trong huyết tương đạt đỉnh sau khoảng 30-60 phút dùng thuốc.
|
Phân bố | Chưa có nghiên cứu đầy đủ về khả năng bài tiết vào sữa mẹ của methocarbamol. | Paracetamol phân bố nhanh và đều vào phần lớn các mô trong cơ thể, tỉ lệ liên kết với protein huyết tương khoảng 25%. |
Chuyển hóa | Nửa đời thải trừ của methocarbamol là 2 giờ, methocarbamol và hai chất chuyển hóa chính của nó gắn với glucuronic và acid sulfuric, sau đó được thải trừ qua thận. | Paracetamol chuyển hóa chủ yếu bằng phản ứng liên hợp sulfat và glucuronid. Một phần nhỏ được chuyển hóa thành chất chuyển hóa độc NAPQI, chất này được khử độc bằng glutathion sau đó đào thải qua nước tiểu hoặc mật, nếu chất chuyển hóa này không liên hợp với glutathion sẽ gây độc cho tế bào gan và có thể gây hoạt tử tế bào.
Paracetamol bị N-hydroxyl hóa bởi cytochrom P450 tạo thành N-acetyl-benzoquinonimin, chất trung gian này có tính phản ứng cao. Chất này sẽ phản ứng với các nhóm sulfhydryl trong glutathion và bị khử hoạt tính, tuy nhiên khi sử dụng liều cao, lượng glutathion trong gan bị cạn kiệt, chất trung gian này sẽ phản ứng với nhóm sulfhydryl của protein gan, có thể dẫn đến hoại tử gan. |
Thải trừ | Khoảng 50% liều dùng được thải trừ qua nước tiểu, một phần nhỏ được thải trừ dưới dạng không đổi.
Với bệnh nhân suy thận đang chạy thận nhân tạo, độ thanh thải methocarbamol giảm 40% so với người bình thường. Với bệnh nhân xơ gan thứ phát do rượu, độ thanh thải của methocarbamol giảm 70% so với người bình thường, nửa đời thải trừ có thể kéo dài khoảng 3,4 giờ. Tỉ lệ liên kết protein huyết tương của methocarbamol ở những người này chỉ khoảng 40-45% trong khi ở người bình là 46-50%. |
Nửa đời thải trừ của paracetamol khoảng 1,25-3 giờ, thời gian này có thể kéo dài hơn với người có tổn thương gan hoặc người sử dụng liều cao gây độc. Sau khi sử dụng thuốc, từ 90%-100% thuốc có thể tìm thấy trong nước tiểu ở ngày thứ nhất, chủ yếu dưới dạng liên hợp với acid glucuronic (60%), acid sulfuric (35%), cystein (3%) và một lượng nhỏ các chất chuyển hóa hydroxyl hóa và khử acetyl. |
Công dụng – Chỉ định SaViMetoc
Thuốc SaViMetoc được chỉ định trong điều trị giảm đau liên quan đến co thắt cơ như đau lưng, co cứng cổ, trật khớp hay bong gân.
Liều dùng – Cách dùng
Liều dùng
- Với người lớn và trẻ từ 12 tuổi trở lên: Liều khuyến cáo là 2 viên/lần, khoảng cách giữa 2 liều tối thiểu 6 giờ và không dùng quá 8 viên/ngày.
- Với trẻ dưới 12 tuổi: Không sử dụng thuốc cho trẻ dưới 12 tuổi.
Cách dùng
Thuốc dùng đường uống. Người dùng nên tuân thủ chế độ liều theo chỉ dẫn của bác sĩ và nên dùng liều nhỏ nhất có hiệu quả điều trị.
Chống chỉ định
- Chống chỉ định sử dụng thuốc SaViMetoc 325mg 400mg cho người có tiền sử dị ứng với methocarbamol, paracetamol và bất kỳ thành phần tá dược nào có trong thuốc.
- Bệnh nhân suy gan nặng, bệnh nhân tổn thương não, động kinh.
- Bệnh nhân hôn mê hoặc tiền hôn mê, bệnh nhân bị nhược cơ.
Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
Lưu ý và thận trọng
- Không dùng cùng với các thuốc khác có chứa paracetamol và methocarbamol, nên uống theo chế độ liều bác sĩ chỉ dẫn, không nên uống quá liều có thể gây tổn thương gan.
- Không dùng thuốc SaViMetoc khi đang sử dụng các chất ức chế MAO hoặc đã ngừng thuốc ức chế MAO nhưng chưa đủ 2 tuần.
- Thận trọng khi sử dụng thuốc trên bệnh nhân suy gan, suy thận, người nghiện rượu, suy dinh dưỡng mạn tính, người bị mất nước vì có thể tăng độc tính của paracetamol, đặc biệt không nên uống rượu khi sử dụng paracetamol.
- Bác sĩ cần cảnh báo về các dấu hiệu của phản ứng trên da nghiêm trọng cho bệnh nhân, tuy tỉ lệ gặp không cao nhưng nghiêm trọng, có thể đe dọa tính mạng, bao gồm: hội chứng Steven-Johnson, hội chứng hoại tử da nhiễm độc, hội chứng Lyell, hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính.
- Methocarbamol có thể làm nước tiểu chuyển màu nâu, đen, hay màu xanh, có thể gây dương tính giả trong xét nghiệm 5-HIAA khi dùng thuốc thử nitrosonaphtol và xét nghiệm VMA trong nước tiểu theo phương pháp Gitlow.
- Methocarbamol gây ức chế thần kinh trung ương, vì vậy cần thận trọng khi uống rượu và sử dụng kết hợp với các thuốc ức chế thần kinh trung ương khác.
Thuốc SaViMetoc có ảnh hưởng đến phụ nữ có thai và đang cho con bú không?
- Phụ nữ có thai: Không nên sử dụng thuốc SaViMetoc 400mg cho phụ nữ có thai, chỉ sử dụng khi thực sự cần thiết.
- Phụ nữ cho con bú: Chưa có nghiên cứu đầy đủ về khả năng bài tiết vào sữa mẹ của methocarbamol, vì vậy chỉ sử dụng thuốc SaViMetoc cho phụ nữ cho con bú khi thực sự cần thiết.
Thuốc SaViMetoc có ảnh hưởng đến người lái xe và vận hành máy móc không?
Thuốc SaViMetoc có thể gây tác dụng phụ choáng váng, buồn ngủ, gây ảnh hưởng đến sự tỉnh táo, vì vậy không nên dùng thuốc khi lái xe hay vận hành máy móc.
Bảo quản
Viên uống SaViMetoc không nên đặt tại nơi gần khu vui chơi của trẻ nhỏ. Tốt nhất, SaViMetoc nên được đặt tại nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ không quá 30 độ C.
Xem thêm Thuốc Methocarbamol 500mg Khapharco là thuốc gì, giá bao nhiêu, mua ở đâu?
Tác dụng phụ của thuốc SaViMetoc
Tác dụng phụ liên quan đến paracetamol:
- Trên hệ miễn dịch: Quá mẫn, sốc phản vệ, phù mạch.
- Trên máu và hệ bạch huyết: Giảm tiểu cần, giảm bạch cầu hạt.
- Trên da: Hội chứng Steven-Johnson (SJS), hội chứng hoại tử da nhiễm độc (TEN), hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP), hội chứn Lyell.
Tác dụng phụ liên quan đến methocabarmol:
- Trên tiêu hóa: Buồn nôn, nôn.
- Trên hệ thần kinh: Choáng váng, nhìn mờ, buonfo ngủ, co giật.
- Trên tâm thần: Bồn chồn, lo lắng, lú lẫn, chán ăn.
- Trên da: Phản ứng dị ứng.
- Trên mắt: Viêm kết mạc kèm nghẹt mũi.
- Khác: Đau đầu, sốt, phù nề do thần kinh.
Tương tác thuốc
Thuốc | Tương tác |
Barbiturat, thuốc gây mê, chất ức chế thèm ăn | Methocarbamol tăng tác dụng các thuốc dùng cùng |
Kháng cholinergic (atropin), các thuốc hướng thần | Methocarbamol tăng tác dụng các thuốc dùng cùng |
Pyridostigmin bromid | Methocarbamol ức chế tác dụng của thuốc dùng cùng |
Thuốc chống đông coumarin, dẫn chất indandion | Paracetamol tăng tác dụng các thuốc dùng cùng |
Phenothiazin | Tăng tác dụng hạ thân nhiệt trên bệnh nhân |
Phenytoin, barbiturat, carbamazepin | Cảm ứng enzym gan, tăng độc tính của paracetamol trên gan |
Isoniazid, các thuốc chống lao | Tăng độc tính của paracetamol trên gan |
Metoclopramid, domperidon | Tăng tốc độ hấp thu paracetamol |
Colestyramin | Giảm tốc độ hấp thu paracetamol |
Cách xử trí quá liều, quên liều
Quá liều
- Triệu chứng quá liều paracetamol: Buồn nôn, nôn và đau bụng xảy ra sau 2-3 giờ dùng liều độc, triệu chứng xanh tím da, niêm mạc và móng tay là dấu hiệu đặc trưng của nhiễm độc cấp tính dẫn chất p-aminophenol. Khi bị nhiễm độc nặng, ban đầu có thể kích thích thần kinh trung ương, kích động, mê sảng nhưng sau đó sẽ ức chế thần kinh trung ương với các triệu chứng như sững sờ, mệt lả, thở nhanh, huyết áp thấp, suy tuần hoàn. Các dầu hiệu lâm sàng tổn thương gan xuất hiện rõ rệt sau 2-4 ngày uống liều độc
- Xử trí ngộ độc paracetamol: Rửa dạ dày trong mọi trường hợp, tốt nhất là trong 4 giờ đầu. Nếu bệnh nhân bị nhiễm độc nặng cần điều trị hỗ trợ tích cực. Dùng N-acetylcystein đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch, dùng càng sớm càng tốt, nên dùng trong vòng 36 giờ đầu và hiệu quả nhất là 10 giờ đầu. Nếu không có N-acetylcystein có thể dùng methionin.
- Triệu chứng khi quá liều methocarbamol: Buồn nôn, buồn ngủ, nhìn mờ, hạ huyết áp, động kinh, hôn mê.
- Xử trí quá liều methocarbamol: điều trị triệu chứng và hỗ trợ, giữ thông đường thở, theo dõi lượng nước tiểu và các dấu hiệu của sự sống, truyền dịch khi cần.
Quên liều
Trường hợp phát hiện quên liều thuốc SaViMetoc, người dùng nên bổ sung liều ngay sau đó nhưng đảm bảo khoảng thời gian tối thiểu giữa các liều. Không nên sử dụng gấp đôi liều SaViMetoc để bù cho liều đã quên.
Xem thêm Thuốc Clopidmeyer là thuốc gì, giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Thuốc SaViMetoc có tốt không?
Ưu điểm
- Thuốc được bào chế dạng viên nén bao phim nên thuận tiện cho người dùng, thuốc cũng được phân phối rộng rãi tại các hệ thống nhà thuốc trên toàn quốc, người dùng có thể dễ dàng tìm mua.
- Thuốc điều trị hiệu quả các triệu chứng đau do co thắt cơ như đau lưng, co cứng cổ, trật khớp và bong gân.
Nhược điểm
- Thuốc có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như đã liệt kê, thuốc cần thận trọng khi dùng cho phụ nữ có thai và phụ nữ cho con bú, chỉ dùng khi thực sự cần thiết.
- Viên nén SaViMetoc không dùng cho trẻ dưới 12 tuổi.
Sản phẩm thay thế thuốc SaViMetoc
- Thuốc Parocontin có thành phần chính là Paracetamol 325mg, Methocarbamol 400mg, được bào chế dưới dạng viên nén bao phim, sản xuất bởi công ty Tipharco, có tác dụng tương tự thuốc SaViMetoc.
- Thuốc Parocontin F có thành phần chính là Paracetamol 500mg; Methocarbamol 400mg, được bào chế dưới dạng viên nén bao phim, sản xuất bởi công Tipharco, có tác dụng tương tự thuốc SaViMetoc.
Thông tin về sản phẩm thay thế cho thuốc SaViMetoc chỉ mang tính chất tham khảo Người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
Thuốc SaViMetoc giá bao nhiêu?
Thuốc SaViMetoc được phân phối tại nhiều hệ thống nhà thuốc với giá cả dao động. Giá thuốc SaViMetoc tại nhà thuốc Ngọc Anh đang được cập nhật.
Thuốc SaViMetoc mua ở đâu?
Độc giả có nhu cầu sử dụng thuốc SaViMetoc chính hãng nên tìm mua tại các nhà thuốc và cơ sở uy tín, tránh mua nhầm hàng giả kém chất lượng. Nhà thuốc Ngọc Anh cam kết cung cấp sản phẩm uy tín chất lượng cao. Độc giả vui lòng liên hệ với website nhà thuốc Ngọc Anh hoặc hotline 0333.405.080 để được tư vấn.
Tài liệu tham khảo
Hướng dẫn sử dụng thuốc SaViMetoc, tải file tại đây.
Mạnh Đã mua hàng
Tôi bị bong gân dùng SaViMetoc giảm đau nhanh chóng