Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm Pharmaclofen tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Bài này nhà thuốc Ngọc Anh xin được trả lời cho bạn các câu hỏi: Pharmaclofen là thuốc gì? Thuốc Pharmaclofen có tác dụng gì? Thuốc Pharmaclofen giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.
Pharmaclofen là thuốc gì?
Pharmaclofen thuộc nhóm thuốc giãn cơ và tăng trương lực cơ. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén hộp 100 viên
Thành phần các chất có trong mỗi viên nén.
Hoạt chất baclofen hàm lượng 10 mg
Tá dược vừa đủ 1 viên
Thuốc Pharmaclofen giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Thuốc Pharmaclofen giá 23.500 đồng/hộp 100 viên bán tại nhà thuốc Ngọc Anh, chúng tôi giao hàng toàn quốc, tư vấn miễn phí 098 572 9595.
Sản phẩm do Pharmascience Inc – CA NA DA sản xuất.
Thuốc được bán tại các nhà thuốc tư nhân, nhà thuốc bệnh viện, nhà thuốc phòng khám.
Tác dụng của Pharmaclofen
Baclofen là hoạt chất với tác dụng giãn cơ trong trường hợp co thắt cơ xương quá mức. Baclofen được nghiên cứu là có liên quan đến acid gamma-amino butyric (hay còn được gọi tắt là GABA), đây là một chất dẫn truyền thần kinh trong não với chức năng làm giảm hoạt động điện của các dây thần kinh khác.
Baclofen thực hiện chức năng phong bế các dây thần kinh kiểm soát các cơ trong việc hình thành tổ chức lưới của não
Baclofen hoạt hóa một chất dẫn truyền thần kinh ức chế do có cấu trúc tương tự GABA, do đó có thể ngăn chặn các kích thích nấc. Vì vậy Pharmaclofen được biết đến là một trong những thuốc hiệu quả nhất trong điều trị các nấc mạn tính do nhiều nguyên nhân khác nhau kể cả những trường hợp không đáp ứng với nhiều loại thuốc khác.
Baclofen có tác dụng giãn cơ ngăn chặn hoạt động thần kinh trong tuỷ sống
Ngoài ra, Baclofen còn làm giảm co thắt cơ và cứng khớp do chấn thương sọ não và tuỷ sống
Công dụng – Chỉ định của thuốc
Thuốc Pharmaclofen thường được bác sĩ chỉ định trong điều trị các bệnh:
Các trường hợp co thắt trong xơ cứng rải rác hay bị tổn thương tuỷ sống khác như bệnh thần kinh vận động, u tuỷ sống, chấn thương tuỷ sống, rỗng tuỷ sống, viêm tuỷ ngang
Chỉ định điều trị trong đột quỵ mạch máu não
Chỉ định điều trị cho bệnh nhân liệt do não
Bệnh nhân viêm màng não
Bệnh nhân có chấn thương đầu
Cách dùng – Liều dùng
Cách dùng
Thông thường thuốc được chỉ định dùng theo đường uống. Bệnh nhân uống trực tiếp Pharmaclofen
Liều dùng
Thông thường, bệnh nhân thường được chỉ định điều trị với liều 5 mg x 3 lần/ngày trong 3 ngày đầu; 3 ngày kế tiếp, bệnh nhân dùng liều 10 mg x 3 lần/ngày và 3 ngày sau dùng với liều 15 mg x 3 lần/ngày, 3 ngày tiếp theo dùng liều 20 mg x 3 lần/ngày. Bệnh nhân chỉ được dùng tối đa 100 mg/ngày.
Điều chỉnh liều với bệnh nhân là trẻ em, cụ thể là liều 0,75 – 2 mg/kg/ngày.
Đối với trẻ em từ 12 tháng – 2 tuổi, nên dùng với liều 10 – 20 mg/ngày.
Trẻ em từ 2 – 6 tuổi dùng liều 20 – 30 mg/ngày.
Trẻ em từ 6 – 10 tuổi dùng liều 30 – 60 mg/ngày.
Trẻ em > 10 tuổi dùng liều tối đa 2,5 mg/kg thể trọng/ngày.
Chống chỉ định
Không sử dụng thuốc Pharmaclofencho bất kì bệnh nhân nào dị ứng với các thành phần của thuốc kể cả tá dược
Chống chỉ định với bệnh nhân có tiền sử mẫn cảm với baclofen
Không dùng thuốc này cho bệnh nhân có tiền sử mắc các bệnh về dạ dày như loét hoặc dạ dày
Tác dụng phụ của thuốc Pharmaclofen
Các tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng thuốc Pharmaclofen là: đau đầu, buồn nôn, mất ngủ, mệt mỏi, chóng mặt, lú lẫn…
Một số biểu hiện tác dụng ít gặp: hạ huyết áp, khó thở, đau ngực, tiểu nhiều, đái dầm, khó tiểu, ngứa, phát ban, ra mồ hôi nhiều, rối loạn vị giác, tiêu chảy, phân có máu…
Các triệu chứng của tác dụng phụ hiếm gặp: trầm cảm, ảo giác, kích động, run, rối loạn điều tiết, mất điều hòa, ác mộng, tê nửa thân dưới, đau cơ…
Chú ý và thận trọng khi sử dụng thuốc
Cần thận trọng khi sử dụng thuốc với đối tượng bệnh nhân bị suy gan, suy thận hoặc suy hô hấp
Thận trọng khi dùng Pharmaclofen với bệnh nhân có tiền sử các bệnh về tâm thần, lú lẫn hoặc co giật
Đối với bệnh nhân đang điều trị cao huyết áp, chống co giật, khi sử dụng Pharmaclofen cần theo dõi chặt chẽ
Với đối tượng điều trị là người cao tuổi, cần thận trọng khi sử dụng thuốc, điều chỉnh liều khi cần thiết
Tuyệt đối không ngừng thuốc đột ngột trừ khi có các triệu chứng của tác dụng phụ nặng
Không sử dụng thuốc với bệnh nhân bị đột quỵ, do đáp ứng thuốc ở những bệnh nhân này rất thấp
Không vận hành máy móc hoặc lái xe sau khi sử dụng thuốc do thuốc có tác dụng an thần
Lưu ý khi sử dụng chung với thuốc khác
Một số thuốc có tương tác thuốc với baclofen, không nên phối hợp đồng thời với các thuốc này với baclofen. Nếu buộc sử dụng đồng thời cần theo dõi cẩn thận thay đổi liều.
Thông báo với thầy thuốc nếu bệnh nhân dùng các thuốc sau: thuốc chống trầm cảm 3 vòng hoặc thuốc ức chế MAO, thuốc ức chế thần kinh trung ương, thuốc lợi tiểu, ibuprofen, thuốc chống đái tháo đường, thuốc hạ huyết áp carbidopa/levodopa, alcohol
Thuốc Pharmaclofen có thể có tương tác với thực phẩm, đồ uống
Khi sử dụng thuốc với thuốc lá hoặc một số loại thức ăn có hoạt chất có thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc
Bệnh nhân không nên sử dụng thuốc khi đang dùng đồ uống có cồn như rượu, bia… để đảm bảo phát huy tác dụng của thuốc
Quá liều, quên liều và cách xử trí
Quên liều
Khi bệnh nhân nhớ ra quên liều, cân bổ sung liều. Tuy nhiên, nếu thời gian gần với liều tiếp theo thì nên bỏ qua liều đã quên và dùng liều tiếp theo. Tuyệt đối không dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã quên
Quá liều
Các triệu chứng điển hình của quá liều Pharmaclofen: Nôn mửa, suy hô hấp, giảm trương lực cơ bắp, buồn ngủ, tình trạng hôn mê, rối loạn điều tiết, và co giật
Có thể có các dấu hiệu trầm trọng hơn do bệnh nhân dùng Pharmaclofen cùng với thuốc khác như rượu, diazepam, thuốc chống trầm cảm 3 vòng.
Cách xử trí khi quá liều Pharmaclofen chủ yếu là điều trị triệu chứng
Với bệnh nhân bắt đầu có dấu hiệu quá liều, cần gây nôn sau đó rửa dạ dày làm rỗng dạ dày ngay.
Với những bệnh nhân không còn tỉnh táo cần đặt nội khí quản sau đó rửa dạ dày cần đặt nội khí quản cho bệnh nhân, tuyệt đối không gây nôn. Trong suốt quá trình điều trị cần duy trì hô hấp, tuy nhiên không dùng thuốc kích thích hô hấp
Cho bệnh nhân đi tiểu nhiều do thuốc thải trừ chủ yếu qua thận
Thẩm phân nếu bệnh nhân bị suy thận và ngộ độc nặng
Nếu có bất kỳ triệu chứng nào khác nghi ngờ do quá liều thuốc, bệnh nhân cần liên hệ bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.