Loreze là sản phẩm được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Nhà Thuốc Ngọc Anh xin gửi đến bạn đọc Loreze có công dụng gì? Lưu ý khi sử dụng? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu chính hãng? Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây của chúng tôi.
Loreze là thuốc gì?
Loreze là thuốc gì? Loreze là thuốc chống dị ứng giúp điều trị những biểu hiện dị ứng như chảy mũi, hắt hơi, chảy nước mắt, ngứa mũi hay ngứa họng.
- Dạng bào chế: Viên nang mềm
- Quy cách đóng gói: Hộp 5 vỉ x 10 viên
- Nhà sản xuất: Mega Lifesciences
- Số đăng ký: VN-20565-17
Thành phần
Loreze 10 mg bao gồm những thành phần như sau:
- Loratadine có hàm lượng 10mg
- Tá dược vừa đủ 01 viên nang
Cơ chế tác dụng của Loreze
Loratadin là 1 chất kháng histamin có tác dụng kéo dài. Thuốc có hiệu quả đối kháng chọn lọc ở thụ thể H1 trên ngoại biên, được coi là thuốc kháng histamin thế hệ thứ 2.
Hiệu quả của loratadine như một liệu pháp dự phòng đối với viêm mũi dị ứng theo mùa đã được đánh giá trong một nghiên cứu ngẫu nhiên, mù đôi, song song, có đối chứng với giả dược. Một trăm mười tám đối tượng nhận được loratadine, 10 mg một lần mỗi ngày, hoặc giả dược trong 6 tuần. Điều trị được bắt đầu trước khi bắt đầu xuất hiện các triệu chứng theo mùa của phấn hoa của bệnh viêm mũi dị ứng. Tổng số ngày không có triệu chứng nhiều hơn ở những đối tượng dùng loratadine. Tương ứng loratadine hơn đối tượng dùng giả dược (65% so với 49%) không có triệu chứng hoặc viêm mũi nhẹ vào cuối nghiên cứu.
Dược động học
Loratadin hấp thu nhanh bằng đường uống. Nồng độ cao nhất ở huyết tương trung bình của loratadin cùng với chất chuyển hóa còn hoạt tính (desloratadin) có được tương ứng là 1,5 và 3,7h.
Sau khi sử dụng loratadin, hiệu quả kháng histamin của thuốc có trong thời gian 1 đến 4 giờ, khởi đầu tác dụng kháng histamin có được khi đạt được tương quan giữa nồng độ hấp thu của loratadin với việc hình thành desloratadin.
Có tới 97% thuốc vào cơ thể gắn kết với protein huyết tương. Nửa đời thải trừ của loratadin là 17h và của desloratadin là 19h. Thời gian bán thải của thuốc thay đổi nhiều giữa những cá thể, không bị tác động bởi urê máu, tăng cao ở người lớn tuổi hay người xơ gan.
Độ thanh thải của thuốc khoảng 57 đến 142 ml/phút/kg và không bị tác động bởi urê máu tuy nhiên giảm trên người bệnh xơ gan. Thể tích phân bố của thuốc trong khoảng 80 đến 120 lít/kg.
Loratadin chuyển hóa lúc qua gan lần đầu do tác động của hệ enzym microsom cytochrom P450; loratadin phần lớn chuyển hóa tạo nên descarboethoxyloratadin, là chất chuyển hóa có gây được hiệu quả.
Có đến 80% tổng liều của loratadin thải trừ ra nước tiểu cùng với phân ngang nhau, ở dạng chất chuyển hóa, trong thời gian 10 ngày.
Công dụng – Chỉ định của thuốc Loreze
Tác dụng của thuốc Loreze: Thuốc Loreze Clearcap giúp điều trị những biểu hiện dị ứng như chảy mũi, hắt hơi, chảy nước mắt, ngứa mũi hay ngứa họng được chỉ định trong các trường hợp sau:
Điều trị những triệu chứng viêm mũi dị ứng:
- Chảy nước mũi
- Hắt hơi
- Ngứa mũi và ngứa họng
Điều trị biểu hiện của mề đay mạn tính tự phát
Cách dùng – Liều dùng Loreze
Liều dùng
Người trưởng thành và trẻ em >12 tuổi: 01 viên uống một lần mỗi ngày hay theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Trẻ em 2 đến 12 tuổi: Liều sử dụng dựa vào thể trọng.
- Cân nặng trên 30 kg: 1 viên tương ứng 10 mg uống một lần mỗi ngày.
- Cân nặng từ 30 kg trở xuống: Loreze Clearcap không phù hợp cho trẻ có cân nặng từ 30 kg trở xuống.
Cách dùng
Thuốc bào chế dạng viên nang dùng đường uống, nuốt viên thuốc với một cốc nước vừa đủ.
==>> Bạn đọc xem thêm:Meseca công dụng, liều dùng, giá bán, mua ở đâu?
Chống chỉ định
Chống chỉ định cho người nhạy cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.
Bệnh nhân có tiền sử đã từng bị nhiễm độc tủy xương
Tác dụng không mong muốn
Tác tác dụng phụ thông thường như mệt mỏi, đau đầu, buồn ngủ, khô miệng, rối loạn tiêu hóa: nôn, viêm dạ dày, những biểu hiện dị ứng như phát ban.
Hiếm thấy tác dụng phụ là rụng tóc, shock phản vệ, chức năng gan khác thường, nhịp tim nhanh, đánh trống ngực.
Tương tác thuốc
Tương tác | Hậu quả |
Ketoconazol, erythromycin, clarithromycin hay cimetidin. | Những nghiên cứu lâm sàng được kiểm soát chứng minh có sự gia tăng nồng độ loratadin ở huyết tương sau khi sử dụng phối hợp với ketoconazol, erythromycin, clarithromycin hay cimetidin, nhưng không có sự khác biệt đáng kể. |
Những thuốc ức chế CYP3A4 với CYP2D6 | Có khả năng xảy ra phản ứng giữa loratadin với những thuốc ức chế CYP3A4 với CYP2D6 dẫn tới tăng nồng độ loratadin, vì vậy có thể tăng tác dụng phụ |
Xét nghiệm | Nên dừng sử dụng loratadin thời gian 48 giờ trước khi thực hiện những tiến trình thử nghiệm ở da vì những thuốc kháng histamin có khả năng làm mất hay giảm những biểu hiện của những phản ứng dương tính ngoài da. |
Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
Lưu ý và thận trọng
Các người bệnh bị suy gan hay suy thận (độ thanh thải nhỏ hơn 30 ml/phút), bao gồm các bệnh nhân cao tuổi nên sử dụng liều ban đầu nhỏ hơn vì giảm thanh thải loratadin.
Chưa có dữ liệu đầy đủ về tính an toàn và hiệu quả của loratadin khi sử dụng cho trẻ chưa đến 02 tuổi.
Ngừng sử dụng thuốc và thông báo với bác sĩ khi có những phản ứng dị ứng.
Lưu ý cho phụ nữ có thai và bà mẹ đang cho con bú
Không nên sử dụng thuốc cho đối tượng phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho cho con bú.
Bảo quản
Bảo quản thuốc nhiệt độ < 30°C ở nơi khô ráo, thoáng gió, hạn chế ẩm ướt. Tránh xa tầm với của trẻ nhỏ.
==>> Bạn đọc xem thêm: Fitobimbi Broncamil có công dùng gì, mua ở đâu, giá bao nhiêu?
Xử trí quá liều, quên liều thuốc
Quá liều
Chưa thấy trường hợp quá liều khi sử dụng loratadin được báo cáo. Trên người lớn, biểu hiện quá liều (chẳng hạn từ 40 đến 180 mg) sẽ bị buồn ngủ, nhịp tim nhanh, và đau đầu. nNếu bị quá liều, nhanh chóng điều trị triệu chứng kết hợp nâng đỡ. Thực hiện kích thích gây nôn khi người bệnh còn tỉnh táo. Sử dụng than hoạt tiếp sau gây nôn sẽ giúp ích để tránh hấp thu loratadin. Khi gây nôn không hiệu quả hay bị chống chỉ định, có thể thực hiện súc rửa dạ dày bằng dung dịch NaCl 0,9% hay với nước. ` Theo dõi người bệnh chặt chẽ sau cấp cứu ngăn chặn hít phải dịch dạ, đặc biệt là đối dùng cho trẻ nhỏ.
Làm gì khi quên 1 liều?
Sử dụng thuốc càng sớm càng tốt, hãy bỏ quá liều bị quên nếu gần đến thời gian sử dụng liều tiếp theo. Không được sử dụng 2 liều cùng thời điểm.
Thuốc Loreze có tốt không?
Ưu điểm
- Viên nang mềm chứa loratadine là thuốc chống dị ứng giúp điều trị những biểu hiện dị ứng như chảy mũi, hắt hơi, chảy nước mắt, ngứa mũi hay ngứa họng mang lại hiệu quả rõ rệt và tính an toàn cao đã được chứng mình từ rất nhiều nghiên cứu lâm sàng trên thế giới.
- Với kĩ thuật bào chế dạng vi hạt Micronized cùng với viên nang mềm Clearcap giúp giảm nhanh nhiều triệu chứng dị ứng với liều sử dụng chỉ cần 1 viên mỗi ngày.
- Dạng viên nang mềm rất dễ sử dụng, gọn nhẹ, tiện lợi, dễ đem theo, liều dùng đơn giản dễ để tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng.
Nhược điểm
- Trong khi sử dụng thuốc vẫn có thể gặp những tác dụng phụ không muốn nhưng thường nhẹ, không bị nghiêm trọng.
Thuốc Loreze giá bao nhiêu?
Thuốc Loreze giá bao nhiêu? Thuốc Loreze hiện đang được bán trên thị trường với giá 210.000 đồng/hộp. Tùy theo mỗi thời điểm, mỗi nhà thuốc có một chính sách khuyến mãi riêng mà sẽ có giá thuốc khác nhau. Nhà thuốc Ngọc Anh hiện đang bán thuốc, với giá thuốc được đề cập trong bài viết, bạn có thể tham khảo.
Thuốc Loreze mua ở đâu chính hãng?
Thuốc Loreze hiện đang được bán tại nhiều nhà thuốc, quầy thuốc, bệnh viện trên toàn quốc. Để mua được Loreze chính hãng với giá cả phải chăng, bạn có thể đến trực tiếp nhà thuốc Ngọc Anh hoặc mua hàng trực tuyến bằng cách gọi ngay vào số hotline của nhà thuốc để được nhân viên hướng dẫn cách đặt hàng và giới thiệu rõ hơn về liều dùng và cách sử dụng.
Nhà thuốc Ngọc Anh cam kết bán hàng uy tín, chính hãng, còn dài hạn sử dụng và hỗ trợ giao hàng toàn quốc.
Nguồn tham khảo
Hướng dẫn sử dụng thuốc Loreze. Xem đầy đủ Tại đây.
*Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
*Mọi thông tin của website chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế lời khuyên của bác sĩ. Nếu có bất cứ thắc mắc nào vui lòng liên hệ hotline: 098.572.9595 hoặc nhắn tin qua ô chat ở góc trái màn hình.
Linh Đã mua hàng
Thuốc này uống 2 viên là tôi hết sổ mũi luôn