Thuốc Levopatine có tác dụng điều trị triệu chứng loạn tâm thần như loạn thần giai đoạn hưng cảm, tâm thần phân liệt, loạn thần thực thể. Thuốc được sử dụng nhiều hiện nay vậy hãy cùng Nhà thuốc Ngọc Anh tìm hiểu về liều dùng, những lưu ý khi dùng, những ai không nên dùng Levopatine qua bài viết dưới đây.
Thuốc Levopatine là thuốc gì?
Thuốc Levopatine 25 mg là thuốc được bào chế dưới dạng viên nén bao phim do Công ty cổ phần dược phẩm Trung ương 3 sản xuất có tác dụng điều trị triệu chứng loạn tâm thần như loạn thần giai đoạn hưng cảm, tâm thần phân liệt, loạn thần thực thể. Thuốc được lưu hành trên thị trường với số đăng ký VD-28108-17.
Thành phần
Mỗi viên Levopatine có chứa các thành phần:
- Levomepromazin 25mg
- Tá dược vừa đủ.
Cơ chế tác dụng của thuốc Levopatine
- Levomepromazin có tác dụng dược lý tương tự promethazin và clorpromazin giúp an thần và tăng cường tác dụng gây ngủ, ngoài ra còn giúp giảm đau. Levomepromazin có tác dụng đối kháng với các thụ thể histamin rất mạnh. Levomepromazin ngăn chặn nhiều loại thụ thể, bao gồm thụ thể acetylcholine muscarinic, dopamine, thụ thể histamine, adrenergic, thụ thể serotonin. Ngoài ra, sự liên kết của Levomepromazin với thụ thể 5HT2 cũng giúp chống loạn thần.
- Một nghiên cứu đã được tiến hành bởi Andrea Schmitz , Ingrid Lampey , Christian Schulz vào năm 2013 về đánh giá việc sử dụng Levomepromazine để kiểm soát triệu chứng loạn thần. Nghiên cứu đã chứng minh được Levomepromazine được sử dụng rộng rãi trong chống nôn và an thần, chống loạn thần, giải lo âu. [1]
Dược động học
- Hấp thu: Levomepromazin được hấp thu khoảng 50% theo đường toàn thân và đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương sau 1-4 giờ.
- Phân bố: chưa có dữ liệu
- Chuyển hóa: Levomepromazin được chuyển hóa tại gan thành sulfoxide và các chất chuyển hóa liên hợp glucuronic.
- Thải trừ: Levomepromazin được bài tiết qua nước tiểu dưới dạng không đổi và chuyển hóa với thời gian bán thải là 20 giờ.
Công dụng – Chỉ định Levopatine
Levopatine được chỉ định trong điều trị:
- Tâm thần phân liệt, loạn thần giai đoạn hưng cảm, loạn thần chu kỳ, loạn thần thực thể.
- Rối loạn nhân cách có thái độ gây gổ, hành vi hướng ngoại quá mức.
- Điều trị cho bệnh nhân bị đau quá mức, dùng chung với thuốc giảm đau.
Liều dùng – Cách sử dụng Levopatine
Liều dùng
Người lớn và thiếu niên
Loạn tâm thần và đau nặng
- Uống ban đầu: 50-75 mg/ngày chia thành 2-2 lần/ngày. Nếu liều ban đầu cần đến 100-200 mg/ngày thì cho bệnh nhân nằm tại giường trong vài ngày để tránh tụt huyết áp thế đứng.
- Có thể cần tăng liều 1 g hoặc hơn mỗi ngày trong trường hợp loạn tâm thần nặng.
Trẻ nhỏ
- Loạn tâm thần hay đau hay an thần: liều ban đầu 25mg/kg/ngày chia thành 2-3 lần uống và tăng liều nếu cần.
- Liều tối đa 40mg/ngày ở trẻ < 12 tuổi.
Người cao tuổi
Liều thông thường cho người cao tuổi: ½ liều người lớn. Bệnh nhân tâm thần thực thế hay lú lẫn phải dùng liều ban đầu ⅓-½ liều thông thường ở người lớn.
Liều tăng dần nhưng không sớm quá cách 2-3 ngày nên cách 7-10 ngày.
Cách dùng
- Levopatine dùng theo đường uống.
- Uống Levopatine vào bữa ăn.
Chống chỉ định
Chống chỉ định Levopatine cho những bệnh nhân:
- Bệnh nhân dị ứng, mẫn cảm với bất kì thành phần nào của thuốc.
- Bệnh nhân bị bệnh tim, thận, gan nặng hay tiền sử co giật.
- Quá liều opiat, barbiturat, rượu.
- Hôn mê.
- Nhược cơ.
- Giảm bạch cầu và có tiền sử giảm bạch cầu.
Tác dụng không mong muốn
- Thường gặp: hạ huyết áp tư thế đứng, tim đập nhanh, đánh trống ngực, loạn trương lực cơ cấp, hội chứng parkinson, đứng ngồi không yên, loạn vận động muộn, run quanh miệng, nhìn mờ, khô miệng, buồn ngủ, táo bón, bí tiểu tiện, phát ban ngoài da, mẫn cảm với ánh sáng, phản ứng quá mẫn, sung huyết mũi.
- Ít gặp: rối loạn điều tiết, vú to ở nam giới, tăng cân, thay đổi về tình dục, khó tiểu tiện, đau vùng dạ dày, nôn, buồn nôn, run.
- Hiếm gặp: da biến màu, hội chứng ác tính do thuốc an thần, tiết nhiều sữa, liệt dương, giảm bạch cầu, mất bạch cầu hạt, nhiễm độc gan, vàng da ứ mật, bệnh võng mạc sắc tố.
- Trong quá trình dùng Levopatine nếu bệnh nhân gặp bất kì tác dụng phụ nào thì cần thông báo cho bác sĩ.
Tương tác thuốc
Thuốc | Tương tác |
Thuốc hạ huyết áp | Tăng nguy cơ hạ huyết áp |
Thuốc kháng acetylcholin | Tăng hiệu quả của Levopatine |
Thuốc ức chế thần kinh trung ương | Tác dụng cộng hợp và tăng tác dụng của Levopatine |
Adrenalin | Levopatine làm đảo ngược tác dụng co mạch của adrenalin |
==>> Xem thêm thuốc: Thuốc Stablon: Công dụng, liều dùng, giá bán, tác dụng phụ
Lưu ý và thận trọng
- Levopatine có thể gây hạ huyết áp thế đứng đáng kể vì vậy bệnh nhân khi dùng thuốc phải nằm tại giường hoặc được giám sát chặt chẽ trong ít nhất 6-12 tiếng sau mỗi lần uống ở những liều đầu tiên.
- Thận trọng khi dùng Levopatine cho bệnh nhân suy nhược, người cao tuổi vì có thể tăng nguy cơ hạ huyết áp nặng. Ở những người này cần giảm liều dùng ban đầu và tăng lên nếu cần đồng thời kiểm tra thường xuyên huyết áp và mạch.
- Với bệnh nhân dùng Levopatine kéo dài thì phải làm xét nghiệm máu và test gan vì có thể gây tác dụng phụ về gan và huyết học nặng.
- Thận trọng khi dùng Levopatine trong điều trị rối loạn tâm thần hưng cảm.
Phụ nữ có thai và nuôi con bằng sữa mẹ
- Phụ nữ có thai: không dùng Levopatine cho phụ nữ có thai trong 3 tháng cuối thai kì vì gây tăng nguy cơ tác dụng phụ vàng da, ảnh hưởng đến thần kinh tuy nhiên có thể dùng lúc chuyển dạ đẻ vì rất ít khi xảy ra cơn co tử cung.
- Phụ nữ cho con bú: hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng Levopatine cho phụ nữ cho con bú.
Ảnh hưởng đối với công việc lái xe, vận hành máy móc
Levopatine có thể gây buồn ngủ ảnh hưởng tới khả năng lái xe và vận hành máy móc.
Bảo quản
- Để Levopatine tránh xa tầm tay trẻ em, ánh sáng trực tiếp từ mặt trời.
- Để Levopatine ở nơi có độ ẩm thấp, nhiệt độ dưới 30 độ và nơi thoáng mát.
Xử trí quá liều, quên liều thuốc
Quá liều
- Biểu hiện: ức chế thần kinh trung ương là triệu chứng nổi bật nhất, mất điều hòa, ngủ gà, chóng mặt, bất tỉnh, co giật, ức chế hô hấp, triệu chứng ngoại tháp muộn, thời gian QT kéo dài, giảm huyết áp, hội chứng ác tính do thuốc an thần kinh, nhịp xoang nhanh.
- Xử trí: cho bệnh nhân rửa dạ dày, dùng than hoạt kết hợp hỗ trợ hô hấp và điều chỉnh cân bằng kiềm toan.
Quên liều
Nếu bạn quên liều Levopatine thì cần dùng ngay khi nhớ ra, nếu gần liều tiếp theo thì bỏ qua liều đã quên và không dùng liều gấp đôi để bù liều đã quên.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: Thuốc Savi Quetiapine 25mg – Điều trị tâm thần phân liệt
Sản phẩm thay thế
Các bạn có thể tham khảo thêm một vài thuốc sau nếu Nhà thuốc Ngọc Anh không có sẵn :
- Thuốc Tisercin 25mg có chứa hoạt chất Levomepromazin, có tác dụng điều trị loạn thần cấp tính kèm theo lo âu hay các cơn hưng phấn tâm thần vận động được sản xuất bởi Egis Pharmaceuticals.
- Thuốc Levomepromazin 25mg Danapha có chứa hoạt chất Levomepromazin, có tác dụng điều trị các bệnh tâm thần phân liệt, loạn thần được sản xuất bởi Danapha.
Tuy nhiên các thuốc được liệt kê trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, các bạn đọc nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng các thuốc này để thay thế.
Thuốc Levopatine có tốt không?
Ưu điểm
- Levopatine có tác dụng hiệu quả trong điều trị triệu chứng loạn tâm thần như loạn thần giai đoạn hưng cảm, tâm thần phân liệt, loạn thần thực thể.
- Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén bao baophim dễ uống, tiện lợi khi dùng.
Nhược điểm
- Levopatine có thể gây tác dụng phụ ngay ở liều chỉ định.
Thuốc Levopatine giá bao nhiêu?
Hiện nay giá thuốc Levopatine sẽ có sự chênh lệch ít nhiều tùy từng cơ sở phân phối thuốc và tùy từng thời điểm diễn ra các chương trình khuyến mãi vì vậy giá bán Levopatine của Nhà thuốc Ngọc Anh chỉ áp dụng cho các cơ sở thuộc hệ thống Nhà thuốc Ngọc Anh.
Thuốc Levopatine mua ở đâu uy tín?
Nếu khách hàng chưa biết mua Levopatine chính hãng ở đâu thì Nhà thuốc Ngọc Anh là địa chỉ bán hàng uy tín được nhiều khách hàng tin dùng hiện nay. Các bạn có thể đến trực tiếp tại cửa hàng hay đặt hàng qua website để được hỗ trợ giao hàng toàn quốc với mọi khách hàng. Nhân viên Nhà thuốc Ngọc Anh luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng về mọi thông tin sản phẩm cũng như cách thức đặt hàng online.
Nguồn tham khảo
- Isabel Dietz 1, Andrea Schmitz, Ingrid Lampey, Christian Schulz (2013) Evidence for the use of Levomepromazine for symptom control in the palliative care setting: a systematic review, pubmed.ncbi.nlm.nih.gov. Truy cập ngày
Tờ hướng dẫn sử dụng. Xem đầy đủ tờ hướng dẫn sử dụng tại đây.
chieu Đã mua hàng
Levopatine tác dụng tốt giao hàng nhanh