Ngày nay, bệnh về tiêu hóa là một nhóm bệnh hay gặp nhất trong tất cả các bệnh. Chính vì vậy, mỗi bản thân chúng ta cần quan tâm hơn nữa đến vấn đề có liên quan đến dạ dày, tá tràng nhiều hơn. Đặc biệt cần quan tâm hơn cả phải để đến các triệu chứng về đầy hơi, trào ngược dạ dày thực quản. Chắc hẳn mọi người đều thắc mắc giải quyết vấn đề này như thế nào thì hãy cùng Nhà Thuốc Ngọc Anh (nhathuocngocanh) tìm hiểu về loại thuốc Lampar 5 để biết được những điều cần biết về cách làm giảm bệnh bằng thuốc Lampar 5 và cần lưu ý gì khi sử dụng thuốc. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kĩ về loại thuốc Lampar 5 này nhé:
Lampar là thuốc gì?
Thuốc Lampar là một thuốc trong danh mục thuốc điều hòa tiêu hóa chống đầy hơi và kháng viêm. Chính vì thế, Lampar dùng để điều trị các chứng bệnh về dạ dày – ruột như buồn nôn, nôn, nóng ruột… hay những bệnh có liên quan đến các bệnh về trào ngược dạ dày – thực quản mạn tính.
Dạng bào chế của lampar: viên nén bao phim.
Quy cách đóng gói thuốc: hộp 6 vỉ, trong đó mỗi vỉ có 10 viên.
Thuốc Lampar là sản phẩm được sản xuất bởi Công Ty cổ Phần Dược Phẩm Đạt Vi Phú (davipharm) đang được lưu hành ở Việt Nam với số đăng ký sản phẩm là VD-31086-18.
Thành phần
Một viên nén bao phim thuốc Lampar có chứa những thành phần sau:
Hoạt chất chính: Mosaprid citrat 5mg.
Hoạt chất khác như: Povidon, Cellulose vi tinh thể, Copovidone,… và một số tá dược khác vừa đủ hàm lượng một viên.
Tác dụng của thuốc Lampar
Lampar với thành phần chính là Mosapride, một dẫn xuất của benzamide có tác động chủ yếu ở dạ dày. Vì thế, thuốc có tác dụng tăng cường sự lưu thông của dạ dày và ruột, làm rỗng dạ dày.
Mosaprid là một chất đồng vận chọn lọc của thụ thể 5-HT. Trên thụ thể 5-HT có tại đầu tận cùng của thần kinh dạ dày – ruột, thuốc kích thích làm tăng tiết chất acetylcholine, làm tăng sự lưu thông dạ dày – ruột, từ đó làm rỗng dạ dày.
Thuốc ít ảnh hưởng đến sự lưu thông của kết tràng.
xem thêm Bạn đọc cùng tìm hiểu thêm tác dụng của thuốc Arthur?
Công dụng – chỉ định của thuốc Lampar
Thuốc Lampar chỉ được bán và sử dụng khi có đơn thuốc từ bác sĩ điều trị. Thuốc được chỉ định trong một số trường hợp cụ thể như sau:
Làm giảm các triệu chứng của hệ tiêu hóa như buồn nôn, nôn, ợ nóng, cảm giác nóng ruột.
Làm thuyên giảm các bệnh trào ngược dạ dày – thực quản mạn tính.
Dược động học
Hấp thu
Lampar với thành phần chính là Mosapride, thuốc được xuống dưới dạ dày bằng đường uống và nhanh chóng được hấp thu toàn toàn tại ống tiêu hóa với sinh khả dụng đạt được khá cao. Đối với những người khỏe mạnh đang trong độ tuổi trưởng thành, dùng liều 5mg Mosaprid citrat và sử dụng trong lúc đói. Thời gian thuốc đạt nồng độ tối đa trong huyết tương Tmax là 0,8 giờ, nồng độ thuốc tối đa trong huyết tương hoặc đỉnh phơi nhiễm Cmax đạt được là 30,7 μg/ ml. Thời gian cần thiết để nồng độ thuốc trong huyết tương giảm xuống còn một nửa T1/2 là 2 giờ.
Phân bố
Sau khi đã được hấp thu gần như hoàn toàn vào ống tiêu hóa, thuốc đi đến phân bố ở hầu hết các tế bào và các cơ quan trên cơ thể người sử dụng. Thuốc gắn kết protein huyết tương đạt 99% in vivo huyết tương của người ở nồng độ 1μg/ ml.
Chuyển hóa
Sau đó thuốc đi đến chuyển hóa ở một số cơ quan cụ thể. Chất chuyển hóa chính của Mosapride là hợp chất des-fluorobenzyl. Mosaprid citrat được chuyển hóa chủ yếu qua gan, trong phân tử Mosaprid citrat có nhóm 4-fluorobenzyl đã bị cắt, và tiếp tục bị oxy hóa vòng benzen ở vị trí số 3 của phân tử.
Thải trừ
Thuốc được thải trừ, bài tiết chủ yếu qua thận. Vì thế sau khi đã uống thuốc khoảng 48 giờ, tìm thấy 0,1% dạng thuốc không biến đổi trong nước tiểu và khoảng 4% có dạng chuyển hóa chính, đó là ở dạng des-fluorobenzyl.
Liều dùng – Cách dùng của thuốc Lampar
Để thuốc Lampar đạt được hiệu quả đúng như mong muốn cũng như những an toàn với người sử dụng thì người dùng nên hỏi ý kiến của các bác sĩ, những dược sĩ có chuyên môn để được tư vấn về liều dùng, cách dùng một cách hợp lý và chuẩn xác nhất.
Liều dùng của thuốc Lampar:
Đối với người lớn: liều khuyến cáo là 5mg/lần, ngày uống khoảng 3 lần, uống trước hoặc sau mỗi bữa ăn.
Lưu ý: Liều dùng được nêu trên đây chỉ mang tính chất tham khảo thêm khi sử dụng. Để có một liều dùng phù hợp với thể trạng người bệnh và mức độ bệnh nặng nhẹ của người bệnh, bạn cần tham khảo thêm những ý kiến bác sĩ, dược sĩ hoặc chuyên viên y tế.
xem thêm Liều dùng và cách dùng thuốc Kremil S? Chỉ định của thuốc là gì?
Cách dùng thuốc Lampar hiệu quả
Bệnh nhân sử dụng thuốc Lampar bằng đường uống theo liều chỉ dẫn đã được tư vấn từ các bác sĩ, chuyên viên y tế có chuyên môn và theo tờ giấy hướng dẫn sử dụng có trong hộp thuốc.
Tuyệt đối không được tăng hoặc giảm liều dùng đã chỉ định khi chưa có sự đồng ý của những người thầy thuốc có chuyên môn.
Tránh uống thuốc đồng thời với thời điểm đang sử dụng các loại rượu, bia, nước ngọt có ga, các chất kích thích thần kinh sẽ gây tác động không tốt, làm giảm hoặc mất tác dụng trong quá trình sử dụng thuốc.
Chống chỉ định
Lampar chống chỉ định với các trường hợp mẫn cảm với Mosaprid citrat hay bất kì thành phần nào khác có trong thuốc.
Chống chỉ định với các bệnh nhân đang có hoặc đã có tiền sử suy gan , hay suy giảm chức năng thận.
Tác dụng phụ của thuốc Lampar
Trong quá trình sử dụng thuốc ít nhiều cũng xảy ra tác dụng không mong muốn gây ảnh hưởng xấu đến cuộc sống bình thường hàng ngày của người bệnh. Một số tác dụng không muốn như sau:
Trong trường hợp triệu chứng đường tiêu hóa như buồn nôn, nôn, ợ nóng do tình trang viêm dạ dày mạn tính. Đã ghi nhận 40 trong 988 bệnh nhân xuất hiện các tác dụng không mong muốn ở những điều kiện thử nghiệm lâm sàng khác nhau. Tác dụng không mong muốn chủ yếu là tiêu chảy, khô miệng, phân lỏng, cảm giác khó chịu…
Các xét nghiệm có giá trị bất thường đã được ghi nhận 30 trong 792 trường hợp đã thử nghiệm gồm có tăng triglycerid, tăng bạch cầu ái toan, tăng AST, ALP, ALT và giá trị…
Khi dùng thuốc với tác dụng hỗ trợ các điều trị bằng thuốc có tác dụng làm rỗng dạ dày trước khi làm xét nghiệm X-quang với thuốc cản quang bari, có những tác dụng không mong muốn như bất thường trong các giá trị xét nghiệm, đầy bụng, máu ẩn trong nước tiểu, buồn nôn, nhức đầu, đau bụng, protein niệu và một số tác dụng khác.
Một số tác dụng nghiêm trọng khác:
- Rối loạn chức năng gan, viêm gan tối cấp, vàng da, tăng bilirubin.
- Gây hiện tượng dị ứng, phát ban, nổi mề đay, phù.
- Giảm bạch cầu, tăng bạch cầu ái toan.
- Xuất hiện đánh trống ngực, chóng mặt, nhức đầu, đãng trí, mệt mỏi…
- Cảm giác đầy bụng bất thường, khó chịu dạ dày.
Tương tác thuốc
Trong quá trình sử dụng hai hay nhiều thuốc cùng lúc rất có khả năng làm tăng sự tương tác giữa các thuốc với nhau gây nên hiện tượng hiệp đồng thuốc hoặc đối kháng thuốc. Chính vì vậy, trước khi nhận được chỉ định dùng thuốc Lampar, người bệnh hoặc người nhà người bệnh cần thông báo những thông tin cần biết cho bác sĩ, dược sĩ, chuyên viên y tế những thuốc đã và đang sử dụng gần đây để từ đó nhận được sự tư vấn và chỉ đúng đắn hợp lý nhất.
Thuốc Lampar tương tác với các thuốc kháng hệ cholinergic như: Butylscopolamine bromide, Atropin sulfat, với tình trạng làm giảm nồng độ của thuốc trong cơ thể. Vì thế nên cẩn thận khi uống chung Lampar với các thuốc kháng hệ cholinergic, do đó nên uống thuốc Lampar cách xa thời gian sử dụng thuốc này.
Khi sử dụng thuốc cùng với thực phẩm không lành mạnh như các đồ ăn nhanh hay các đồ uống có chất kích thích như rượu, bia, nước uống có ga, cafe, thuốc lá… có thể làm tăng động tính hay ức chế tác dụng của thuốc Lampar. Vì vậy người bệnh cần đọc kĩ các hướng dẫn kèm theo của thuốc hay xin thêm ý kiến tư vấn của thầy thuốc về việc dùng thuốc cùng với đồ ăn, thức uống.
Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
Lưu ý và thận trọng:
Thuốc Lampar được khuyến cáo không nên sử dụng nếu trong vòng 2 tuần điều trị và các triệu chứng của bệnh tình không thuyên giảm.
Nếu xuất hiện các triệu chứng của tác dụng không mong muốn điển hình như rối loạn chức năng gan, viêm gan, vàng da, mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, chán ăn. Các bác sĩ điều trị nên khuyên bệnh nhân ngừng sử dụng thuốc để tránh những hậu quả xấu.
Nên hạn chế nhất có thể việc sử dụng thuốc đối tượng trẻ em bởi sự an toàn trong lâm sàng của thuốc vẫn chưa được chứng minh cụ thể.
Đối với những người già cao tuổi cần thận trọng khi sử dụng. Do họ đã ở độ tuổi cao nên chức năng sinh lý của gan và thận đã bị suy giảm dần dần. Để giảm tác dụng không mong muốn trên đối tượng này cần hiệu chỉnh lại liều cho phù hợp.
Những bệnh nhân có tiền sử dị ứng với tinh bột thì không được chỉ định thuốc bởi thuốc có chứa tinh bột trong bảng thành phần.
Chưa có nghiên cứu chính xác trên những người lái xe vận hành máy móc. Nhưng trong những tác dụng không mong muốn của thuốc có tác dụng làm chóng mặt buồn ngủ, nên đối tượng này cũng nên hạn chế sử dụng để tránh gây tai nạn.
Hạn chế nhất có thể việc sử dụng thuốc cho đối tượng phụ nữ đang mang thai và phụ nữ đang cho con bú.
Bảo quản:
Cần bảo thuốc Lampar ở những nơi có nhiệt độ thoáng mát, tránh nước, tránh những nơi có nhiều ẩm mốc. Điều kiện phù hợp để bảo quản là 20-30 độ, ở nhiệt độ phòng.
Cần để ý đến hạn sử dụng của thuốc ( thuốc có hạn sử dụng 36 tháng), tránh sử dụng thuốc khi đã quá hạn, xuất hiện những hiện tượng nấm mốc, đổi màu thuốc.
Xử trí quá liều và quên liều thuốc
Quá liều:
Khi bệnh nhân đã sử dụng quá liều lượng thuốc lampar được quy định, cần đến ngay các trung tâm y tế, những bệnh viện gần để có được hướng xử lý kịp thời, nhanh nhất tránh để lại hậu quả không đáng có.
Quên liều:
Cần bổ sung liều lampar ngay khi nhớ ra.
Không được sử dụng liều Lampar bù khi đã quên quá lâu.
Thuốc Lampar giá bao nhiêu?
Trên thị trường đang bán loại thuốc Lampar này với giá 125.000 một hộp.
Thuốc Lampar mua ở đâu uy tín (chính hãng)?
Người bệnh điều trị thuốc Lampar nên tìm đến các cửa hàng, trung tâm kinh doanh thuốc đã được cấp phép gần nhất để được tư vấn, kê toa và tiến hành mua hàng. Tránh mua phải hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng.
Ưu nhược điểm của thuốc Lampar
Ưu điểm
- Thuốc Lampar được bào chế dưới dạng viên nén bao phim rất dễ sử dụng và nhẹ nhàng cho việc mang từng liều khi sử dụng.
- Giá thành hợp lý, rẻ, phải chăng phù hợp với mọi người dùng.
Nhược điểm
- Không phù hợp với đối tượng trẻ nhỏ những người kém trong khả năng nuốt, sợ nuốt thuốc.
- Thuốc có nhiều tác dụng phụ đến toàn thân người sử dụng.
Tài liệu tham khảo
- Mosapride, Sleisenger and Fordtran’s Gastrointestinal and Liver Disease (Ninth Edition), 2010 Truy cập ngày 11/04/2022.
- Hướng dẫn sử dụng, tải về tại đây.
*Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
*Mọi thông tin của website chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế lời khuyên của bác sĩ. Nếu có bất cứ thắc mắc nào vui lòng liên hệ hotline: 098.572.9595 hoặc nhắn tin qua ô chat ở góc trái màn hình.
Linh Đã mua hàng
sp tốt