Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm thuốc Glucophage 850mg tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Bài này https://nhathuocngocanh.com xin được trả lời cho bạn các câu hỏi: Glucophage 850mg là thuốc gì? Thuốc Glucophage 850mg có tác dụng gì? Thuốc Glucophage 850mg giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.
Glucophage là thuốc gì?
Glucophage 850mg là thuốc điều trị cho các bệnh nhân có đường huyết cao.
Một hộp thuốc gồm 3 vỉ, mỗi vỉ gồm 10 viên với thành phần chính là metformine chlorhydrate hàm lượng 850mg/viên
Tá dược vừa đủ 1 viên bao gồm các thành phần như Povidone K 30, magnesium stearate và Opadry clear YS-1-7472 (hypromellose, macrogol 400, macrogol 8000).
Glucophage giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Glucophage được sản xuất tại các công ty dược phẩm như công ty dược phẩm Merck Sante S.A.S.
Hiện nay trên thị trường thuốc được bán với giá 350.000 đồng/hộp và được bán tại nhà thuốc Ngọc Anh, giao hàng trên toàn quốc.
Giá thuốc có thể khác nhau đối với các công ty sản xuất khác nhau, hàm lượng khác nhau, nhập khẩu khác nhau.
Giá cả có thể chênh lệch một chút ở những nơi bán khác nhau. Hãy lựa chọn mua glucophage ở những nơi uy tín để tránh tình trạng mua phải thuốc giả không đảm bảo chất lượng.
Bạn có thể mua gluconphage tại các nhà thuốc, quầy thuốc, phòng khám, bệnh viện hay đặt hàng online để tiết kiệm thời gian và tiền bạc.
Tham khảo một số thuốc cùng tác dụng:
Thuốc Dianorm-M do công ty Micro labs limited sản xuất
Thuốc Perglim M-2 do công ty INVENTIA HEALTHCARE PVT. LTD sản xuất.
Tác dụng của Glucophage
Glucophage với thành phần chính là metformine chlorhydrate thuộc nhóm biguanid có tác dụng hạ đường huyết tuy nhiên chúng lại không làm hạ đường huyết ở những người không bị đái tháo đường.
Metformine được tìm thấy vào năm 1992 và được đưa vào danh mục các thuốc thiết yếu của tổ chức y tế thế giới.
Cơ chế tác dụng của metformine để hạ đường huyết trong cơ thể thông qua việc giảm tổng hợp, tăng sử dụng và giảm hấp thu glucose như: tăng sử dụng glucose ở tế bào; làm chậm sự hấp thu glucose ở ruột; giảm sản xuất glucose ở gan thông qua việc ức chế chuyển hóa glycogen thành glucose và ức chế quá trình tân tạo đường; cải thiện sự liên kết insulin với receptor (insulin là một polypeptide có 51 aminoac được, chúng được tiết từ tế bào β của đảo tủy có tác dụng điều hòa đường huyết cho cơ thể).
Metformine có tác dụng hạ đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 sau khi ăn hoặc là lúc đói.
Đái tháo đường typ 2 là tình trạng thiếu hụt insulin một cách tương đối. Ban đầu tế bào β ở đảo tụy sẽ tăng cường tiết insulin để bù trừ nhưng sau đó khi hoạt động quá mức dẫn đến các tế bào β của đảo tủy của đảo tụy không còn đủ khả năng để tiết ra insulin điều hòa đường huyết cho cơ thể về mức bình thường.
Công dụng – Chỉ định
Với tác dụng hạ đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 thì thuốc được bác sĩ chỉ định dùng trong các trường hợp như: đái tháo đường typ 2 đặc biệt là với các bệnh nhân khi sử dụng chế độ ăn kiêng và tập thể dục nhưng vẫn không thể đạt được hiệu quả.
Ngoài ra thuốc còn được bác sĩ chỉ định dùng để kết hợp với insulin để điều trị cho trẻ em và kết hợp với các thuốc chống đái tháo đường dạng viên khác cho người lớn.
Cách dùng – Liều dùng
Glucophage được điều chế ở dạng viên nén và được dùng đường uống.
Bạn nên uống thuốc trong hoăc sau bữa ăn để giảm thiểu các tác dụng không mong muốn liên qua đến tiêu hóa và uống với một lượng nước vừa đủ đồng thời không nên nhai viên thuốc.
Liều dùng
Liều dùng có thể thay đổi tùy vào đường huyết của bênh nhân đo đó bạn nên xét nghiệm nồng độ đường trong máu để có liều điều trị thích hợp.
Thông thường thuốc được sử dụng với liều dùng trung bình là 2 viên/ngày và được dùng liên tục trừ khi có chỉ định đặc biệt của bác sĩ.
Nếu bạn dùng với liều 2 viên/ngày thì nên sử dụng thuốc chia làm 2 lần với một viên dùng vào bữa điểm tâm và 1 viên dùng cho ăn bữa tối.
Bạn nên thao khảo ý kiến của bác sĩ để có tư vấn về liều dùng một cách phù hợp nhất.
Tác dụng phụ của thuốc
Khi bệnh nhân sử dụng thuốc có thể gặp một số tác dụng không mong muốn liên quan đến tiêu hóa như: buồn nôn, nôn ói, tiêu chảy, chán ăn, đau thượng vị. Tuy nhiên các tác dụng này thường xảy ra khi bệnh nhân không sửu dụng thuốc cùng với bữa ăn và các tác dụng này sẽ giảm dần đi khi thuốc được uống trong hoặc sau bữa ăn.
Ngoài ra khi sử dụng thuốc đối với các bệnh nhân bị bệnh tiểu đường nhiễm toan thể ceton, nhiễm toan acid lactic có thể gặp các tác dụng không mong muốn khác như mệt mỏi, nôn mửa, đau bụng kèm vọp bẻ cơ và khoặn.
Khi bệnh nhấn sử dụng glucophage dài ngày có thể dẫn đến giảm hấp thu vitamin B12.
Các tác dụng không mong muốn không phải xảy ra ở tất cả các bệnh nhân mà xảy ra ở một số trường hợp.
Bạn nên báo cao cho bác sĩ về các tác dụng không mong muốn mình gặp phải và đến ngay các cơ sở ý tế gần nhất để được xử lí và điều trị kịp thời.
Chống chỉ định
Glucophage được chống chỉ định với tất cả các bệnh nhân có tiền sử bị nhạy cảm hay quá mẫn với thành phần metformine và các thành phần khác của thuốc.
Ngoài ra thuốc còn được chống chỉ định dùng trong các trường hợp suy thận, nhiễm trùng đường hô hấp, tiết niệu và các bệnh có thể gây tình trạng thiếu oxy ở mô như suy tim, suy hô hấp, nhồi máu cơ tim, sốc.
Lưu ý không được sử dụng thuốc trong vòng 2 ngày nếu bệnh nhân có chụp X quang hoắc sử dụng các chất cản quan chưa iod do có thể gây độc với thận.
Chú ý và thận trọng khi dùng thuốc
Cần chú ý sử dụng thuốc cho những bệnh nhân bị bệnh tiểu đường nhiễm toan thể ceton, nhiễm toan acid lactic do các tác dụng không mong muốn của thuốc gây ra trên những bệnh nhân này.
Do thuốc chủ yếu được đào thải qua thận nên khi sử dụng cần chú ý theo dõi nồng độ creatinine trong máu để đánh giá chức năng thận.
Bạn cần báo cáo cho bác sĩ về việc mình đang dùng Glucophage nếu phải phẫu thuật hoặc chụp x quang.
Đối với phụ nữ trong thời kì mang thai:
Chưa có đầy đủ báo cáo và nghiên cứu liên quan đến các vấn đề xảy ra khi dử dụng thuốc cho phụ nữ mang thai. Trong trường hợp bạn đang sử dụng Glucophage mà biết mình đang có thai thì nên báo cáo cho bác sĩ để được thay thế thuốc bằng insulin. Tuy nhiên bạn vẫn nên hỏi ý kiến của bác sĩ để được tư vấn hợp lí nhất khi sử dụng thuốc.
Đối với phụ nữ cho con bú:
Chưa có đầy đủ báo cáo, nghiên cứu liên quan đến vấn đề xảy ra cho trẻ đang bú sữa mẹ sử dụng thuốc và phụ nữ đang cho con bú vì vậy không nên sử dụng thuốc một cách tùy ý. Bạn vẫn nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc để cân nhắc mặt lợi và mặt hại khi dùng thuốc.
Lưu ý khi sử dụng với các thuốc khác
Chlorpromazine với liều cao (100 mg/ngày) sẽ làm giảm sự giải phóng insulin nên làm tăng đường huyết trong khi metformin lại có tác dụng làm giảm đường huyết do đó khi sử dụng đồng thời 2 thuốc cần chú ý hiệu chỉnh liều và hiệu chỉnh lại khi ngừng phối hợp 2 thuốc.
Corticọde làm giảm sử dụng dung nạp glucid do đó có thể gây tăng đường huyết và nhiễm thể ceton do đó cần chú ý theo dõi đường huyết khi bệnh nhân sử dụng đồng thời 2 thuốc với nhau. Cần hiệu chỉnh liều dùng của thuốc khi dùng phối hợp 2 thuốc hoặc khi đã ngừng phối hợp.
Rượu, dolutegravir, cimetidin và các chất ức chế anhydrase trừ brinzolamide có thể làm tăng tác dụng phụ cũng như độc tính của metformin nên cần hiệu chỉnh liều thuốc cho bệnh nhân khi sử dụng phối hợp với các thuốc trên.
Các thuốc lợi tiểu quai khi sử dụng đồng thời với meformine có nguy cơ gây nên tích lũy metformin và suy giảm chức năng thận.
Khi sử dụng đồng thời metformine với các chất cản quan có chưa iod có nguy cơ gây độc với thận và tăng nguy cơ nhiễm aicd lactic.
Alpha-lipoic acid, androgen (trừ danazol), guanethidine, quinolones sẽ làm tăng tác dụng hạ đường huyết của meformine khi sử dụng đồng thời chúng với metformine do đó cần hiểu chỉnh liều cho hợp lí.
Bạn nên báo cáo cho bác sĩ về các thuốc mình đang sử dụng để tránh các tương tác thuốc có thể xảy ra.
Cách xử trí quá liều, quên liều thuốc Glucophage
Cần lưu ý khi sử dụng thuốc để tránh tình trạng quá liều. Nếu có các biểu hiện quá liều cần dừng thuốc và đưa bệnh nhân đến cơ sở ý tế để được xử lí và điều trị kịp thời.
Nếu bệnh nhân quên liều thuốc Glucophage bệnh nhân nên uống càng sớm càng tốt tuy nhiên nếu khoảng thời gian gần đến lần uống tiếp theo thì nên bỏ qua liều đó vì có thể hay ra hiện tượng quá liều và uống liều tiếp theo như bình thường. Bệnh nhân có thể đặt báo thức cho các lần sử dụng thuốc để nhắc nhở việc sử dụng.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.