Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm thuốc Cestasin, tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Bài này Nhà thuốc Ngọc Anh (nhathuocngocanh.com) xin được cung cấp các thông tin liên quan đến thuốc Cestasin: Thuốc Cestasin là thuốc gì? Thuốc Cestasin có tác dụng gì? Thuốc Cestasin giá bao nhiêu? Thuốc Cestasin mua ở đâu? Dưới đây là thông tin chi tiết về thuốc Cestasin.
Cestasin là thuốc gì?
Thuốc Cestasin là thuốc có chứa hoạt chất betamethason và dexclorpheniramin, được chỉ định trong điều trị các triệu chứng do dị ứng hô hấp, da.
- Dạng bào chế: Viên nang.
- Công ty đăng ký: Công ty cổ phần Dược VACOPHARM
- Số đăng ký: VD-25335-16.
- Quy cách đóng gói: Lọ 500 viên.
- Công ty sản xuất: Công ty cổ phần Dược VACOPHARM
- Xuất xứ: Việt Nam
Thành phần
Mỗi viên nang Cestasin chứa:
- Betamethason 0,25mg
- Dexclorpheniramin maleat 2mg
- Tá dược vừa đủ (tinh bột sắn, polyvinyl pyrrolidon, magnesi stearat).
Cơ chế tác dụng của thuốc Cestasin
- Thuốc chứa hai hoạt chất là betamethason và dexclorpheniramin.
- Betamethason là một corticosteroid tổng hợp có tác dụng glucocorticoid rất mạnh. Có tác dụng chống viêm, chống thấp khớp, chống dị ứng, ở liều cao còn có tác dụng ức chế miễn dịch. Thuốc có thể được sử dụng đường uống, đường tiêm, tiêm tại chỗ, hít hoặc bôi ngoài da. Betamethason ít có tác dụng trên quá trình chuyển hóa muối nước. Do đó, Betamethason phù hợp sử dụng trong các trường hợp bệnh lý mà giữ muối nước gây bất lợi.
- Dexclorpheniramin là thuốc kháng histamin ở thụ thể H1 trung ương và ngoại biên, tác dụng an thần và có tính chất atropin nhẹ.
Dược động học
Hấp thu
- Betamethason, Dexclopheniramin maleat hấp thu tốt qua đường tiêu hóa.
Phân bố
- Betamethason phân bố nhanh tại tất cả các mô trong cơ thể. Có thể qua nhau thai và bài xuất qua sữa mẹ.
- Betamethason liên kết với protein huyết tương khoảng 60%, thời gian bán thải khoẳng 36-54 giờ. Vì liên kết với protein huyết tương ở mức thấp và thời gian bán thải dài nên thuốc có tác dụng kéo dài.
- Dexclopheniramin maleat có thời gian bán hủy trong huyết tương từ 30 – 60 phút, nồng độ đạt đỉnh trong huyết tương sau 2,5-6 giờ sử dụng.
- Dexclopheniramin maleat có sinh khả dụng thấp, chỉ đạt khoảng 25-50%.
Chuyển hóa
- Betamethason chuyển hóa chủ yếu qua gan, tốc độ chuyển hóa chậm.
- Dexclopheniramin maleat chuyển hóa nhanh và nhiều.
Thải trừ
- Betamethason thải trừ chủ yếu qua thận, chất chưa chuyển hóa được thận trừ qua thận chiếm khoảng 5%.
- Dexclopheniramin maleat thải trừ qua đường nước tiểu dưới dạng không chuyển hóa hoặc chuyển hóa, tốc độ bài tiết phụ thuộc vào pH và lưu lượng nước tiểu.
Công dụng – Chỉ định Cestasin
Viên nang Cestasin được chỉ định trong điều trị các triệu chứng do dị ứng hô hấp, da: như viêm mũi dị ứng, hen phế quản mạn tính, nổi mề đay, chàm, viêm da tiếp xúc, viêm da dị ứng. Thuốc còn có tác dụng hạn chế tình trạng viêm và tiết dịch trong các bệnh lý của mắt.
Liều dùng – Cách dùng
Liều dùng
- Trẻ em từ 6-12 tuổi ½ – 1 viên/lần, ngày 2-3 lần. Tối đa 4 viên/ngày.
- Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: 1-2 viên/lần, ngày 3-4 lần. Tối đa 8 viên/ngày.
- Khi các triệu chứng bệnh cải thiện, giảm dần liều dùng đến mức duy trì đáp ứng và ngừng thuốc.
Cách dùng
Cestasin đường bào chế dạng viên, thích hợp sử dụng đường uống. Có thể uống thuốc sau lúc ăn hoặc trước khi ngủ. Nên uống thuốc nguyên viên, không nghiền nhỏ Cestasin khi sử dụng để tránh làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thu và chuyển hóa của thuốc.
Chống chỉ định
Thuốc Cestasin chống chỉ định sử dụng trong một số các trường hợp sau:
- Bệnh nhân đái tháo đường, tâm thần, nhiễm khuẩn, nhiễm virus, nhiễm nấm toàn thân
- Bệnh nhân đang có cơn hen cấp.
- Bệnh nhân quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc
- Phụ nữ dưới 6 tuổi, phụ nữ có thai và cho con bú.
- Không dùng thuốc Cestasin trong thời gian dài.
Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
Lưu ý và thận trọng
- Cần duy trì liều thấp nhất có đáp ứng, khi giảm liều cần giảm từ từ, nếu dừng đột ngột sẽ gây nguy cơ suy thượng thận cấp.
- Bệnh nhân suy tim sung huyết, nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp, đái tháo đường, động kinh, loạn tâm thần, suy thận.
- Trên bệnh nhân trẻ em và người cao tuổi, có thể tăng nguy cơ gặp các tác dụng phụ của thuốc. Đặc biệt thuốc có tác dụng phụ gây chậm lớn ở trẻ em.
- Người đang bị nhiễm khuẩn cấp mà chưa có biện pháo kiểm soát nhiễm khuẩn hiệu quả không nên dùng thuốc Cestasin, vì betamethason sẽ gây che lấp triệu chứng của nhiễm khuẩn, gây khó khăn cho việc chuẩn đoán và điệu trị bệnh.
- Bệnh nhân bị bệnh lao.
- Sử dụng thuốc sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm thủy đậu, herpes zoster.
- Sử dụng thuốc kéo dài cần theo dõi bệnh nhân đều đặn và cần giảm lượng natri, bổ sung calci, kali.
- Khi sử dụng thuốc nếu gặp phải bất kỳ triệu chứng bất thường nào cần hỏi ý kiến bác sĩ, dược sĩ.
Phụ nữ có thai và đang cho con bú
Chưa có nghiên cứu rõ ràng về tác dụng phụ của thuốc Cestasin trên phụ nữ có thai và cho con bú, tuy nhiên việc sử dụng thuốc trong giai đoạn này hết sức thận trọng, cần cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.
Người lái xe và vận hành máy móc
Thuốc Cestasin có tác dụng phụ gây buồn ngủ, vì vậy cần thận trọng khi lái xe, vận hành máy móc trong quá trình sử dụng thuốc.
Bảo quản
Bảo quản thuốc Cestasin ở nơi khô mát, dưới 30oC và tránh ánh sáng trực tiếp.
Xem thêm Thuốc Kháng viêm steroid B – Betamethason Mipharmco
Tác dụng phụ của thuốc Cestasin
Khi sử dụng thuốc Cestasin, người dùng có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn:
- Rối loạn điện giải, cao huyết áp, loét dạ dày.
- Chậm lành vết loét.
- Co giật, tăng nhãn áp, tăng áp lực nội sọ.
- Rối loạn kinh nguyệt.
- Buồn ngủ, hạ huyết áp, rối loạn thăng bằng, chóng mặt, giảm trí nhớ.
- Phát ban, chàm, nổi mề đay, ngứa, phù.
- Sốc phản vệ.
- Giảm tế bào máu.
Các tác dụng không mong muốn do dùng Cestasin thường ở mức độ nhẹ và biến mất khi ngưng sử dụng thuốc. Bệnh nhân nên ngưng sử dụng thuốc nếu thấy các biểu hiện bất thường, hoặc các tác dụng phụ liệt kê trên trở nên nghiêm trọng.
Tương tác thuốc
Thuốc | Tương tác |
Paracetamon liều cao hoặc kéo dài | Tăng nguy cơ nhiễm độc gan |
Thuốc chống trầm cảm 3 vòng | Tăng tác dụng phụ rối loạn tâm thần do corticosteroid |
Thuốc chống đái tháo đường đường uống hoặc insulin | Betamethason có tác dụng phụ làm giảm glucose huyết, cần hiệu chỉnh liều thuốc chống đái tháo đường khi sử dụng kết hợp và khi dùng sử dụng Cestasin. |
Glycosid | Tăng khả năng loạn nhịp tim, tăng độc tính của digitalis. Hạ kali huyết. |
Phenobarbiton phenytoin, rifampicin, ephedrin | Tăng chuyển hóa betamethason, giảm tác dụng điều trị của thuốc |
Thuốc chống đông loại coumarin | Gây tăng hoặc giảm hiệu quả chống đông |
Thuốc chống viêm không steroid và rượu | Tăng nguy cơ loét đường tiêu hóa. |
Cách xử trí quá liều, quên liều
Quá liều
- Triệu chứng khi quá liều: Tăng giữ nước và natri, tăng đường huyết, giảm tái tạo mô, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, nhiễm nấm thứ phát, suy thượng thận, rối loạn tâm thần.
- Điều trị: Cần theo dõi điện giải đồ huyết thanh và nước tiểu, chú ý cân bằng natri, kali. Điều trị mất cân bằng điện giải nếu cần.
Quên liều
Khi phát hiện quên liều, cần uống thuốc ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên nếu gần đến thời điểm uống liều tiếp theo thì bỏ qua liều đã quên.
Xem thêm Thuốc Betamethason 0,5mg Becamex: Liều dùng và hướng dẫn sử dụng.
Thuốc Cestasin có tốt không?
Ưu điểm
- Giá thành hợp lý, dễ tìm mua được ở các hệ thống nhà thuốc trên toàn quốc.
- Thuốc Cestasin bào chế dạng viên nang dễ dàng cho việc sử dụng và bảo quản
- Thuốc điều trị tốt các triệu chứng dị ứng đường hô hấp, da.
Nhược điểm
- Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như đã trình bày trong bài.
- Không dùng được cho trẻ dưới 6 tuổi.
Sản phẩm thay thế thuốc Cestasin
- Thuốc Tanacelest có hoạt chất chính là Betamethason hàm lượng 0,25mg và Dexclopheniramin hàm lượng 2mg, được bào chế dưới dạng viên nén, sản xuất bởi công ty Công ty TNHH SX-TM dược phẩm Thành Nam, có tác dụng tương tự như thuốc Cestasin.
- Thuốc Besoramin có hoạt chất chính là betamethason hàm lượng 0,25mg và Dexclopheniramin hàm lượng 2mg, được bào chế dưới dạng viên nén, sản xuất bởi công ty Union Korea Pharm. Co., Ltd, tác dụng tương tự như thuốc Cestasin.
Tuy các thuốc có cùng hoạt chất, tác dụng tương tự như thuốc Cestasin, tuy nhiên cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thay thế.
Thuốc Cestasin giá bao nhiêu?
Thuốc Cestasin được bán tại nhiều nhà thuốc trên toàn quốc, giá thuốc Cestasin tham khảo là 90.000 VNĐ.
Thuốc Cestasin mua ở đâu?
Thuốc Cestasin được bán ở nhiều hệ thống nhà thuốc trên toàn quốc. Nếu bạn muốn mua thuốc Cestasin chính hãng có thể liên hệ với chúng tôi qua website nhà thuốc Ngọc Anh hoặc qua số hotline 098.572.9595 để được tư vấn
Tài liệu tham khảo
Hướng dẫn sử dụng thuốc, tải file tại đây!
*Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
*Mọi thông tin của website chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế lời khuyên của bác sĩ. Nếu có bất cứ thắc mắc nào vui lòng liên hệ hotline: 098.572.9595 hoặc nhắn tin qua ô chat ở góc trái màn hình.
tuan Đã mua hàng
Gia đình tôi tin tưởng sử dụng Cestasin lọ 500 viên