Thuốc Acectum được chỉ định để điều trị điều trị nhiễm khuẩn cho người lớn và trẻ nhỏ. Trong bài viết này, Nhà Thuốc Ngọc Anh xin gửi đến bạn đọc cách sử dụng và các lưu ý khi dùng thuốc Acectum, Acectum là thuốc gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Acectum là thuốc gì?
Thuốc Acectum là một sản phẩm của Karnataka Antibiotics&Pharma., Ltd- ẤN ĐỘ, là thuốc dùng trong hỗ trợ điều trị nhiễm khuẩn cho người lớn và trẻ nhỏ với hoạt chất là Piperacillin, Tazobactam.
Dạng bào chế:Bột pha tiêm
Đóng gói:Hộp 1 lọ
SĐK:VN-21262-18
Nhà sản xuất: Karnataka Antibiotics & Pharma., Ltd – Ấn Độ.
Nhà đăng ký: Công ty TNHH Thương mại Thanh Danh.
Xuất xứ: Ấn Độ.
Thành phần
Một lọ Acectum có thành phần Piperacillin với hàm lượng 4g, Tazobactam với hàm lượng 0,5g. Ngoài ra còn có các tá dược khác vừa đủ 1 lọ.
==>> Bạn đọc xem thêm:Thuốc Piperacillin Panpharma 1g công dụng, liều dùng, giá bán
Cơ chế tác dụng thuốc Acectum
Piperacillin là 1 penicillin bán tổng hợp phổ rộng có hoạt tính kháng khuẩn nhờ cách ức chế cả quá trình tổng hợp vách ngăn cùng với thành tế bào vi khuẩn.
Tazobactam là beta-lactam có cấu tạo liên quan với penicillin, là một chất ngăn chặn rất nhiều betalactamase, beta-lactamse sẽ kháng với penicillin cùng với cephalosporin tuy nhiên nó không ức chế men AmpC hay metallo beta-lactamse. Tazobactum mở rộng thêm phổ kháng khuẩn khi dùng cùng piperacillin bao gồm tương đối nhiều vi khuẩn sản xuất beta-lactamse, các vi khuẩn đã kháng thuốc piperacillin khi dùng đơn trị liệu.
Dược động học
Nồng độ cao nhất của piperacillin với tazobactam sau khi sử dụng liều 4g/0,5g truyền tĩnh mạch thời gian 30 phút tương đương là 298mcg/ml cùng với 34mcg/ml.
Hoạt chất piperacillin và tazobactam đều gắn kết với protein huyết tương là 30%. Sự gắn kết protein của cả piperacillin với tazobactam sẽ không bị tác động bởi sự có mặt của những thuốc khác. Sự gắn kết protein của chất chuyền hóa tazobactam là không nhiều.
Piperacillin và tazotactam được phân bố rộng khắp ở mô và thể dịch trong người. Cũng tương tự như những penicillin khác, việc phân bó thuốc trong dịch não tủy trên người mà màng não không bị viêm là thấp.
Piperacillin và tazobactam được đào thải qua đường thận nhờ cách lọc cầu thận và thải trừ ở ống thận. Piperacillin được thải trừ nhanh ở dạng hoạt chất không đổi, với 68% liều sử dụng xuất hiện ở nước tiểu. Tazobactam và chất chuyển hóa của nó được bài tiết phần lớn qua thận.
Công dụng – Chỉ định của thuốc Acectum
Người trưởng thành và thanh thiếu niên:
- Viêm phổi nặng bao gồm viêm phổi mắc phải bệnh viện với viêm phổi liên quan đến máy thở.
- Nhiễm khuấn tiết niệu có biến chứng (kể cả viêm bể thận).
- Nhiễm khuẩn ở ổ bụng có biến chứng
- Nhiễm khuẩn da với mô mềm (kể cả nhiễm khuẩn bàn chân tiểu đường).
Trẻ em 2 -12 tuổi :Nhiễm khuẩn ở ổ bụng có biến chứng
Cách dùng – liều dùng thuốc Acectum
Cách dùng
Thuốc được bào chế dạng bột tiêm truyền nên được sử dụng bằng cách truyền tĩnh mạch.
Liều dùng
Người lớn: Liều bình thường là 4g piperacillin/0,5g tazobactam cứ mỗi 8 giờ.
Bệnh viêm phổi bệnh viện và nhiễm khuẩn trên người giảm bạch cầu trung tính, liều khuyên dùng là 4g piperacillin/0,5g tazobactam cứ mỗi 6 giờ. Chế độ liều trên cũng được sử dụng điều trị cho bệnh nhân
mắc nhiễm khuẩn rất nghiêm trọng khác.
Trẻ em 2 đến 12 tuổi:
- Giảm bạch cầu có sốt nghi ngờ bị nhiễm khuẩn: 80mg Piperacillin và 10mg Tazobactam/kg cân nặng cứ mỗi 6h.
- Nhiễm khuẩn ổ bụng có biến chứng: 100mg Piperacillin và 12.5mg Tazobactam/kg cân nặng cứ mỗi 6h.
Trẻ em dưới 12 tuổi: chưa có nghiên cứu liều dùng cho lứa tuổi này.
Người suy thận:
Liều sẽ thay đổi theo độ thanh thải creatinin:
Thanh thải creatinin 20-80 ml/phút: 12 g/1,5 g/ngày chia ra 4 g/500 mg mỗi 8 giờ.
Thanh thải creatinin <20 ml/phút: 8 g/1 g/ngày chia ra 4 g/500 mg mỗi 12 giờ.
Với bệnh nhân chạy thận nhân tạo, tổng liều hàng ngày tối đa là 8 g Piperacillin/ 1 g Tazobactam.
Chống chỉ định
Không sử dụng thuốc Acectum cho người có tiền sử mẫn cảm với bất kì thành phần nào có trong thuốc, cephalosporin, chất ức chế beta-lactamase
Tác dụng phụ
Trong quá trình sử dụng thuốc bệnh nhân có thể gặp biểu hiện nôn nao, táo bón, ỉa chảy nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy, hạ huyết áp, mệt mỏi suy nhược, mất ngủ, chóng mặt, phát ban, suy thận, viêm thận kẽ, hạ đường huyết, viêm miệng.
Ngoài ra bệnh nhân có thể gặp như viêm tĩnh mạch, viêm tĩnh mạch hình thành cục máu đông
Trong trường hợp bệnh nhân gặp phải các tác dụng phụ như mẩn ngứa, nổi ban đỏ hay bất kì biểu hiện nào nghi ngờ là do dùng thuốc thì nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ điều trị hoặc dược sĩ tư vấn.
Tương tác thuốc
Trong quá trình sử dụng chung với một số thuốc khác như probenecid, heparin, thuốc chống đông, … có thể xảy ra tương tác thuốc làm giảm hiệu quả sử dụng, điều cần làm là bệnh nhân hãy liệt kê các thuốc hoặc thực phẩm chức năng đang sử dụng vào thời điểm này để bác sĩ có thể biết và tư vấn để tránh tương tác thuốc không mong muốn.
Tương tác | Hậu quả |
Vecuronium | Khi dùng piperacillin đồng thời với vecuronium được cho là có liên quan đến việc kéo dài việc phong tỏa thần kinh cơ khi dùng vecuronium. |
Thuốc chống đông đường uống | Những xét nghiệm đông máu phù hợp nên được tiên hành thường xuyên và kiểm tra định kỳ. |
Methotrexate | Piperacillin có thể gây giảm quá trình bài tiết của methotrexate; vì vậy nồng độ methotrexatehuyết thanh phải được kiểm soát để tránh độc tính. |
Lưu ý và bảo quản khi sử dụng
Lưu ý và thận trọng
- Để lựa chọn piperacillin/tazobactam thực hiện điều trị cho mỗi người bệnh nên xem xét về sự phù hợp của việc dùng penicillin bán tổng hợp phổ rộng dựa theo các nhân tố bao gồm mức độ của nhiễm khuẩn và tỉ lệ kháng thuốc đối với những kháng sinh thích hợp khác.
- Trước khi khởi đầu trị liệu cùng bột pha dung dịch truyền piperacillin/tazobactam 4g/0,5g, xem xét cẩn thận về những phản ứng mẫn cảm trước đây.
- Xuất huyết có thể xuất hiện ở một vài bệnh nhân dùng kháng sinh beta-lactam.
- Thuốc tiêm truyền phải được thực hiện bởi cán bộ y tế có chuyên môn, không tự ý thực hiện hay nhờ người không có chuyên môn thực hiện.
Lưu ý khi dùng phụ nữ có thai và đang cho con bú
Thận trọng và cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ khi sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và đang cho con bú.
Ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc:
Chưa có nghiên cứu các ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc. Tuy nhiên những tác dụng phụ xảy ra, các tác dụng phụ có khả năng ảnh hưởng đển khả năng lái xe và vận hành máy.
Bảo quản
Nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp.
Xử trí quá liều, quên liều thuốc
Quá liều:
Các biểu hiện khi uống quá liều thuốc gây rối loạn về tiêu hóa như buồn nôn, nôn và ỉa chảy. Người bệnh có khả năng dễ bị kích thích thần kinh cơ và co giật khi dùng cao hơn liều khuyến cáo dùng tiêm tĩnh mạch.
Quên liều:
Tránh quên liều; nếu quên liều, bệnh nhân cần bỏ qua liều đã quên, không sử dụng chồng liều với liều tiếp theo. Không nên bỏ liều quá 2 lần liên tiếp.
==>> Bạn đọc tham khảo: Thuốc BIGEMAX 1g công dụng, liều dùng, lưu ý, tác dụng phụ
Thuốc Acectum có tốt không?
Ưu điểm
- Thuốc trị các bệnh viêm phổi nặng, nhiễm khuấn tiết niệu có biến chứng (kể cả viêm bể thận), nhiễm khuẩn ở ổ bụng có biến chứng, nhiễm khuẩn da với mô mềm nhanh chóng mang lại hiệu quả cao.
- Bột pha tiêm được bào chế và sản xuất theo công nghệ hiện đại, đảm bảo độ vô khuẩn tuyệt đối, không có sai sót trong quy trình sản xuất.
- Thuốc tiêm truyền cho tác dụng dược lý nhanh vượt trội so với các dạng thuốc khác.
Nhược điểm
- Thuốc tiêm truyền trong quá trình sử dụng vẫn có thể gây ra một vại tác dụng không mong muốn.
Thuốc Acectum giá bao nhiêu?
Một hộp thuốc Acectum gồm 1 lọ bột pha tiêm, được bán phổ biến tại các cơ sở bán thuốc trên toàn quốc. Giá 1 hộp thuốc Acectum vào được cập nhật trên bài viết, hoặc có thể thay đổi tùy vào từng nhà thuốc.
Thuốc Acectum mua ở đâu uy tín?
Hiện nay thuốc đang được bán tại nhà thuốc trên toàn quốc, website nhà thuốc uy tín. Cần liên hệ những cơ sở uy tín để mua được sản phẩm thuốc Acectum tốt nhất, tránh thuốc kém chất lượng. Thuốc Acectum là thuốc bán theo đơn, bệnh nhân mua thuốc cần mang theo đơn thuốc của bác sĩ.
Nguồn tham khảo
Hướng dẫn sử dụng thuốc Acectum. Xem đầy đủ Tại đây
Thường Đã mua hàng
Thuốc giảm nhanh triệu chứng nhiễm khuẩn