Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm thuốc Piperacillin Panpharma 1g tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Bài này nhà thuốc Ngọc Anh xin được trả lời cho bạn các câu hỏi: Piperacillin Panpharma 1g là thuốc gì? Thuốc Piperacillin Panpharma 1g có tác dụng gì? Thuốc Piperacillin Panpharma 1g giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.
Piperacillin Panpharma 1g là thuốc gì?
Thuốc Piperacillin Panpharma 1g là thuốc thuộc nhóm thuốc điều trị nhiễm khuẩn.
Một hộp thuốc Piperacillin Panpharma có 25 (hoặc 10) lọ thuốc dạng bột pha tiêm. Trong một lọ bột pha tiêm Piperacillin Panpharma 1g có chứa 1 hoạt chất chính:
Piperacillin hàm lượng 1,000g (tương đương Piperacillin natri hàm lượng 1,042g).
Hàm lượng Natri là 0,042g (hay 1,85mEq).
Ngoài ra, thuốc Piperacillin Panpharma 1g còn có các dạng bào chế với hàm lượng piperacillin là 2g, 4g.
Thuốc Piperacillin Panpharma 1g giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Piperacillin Panpharma 1g là một sản phẩm của công ty Panpharma – Pháp, được bán phổ biến tại các cơ sở bán thuốc trên toàn quốc. Giá 1 hộp vào khoảng 2.225.000 vnđ/ hộp 25 lọ, hoặc có thể thay đổi tùy vào từng nhà thuốc.
Hiện nay thuốc đang được bán tại nhà thuốc Ngọc Anh, giao hàng trên toàn quốc.
Viên nén Piperacillin Panpharma 1g là thuốc bán theo đơn, bệnh nhân mua thuốc cần mang theo đơn thuốc của bác sĩ.
Cần liên hệ những cơ sở uy tín để mua được sản phẩm thuốc Piperacillin Panpharma 1g tốt nhất, tránh thuốc kém chất lượng.
Tham khảo một số thuốc tương tự:
Thuốc Ziusa do công ty dược phẩm TW1 Pharbaco sản xuất,
Thuốc Medocef 1g do Medochemie., Ltd – Cộng hoà Thổ Bắc Kibris sản xuất.
Thuốc Acectum do Karnataka Antibiotics&Pharma., Ltd- ẤN ĐỘ sản xuất.
Tác dụng của thuốc Piperacillin Panpharma 1g
Piperacillin Panpharma 1g có dược chất chính là piperacillin (dưới dạng piperacillin natri).
Piperacillin là kháng sinh ureidopenicillin thuộc nhóm beta – lactam, có nguồn gốc bán tổng hợp, phổ rộng, được đề xuất để điều trị nhiễm trùng pseudomonas và cũng được sử dụng kết hợp với các kháng sinh khác (thường gặp nhất là piperacillin và tazobactam). Piperacillin có hoạt tính in vitro (trong ống nghiệm) chống lại vi khuẩn hiếu khí và kỵ khí gram dương và gram âm. Hoạt tính diệt khuẩn của Piperacillin là kết quả của sự ức chế tổng hợp thành tế bào và được thực hiện thông qua liên kết Piperacillin với protein gắn penicillin (PBPs). Piperacillin ổn định đối với sự thủy phân bởi nhiều loại beta-lactamase, bao gồm penicillinase, cephalosporinase, beta-lactamase phổ mở rộng (extended spectrum beta-lactamases).
Cơ chế hoạt động: Bằng cách liên kết đặc hiệu với các protein liên kết với penicillin cụ thể (PBPs) nằm bên trong thành tế bào vi khuẩn, Piperacillin ức chế giai đoạn thứ ba và giai cuối cùng của quá trình tổng hợp thành tế bào vi khuẩn. Sự ly giải tế bào sau đó được thực hiện qua trung gian bởi các enzyme tự phân giải của thành tế bào vi khuẩn như autolysin; có thể Piperacillin can thiệp vào chất ức chế autolysin. Do đó, Piperacillin làm ức chế tổng hợp đồng thời làm tăng quá trình phá hủy thành tế bào của vi khuẩn.
Phổ hoạt động:
Gram dương: Streptococcus spp., Enterococcus, Listeria monocytogenes.
Gram âm: Pseudomonas aeruginosa, Klebsiella, Serratia, Enterobacter, Enterococcus, H. influenzae, E. coli, Proteus mirabilis, Salmonella spp., Shigella spp.
Công dụng – Chỉ định
Thuốc Piperacillin Panpharma 1g được các bác sĩ chỉ định trong điều trị nhiễm khuẩn nghiêm trọng gây bởi các chủng vi khuẩn nhạy cảm với piperacillin:
- Nhiễm trùng trong ổ bụng bao gồm nhiễm trùng gan, mặt và nhiễm trùng phẫu thuật do E. coli, Pseudomonas aeruginosa, enterococci, Clostridium spp., Cocci kỵ khí hoặc Bacteroides spp., bao gồm cả B. Fragilis.
- Nhiễm trùng đường tiết niệu do E. coli, Klebsiella spp., P. aeruginosa, Proteus spp., bao gồm P. mirabilis hoặc enterococci.
- Nhiễm trùng phụ khoa bao gồm viêm nội mạc tử cung, viêm vùng chậu (pelvic inflammatory disease), viêm mô tế bào vùng chậu (pelvic cellulitis) do Bacteroides spp., bao gồm B. Fragilis, cocci kỵ khí, Neisseria gonorrhoeae hoặc enterococci (E. faecalis).
- Nhiễm khuẩn huyết do E. coli, Klebsiella spp., Enterobacter spp., Serratia spp., P. mirabilis, S. pneumoniae, enterococci, P. aeruginosa, Bacteroides spp., cocci kỵ khí.
- Nhiễm trùng đường hô hấp dưới do E. coli, Klebsiella spp., Enterobacter spp., P. aeruginosa, Serratia spp., H.enzae, Bacteroides spp., cocci kỵ khí.
- Nhiễm trùng cấu trúc da và da do E. coli, Klebsiella spp., Serratia spp., Acinetobacter spp., Enterobacter spp., P. aeruginosa, Morganella morganii, Providencia rettgeri, Proteus Vulgaris, P. mi . Fragilis, cocci kỵ khí hoặc enterococci.
- Nhiễm trùng xương và khớp do P. aeruginosa, enterococci, Bacteroides spp., cocci kỵ khí.
- Viêm niệu đạo do lậu cầu không biến chứng do N. gonorrhoeae gây ra.
Điều trị dự phòng trong phẫu thuật bao gồm các phẫu thuật trong ổ bụng (đường tiêu hóa và đường mật), cắt tử cung đường âm đạo (vaginal hysterectomy), cắt tử cung đường bụng (abdominal hysterectomy) và sinh mổ (cesarean section).
Cách dùng – Liều dùng
Cách dùng: thuốc Piperacillin Panpharma 1g ở dạng dung dịch tiêm, thuốc có thể dùng tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch chậm (3 – 5 phút), tiêm truyền tĩnh mạch (20 – 30 phút). Để đảm bảo sự an toàn, bệnh nhân nên được tiêm ở bệnh viện hoặc các cơ sở y tế, không nên tự ý dùng thuốc.
Liều dùng:
Người lớn:
- Liều dùng thông thường đối với nhiễm trùng nghiêm trọng là 3 – 4g sau cách nhau bốn đến sáu giờ sau khi truyền tĩnh mạch từ 20 đến 30 phút. Đối với nhiễm trùng nghiêm trọng, nên sử dụng đường tiêm tĩnh mạch.
- Liều tối đa hàng ngày cho người lớn thường là 24g/ ngày.
- Tiêm bắp nên được giới hạn ở mức 2g cho mỗi vị trí tiêm. Cách dùng này được sử dụng chủ yếu trong điều trị cho bệnh nhân mắc bệnh lậu không biến chứng và nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Thời gian điều trị trung bình là từ 7 – 10 ngày, ngoại trừ trong điều trị nhiễm trùng phụ khoa, kéo dài từ 3 – 10 ngày. Đối với hầu hết các bệnh nhiễm trùng cấp tính, nên tiếp tục điều trị trong ít nhất 48 đến 72 giờ sau khi bệnh nhân không còn triệu chứng. Điều trị bằng kháng sinh đối với nhiễm trùng S. pyogenes nên được duy trì trong ít nhất 10 ngày để giảm nguy cơ sốt thấp khớp (rheumatic fever).
Trẻ em: liều dùng ở trẻ em dưới 12 tuổi chưa được nghiên cứu đầy đủ trong các thử nghiệm lâm sàng.
Suy thận: đối với bệnh nhân chạy thận nhân tạo liều tối đa hàng ngày là 6g/ ngày (2g/ lần, mỗi lần cách nhau 8h). Ngoài ra, vì chạy thận nhân tạo loại bỏ 30% đến 50% piperacillin trong 4 giờ, nên dùng thêm liều 1 g sau mỗi giai đoạn lọc máu.
Chống chỉ định
Chống chỉ định trong các trường hợp: bệnh nhân có tiền sử quá mẫn với các kháng sinh nhóm betalactam.
Tác dụng phụ của thuốc Piperacillin Panpharma 1g
Sử dụng thuốc Piperacillin Panpharma 1g có thể gặp một số tác dụng không mong muốn:
- Tại vị trí tiêm: huyết khối, đau, ban đỏ, tụ máu.
- Tiêu hóa: Tiêu chảy, buồn nôn, nôn, tăng men gan (LDH, AST, ALT), tăng bilirubin máu, viêm gan ứ mật, tiêu chảy ra máu và viêm đại tràng giả mạc. Sự khởi đầu của các triệu chứng viêm đại tràng giả mạc có thể xảy ra trong hoặc sau khi điều trị bằng kháng sinh.
- Phản ứng quá mẫn: Phản ứng phản vệ (một số đến shock và tử vong).
- Da liễu: phát ban, ngứa, xét nghiệm Coombs dương tính, ban đỏ đa dạng, nổi mề đay, hội chứng hoại tử da nhiễm độc (toxic epidermal necrolysis), hội chứng Stevens-Johnson.
- Thận: tăng nồng độ creatinine hoặc BUN, suy thận và viêm thận kẽ.
- Hệ thần kinh trung ương: Nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi và co giật.
- Huyết học: Thiếu máu tán huyết, mất bạch cầu hạt, giảm 3 dòng tế bào máu ngoại vi (pancytopenia), thời gian chảy máu kéo dài, giảm bạch cầu có hồi phục, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, tăng bạch cầu ái toan.
- Khác: Sốt, bội nhiễm, bao gồm nhiễm nấm candida; biểu hiện xuất huyết đã được báo cáo.
Nếu bệnh nhân gặp phải các triệu chứng trên hoặc bất cứ biểu hiện bất thường nào cần thông báo với bác sĩ để được tư vấn giảm liều hoặc có hướng dẫn phù hợp nhất.
Chú ý và thận trọng khi sử dụng thuốc Piperacillin Panpharma 1g
Biểu hiện chảy máu đã xảy ra ở một số bệnh nhân dùng kháng sinh nhóm beta – lactam, bao gồm cả piperacillin. Điều này đôi khi có liên quan đến sự bất thường của các xét nghiệm đông máu như thời gian đông máu, sự kết tập tiểu cầu và thời gian prothrombin và có nhiều khả năng xảy ra hơn ở bệnh nhân suy thận. Nếu các biểu hiện chảy máu xảy ra, nên ngưng sử dụng kháng sinh và áp dụng liệu pháp thích hợp.
Cần lưu ý khả năng xuất hiện các sinh vật kháng thuốc có thể gây bội nhiễm, đặc biệt là trong quá trình điều trị kéo dài.
Chỉ sử dụng trên phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú khi đã cân nhắc lợi ích – nguy cơ.
Lưu ý khi sử dụng chung với thuốc khác
Aminoglycoside: việc trộn lẫn piperacillin với một aminoglycoside trong ống nghiệm có thể dẫn đến bất hoạt đáng kể tác dụng của aminoglycoside.
Vecuronium: khi được sử dụng trong thời kỳ phẫu thuật, piperacillin có liên quan đến việc kéo dài tác dụng phong tỏa thần kinh cơ của vecuronium. Trong một nghiên cứu lâm sàng, các ureidopenicillin, bao gồm piperacillin, đã được báo cáo là kéo dài tác dụng của vecuronium. Thận trọng định khi phối hợp piperacillin với vecuronium trong phẫu thuật.
Probenecid: uống của probenecid trước khi tiêm bắp Piperacillin Panpharma 1g gây ra sự gia tăng nồng độ đỉnh của piperacillin trong huyết thanh khoảng 30%.
Thuốc chống đông máu: các thông số đông máu nên được kiểm tra và theo dõi thường xuyên trong khi sử dụng đồng thời piperacillin với liều cao heparin, thuốc chống đông đường uống hoặc các loại thuốc khác có thể ảnh hưởng khả năng đông máu.
Methotrexate: Piperacillin natri có thể làm giảm bài tiết methotrexate. Do đó, cần theo dõi nồng độ methotrexate trong huyết thanh ở bệnh nhân để tránh độc tính của thuốc.
Bệnh nhân nên liệt kê tất cả các thuốc đang sử dụng cho bác sĩ hoặc dược sĩ để lường trước các tương tác có thể xảy ra và có những điều chỉnh thích hợp.
Cách xử trí quá liều, quên liều thuốc Piperacillin Panpharma 1g
Quá liều: chưa có báo cáo về tình trạng quá liều Piperacillin Panpharma 1g. Tuy nhiên, các loại thuốc nhóm penicillin khác khi dùng quá liều, có khả năng gây tăng trương lực thần kinh cơ (neuromuscular hyperirritability) hoặc co giật. Trong trường hợp quá liều, ngừng thuốc, điều trị triệu chứng và đưa ra các biện pháp hỗ trợ. Piperacillin có thể được loại bỏ bằng chạy thận nhân tạo nhưng không được loại bỏ bằng thẩm phân phúc mạc.
Quên liều: tránh quên liều; nếu quên liều, bệnh nhân cần bỏ qua liều đã quên, không uống chồng liều với liều tiếp theo.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.