Nhiễm sởi: Nguyên nhân, chẩn đoán và hướng dẫn điều trị theo BMJ

Xuất bản: UTC +7

Cập nhật lần cuối: UTC +7

Nhiễm sởi: Nguyên nhân, chẩn đoán và hướng dẫn điều trị theo BMJ

Nhà thuốc Ngọc Anh – Để tải bài viết Nhiễm sởi: Nguyên nhân, chẩn đoán và hướng dẫn điều trị theo BMJ file PDF xin vui lòng click vào link ở đây.

Tóm tắt

◊ Có thể phòng ngừa bằng tiêm chủng, nhưng mức độ bao phủ phải cao để phòng ngừa xảy ra bùng phát dịch bệnh.

◊ Không có phương pháp điều trị bệnh sởi đặc hiệu trừ chăm sóc hỗ trợ.

◊ Các biến chứng của bệnh sởi thường gặp hơn ở những người suy giảm miễn dịch và thiếu dinh dưỡng, bao gồm viêm phổi, viêm thanh-khí quản, viêm tai giữa, và viêm não.

Thông tin cơ bản

Định nghĩa

Bệnh sởi là bệnh lây nhiễm cao do vi-rút sởi gây ra, có đặc điểm là phát ban dát sẩn, ho, viêm mũi, viêm kết mạc, và hạt Koplik có thời kỳ ủ bệnh khoảng 10 ngày.

Dịch tễ học

Trong kỷ nguyên trước khi có vắc-xin, bệnh sởi có ở khắp mọi nơi. Ở Anh Quốc, có 160.000 đến 800.000 ca bệnh được báo cáo hàng năm, với đỉnh cao của chu kỳ là cứ 2 năm một lần.((Public Health England. Immunisation against infectious disease: the Green Book. September 2014 [internet publication]. Toàn văn)) Tại Hoa Kỳ, dịch bệnh cũng xảy ra khoảng 2 đến 5 năm một lần; mỗi năm có 200.000 đến 400.000 ca bệnh được báo cáo nhưng trên thực tế gần như mỗi trẻ trong từng nhóm trẻ mới sinh có khoảng 4 triệu trẻ bị ảnh hưởng. Tỷ lệ tấn công cao nhất xảy ra ở trẻ từ 5 đến 9 tuổi, nhưng giữa bé trai và bé gái không có sự khác biệt ở tỷ lệ mắc bệnh được ghi nhận .((Cherry JD. Measles virus. In: Cherry JD, Demmler-Harrison GJ, Kaplan SL, et al, eds. Textbook of pediatric infectious diseases. 7th ed. Philadelphia, PA: Saunders; 2014:2373-94)) Vào những năm 1960, người ta đã bắt đầu giới thiệu vắc-xin sởi, giúp giảm đến hơn 99% số ca bệnh sởi được báo cáo. Khuyến cáo tiêm hai liều vắc-xin sởi để đảm bảo sức đề kháng.((World Health Organization. Measles. February 2013 [internet publication]. Toàn văn)) Ở Phần Lan, người ta đã đưa vào sử dụng tiêm vắc-xin MMR 2 liều từ năm 1982, liên tục đạt được phạm vi bảo vệ cao. Từ năm 1994, bệnh sởi bản địa đã được loại bỏ.((Peltola H, Heinonen OP, Valle M, et al. The elimination of indigenous measles, mumps and rubella from Finland by a 12-year two-dose vaccination program. N Engl J Med. 1994;331:1397-402. Toàn văn Tóm lược))

Ở Hoa Kỳ, từ năm 1994, hầu hết các ca bệnh là người nhập cảnh hoặc có liên quan tới những bệnh nhân nhập cảnh.((Cherry JD. Measles virus. In: Cherry JD, Demmler-Harrison GJ, Kaplan SL, et al, eds. Textbook of pediatric infectious diseases. 7th ed. Philadelphia, PA: Saunders; 2014:2373-94)) Vào năm 2000, người ta tuyên bố bệnh sởi không còn là dịch bệnh tại Hoa Kỳ nữa.

Vào năm 2014, tại Hoa Kỳ có báo cáo về 667 ca bệnh sởi, đó là số ca bệnh cao nhất từ khi có ghi nhận loại bỏ bệnh sởi vào năm 2000. Vào năm 2017, có 118 ca bệnh sởi tại Hoa Kỳ.((Centers for Disease Control and Prevention. Measles cases and outbreaks. February 2018 [internet publication]. Toàn văn))Phần lớn các ca nhiễm bệnh là ở những người không được tiêm phòng. Người ta cũng nhận biết các du khách trở về là nguồn gây bùng phát dịch bệnh.((Hyle EP, Rao SR, Jentes ES, et al. Missed opportunities for measles, mumps, rubella vaccination among departing U.S. adult travelers receiving pretravel health consultations. Ann Intern Med. 2017 Jul 18;167(2):77-84. Tóm lược))

Trên thế giới, bệnh sởi vẫn là bệnh nhiễm trùng thường gặp. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) báo cáo rằng bệnh sởi bùng phát lại ở Vùng Châu Âu của WHO. Sau khi có ghi nhận về tỷ lệ mắc bệnh thấp 5273 ca bệnh vào năm 2016, đã có 21.315 ca bệnh vào năm 2017, với 35 ca tử vong.((World Health Organization. Europe observes a 4-fold increase in measles cases in 2017 compared to previous year. February 2018 [internet publication]. Toàn văn)) Bệnh có mặt khắp nơi nếu không có chương trình tiêm chủng. Mặc dù gánh nặng bệnh tật toàn cầu đã giảm đáng kể nhờ các chương trình tiêm chủng và tỷ lệ các ca tử vong do sởi toàn cầu cũng giảm từ 550.100 vào năm 2000 xuống 89.780 vào năm 2016, bệnh sởi vẫn còn là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong có thể phòng ngừa bằng vắc-xin ở trẻ em dưới 5 tuổi và là nguyên nhân của tỉ lệ mắc bệnh đáng kể.((Strebel PM, Papania MJ, Dayan GH, et al. Measles vaccine. In: Plotkin SA, Orenstein WA, Offit PA, eds. Vaccines. 6th ed. Philadelphia, PA: Elsevier; 2013:352-87.)) ((World Health Organization. Immunization, vaccines and biologicals: measles. November 2017 [internet publication]. Toàn vă))Phần lớn tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong do bệnh sởi xảy ra ở các quốc gia có thu nhập thấp với cơ sở hạ tầng y tế yếu kém.((World Health Organization. Immunization, vaccines and biologicals: measles. November 2017 [internet publication]. Toàn vă))

Bệnh căn học

Bệnh sởi do vi-rút RNA có hình cầu thuộc chi Morbillivirus và họ Paramyxoviridae gây ra.[Fig-1]

Vi-rút sởi có kích thước khá lớn, vật chất di truyền là ARN. Nó liên quan đến virus canine distemper và rinderpest, nhưng bệnh sởi khác với 2 vi-rút này vì không có các neuraminidase đặc hiệu, và nó ngưng kết hồng cầu trong khi các loại khác thì không.

Vi-rút sởi không chịu nhiệt. Con người là vật chủ tự nhiên nhưng khỉ cũng có thể bị bệnh. Các chủng trong phòng thí nghiệm có thể nhiễm bệnh cho chuột và chuột hamster.

Sinh lý bệnh học

Vi-rút sởi lây truyền qua các giọt nước bọt và xâm nhập các tế bào biểu mô ở mũi và kết mạc. Vi-rút sinh sôi trong các tế bào biểu mô này, sau đó lan rộng ra các hạch bạch huyết khu vực. Nhiễm vi-rút nguyên phát xảy ra từ 2 đến 3 ngày sau khi nhiễm trùng, và vi-rút sởi tiếp tục nhân đôi trong tế bào biểu mô và hệ liên võng nội mô trong vài ngày tiếp theo.

Nhiễm vi-rút thứ phát xảy ra vào trong 5 đến 7 ngày, và nhiễm trùng gây ra các biểu hiện ở da và các tổ chức khác kể cả đường hô hấp trong 7 đến 11 ngày. Giai đoạn khởi phát, kéo dài 2 đến 4 ngày, bao gồm sốt, khó chịu, ho, viêm mũi, và viêm kết mạc. Các hạt Koplik có thể phát triển trên niêm mạc má khoảng 1 đến 2 ngày trước khi phát ban và có thể rõ ràng trong 1 đến 2 ngày sau khi khởi phát ban. Sau đó phát ban tiến triển khoảng 14 ngày sau khi nhiễm trùng; lúc này có thể tìm thấy vi-rút trong máu, da, đường hô hấp và các cơ quan khác. Trong vài ngày tiếp theo, vi-rút huyết giảm dần dần vì các ban hợp lại và từ từ biến mất cùng với các dấu hiệu và triệu chứng khác. Nhiễm vi-rút huyết và sự xuất hiện vi-rút trong mô và các cơ quan giảm trong 15 đến 17 ngày tương ứng với sự xuất hiện của kháng thể.((Cherry JD. Measles virus. In: Cherry JD, Demmler-Harrison GJ, Kaplan SL, et al, eds. Textbook of pediatric infectious diseases. 7th ed. Philadelphia, PA: Saunders; 2014:2373-94))

Phân loại

Phân loại vi-rút

Chi Morbillivirus, họ Paramyxoviridae.

Liên quan đến virus canine distemper và rinderpest.

Phòng ngừa

Ngăn ngừa sơ cấp

Có thể phòng ngừa bệnh sởi bằng tiêm phòng với vắc-xin vi-rút sống.1[B]Evidence Mặc dù có một vài biến thể giữa các quốc gia, liều vắc-xin thứ nhất được thực hiện vào khoảng 12 đến 15 tháng tuổi, và liều thứ hai vào lúc 3 đến 6 tuổi.((Robinson CL, Romero JR, Kempe A, et al. Advisory Committee on Immunization Practices recommended immunization schedule for children and adolescents aged 18 years or younger – United States, 2018. MMWR Morb Mortal Wkly Rep. 2018 Feb 9;67(5):156-157.)) ((Public Health England. Complete routine immunisation schedule. July 2017 [internet publication]. Toàn văn))Trong số những người được tiêm vắc-xin, có 95% và 99% được bảo vệ lần lượt sau một liều và sau 2 liều.((Strebel PM, Papania MJ, Dayan GH, et al. Measles vaccine. In: Plotkin SA, Orenstein WA, Offit PA, eds. Vaccines. 6th ed. Philadelphia, PA: Elsevier; 2013:352-87.)) ((McLean HQ, Fiebelkorn AP, Temte JL, et al; Centers for Disease Control and Prevention. Prevention of measles, rubella, congenital rubella syndrome, and mumps, 2013: summary recommendations of the Advisory Committee on Immunization Practices (ACIP).))

Tất cả khách du lịch quốc tế từ 6 tháng tuổi đến 1 tuổi, bất kể điểm đến, cần tiêm một liều vắc-xin có chứa vắc-xin sởi trước khi du lịch, và tất cả khách du lịch quốc tế trên 1 tuổi, bất kể điểm đến, cần tiêm 2 liều vắc-xin có chứa vắc-xin sởi, với khoảng cách tối thiểu 28 ngày trước khi du lịch.((Centers for Disease Control and Prevention. CDC Yellow Book 2018: Health Information for International Travel. New York: Oxford University Press; 2017. Toàn văn)) Một nghiên cứu nhận thấy rằng ít hơn một nửa khách du lịch trưởng thành Mỹ đủ điều kiện được tiêm vắc-xin MMR (sởi, quai bị, rubella), làm tăng nguy cơ du nhập và lan truyền bệnh sởi từ khách du lịch trở về.((Hyle EP, Rao SR, Jentes ES, et al. Missed opportunities for measles, mumps, rubella vaccination among departing U.S. adult travelers receiving pretravel health consultations. Ann Intern Med. 2017 Jul 18;167(2):77-84. Tóm lược))

Vắc-xin sởi liên quan đến sốt cao ở 5% đến 15% người nhận, và phát ban tạm thời ở khoảng 5%. Giảm tiểu cầu tạm thời xảy ra khoảng 1/25000 đến 1/2000000 người được tiêm vắc-xin có chứa vắc-xin sởi, đặc biệt là MMR.((American Academy of Pediatrics. Measles. In Kimberlin DW, Brady MT, Jackson MA, Long SS, eds. Red Book: 2015 Report of the Committee on Infectious Diseases. 30th ed. Elk Grove Village, IL: American Academy of Pediatrics; 2015:535-47.)) Viêm não (hoặc bệnh não) xảy ra dưới 1 ca bệnh trong 1 triệu người nhận vắc-xin.((American Academy of Pediatrics. Measles. In Kimberlin DW, Brady MT, Jackson MA, Long SS, eds. Red Book: 2015 Report of the Committee on Infectious Diseases. 30th ed. Elk Grove Village, IL: American Academy of Pediatrics; 2015:535-47.)) Một đánh giá về sự liên quan giữa việc trì hoãn tiêm vắc-xin lúc nhỏ và co giật cho thấy trì hoãn tiêm phòng vắc-xin MMR (sởi, quai bị, rubella) vào năm hai tuổi liên quan đến tăng nguy cơ co giật sau tiêm phòng so với tiêm vắc-xin đúng theo lịch tiêm chủng. Tính chắc chắn của sự liên quan này tăng gấp đôi với vắc-xin MMRV (sởi, quai bị, rubella, varicella).((Hambidge SJ, Newcomer SR, Narwaney KJ, et al. Timely versus delayed early childhood vaccination and seizures. Pediatrics. 2014 Jun;133(6):e1492-9. Toàn văn Tóm lược)) Một nghiên cứu thuần tập lớn khác về nhóm trẻ được tiêm phòng với MMR hoặc MMRV không xác nhận các quan ngại mới về vấn đề an toàn nhưng xác định tăng nguy cơ sốt và co giật sau tiêm phòng ở trẻ nhũ nhi được tiêm MMRV so với những trẻ được tiêm vắc-xin MMR cộng với varicella.((Klein NP, Lewis E, Fireman B, et al. Safety of measles-containing vaccines in 1-year-old children. Pediatrics. 2015 Feb;135(2):e321-9. Toàn văn Tóm lược))

Mặc dù giới hạn về bằng chứng, việc tiêm phòng vắc-xin sởi dường như an toàn ở trẻ nhiễm HIV, và cần cân nhắc tiêm phòng ở trẻ có mẹ mới nhiễm HIV, nhất là ở các vùng có nguy cơ cao nhất, có thể tiêm phòng bắt đầu lúc 6 tháng tuổi, bất kể tình trạng HIV của trẻ.((Scott P, Moss WJ, Gilani Z, et al. Measles vaccination in HIV-infected children: systematic review and meta-analysis of safety and immunogenicity. J Infect Dis. 2011 Jul;204 Suppl 1:S164-78. Toàn văn Tóm lược))

Có thể tiêm các vắc-xin chứa vắc-xin sởi trong cùng ngày hoặc riêng biệt cách 28 ngày sau khi tiêm vắc-xin vi-rút sống khác hoặc sử dụng vắc-xin khác qua đường mũi. Có thể sử dụng vắc-xin này vào bất kỳ khoảng thời gian nào với các vắc-xin không sống khác.((Kroger AT, Duchin J, Vázquez M. General best practice guidelines for immunization. Best practices guidance of the Advisory Committee on Immunization Practices (ACIP). February 2018 [internet publication]. Toàn văn)) Các khuyến cáo của Anh Quốc đề nghị khoảng cách thời gian là 28 ngày giữa tiêm vắc-xin MMR và vắc-xin sốt vàng.((Public Health England. Revised recommendations for the administration of more than one live vaccine. April 2015 [internet publication]. Toàn văn))

Nhiều nghiên cứu không cho thấy mối liên hệ giữa vắc-xin sởi với bệnh tự kỷ.((Demicheli V, Rivetti A, Debalini MG, et al. Vaccines for measles, mumps and rubella in children. 2012 Feb 15; (2):CD004407. Toàn văn Tóm lược)) ((Maglione MA, Das L, Raaen L, et al. Safety of vaccines used for routine immunization of U.S. children: a systematic review. Pediatrics. 2014 Aug;134(2):325-37. Toàn văn Tóm lược))

Ngăn ngừa thứ cấp

Tiêm phòng vắc-xin sởi cho tất cả mọi người theo các khuyến cáo. Các biện pháp kiểm soát bao gồm cách ly bệnh nhân với những người dễ mắc bệnh, tiêm phòng cho những người có khả năng phơi nhiễm, và củng cố chương trình tiêm chủng ở những vùng xảy ra các ca bệnh. Sử dụng immunoglobulin trong vòng 5 ngày kể từ khi phơi nhiễm có thể phòng ngừa bệnh. Nếu tiêm vắc-xin sau đó, có thể không phòng ngừa được bệnh mặc dù có thể kiểm soát được.

Ở các nước đang phát triển, điều trị vitamin A có thể giảm tỷ lệ mắc bệnh.

Chẩn đoán

Tiền sử ca bệnh

Tiền sử ca bệnh #1

Một đứa trẻ 17 tháng tuổi có tiền sử khỏe mạnh nhưng không tiêm phòng, trẻ bị sốt, mệt mỏi, và có các triệu chứng hô hấp trên, bao gồm ho, chảy nước mũi, và viêm kết mạc, trở nên nặng hơn trong vài ngày. Sốt tăng dần lên 39°C đến 40°C (103°F đến 104°F) trong vài ngày và ho ngày càng tệ. Có biểu hiện sợ ánh sáng. Có thể thấy các tổn thương trắng nhạt trên niêm mạc má đang xung huyết. Hai ngày sau, ban đỏ dạng dát sẩn xuất hiện ở đầu và lan rộng từ đầu xuống ngón chân trong 3 ngày tới. Phát ban chuyển màu nâu nhạt và hình dạng hợp nhất trong vài ngày tiếp theo. Sốt thuyên giảm vào ngày thứ ba của phát ban, kéo dài trong khoảng một tuần, và triệu chứng ho cũng vậy.

Các bài trình bày khác

Bệnh sởi không điển hình xảy ra ở những người đã được tiêm phòng trước đây và tiếp xúc với chủng sởi hoang dại. Hầu hết các ca bệnh xảy ra ở những người được tiêm phòng vắc-xin sởi chết. Khởi phát cấp tính kèm theo sốt cao, đau đầu, đau bụng, đau cơ, và ho khan. Viêm mũi và viêm kết mạc không điển hình và các hạt Koplik hiếm gặp. Phát ban, không như phát ban trong bệnh sởi tự nhiên, bắt đầu ở tứ chi và tiến dần lên phía đầu. Có thể đặc biệt điển hình ở cổ tay, mắt cá chân, lòng bàn tay và lòng bàn chân.((Cherry JD. Measles virus. In: Cherry JD, Demmler-Harrison GJ, Kaplan SL, et al, eds. Textbook of pediatric infectious diseases. 7th ed. Philadelphia, PA: Saunders; 2014:2373-94))

Bệnh sởi thể biến đổi xảy ra trên người có miễn dịch một phần. Thời kỳ tiền triệu ngắn hơn, các hạt Koplik hiếm gặp, và phát ban tiến triển tương tự như bệnh sởi điển hình nhưng không hợp lại với nhau. Những biểu hiện bất thường của bệnh sởi bao gồm viêm phổi, viêm tai giữa, viêm cơ tim/viêm màng ngoài tim, và viêm não. Bệnh sởi nặng hơn ở những người bị suy giảm miễn dịch và thiếu dinh dưỡng. viêm não xơ hóa bán cấp hiếm gặp, rối loạn thần kinh gây chết người xảy ra khoảng 7 đến 10 năm sau khi nhiễm sởi tự nhiên, có thể là do nhiễm sởi kéo dài trong hệ thần kinh trung ương.

Cách tiếp cận chẩn đoán từng bước

Phương pháp chẩn đoán sởi bắt đầu với việc tìm hiểu tiền sử phơi nhiễm tiềm tàng và các yếu tố nguy cơ, thực hiện khám lâm sàng chi tiết, áp dụng các định nghĩa lâm sàng, và thực hiện các xét nghiệm, nếu cần, để xác định chẩn đoán. Nếu bệnh sởi thường gặp, chẩn đoán có tính lâm sàng. Ở những vùng bệnh sởi hiếm gặp, xác định chẩn đoán bằng xét nghiệm đã trở thành tiêu chuẩn. Mặc dù người ta đã phát triển định nghĩa ca bệnh lâm sàng nhằm mục đích dịch tễ học, có thể khó phân biệt bệnh sởi với các ngoại ban có sốt khác như rubella, bệnh ban đào, ban đỏ nhiễm khuẩn (vi-rút parvo B19), virus herpe 6 ở người, nhiễm EBV, viêm phổi do mycoplasma, và phát ban do thuốc.

Các đặc điểm lâm sàng

Các đặc điểm lâm sàng điển hình bao gồm sốt kèm theo da xung huyết ban đỏ khởi phát cấp tính sau khởi phát 2 đến 4 ngày với các triệu chứng ho, viêm mũi, và viêm kết mạc. Các đặc điểm đặc hiệu hơn bao gồm các hạt Koplik (các đốm đỏ thường có chấm trắng-xanh nhạt ở trung tâm trên niêm mạc miệng xung huyết), phát ban lan rộng từ đầu đến thân mình và tứ chi, và giảm sốt nhanh sau khi xuất hiện phát ban.[Fig-2][Fig-3][Fig-4] [Fig-5]

Định nghĩa ca bệnh lâm sàng của bệnh sởi là sự xuất hiện phát ban kéo dài từ 3 ngày trở lên, nhiệt độ 38°C (101°F) hoặc cao hơn, ho, viêm kết mạc, hoặc viêm mũi. Tuy nhiên, người ta sử dụng định nghĩa này phần lớn cho mục đích dịch tễ học nhưng sử dụng để chẩn đoán lâm sàng còn hạn chế do cần phải có phát ban kéo dài 3 ngày, và ngoại ban do vi-rút khác cũng có thể đáp ứng định nghĩa ca bệnh này.((Strebel PM, Papania MJ, Dayan GH, et al. Measles vaccine. In: Plotkin SA, Orenstein WA, Offit PA, eds. Vaccines. 6th ed. Philadelphia, PA: Elsevier; 2013:352-87.))

Xét nghiệm chẩn đoán

Xét nghiệm chẩn đoán thường được sử dụng nhiều nhất là phát hiện kháng thể IgM đặc hiệu với sởi. Trong ca nhiễm bệnh nguyên phát, kháng thể này xuất hiện trong vài ngày từ khi khởi phát phát ban. Độ nhạy cao nhất trong 3 đến 14 ngày sau khi khởi phát phát ban.((Helfand RF, Heath JL, Anderson LF, et al. Diagnosis of measles with an IgM capture EIA: the optimal timing of specimen collection after rash onset. J Infect Dis. 1997 Jan;175(1):195-9. Tóm lược))

Xét nghiệm hấp thụ miễn dịch liên kết với enzyme (ELISAs) phát hiện IgM và IgG đặc hiệu với sởi được sử dụng rộng rãi vì chúng nhạy cảm và dễ thực hiện. Độ nhạy (83% đến 92%) và độ đặc hiệu (87% đến 100%) là tốt.((Ratnam S, Tipples G, Head C, et al. Performance of indirect immunoglobulin M (IgM) serology tests and IgM capture assays for laboratory diagnosis of measles. J Clin Microbiol. 2000 Jan;38(1):99-104. Toàn văn Tóm lược)) Nhiễm rubella và parvovirus B19 có thể gây IgM ELISAs dương tính giả.

Có thể sử dụng huyết thanh bắt cặp (giai đoạn cấp tính và giai đoạn hồi phục) để phát hiện kháng thể IgG tăng gấp 4 lần bằng xét nghiệm cố định bổ thể, ức chế ngưng kết hồng cầu, và trung hòa.

Có thể phát hiện RNA sởi bằng phản ứng khuếch đại chuỗi gen (PCR) từ mẫu phết cổ họng, mũi, hoặc mũi họng hoặc từ mẫu nước tiểu. Kết quả tốt nhất là khi lấy mẫu vào ngày 1 đến 3 kể từ khi phát ban, nhưng vẫn có thể phát hiện vi-rút đến 10 đến 14 ngày sau khi khởi phát phát ban.((Centers of Disease Control and Prevention. Specimens for detection of measles RNA by RT-PCR or virus isolation. July 2017 [internet publication]. Toàn văn))

Xét nghiệm trung hòa giảm mảng bám vẫn là xét nghiệm xác định đối với dữ liệu đo được từ các phương pháp xét nghiệm khác, nhưng tốn nhiều công sức và sử dụng còn hạn chế trong các phòng thí nghiệm nghiên cứu.

Có hệ thống phát hiện kháng nguyên bằng xét nghiệm kháng thể huỳnh quang và phân lập vi-rút trong nuôi cấy mô, nhưng đây là những quy trình tốn nhiều công sức và thường giới hạn ở các phòng thí nghiệm nghiên cứu.

Các yếu tố nguy cơ

Thường gặp

Phơi nhiễm với virus sởi

  • Tỷ lệ tấn công của bệnh sởi đạt 100% ở những người dễ bị mắc bệnh khi phơi nhiễm với virus sởi.((Cherry JD. Measles virus. In: Cherry JD, Demmler-Harrison GJ, Kaplan SL, et al, eds. Textbook of pediatric infectious diseases. 7th ed. Philadelphia, PA: Saunders; 2014:2373-94)) ((Strebel PM, Papania MJ, Dayan GH, et al. Measles vaccine. In: Plotkin SA, Orenstein WA, Offit PA, eds. Vaccines. 6th ed. Philadelphia, PA: Elsevier; 2013:352-87.))

Không có miễn dịch với bệnh sởi trước đây

  • Những người không được tiêm phòng có nguy cơ bị bệnh sởi nếu phơi nhiễm với vi-rút. Do bệnh sởi có tính lây nhiễm cao, các đợt bùng phát có thể xảy ra trong nhóm dễ mắc bệnh cho dù tỷ lệ tiêm chủng khá cao. Mô phỏng toán học gợi ý rằng cần đạt được tỷ lệ tiêm chủng 92% đến 95% để gián đoạn con đường lây truyền bệnh sởi.((Hethcote HW. Measles and rubella in the United States. Am J Epidemiol. 983 Jan;117(1):2-13. Tóm lược)) không đáp ứng với vắc-xin sởi
  • Chín mươi lăm phần trăm trẻ em được tiêm phòng vào 12 tháng tuổi sẽ phát triển sức đề kháng. Sau 2 liều vắc- xin, khoảng 99% sẽ được bảo vệ. Trước khi thực hiện liệu trình 2 liều, số trẻ không được bảo vệ sau một liều vắc- xin đủ để duy trì tình trạng lan truyền bệnh sởi.((McLean HQ, Fiebelkorn AP, Temte JL, et al; Centers for Disease Control and Prevention. Prevention of measles, rubella, congenital rubella syndrome, and mumps, 2013: summary recommendations of the Advisory Committee on Immunization Practices (ACIP).))

Các yếu tố về tiền sử và thăm khám

Các yếu tố chẩn đoán chủ yếu

Phơi nhiễm bệnh sởi tiềm ẩn (thường gặp)

  • Du lịch đến vùng lưu hành dịch bệnh sởi; tiếp xúc với người bị bệnh sởi.

Không tiêm phòng hoặc thất bại miễn dịch sau tiêm phòng (thường gặp)

  • Độ bao phủ vắc-xin cao ở các nước phát triển. Thiếu bảo vệ khỏi bệnh sởi không thường gặp nhưng tất cả những người bị bệnh sởi đều không được bảo vệ đầy đủ.

Sốt (thường gặp)

  • Đặc tính lâm sàng điển hình. Thuyên giảm sớm sau khi xuất hiện phát ban.

Ho (thường gặp)

  • Các triệu chứng khởi phát điển hình.

Viêm mũi (thường gặp)

  • Các triệu chứng khởi phát điển hình.

Viêm kết mạc (thường gặp)

  • Các dấu hiệu khởi phát điển hình.

Hạt Koplik (thường gặp)

  • Các đốm đỏ với chấm trắng-xanh nhạt ở trung tâm trên niêm mạc miệng xung huyết. Đặc trưng của nhiễm sởi. [Fig-2][Fig-3]

Phát ban dát sẩn (thường gặp)

  • Phát ban bắt đầu trên đầu và lan rộng sang thân mình và tứ chi trong một vài ngày.
  • Giảm sốt sớm sau khi xuất hiện phát ban.[Fig-4][Fig-5]

Xét nghiệm chẩn đoán

Xét nghiệm thứ nhất cần yêu cầu

Xét nghiệm Kết quả
Huyết thanh IgM và IgG đặc hiệu với bệnh sởi (ELISA)

•    Xét nghiệm máu nhận biết IgM đặc hiệu với bệnh sởi cho thấy nhiễm trùng cấp tính. Độ nhạy cao nhất trong 3 đến 14 ngày sau khi khởi phát phát ban.[23] Sự hiện diện của IgG cho thấy nhiễm trùng thỉnh thoảng xảy ra trước đây hoặc trước khi tiêm vắc-xin. Độ nhạy (83% đến 92%) và độ đặc hiệu (87% đến 100%) là tốt.[24]

•    Nhiễm rubella và parvovirus B19 có thể gây IgM ELISAs dương tính giả.

Dương tính

Các xét nghiệm khác cần cân nhắc

Xét nghiệm Kết quả
Huyết thanh cấp tính và trong giai đoạn hồi phục đối với IgG và IgM đặc hiệu đối với bệnh sởi

• Có thể thực hiện bằng xét nghiệm ức chế ngưng kết hồng cầu, phản ứng cố định bổ thể, ELISA, hoặc phát hiện kháng thể huỳnh quang. Xác định từ việc phát hiện hiệu giá kháng thể IgG tăng gấp 4 lần. Cần có huyết thanh giai đoạn cấp tính và phục hồi. Hữu ích nếu xét nghiệm IgM ban đầu không có nhiều thông tin. Lấy hiệu giá kháng thể giai đoạn hồi phục 3 đến 4 tuần sau hiệu giá kháng thể cấp tính.

Kháng thể tăng >4 lần
Xét nghiệm PCR phát hiện RNA bệnh sởi

• Có thể phát hiện RNA sởi bằng phản ứng khuếch đại chuỗi gien (PCR) từ mẫu phết cổ họng, mũi, hoặc mũi họng hoặc từ mẫu nước tiểu. Kết quả tốt nhất là khi lấy mẫu vào ngày 1 đến 3 kể từ khi phát ban, nhưng vẫn có thể phát hiện vi-rút đến 10 đến 14 ngày sau khi khởi phát phát ban.[25]

Dương tính
Phát hiện kháng nguyên bằng kỹ thuật kháng thể huỳnh quang hoặc PCR

• Nhằm phát hiện kháng nguyên Tốn nhiều công sức; thường hạn chế ở những phòng thí nghiệm nghiên cứu.

Dương tính
Phân lập vi-rút trong hệ thống nuôi cấy mô

• Tốn nhiều công sức; thường hạn chế ở những phòng thí nghiệm nghiên cứu.

Dương tính

Chẩn đoán khác biệt

Tình trạng Các dấu hiệu/triệu chứng khác biệt Các xét nghiệm khác biệt
Rubella • Bệnh thường nhẹ và phát ban cải thiện trong khoảng 3 ngày; không có hạt Koplik. • Kháng thể IgM đặc hiệu với vi- rút Rubella hoặc các xét nghiệm đặc hiệu khác đối với vi-rút Rubella.
Vi-rút Parvo B19 • Thể điển hình thường nhẹ, liên quan đến phát ban cổ điển với biểu hiện ban đầu là xuất hiện “hồng ban trên má”, tiếp theo là các ban dạng vòng, dạng lưới; có thể liên quan đến bệnh viêm khớp và/hoặc bệnh thiếu máu. Sốt thường giảm xuống trước khi phát ban phát triển. Không có hạt Koplik và thường gặp hơn nhiều so với bệnh sởi. • Phát hiện kháng thể đặc hiệu Parvovirus.
Bệnh ban đào (Bệnh Roseola) • Không có hạt Koplik. Phát ban xuất hiện sau khi bị sốt. • Xét nghiệm đặc hiệu đối với vi-rút herpes tuýp 6 hoặc vi-rút herpes tuýp 7 ở người.
Bệnh sốt xuất huyết dengue • Không có hạt Koplik. Nổi bật là sốt kèm đau đầu, đau nhức cơ thể. Ban xuất huyết có thể ở dạng chấm. Tiền sử phơi nhiễm bao gồm bị muỗi chích có thể mang mầm bệnh sốt xuất huyết dengue. • Xét nghiệm đặc hiệu đối với kháng thể dengue.
Nhiễm EBV (bệnh tăng bạch cầu đơn nhân) • Không có hạt Koplik. Sốt, có thể có đau họng, xuất tiết dịch họng, và gan to, lách to. • Xét nghiệm đặc hiệu đối với kháng thể EBV. Xét nghiệm Monospot đối với trẻ em trên 4 tuổi.
Nhiễm vi-rút Zika • Không có hạt Koplik. Sốt nhẹ kèm theo phát ban ngứa, đau đầu, đau khớp, và viêm kết mạc. Tiền sử phơi nhiễm bao gồm bị muỗi chích có thể mang vi-rút Zika. • Xét nghiệm đặc hiệu đối với kháng thể Zika.
Phát ban do thuốc • Tiền sử điều trị y tế hoặc dùng thuốc gần đây. • Không có xét nghiệm phân biệt.

Điều trị

Cách tiếp cận điều trị từng bước

Chăm sóc hỗ trợ

Không có liệu pháp điều trị bệnh sởi đặc hiệu trừ chăm sóc hỗ trợ. Có thể sử dụng thuốc hạ sốt để giảm sốt và ngứa.((Prymula R, Siegrist CA, Chlibek R, et al. Effect of prophylactic paracetamol administration at time of vaccination on febrile reactions and antibody responses in children: two open-label, randomised controlled trials. Lancet. Lancet. 2009 Oct 17;374)) ((Chen RT, Clark TA, Halperin SA. The yin and yang of paracetamol and paediatric immunisations. Lancet. 2009Oct 17;374(9698):1305-6. Tóm lược)) Nếu có chứng sợ ánh sáng, bệnh nhân có thể dễ chịu hơn trong môi trường chiếu sáng mờ mờ. Cần hỗ trợ hô hấp trong trường hợp viêm phổi và hỗ trợ thần kinh trong trường hợp viêm não.

Vitamin A

Khuyến cáo vitamin A trong tất cả các ca bệnh sởi nặng, thậm chí ở những quốc gia mà bệnh sởi thường không nặng.((World Health Organization. Weekly epidemiological record: measles and vitamin A. August 2009 [internet publication]. Toàn văn)) Một đánh giá Cochrane chứng tỏ mối liên quan có ý nghĩa về mặt lâm sàng giữa bổ sung vitamin A với giảm tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong ở trẻ em, mặc dù không cho thấy có sự liên quan cụ thể giữa bổ sung vitamin A và giảm tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong do bệnh sởi.((Imdad A, Mayo-Wilson E, Herzer K, et al. Vitamin A supplementation for preventing morbidity and mortality in children from six months to five years of age. Cochrane Database Syst Rev. 2017 Mar 11;3:CD008524. Toàn văn Tóm lược)) Một số nghiên cứu cho rằng sử dụng liều cao vitamin A có thể giảm tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong ở trẻ em mắc bệnh sởi.((Hussey GD, Klein M. A randomized, controlled trial of vitamin A in children with severe measles. N Engl J Med. 1990 Jul 19;323(3):160-4. Tóm lược))

Cân nhắc vitamin A ở trẻ em:((American Academy of Pediatrics. Measles. In Kimberlin DW, Brady MT, Jackson MA, Long SS, eds. Red Book: 2015 Report of the Committee on Infectious Diseases. 30th ed. Elk Grove Village, IL: American Academy of Pediatrics; 2015:535-47.)) ((Yang HM, Mao M, Wan C. Vitamin A for treating measles in children. Cochrane Database Syst Rev. 2005; (4):CD001479. Toàn văn Tóm lược))

  • Lên đến 2 tuổi
  • Được nhập viện do bệnh sởi
  • Có các biến chứng của bệnh sởi
  • Suy giảm miễn dịch
  • Có bằng chứng lâm sàng thiếu vitamin A
  • Có khả năng hấp thu đường ruột kém và suy dinh dưỡng
  • Gần đây di cư đến từ các vùng có tỷ lệ tử vong do bệnh sởi cao.

Thuốc kháng vi-rút

Không sử dụng thường quy các loại thuốc như ribavirininterferon. Ribavirin có thể giảm thời gian bệnh và cả ribavirin và interferon có thể giúp điều trị bệnh ở những người bị suy giảm miễn dịch.((Banks G, Fernandez H. Clinical use of ribavirin in measles: a summarized review. In Smith RA, Knight V, Smith JAD, eds. Clinical applications of ribavirin. New York, NY: Academic Press; 1984:203-9.)) ((Ross LA, Kim KS, Mason WH, et al. Successful treatment of disseminated measles in a patient with acquired immunodeficiency syndrome: consideration of antiviral and passive immunotherapy. Am J Med. 1990 Mar;88(3):313-4. Tóm lược)) Chưa có thử nghiệm đối chứng nào được tiến hành.

Tổng quan về các chi tiết điều trị

Tham khảo cơ sở dữ liệu dược địa phương của quý vị để biết thông tin toàn diện về thuốc, bao gồm các chống chỉ định, tương tác giữa các loại thuốc, và liều dùng thay thế.

Cấp tính (tóm tắt)
Tất cả bệnh nhân
1 Chăm sóc hỗ trợ
Bổ sung Bổ sung vitamin A

Các lựa chọn điều trị

Cấp tính 
Tất cả bệnh nhân
1 Chăm sóc hỗ trợ
  Các lựa chọn sơ cấp
» Paracetamol: trẻ em: 10-15 mg/kg uống mỗi 4-6 giờ khi cần, tối đa 75 mg/kg/ngày; người lớn: 500-1000 mg uống mỗi 4-6 giờ khi cần, tối đa 4000 mg/ngày
HOẶC
» Ibuprofen: 5-10 mg/kg uống mỗi 6-8 giờ khi cần, tối đa 40 mg/kg/ngày; người lớn: 400-800 mg uống mỗi 6-8 giờ khi cần, tối đa 2400 mg/ngày
» Không có liệu pháp điều trị bệnh sởi đặc hiệu trừ chăm sóc hỗ trợ.
» Có thể sử dụng thuốc hạ sốt thích hợp để’ giảm sốt.[26] [27] » Nếu có chứng sợ ánh sáng, bệnh nhân có thể’ dễ chịu hơn trong môi trường chiếu sáng mờ mờ.
» Cần hỗ trợ hô hấp trong trường hợp viêm phổi và hỗ trợ thần kinh trong trường hợp viêm não.
Bổ sung Bổ sung vitamin A
  Các lựa chọn sơ cấp
» vitamin A: trẻ em <6 tháng tuổi: 50.000 đơn vị uống mỗi ngày một lần trong 2 ngày, lặp lại trong 4 tuần nếu có biểu hiện bệnh mắt; trẻ từ 6-11 tháng tuổi: 100.000 đơn vị uống mỗi ngày một lần trong 2 ngày, lặp lại trong 4 tuần nếu có biểu hiện bệnh mắt; trẻ em >12 tháng tuổi: 200.000 đơn vị uống mỗi ngày một lần trong 2 ngày, lặp lại trong 4 tuần nếu có biểu hiện bệnh mắt
» Khuyến cáo vitamin A trong tất cả các ca bệnh sởi nặng, thậm chí ở những quốc gia mà bệnh sởi thường không nặng. Một đánh giá Cochrane chứng tỏ mối liên quan có ý nghĩa về mặt lâm sàng giữa bổ sung vitamin A với giảm tỉ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong ở trẻ em, mặc dù không cho thấy có sự liên quan cụ thể’ giữa bổ sung vitamin A và giảm tỉ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong do bệnh sởi. [29] Một số nghiên cứu cho rằng sử dụng liều cao vitamin A có thể’ giảm tỉ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong ở trẻ em mắc bệnh sởi. [28] » Cân nhắc vitamin A ở trẻ em: lên đến 2 tuổi; được nhập viện do bệnh sởi; có các biến chứng của bệnh sởi; suy giảm miễn dịch; có bằng chứng lâm sàng thiếu vitamin A; có khả năng hấp thu đường ruột kém và suy dinh dưỡng; hoặc gần đây di cư đến từ các vùng có tỷ lệ tử vong do bệnh sởi cao.[15] [31]

Giai đoạn đầu

Ribavirin

Có thể hiệu quả ở bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch.((Strebel PM, Papania MJ, Dayan GH, et al. Measles vaccine. In: Plotkin SA, Orenstein WA, Offit PA, eds. Vaccines. 6th ed. Philadelphia, PA: Elsevier; 2013:352-87.)) Không được chấp thuận sử dụng trong nhiễm sởi và không có thử nghiệm lâm sàng.((American Academy of Pediatrics. Measles. In Kimberlin DW, Brady MT, Jackson MA, Long SS, eds. Red Book: 2015 Report of the Committee on Infectious Diseases. 30th ed. Elk Grove Village, IL: American Academy of Pediatrics; 2015:535-47.))

Interferon

Có thể hiệu quả ở bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch.((Strebel PM, Papania MJ, Dayan GH, et al. Measles vaccine. In: Plotkin SA, Orenstein WA, Offit PA, eds. Vaccines. 6th ed. Philadelphia, PA: Elsevier; 2013:352-87.)) Không được chấp thuận sử dụng trong nhiễm sởi và không có thử nghiệm lâm sàng.

Thảo dược Trung Quốc

Mặc dù bệnh nhân có thể sử dụng thảo dược Trung Quốc để điều trị bệnh sởi, hiện không có bằng chứng hỗ trợ việc sử dụng này.((Chen S, Wu T, Kong X, et al. Chinese medicinal herbs for measles. Cochrane Database Syst Rev. 2011; (11):CD005531. Toàn văn Tóm lược))

Liên lạc theo dõi

Khuyến nghị

Giám sát

Bệnh nhân mắc bệnh sởi có thể sử dụng thuốc hạ sốt và hạn chế hoạt động để thoải mái hơn. Do vi-rút có thể làm tổn thương biểu mô đường hô hấp, bệnh nhân có thể dễ có bội nhiễm vi khuẩn hơn như viêm tai giữa hoặc viêm phổi. Cần theo dõi sự xuất hiện bội nhiễm vi khuẩn hoặc biến chứng khác ở những người có bệnh không thuyên giảm theo thời gian của nhiễm sởi điển hình.

Hướng dẫn dành cho bệnh nhân

Thuốc hạ sốt có thể giảm khó chịu do sốt. Các biện pháp xoa dịu chung đều thích hợp. Có thể nhắc bệnh nhân tránh sử dụng aspirin ở trẻ em. Có thông tin về vắc-xin địa phương dành cho người được tiêm vắc-xin và cha mẹ của trẻ được tiêm vắc-xin. [NHS: when to have vaccinations] [CDC: measles, mumps and rubella vaccines (MMR): what you need to know]

Các biến chứng

Các biến chứng Khung thời gian Khả năng
Viêm phổi Ngắn hạn Trung bình
Trong giai đoạn sớm của bệnh, tổn thương phổi do vi-rút sởi thường gặp (1-6%) và có thể nguy hiểm ở trẻ em tại các nước đang phát triển.[8] Trong giai đoạn sau của bệnh, bội nhiễm các vi khuẩn thường gặp có khả năng là nguyên nhân dễ gây viêm phổi hơn. Có thể điều trị viêm phổi do vi khuẩn với thuốc kháng sinh. Có thể sử dụng vitamin A cho trẻ nhập viện ở các nước đang phát triển.
Viêm tai giữa Ngắn hạn Trung bình
Viêm tai giữa xảy ra trong khoảng 7% đến 9% bệnh nhân mắc bệnh sởi và có thể điều trị thông thường với thuốc kháng sinh thích hợp.[8] Thường viêm tai giữa là bội nhiễm sau khi nhiễm sởi.
Viêm não Ngắn hạn Thấp
Trong 1000 đến 2000 ca bệnh sởi thì có khoảng 1 ca có viêm não.[1] [8] Số ít những người này có thể có di chứng lâu dài.
viêm não xơ hóa bán cấp (SSPE) Dài hạn Thấp
Trong 100.000 ca bệnh sởi có khoảng 4 đến 11 ca có viêm não xơ hóa bán cấp (SSPE) và là rối loạn thần kinh gây chết người xảy ra khoảng 7 đến 10 năm sau khi nhiễm sởi tự nhiên, có thể là do nhiễm sởi kéo dài trong hệ thần kinh trung ương.[35] Thường gặp hơn ở những người bị nhiễm bệnh ở độ tuổi sớm. Bệnh diễn ra âm thầm và bệnh tiến triển từ các hành vi và cử chỉ bất thường đến sa sút trí tuệ, hôn mê, và tử vong.[1] [8]

Tiên lượng

Hầu hết mọi người khỏi bệnh sởi mà không có di chứng và tử vong hiếm gặp ở các nước phát triển. Tuy nhiên, ở các nước đang phát triển, tỷ lệ tử vong thay đổi từ 2% đến 15%. Những trẻ suy dinh dưỡng, thiếu vitamin A, và bị suy giảm miễn dịch rất dễ mắc bệnh, tử vong, và có các biến chứng như viêm phổi.

Hướng dẫn

Hướng dẫn chẩn đoán

Châu Âu

Measles: guidance, data and analysis Nhà xuất bản: Public Health England

Xuất bản lần cuối: 2017

Bắc Mỹ

A guide to utilization of the microbiology laboratory for diagnosis of infectious diseases

Nhà xuất bản: Infectious Diseases Society of America; American Society for Microbiology

Xuất bản lần cuối: 2013

2013 IDSA clinical practice guideline for vaccination of the immunocompromised host

Hướng dẫn điều trị

Châu Âu

Fever in under 5s: assessment and initial management Nhà xuất bản: National Institute for Health and Care Excellence      Xuất bản lần cuối: 2017

Immunisation guidelines for Ireland

Nhà xuất bản: Royal College of Physicians of Ireland

Xuất bản lần cuối: 2017

Measles: guidance, data and analysis Nhà xuất bản: Public Health England

Xuất bản lần cuối: 2017

Immunisation against infectious disease: the Green Book Nhà xuất bản: Public Health England

Xuất bản lần cuối: 2014

Bắc Mỹ

Recommended immunization schedule for children and adolescents aged 18 years or younger

– United States, 2018

Nhà xuất bản: Centers for Disease Control and Prevention

Xuất bản lần cuối: 2018

Recommended immunization schedule for adults aged 19 years or older, United States, 2018

Nhà xuất bản: Centers for Disease Control and Prevention

Xuất bản lần cuối: 2018

Vaccines and preventable diseases: measles vaccination

Nhà xuất bản: Centers for Disease Control and Prevention

Xuất bản lần cuối: 2016

Canadian immunization guide

Nhà xuất bản: Public Health Agency of Canada

Nguồn trợ giúp trực tuyến

  1. NHS: when to have vaccinations (external link)
  2. CDC: measles, mumps and rubella vaccines (MMR): what you need to know (external link)

Điểm số bằng chứng

  1. Phòng ngừa bệnh sởi: có bằng chứng tương đối chắc chắn cho thấy rằng vắc-xin bệnh sởi đơn giá hoặc vắc-xin sởi-quai bị-rubella (MMR) kết hợp có hiệu quả hơn trong việc giảm tỷ lệ mắc bệnh sởi so với không tiêm vắc-xin. Bằng chứng cấp độ B: Các thử nghiệm ngẫu nhiên đối chứng (RCT) với <200 người tham gia, các RCT có lỗi về phương pháp với >200 người tham gia, các đánh giá hệ thống (SR) có lỗi về phương pháp hoặc các nghiên cứu quan sát (thuần tập) có chất lượng cao.

Các bài báo chủ yếu

  • Public Health England. Immunisation against infectious disease: the Green Book. September 2014 [internet publication]. Toàn văn
  • McLean HQ, Fiebelkorn AP, Temte JL, et al; Centers for Disease Control and Prevention. Prevention of measles, rubella, congenital rubella syndrome, and mumps, 2013: summary recommendations of the Advisory Committee on Immunization Practices (ACIP). MMWR Recomm Rep. 2013 Jun 14;62(RR-04):1-34. Toàn văn Tóm lược
  • Demicheli V, Rivetti A, Debalini MG, et al. Vaccines for measles, mumps and rubella in children. 2012 Feb 15; (2):CD004407. Toàn văn Tóm lược

Tài liệu tham khảo

  1. Cherry JD. Measles virus. In: Cherry JD, Demmler-Harrison GJ, Kaplan SL, et al, eds. Textbook of pediatric infectious diseases. 7th ed. Philadelphia, PA: Saunders; 2014:2373-94.
  2. Public Health England. Immunisation against infectious disease: the Green Book. September 2014 [internet publication]. Toàn văn
  3. World Health Organization. Measles. February 2013 [internet publication]. Toàn văn
  4. Peltola H, Heinonen OP, Valle M, et al. The elimination of indigenous measles, mumps and rubella from Finland by a 12-year two-dose vaccination program. N Engl J Med. 1994;331:1397-402. Toàn văn Tóm lược
  5. Centers for Disease Control and Prevention. Measles cases and outbreaks. February 2018 [internet publication]. Toàn văn
  6. Hyle EP, Rao SR, Jentes ES, et al. Missed opportunities for measles, mumps, rubella vaccination among departing U.S. adult travelers receiving pretravel health consultations. Ann Intern Med. 2017 Jul 18;167(2):77-84. Tóm lược
  7. World Health Organization. Europe observes a 4-fold increase in measles cases in 2017 compared to previous year. February 2018 [internet publication]. Toàn văn
  8. Strebel PM, Papania MJ, Dayan GH, et al. Measles vaccine. In: Plotkin SA, Orenstein WA, Offit PA, eds. Vaccines. 6th ed. Philadelphia, PA: Elsevier; 2013:352-87.
  9. World Health Organization. Immunization, vaccines and biologicals: measles. November 2017 [internet publication]. Toàn văn
  10. Hethcote HW. Measles and rubella in the United States. Am J Epidemiol. 983 Jan;117(1):2-13. Tóm lược
  11. McLean HQ, Fiebelkorn AP, Temte JL, et al; Centers for Disease Control and Prevention. Prevention of measles, rubella, congenital rubella syndrome, and mumps, 2013: summary recommendations of the Advisory Committee on Immunization Practices (ACIP). MMWR Recomm Rep. 2013 Jun 14;62(RR-04):1-34. Toàn văn Tóm lược
  12. Robinson CL, Romero JR, Kempe A, et al. Advisory Committee on Immunization Practices recommended immunization schedule for children and adolescents aged 18 years or younger – United States, 2018. MMWR Morb Mortal Wkly Rep. 2018 Feb 9;67(5):156-157. Toàn văn
  13. Public Health England. Complete routine immunisation schedule. July 2017 [internet publication]. Toàn văn
  14. Centers for Disease Control and Prevention. CDC Yellow Book 2018: Health Information for International Travel. New York: Oxford University Press; 2017. Toàn văn
  15. American Academy of Pediatrics. Measles. In Kimberlin DW, Brady MT, Jackson MA, Long SS, eds. Red Book: 2015 Report of the Committee on Infectious Diseases. 30th ed. Elk Grove Village, IL: American Academy of Pediatrics; 2015:535-47.
  16. Hambidge SJ, Newcomer SR, Narwaney KJ, et al. Timely versus delayed early childhood vaccination and seizures. Pediatrics. 2014 Jun;133(6):e1492-9. Toàn văn Tóm lược
  17. Klein NP, Lewis E, Fireman B, et al. Safety of measles-containing vaccines in 1-year-old children. Pediatrics. 2015 Feb;135(2):e321-9. Toàn văn Tóm lược
  18. Scott P, Moss WJ, Gilani Z, et al. Measles vaccination in HIV-infected children: systematic review and meta-analysis of safety and immunogenicity. J Infect Dis. 2011 Jul;204 Suppl 1:S164-78. Toàn văn Tóm lược
  19. Kroger AT, Duchin J, Vázquez M. General best practice guidelines for immunization. Best practices guidance of the Advisory Committee on Immunization Practices (ACIP). February 2018 [internet publication]. Toàn văn
  20. Public Health England. Revised recommendations for the administration of more than one live vaccine. April 2015 [internet publication]. Toàn văn
  21. Demicheli V, Rivetti A, Debalini MG, et al. Vaccines for measles, mumps and rubella in children. 2012 Feb 15; (2):CD004407. Toàn văn Tóm lược
  22. Maglione MA, Das L, Raaen L, et al. Safety of vaccines used for routine immunization of U.S. children: a systematic review. Pediatrics. 2014 Aug;134(2):325-37. Toàn văn Tóm lược
  23. Helfand RF, Heath JL, Anderson LF, et al. Diagnosis of measles with an IgM capture EIA: the optimal timing of specimen collection after rash onset. J Infect Dis. 1997 Jan;175(1):195-9. Tóm lược
  24. Ratnam S, Tipples G, Head C, et al. Performance of indirect immunoglobulin M (IgM) serology tests and IgM capture assays for laboratory diagnosis of measles. J Clin Microbiol. 2000 Jan;38(1):99-104. Toàn văn Tóm lược
  25. Centers of Disease Control and Prevention. Specimens for detection of measles RNA by RT-PCR or virus isolation. July 2017 [internet publication]. Toàn văn
  26. Prymula R, Siegrist CA, Chlibek R, et al. Effect of prophylactic paracetamol administration at time of vaccination on febrile reactions and antibody responses in children: two open-label, randomised controlled trials. Lancet. Lancet. 2009 Oct 17;374(9698):1339-50. Tóm lược
  27. Chen RT, Clark TA, Halperin SA. The yin and yang of paracetamol and paediatric immunisations. Lancet. 2009Oct 17;374(9698):1305-6. Tóm lược
  28. World Health Organization. Weekly epidemiological record: measles and vitamin A. August 2009 [internet publication]. Toàn văn
  29. Imdad A, Mayo-Wilson E, Herzer K, et al. Vitamin A supplementation for preventing morbidity and mortality in children from six months to five years of age. Cochrane Database Syst Rev. 2017 Mar 11;3:CD008524. Toàn văn Tóm lược
  30. Hussey GD, Klein M. A randomized, controlled trial of vitamin A in children with severe measles. N Engl J Med. 1990 Jul 19;323(3):160-4. Tóm lược
  31. Yang HM, Mao M, Wan C. Vitamin A for treating measles in children. Cochrane Database Syst Rev. 2005; (4):CD001479. Toàn văn Tóm lược
  32. Banks G, Fernandez H. Clinical use of ribavirin in measles: a summarized review. In Smith RA, Knight V, Smith JAD, eds. Clinical applications of ribavirin. New York, NY: Academic Press; 1984:203-9.
  33. Ross LA, Kim KS, Mason WH, et al. Successful treatment of disseminated measles in a patient with acquired immunodeficiency syndrome: consideration of antiviral and passive immunotherapy. Am J Med. 1990 Mar;88(3):313-4. Tóm lược
  34. Chen S, Wu T, Kong X, et al. Chinese medicinal herbs for measles. Cochrane Database Syst Rev. 2011; (11):CD005531. Toàn văn Tóm lược
  35. World Health Organization. Subacute sclerosing panencephalitis and measles vaccination. January 2006 [internet publication]. Toàn văn

Hình ảnh

Hình 1: Soi kính hiển vi điện tử truyền qua cho thấy hình thái siêu cấu trúc của một vi-rút sởi
Hình 1: Soi kính hiển vi điện tử truyền qua cho thấy hình thái siêu cấu trúc của một vi-rút sởi
Hình 2: Hạt Koplik
Hình 2: Hạt Koplik
Hình 3: Hạt Koplik
Hình 3: Hạt Koplik
Hình 4: Theo dõi phát ban sởi vào ngày thứ 3
Hình 4: Theo dõi phát ban sởi vào ngày thứ 3
Hình 5: Trẻ mắc bệnh sởi xuất hiện phát ban màu đỏ sậm đặc trưng trên mông và lưng vào ngày phát ban thứ ba
Hình 5: Trẻ mắc bệnh sởi xuất hiện phát ban màu đỏ sậm đặc trưng trên mông và lưng vào ngày phát ban thứ ba

Những người có đóng góp

// Các tác giả:

Elizabeth Barnett, MD

Professor of Pediatrics

Boston University School of Medicine, Boston Medical Center, Boston, MA

CÔNG KHAI THÔNG TIN: EB is on the speakers’ bureau of Merck and GlaxoSmithKline; has received reimbursements from Salix Pharmaceuticals and Novartis for consulting; has received research funding from Valneva (JE vaccine), PaxVax (cholera vaccine), and Cerexa (ceftaroline for pneumonia in children); served on a data safety monitoring board for Pfizer (pneumococcal vaccine); has received royalties from Elsevier (Immigrant Medicine), AAP (Nelson’s pediatric antimicrobial therapy), and UptoDate (Immigrant screening); and has received honorarium from PaxVax (cholera vaccine advisory board).

// Những Người Bình duyệt:

Linda Nield, MD, FAAP

Associate Professor of Pediatrics

West Virginia University School of Medicine, Morgantown, WV

CÔNG KHAI THÔNG TIN: LN is an author of a reference cited in this topic.

Aisha Sethi, MD

Assistant Professor of Medicine

Associate Residency Program Director, University of Chicago, Chicago, IL

CÔNG KHAI THÔNG TIN: AS declares that she has no competing interests.

Xem thêm:

Nhiễm Shigella: Nguyên nhân, chẩn đoán và hướng dẫn điều trị theo BMJ

Trả lời (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 1 MB. Bạn chỉ được tải lên hình ảnh định dạng: .jpg, .png, .gif Drop file here