Bệnh trầm cảm là gì? Dấu hiệu, cách điều trị bệnh trầm cảm?

Xuất bản: UTC +7

Cập nhật lần cuối: UTC +7

Hình ảnh minh họa: bệnh trầm cảm

Bài viết này nhà thuốc Ngọc Anh xin chia sẻ về bệnh trầm cảm là gì và các dấu hiệu và điều trị bệnh trầm cảm.

Trầm cảm là gì?

Theo DSM-5 (2013), rối loạn trầm cảm bao gồm trầm cảm chủ yếu, loạn khí sắc, trầm cảm do một chất và trầm cảm do một bệnh thực tổn.

Rối loạn trầm cảm chủ yếu được đặc trưng bởi một hay nhiều giai đoạn trầm cảm, bệnh nhân phải có ít nhất 5 triệu chứng chủ yếu và hay gặp, trong đó có ít nhất 1 trong 2 triệu chứng chủ yếu là khí sắc giảm và mất hầu hết các hứng thú/sở thích. Các giai đoạn trầm cảm phải kéo dài ít nhất 2 tuần. Bệnh nhân không được có tiền sử lạm dụng chất (rượu, ma túy, thuốc) và chấn thương sọ não.

Hình ảnh minh họa: bệnh trầm cảm

Loạn khí sắc được đặc trưng bởi khí sắc giảm phối hợp với một số triệu chứng trầm cảm mức độ nhẹ, kéo dài liên tục ít nhất 2 năm, trong đó không có một giai đoạn nào dài trên 2 tháng mà bệnh nhân không còn các triệu chứng của trầm cảm.

Trầm cảm do một chất được đặc trưng bởi một hay nhiều giai đoạn trầm cảm là hậu quả trực tiếp của việc sử dụng một chất (rượu, ma túy, corticoid).

Trầm cảm do một bệnh cơ thể được đặc trưng bởi một hay nhiều giai đoạn trầm cảm là hậu quả trực tiếp của một bệnh cơ thể gây ra (viêm loét dạ dày- hành tá tràng, viêm đa khớp dạng thấp, cao huyết áp, đái tháo đường…).

Ngoải ra DSM-5 còn có rối loạn điều chỉnh cảm xúc. Đây là rối loạn áp dụng cho trẻ em từ 12 tuổi trở xuống. Rối loạn này được đặc trưng bởi triệu chứng kích động, dễ nổi cáu phối hợp với các triệu chứng khác của trầm cảm, phát triển mạn tính, kéo dài ít nhất 12 tháng.

Nguyên nhân trầm cảm

Hoặc do sang chân tâm lý mạnh (sốc xúc cảm), hoặc căng thẳng tâm lý (stress) không mạnh nhưng kéo dài sang chấn tâm lý hay gặp nhất, Nhân tố tâm lý quan trọng đến mức tạo thành cơ sở tách ra một thể bệnh riêng gọi là “trầm cảm phản ứng”. Sốc xúc cảm do quá vui hoặc quá sung sướng có thể gây ra các cơn trầm cảm.

Các nhân tố tâm lý – xã hội, các trường hợp con người khó thích nghi với môi trường khác lạ, hoàn cảnh sống cô đơn, sống biệt lập với người thân; các nhân tố nội sinh (trong các bệnh loạn thần hưng trầm cảm, tâm thần phân liệt, trầm cảm thoái triển, V.V..) đều có thể gây hiện tượng trầm cảm.

Thể tạng, loại hình sinh học “kiểu người mập mạp”, có liên quan đến trầm cảm chu kỳ, Yêu tố di truyền có tác động lớn trong một số thể trầm cảm.

Trầm cảm xuất hiện ở mọi lứa tuổi, thường hay gặp ở độ tuổi trên 50. Trầm cảm là triệu chứng của nhiều bệnh ở não (như nhiễm khuẩn trong sọ, liệt toàn thể tiến triển, chấn thương sọ não xơ mạch não, v.v..); ở các bệnh toàn thân làm thay đổi sinh lý hay làm suy nhược cơ thể (như lao, ung thư, bệnh về máu, rỗi loạn nội tiết, nhiễm độc, tự nhiễm độc, V.V..) và một số trường hợp không rõ nguyên nhân.

Hình ảnh minh họa: bệnh trầm cảm

Dấu hiệu của trầm cảm

Giai đoạn trầm cảm cần kéo dài ít nhất 2 tuần, trong đó phải có ít nhất là một trong hai triệu chứng chủ yếu là khí sắc giảm hoặc là mất hứng thú/sở thích cho hầu hết các hoạt động. Ở trẻ em và vị thành niên khí sắc có thể bị kích thích hơn là buồn. Tương tự như vậy, bệnh nhân cần biểu hiện ít nhất 4 triệu chứng trong dãy triệu chứng bao gồm thay đổi cảm giác ngon miệng hoặc khối lượng cơ thể, giấc ngủ và hoạt động tâm thần vận động, giảm sút năng lượng, cảm giác vô dụng hoặc tội lỗi, khó suy nghĩ, tập trung hoặc ra quyết định, ý nghĩ tái diễn về cái chết hoặc ý nghĩ, kế hoặch và hành vi tự sát. Các triệu chứng cần bền vững phần lớn thời gian trong ngày, gần như hàng ngày trong thời gian ít nhất là 2 tuần liên tiếp.

– Khí sắc giảm

Khí sắc giảm (khí sắc trầm cảm) là nét mặt của bệnh nhân rất đơn điệu, luôn buồn bã, các nếp nhăn giảm nhiều thậm chí mất hết nếp nhăn. Tình trạng khí sắc giảm rất bền vững do bệnh nhân buồn, bi quan, mất hy vọng. Khí sắc trầm cảm có thể được biểu hiện trên nét mặt và trên hành vi của bệnh nhân. Trẻ em và người vị thành niên thường xuất hiện khí sắc kích thích hoặc thất thường, hiếm khi biểu hiện là khí sắc buồn.

– Mất hứng thú hoặc sở thích cho hầu hết các hoạt động.

Mất hứng thú hoặc sở thích gần như luôn biểu hiện trong một mức độ nhất định. Tất cả các sở thích trước đây của bệnh nhân đều bị ảnh hưởng nặng nề, kể cả ham muốn tình dục.

Ngoài ra, bệnh nhân cần biểu hiện ít nhất 4 triệu chứng trong số các triệu chứng phổ biến sau:

– Mất cảm giác ngon miệng, ăn ít hoặc sút cân:

  • Sự ngon miệng thường bị giảm sút, nhiều bệnh nhân có cảm giác rằng họ bị ép phải ăn. Họ ăn rất ít, thậm chí trong các trường hợp nặng bệnh nhân nhịn ăn hoàn toàn. Vì vậy, bệnh nhân thường sút cân nhanh chóng (có thể sút vài kg trong một tháng, cá biệt có trường hợp sút đến 10 kg). Ngược lại, khoảng 5% số bệnh nhân trầm cảm lại có thể tăng cảm giác ngon miệng và có thể muốn ăn một số thức ăn nhiều hơn (ví dụ đồ ngọt hoặc các hidrat carbon khác). Khi đó họ dễ tăng cân và trở thành béo phì.

– Mất ngủ, nhưng cũng có thể bệnh nhân ngủ quá nhiều.

  • Rối loạn giấc ngủ hay gặp nhất trong giai đoạn trầm cảm chủ yếu là mất ngủ (chiếm 95% số trường hợp). Các bệnh nhân thường có mất ngủ giữa giấc (nghĩa là tỉnh ngủ vào lúc ban đêm và khó ngủ tiếp) hoặc mất ngủ cuối giấc (nghĩa là tỉnh ngủ quá sớm và không thể ngủ tiếp). Mất ngủ đầu giấc (nghĩa là khó bắt đầu giấc ngủ) cũng có thể xuất hiện.
  • Hiếm gặp hơn, có một số bệnh nhân biểu hiện ngủ nhiều, dưới hình thức một giai đoạn ngủ đêm dài hoặc tăng độ dài ngủ ban ngày. Họ có thể ngủ tới 10-12 giờ mỗi ngày, thậm chí ngủ nhiều h

– Rối loạn hoạt động tâm thần vận động:

  • Thay đổi tâm thần vận động bao gồm kích động (nghĩa là bệnh nhân luôn đi đi lại lại, không thể ngồi yên), vận động chậm chạp (ví dụ nói chậm, vận động cơ thể chậm), tăng khoảng nghỉ trước khi trả lời, giọng nói nhỏ, số lượng ít, nội dung nghèo nàn, thậm chí câm.

– Giảm sút năng lượng:

  • Năng lượng giảm sút, kiệt sức và mệt mỏi là rất hay gặp. Thậm chí chỉ với một công việc rất nhẹ nhàng họ cũng cần một sự tập trung lớn. Khi triệu chứng giảm sút năng lượng xuất hiện rõ ràng thì bệnh nhân hầu như không thể làm được việc gì (thậm chí cả vệ sinh cá nhân cũng là quá sức của họ).

– Cảm giác vô dụng hoặc tội lỗi:

  • Cảm giác vô dụng hoặc tội lỗi là rất hay gặp trong giai đoạn trầm cảm chủ yếu. Bệnh nhân cho rằng mình là kẻ vô dụng, không làm nên trò trống gì. Họ luôn nghĩ mình đã làm hỏng mọi việc, trở thành gánh nặng cho gia đình, cơ quan và cho xã hội. Thậm chí bệnh nhân có mặc cảm tội lỗi liên quan đến các sai lầm nhỏ trước đây.
  • Cảm giác vô dụng hoặc tội lỗi có thể mạnh lên thành hoang tưởng, khi đó niềm tin của bệnh nhân là sai lầm nhưng rất mãnh liệt (ví dụ: một bệnh nhân tin rằng anh ta là sự khốn cùng của thế giới). Chính cảm giác vô dụng và tội lỗi của bệnh nhân khiến bệnh nhân muốn nhanh chóng kết thúc cuộc sống bằng cách từ chối điều trị và tự sát.
Hình ảnh minh họa: bệnh trầm cảm
Hình ảnh minh họa: bệnh trầm cảm

– Khó suy nghĩ, tập trung hoặc ra quyết định:

  • Đây là triệu chứng rất hay gặp, khiến bệnh nhân rất khó chịu và phải đi khám bệnh. Nhiều bệnh nhân than phiền khó suy nghĩ, khó tập trung chú ý vào một việc gì đó. Bệnh nhân cũng rất khó khăn khi cần đưa ra quyết định, họ thường phải cân nhắc rất nhiều trời gian với những việc thông thường.
  • Rối loạn trí nhớ ở bệnh nhân thường là giảm trí nhớ gần. Bệnh nhân có thể quên mình vừa làm gì (không nhớ mình đã ăn sáng cái gì, không thể nhớ mình đã bỏ chùm chìa khoá ở đâu…).

– Ý nghĩ muốn chết hoặc có hành vi tự sát:

  • Hầu hết bệnh nhân trầm cảm chủ yếu đều có ý nghĩ về cái chết, nặng hơn thì họ có thể có ý định tự sát hoặc hành vi tự sát. Khi phát hiện ra ý định tự sát ở bệnh nhân trầm cảm thì phải điều trị nội trú cho bệnh nhân trong các bệnh khoa tâm thần.

===>>> Xem thêm: Trầm cảm ở tuổi vị thành niên

Điều trị bệnh trầm cảm như thế nào?

Phải điều trị bệnh cơ bản. Các thuốc chống trầm cảm Amitriptylin, Melipramin có thể cho kết quả tốt với liều vừa phải và thích hợp.

Chống chỉ định:

  • Các thuốc chống trầm cảm kích thích (Melipramin) không dùng trong các trường hợp có bệnh mạch máu, giảm huyết áp, nhũn não, lú lẫn, động kinh, trầm cảm lo âu, trầm cảm kích động. Tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm: khô miệng, chóng mặt, hạ huyết áp, kém điều tiết, táo bón, rối loạn cơ trơn, mất ngủ, gây cơn động kinh, làm tăng lo lắng, tăng hoang tưởng, chuyển sang hưng cảm giải ức chế vận động làm tăng nguy cơ tự sát.

Điều trị ngoại trú:

  • Các cơn trầm cảm nặng đã ổn định sau điều trị nội trú, các trường hợp trầm cảm nhẹ. Liều lượng Melipramin 50-100 mg/ngày (sáng, trưa) hoặc Anafranil 25-50 mg/ngày (sáng, chiều); hoặc amitriptylin 25-75 mg/ngày (sáng, chiều); hoặc Ludiomil 50-100 mg/ngày.
  • Lithium, điều trị và đề phòng trầm cảm là thuốc điều chỉnh khí sắc, có tác dụng chống hưng cảm mạnh; tác dụng chống trầm cảm yếu hơn. Về phòng bệnh, lithium cho kết quả tốt với các giai đoạn hưng cảm cũng như trầm cảm. Lithium thường dùng dưới dạng carbonat viên nén 300mg. Liều tấn công: 1800mg/ngày; liều duy trì hay phòng bệnh là 150-900 mg/ngày, chia 2-3 lần. Với liệu trình kéo dài và liều lượng thích hợp, hàm lượng lithium máu là 0,7-1,2 mEq, đảm bảo tác dụng chữa bệnh tốt, không gây tai biến. Cần định lượng lithium máu mỗi tháng một lần trong quá trình điều trị,
Hình ảnh minh họa: bệnh trầm cảm

Tác dụng phụ và biến chứng:

  • Run, yếu cơ, đái nhiều, tăng cân, giảm dục năng và đôi khi bướu giáp, rối loạn trí nhớ, rối loạn ý thức (lú lẫn), ngủ gà, co giật V.V.. là những triệu chứng ngộ độc nặng, phải ngừng thuốc ngay.

Liệu pháp tâm lý:

  • Rất cần thiết, ngay cả khi liệu pháp hoá dược là chủ yếu trong đợt điều trị. Trong đa số cơn trầm cảm, thầy thuốc có thể dùng liệu pháp tâm lý hỗ trợ như tiếp xúc chuyện trò, sử dụng liệu pháp tâm lý nhóm, thư giãn…

Câu hỏi lâm sàng

Câu 1

Bệnh nhân nam 67 tuổi đi khám lần đầu tiên. Ông ấy nói và đi rất chậm. Triệu chứng chính của bệnh nhân là “cực kỳ hay quên” trong 6 tháng qua và ông ta lo sợ mình tiến triển “bệnh sa sút trí tuệ giống như cha ông ấy”. Ông ấy nói: “Tôi từng là một người rất thông minh và sắc sảo, nhưng bây giờ tôi thậm chí không thể tập trung để làm việc hoặc đọc một cuốn sách hoặc tờ báo. Tôi cảm thấy vô cùng chậm chạm và vô dụng.” Bệnh nhân rơm rớm nước mắt chia sẻ rằng ông mất ngủ, sức lực kém và gần đây đã xin nghỉ việc vì không còn tập trung vào các chi tiết và hoàn thành công việc giấy tờ. Tiền sử bệnh lý bao gồm tăng huyết áp, tăng cholesterol máu, đái tháo đường, u xơ tiền liệt tuyến và cơn thoáng thiếu máu não. Tiền sử gia đình ghi nhận mẹ ông ấy bị bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường và cha ông ấy bị bệnh Alzheimer. Ông ấy không hút thuốc và chỉ thỉnh thoảng uống rượu. Bệnh nhân đã sống một mình trong 6 tháng qua kể từ khi con trai chuyển ra ngoài. Khám thực thể là bình thường ngoại trừ cử động chậm rõ rệt. CT scan của đầu là bình thường. Nguyên nhân có khả năng nhất gây ra tình trạng suy giảm nhận thức của bệnh nhân này?

  1. Bệnh Alzheimer
  2. Trầm cảm nặng
  3. Lão hóa bình thường
  4. Bệnh Parkinson
  5. Bệnh mạch máu

Đáp án B: trầm cảm nặng

Suy giảm nhận thức, khí sắc buồn, cảm giác vô dụng, rối loạn giấc ngủ, thiếu năng lượng và chậm tâm thần vận động (nói, suy nghĩ và cử động chậm) của bệnh nhân này phù hợp với chứng trầm cảm nặng (MDD – major depressive disorder). Những bệnh nhân cao tuổi bị trầm cảm nặng thường có biểu hiện mất trí nhớ đôi khi được gọi là giả mất trí nhớ (pseudodementia). Có thể thấy sự thiếu chú ý, tập trung, trí nhớ, chức năng điều hành và thường đi kèm với sự giảm cố gắng khi thực hiện kiểm tra. Mặc dù những bệnh nhân này có nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ cao hơn sau này, nhưng tình trạng suy giảm nhận thức liên quan đến trầm cảm của họ thường có thể hồi phục và cải thiện khi điều trị chứng trầm cảm tiềm ẩn.

(Lựa chọn A) Bệnh Alzheimer có thể khó phân biệt với suy giảm nhận thức liên quan đến trầm cảm vì trầm cảm có thể xảy ra ở bệnh nhân mắc bệnh Alzheimer. Tuy nhiên, bệnh nhân này không có các triệu chứng sa sút trí tuệ khác như mất phối hợp động tác, mất nhận thức và mất ngôn ngữ. Ngoài ra, những bệnh nhân bị trầm cảm có nhiều khả năng lo lắng về tình trạng mất trí nhớ của họ, trong khi những người mắc chứng mất trí nhớ thường được gia đình đưa đi khám lâm sàng.

(Lựa chọn C) Mặc dù lão hóa bình thường có liên quan đến mất trí nhớ, MDD vẫn có nhiều khả năng xảy ra ở bệnh nhân này do sự hiện diện của các triệu chứng trầm cảm liên quan gây ra suy giảm chức năng rõ ràng.

(Lựa chọn D) Bệnh Parkinson cũng có thể biểu hiện bằng cử động chậm chạp và trầm cảm. Tuy nhiên, bệnh nhân mắc bệnh parkinson thường có các đặc điểm khác, chẳng hạn như cứng cơ, masked facies và dáng đi kéo lê (shuffling.gait) Chuyển động chậm của bệnh nhân này là do chậm tâm thần vận động, một trong những tiêu chuẩn chẩn đoán MDD.

(Lựa chọn E) Tuổi của bệnh nhân này và tiền sử bệnh tăng huyết áp, tăng cholesterol máu, đái tháo đường và cơn thoáng thiếu máu não làm cho chứng sa sút trí tuệ mạch máu trở thành một chẩn đoán hợp lý. Tuy nhiên, kết quả chụp CT bình thường và tiền sử mất trí nhớ dần dần (trái ngược với khởi phát cấp tính, từng nấc (acute, stepwise) trong sa sút trí tuệ mạch máu) làm cho chẩn đoán này ít có khả năng xảy ra hơn.

Kết luận:

Bệnh nhân lớn tuổi bị trầm cảm thường biểu hiện kèm theo rối loạn nhận thức, triệu chứng này có thể giống với các nguyên nhân gây sa sút trí tuệ khác. Sự rối loạn này có thể phục hồi khi điều trị trầm cảm tiềm ẩn.

Câu 2

Bệnh nhân nam 79 tuổi mắc bệnh Parkinson trong 3 năm đi khám do chán ăn, sụt cân, yếu toàn thân, “khó suy nghĩ” và mất ngủ trong 4 tháng qua. Bệnh nhân ngày càng trở nên cô lập khi suy giảm chức năng và nói: “Tôi không muốn sống như thế này nữa. Tôi hy vọng Chúa sẽ lấy đi mạng sống của tôi.” Ông ấy vẫn có thể sống một mình nhưng không còn gặp gỡ bạn bè và không còn thích dành thời gian cho gia đình. Bệnh nhân không có tiền sử tâm thần. Ông ấy không sử dụng thuốc lá hay rượu. Loại thuốc duy nhất của anh ấy là pramipexole. Thân nhiệt là 36,7 C (98 F), huyết áp là 144/88 mm Hg, mạch là 74/phút và nhịp thở là 14/phút. Khám cho thấy tay phải run nhiều hơn tay trái khi nghỉ ngơi, cứng cơ (rigidity) toàn thân; và dáng đi chậm chạp, kéo lê (shuffling), các triệu chứng trên không phải là triệu chứng mới. Khi kiểm tra tình trạng tâm thần, ghi nhận bệnh nhân có cảm xúc cùn mòn và khí sắc trầm. Ông có thể định hướng và nói ngược các tháng trong năm rất chậm, mắc 2 lỗi và nhớ được 3 trong 3 nội dung trong 5 phút. Lời giải thích nào sau đây là hợp lý nhất cho các triệu chứng mới của bệnh nhân?

  1. Rối loạn điều chỉnh kèm khí sắc trầm (Adjusted disorder with depressed mood)
  2. Tác dụng phụ do pramipexole
  3. Lãnh cảm (apathy) do bệnh Parkinson
  4. Suy giảm nhận thức do bệnh Parkinson
  5. Rối loạn trầm cảm nặng (Major depressive disorder)
  6. Rối loạn trầm cảm dai dẳng (dysthymia)

Đáp án: E. Rối loạn trầm cảm nặng (Major depressive disorder)

Khí sắc trầm của bệnh nhân này và các triệu chứng liên quan gồm giấc ngủ kém, giảm thèm ăn, thiếu năng lượng, giảm tập trung, mất các sở thích và ý định tự tử phù hợp với chứng rối loạn trầm cảm nặng  (Major depressive disorder – MDD). Trầm cảm là rối loạn tâm thần phổ biến nhất được thấy trong bệnh Parkinson (PD). MDD xảy ra ở 10% -20% bệnh nhân mắc bệnh PD và các triệu chứng trầm cảm dưới mức hội chứng xảy ra ở một nửa số bệnh nhân.

Chẩn đoán MDD là rất khó ở những bệnh nhân mắc bệnh Parkinson vì cảm xúc cùn mòn và tâm thần vận động chậm (psychomotor slowing) ở bệnh trầm cảm tương tự như vận động chậm (bradykinesia) và masked facies ở bệnh nhân Parkinson. Sự hiện diện của khí sắc trầm và anhedonia (mất khả năng cảm thấy vui vẻ trong các hoạt động yêu thích trước đây) có thể hỗ trợ chẩn đoán. Ngoài ra, sự tuyệt vọng, ý định tự tử và có liên quan đến sự thay đổi khí sắc kèm theo sự xấu đi của các triệu chứng thần kinh thực vật xấu đi của bệnh nhân này khiến MDD có nhiều khả năng xảy ra hơn.

(Lựa chọn A) Rối loạn điều chỉnh (Adjustment disorders) được biểu hiện bằng cảm giác đau khổ nặng do nguyên nhân gây stress có thể xác định được, trong vòng 3 tháng kể từ khi nguyên nhân gây stress bắt đầu. Chẩn đoán này không được sử dụng nếu các triệu chứng đáp ứng các tiêu chuẩn cho một rối loạn tâm thần khác.

(Lựa chọn B) Các phương pháp điều trị thường được sử dụng cho bệnh Parkinson bao gồm levodopa, chất chủ vận dopamin (ví dụ: pramipexole, bromocriptine, ropinirole) và chất ức chế monoamine oxidase type B (ví dụ: selegiline). Mặc dù những nhóm thuốc này có thể gây rối loạn tâm thần, nhưng không có nhóm thuốc nào gây trầm cảm.

(Lựa chọn C) Thờ ơ (Apathy) được đặc trưng chủ yếu bởi sự mất động lực, cụ thể hơn là giảm động lực để nói hoặc hành động. Đây là một dấu hiện phổ biến ở những bệnh nhân mắc bệnh Parkinson và có thể xảy ra kèm hoặc không kèm theo trầm cảm. Bản thân thờ ơ sẽ không giải thích được tâm khí sắc trầm và các triệu chứng trầm cảm khác của bệnh nhân này.

(Lựa chọn D) Mặc dù rối loạn chức năng nhận thức và sa sút trí tuệ phổ biến ở bệnh nhân Parkinson, nhưng bệnh nhân này có các triệu chứng về khí sắc rõ ràng (có thể bao gồm suy giảm khả năng tập trung) và không có biểu hiện sự thiếu hụt rõ rệt về chức năng điều hành và suy giảm trí nhớ

(Lựa chọn F) Rối loạn trầm cảm dai dẳng (tức là dysthymia hoặc dysthymic disorder) được đặc trưng bởi khí sắc trầm trong 2 năm và liên quan đến ít nhất 2 trong số các thay đổi về giấc ngủ, cảm giác thèm ăn, năng lượng, lòng tự trọng, sự tập trung và sự vô vọng.

Kết luận:

Rối loạn trầm cảm nặng (Major depressive disorder – MDD) có thể xảy ra ở 20% bệnh nhân mắc bệnh Parkinson (PD). Mặc dù việc chẩn đoán chứng trầm cảm nặng có thể khó khăn do các triệu chứng trùng lặp với bệnh Parkinson, nhưng sự hiện diện của khí sắc trầm, anhedonia, tuyệt vọng và/hoặc ý định tự tử thường gợi ý chứng trầm cảm nặng.

Tài liệu tham khảo

Phác đồ điều trị rối loạn trầm cảm; theo capnhatkienthuc
Chẩn đoán và điều trị trầm cảm; bệnh viện 103

Major Depression (Clinical Depression), Webmd, truy cập ngày 7/4/2023.

Trả lời (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 1 MB. Bạn chỉ được tải lên hình ảnh định dạng: .jpg, .png, .gif Drop file here