Viêm VA ở trẻ: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị

Xuất bản: UTC +7

Cập nhật lần cuối: UTC +7

Viêm VA ở trẻ

nhathuocngocanh.comViêm VA ở trẻ nhỏ là bệnh tai mũi họng thường gặp, có thể ở dạng cấp tính hoặc thành mạn tính nếu không được điều trị đúng cách. Trong bài viết này, các mẹ hãy cùng nhà thuốc Ngọc Anh tìm hiểu về viêm VA ở trẻ nhỏ.

VA và viêm VA ở trẻ là gì?

VA (viết tắt từ tiếng Pháp Végétations Adénoides) là tổ chức lympho hình tam giác chứa nhiều tế bào bạch cầu ở vị trí vòm họng, nhìn qua miệng thì không thấy được. Không khí hít vào sẽ đi qua mũi, tới VA rồi mới đi xuống phổi.

VA thường chỉ dày khoảng 4-5 mm nên không có cản trở tới đường thở, phát triển mạnh ở trẻ từ 6 tháng tới 4 tuổi. Từ 5-6 tuổi bắt đầu thoái triển và ở tuổi dậy thì sẽ chỉ để lại dấu vết.

Khi không khí đi qua VA, nhờ diện tiếp xúc rộng mà tổ chức này sẽ giữ lại vi khuẩn và bụi bẩn, các tế bào bạch cầu nhận diện và tạo ra kháng thể để bảo vệ cơ thể khi các tác nhân này xâm nhập lần nữa. Vì chức năng này nên VA tiếp xúc nhiều với các vi khuẩn gây bệnh, một khi trẻ có đề kháng yếu, hoặc do vệ sinh, thời tiết giao mùa mà VA dễ bị vi khuẩn trú ngụ lại, tấn công và gây viêm.

baiblogNgocAnh 49
Viêm VA ở trẻ là gì?

Phân biệt viêm VA cấp ở trẻ và viêm amidan

Người ta thường dễ nhầm lẫn giữa viêm VA và viêm amidan vì nhiều điểm tương đồng nhưng thực chất lại là hai bệnh hoàn toàn khác nhau.

Viêm VA

Viêm amidan

Khái niệm VA là tổ chức lympho nằm ở vòm họng, phát triển ở trẻ nhỏ cho đến 6 tuổi. Khi viêm sẽ sưng to gây cản trở đường thở. Amidan là một khối hạch bạch huyết ở hai bên sau họng. Amidan cũng có tác dụng ngăn chặn vi khuẩn, khi bị tấn công ồ ạt sẽ viêm và sưng to.
Phân loại Viêm VA cấp tính: Trong mũi đọng dịch, niêm mạc nề đỏ. Dịch chảy từ trên vòm xuống sau họng, các hạch góc hàm bị sưng.

Viêm VA mãn tính: VA quá phát và xơ hóa khi viêm cấp tính nhiều lần, bệnh nhân ngạt mũi và chảy nước mũi mãn tính.

Viêm VA quá phát: Phân 4 cấp độ theo độ viêm và kích thước.

Viêm amidan cấp tính: Amidan khẩu cái xung huyết và xuất tiết do viêm, gặp ở trẻ nhỏ 3-4 tuổi.

Viêm amidan mãn tính: Các túi nhỏ của amidan chứa đầy vi khuẩn sau khi viêm thời gian dài, thường gặp ở thanh thiếu niên và người lớn.

Viêm amidan quá phát: Viêm nhiều lần kéo dài khiến amidan sưng to làm hẹp vùng họng, chia thành 3 cấp độ.

Nguyên nhân Nguyên nhân viêm tương tự nhau, có những trường hợp viêm VA dẫn tới viêm amidan. Một số lý do thường gặp:

  • Vi khuẩn, virus phát triển thuận lợi làm viêm nhiễm.
  • Môi trường ô nhiễm, thường hít phải nhiều khói, bụi, khí thải độc hại.
  • Cơ thể suy giảm sức đề kháng.
  • Các bệnh đường hô hấp khác có thể dẫn đến viêm VA và amidan: cúm, viêm họng, liên tụ cầu,…
Triệu chứng Viêm VA cấp: Trẻ sốt cao, ngạt mũi khó thở, ho, chảy nước mũi, nghe kém, mệt mỏi quấy khóc, biếng ăn, hơi thở có mùi hôi,…
Viêm VA mạn: Chảy nước mũi trong hoặc nhầy hoặc mủ thời gian dài, ngạt mũi, trẻ kém phát triển thể chất và tinh thần, có thể có biến chứng.
Viêm amidan cấp: Amidan sưng rát khó chịu, mệt mỏi chán ăn, đau đầu, sốt cao,…

Viêm amidan mạn: Sốt cao, đau họng, hơi thở hôi, khó thở hoặc khò khè, ho khan, niêm mạc có mủ.

Viêm amidan quá phát: Amidan sưng to đau, khó nuốt, có thể ngưng thở khi ngủ, ho khan kéo dài, trẻ chậm phát triển thể chất và trí tuệ.

Biến chứng Viêm VA có thể gây các biến chứng khi không được điều trị dứt điểm nhanh chóng:

  • Biến chứng ở tai: viêm tai giữa,… và ảnh hưởng khả năng nghe.
  • Biến chứng mũi xoang: viêm mũi xoang.
  • Biến chứng đường thở: viêm thanh quản, khí quản, viêm phổi, ngủ ngáy có thể ngưng thở kéo dài, suy tim.
  • Biến chứng khuôn mặt VA: Rối loạn phát triển xương mặt và lồng ngực.
Viêm amidan thể nặng có thể để lại các biến chứng:

  • Biến chứng tại chỗ: Áp xe quanh amidan, đau khó nuốt, khó há miệng.
  • Biến chứng kế cận: Viêm tai giữa, viêm thanh quản, viêm mũi xoang,…
  • Có thể bị nhiễm trùng máu, viêm cầu thận cấp, sốt thấp khớp cấp, khiến trẻ nhỏ chậm phát triển.
Điều trị
  • Điều trị bằng thuốc, giữ vệ sinh và tăng cường đề kháng.
  • Nạo VA bằng các kỹ thuật khác nhau khi viêm nặng có nguy cơ biến chứng.
  • Sử dụng thuốc điều trị, kết hợp kháng sinh và các thuốc giảm sưng đau.
  • Cắt amidan khi viêm quá phát nặng.

Biểu hiện của viêm VA cấp tính và mạn tính ở trẻ

Viêm VA có thể được chia thành viêm VA cấp tính và mạn tính, 2 loại này được phân biệt qua các biểu hiện sau đây:

Viêm VA cấp tính

– Thường gặp ở trẻ nhỏ khoảng từ 6 tháng – 4 tuổi, cũng có thể gặp ở trẻ lớn.

– Ngạt mũi, có thể ngạt một bên rồi đến hai bên, nặng dần khiến trẻ phải há miệng thở, khụt khịt hoặc nói giọng mũi kín… Vì không thở được bằng mũi nên trẻ thường bỏ bú hoặc bú ngắt quãng. Đây được coi là triệu chứng quan trọng nhất.

– Khởi phát bệnh khá đột ngột, trẻ có thể không sốt hoặc sốt 38-39 độ C, thậm chí có trường hợp sốt cao đến 40 độ C.

– Nước mũi từ trong thành đục, chảy xuống họng và ra phía trước. Khi VA sưng to thì ngạt cùng chảy nước mũi tăng dần. Viêm lâu ngày kéo dài khiến nước mũi chảy thường xuyên, có màu xanh hoặc vàng.

– Ho: Không xuất hiện từ đầu mà phải sau 2-3 ngày trẻ mới ho. Ho do miệng khô vì thường há miệng thở hoặc bị viêm họng do dịch chảy từ vòm mũi xuống.

– Trẻ biếng ăn, mệt mỏi, quấy khóc, hơi thở có mùi khó chịu.

– Khả năng nghe kém đi.

– Có thể kèm theo rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, nôn.

– Triệu chứng xuất hiện khi khám lâm sàng:

  • Mũi đọng dịch trong các khe, hốc, niêm mạc phù nề, đỏ.
  • Niêm mạc họng đỏ, dịch mũi chảy từ vòm họng xuống thành sau.
  • Hạch góc hàm bị sưng.
Biểu hiện của viêm VA ở trẻ
Biểu hiện của viêm VA ở trẻ

Viêm VA mạn tính

Khi đã bị viêm cấp tính nhiều lần, tổ chức VA viêm quá phát và xơ hóa. Biểu hiện chính là ngạt mũi mạn tính và chảy nước mũi.

– Nước mũi trong hoặc nhầy, hoặc có thể là mủ khi bị bội nhiễm. Hiện tượng này diễn ra trong thời gian dài.

– Ngạt mũi có thể ở nhiều mức độ khác nhau: Ngạt về đêm hoặc cả ngày, có thể tắc hoàn toàn khiến trẻ phải dùng miệng để thở, khóc và nói bằng giọng mũi.

– Thiếu oxy mạn tính do viêm quá lâu mà không điều trị dứt điểm có thể dẫn đến:

  • Trẻ chậm phát triển về thể chất lẫn tinh thần, trở nên ít hoạt bát, chậm chạp hơn.
  • Khi ngủ có thể nghiến răng, ngáy, khó ngủ hoặc ngủ không yên. Thậm chí còn có trường hợp nặng bị những cơn ngừng thở lúc ngủ.
  • Sự phát triển của khối xương mặt bị rối loạn do hậu quả của việc trẻ thở bằng miệng trong thời gian dài, dẫn đến biến chứng dị dạng sọ mặt.

Biến chứng của viêm VA với trẻ?

Khi trẻ bị mắc viêm VA có thể có nguy cơ xảy ra các biến chứng sau:

Viêm tai giữa

Đây là biến chứng rất thường gặp khi mắc viêm VA, ngoài ra có thể có những biến chứng khác ở tai như viêm tai ứ mủ, dịch viêm tràn qua lỗ vòi tai làm viêm xương chũm cấp. Biến chứng ở tai thường diễn biến âm thầm, không đau nhưng sẽ làm giảm khả năng nghe, ảnh hưởng rất lớn đến trẻ khi đang trong giai đoạn học nói, phát triển ngôn ngữ.

Viêm mũi xoang

Mũi xoang bị viêm lâu ngày có thể còn dẫn đến viêm thanh quản, khí quản, viêm tới phế quản và phổi hoặc viêm tấy tổ chức hốc mắt. Viêm VA còn là một trong số những nguyên nhân dẫn đến viêm amidan, khi hai chứng bệnh này đi kèm sẽ làm cản trở đường thở, gây ra hiện tượng ngủ ngáy, ngừng thở lúc ngủ, lâu dần sẽ bị suy hô hấp.

baiblogNgocAnh 52
Điều trị cho trẻ bị viêm VA

Dị dạng sọ mặt

Bộ mặt VA là biến chứng có thể gặp ở trẻ bị viêm VA mạn tính. Thở bằng miệng làm chóp mũi nhỏ hơn, tẹt xuống, xương làm trên kém phát triển làm răng mọc lệch, hô, hàm dưới bị đẩy ra to hơn, miệng khó khép lại. Khuôn mặt trở nên biến dạng, kém lanh lợi vì chậm phát triển trí tuệ.

Viêm VA ở trẻ có tự khỏi được không?

Trả lời cho câu hỏi này phải tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của trẻ, bác sĩ sẽ có phương pháp thích hợp. Viêm VA nhẹ có thể tự khỏi mà không cần dùng thuốc, chỉ cần phát hiện kịp thời và chăm sóc đúng cách, nếu nặng hơn phải dùng thuốc, kháng sinh hoặc phải nạo VA để điều trị được dứt điểm.

Viêm VA nhẹ sẽ tự khỏi được nếu:

  • Phát hiện sớm và có kiến thức cơ bản về bệnh. Không gây ra những tác động xấu khiến tình trạng nặng lên.
  • Trẻ được xử lý kịp thời chăm sóc đúng phương pháp.

Phác đồ điều trị cho trẻ bị viêm VA

Một số phác đồ điều trị viêm VA cho trẻ thường được sử dụng như:

Thuốc điều trị và điều trị cụ thể viêm VA ở trẻ

Viêm VA cấp có thể được điều trị khỏi bằng các phương pháp cụ thể như:

  • Vệ sinh mũi, thông đường thở bằng cách làm loãng dịch nhầy, dùng thuốc nhỏ mũi, hút dịch mũi.
  • Thuốc sát trùng nhẹ có thể sử dụng để vệ sinh.
  • Khí dung mũi với kháng sinh hoặc corticoid.
  • Chăm sóc và nghỉ ngơi đúng cách, nâng cao thể trạng để tăng cường miễn dịch.
  • Với các trường hợp nặng và có khả năng bị biến chứng thì sử dụng kháng sinh toàn thân.
  • Khi viêm VA cấp kéo dài, tụ nhiều mủ cần có can thiệp loại bỏ dịch mủ hoặc nạo VA, tuy nhiên phương pháp này rất ít được chỉ định.
baiblogNgocAnh 53
Viêm tai giữa là biến chứng của viêm VA ở trẻ

Phẫu thuật nạo VA

Với viêm VA cấp tính phương pháp này ít được sử dụng vì có thể khỏi nếu sử dụng các phương pháp cụ thể như trên.

Nhưng với các trường hợp sau thường sẽ phải chỉ định nạo VA:

  • Viêm VA lặp lại nhiều lần và kéo dài dai dẳng.
  • Có biến chứng như viêm phế quản, viêm tai giữa, rối loạn tiêu hóa…
  • VA phình to gây nghẹt mũi, khó nuốt, khó nói, có thể ngưng thở khi ngủ, điều trị bằng các cách khác không khỏi.

Tuy nhiên, nạo VA cũng bị chống chỉ định cho các đối tượng:

  • Bệnh nhân bị bệnh tim, bệnh về máu hoặc lao.
  • Mũi họng viêm nhiễm cấp.
  • Đang bị nhiễm virus khác như sốt xuất huyết, sởi, cúm.
  • Bệnh nhân bị hen phế quản, hở hàm ếch hoặc bị dị ứng.
  • Đang uống hoặc tiêm vaccine phòng dịch…

Nhờ sự phát triển của công nghệ hiện đại mà các kỹ thuật nạo VA hiện nay rất an toàn, không ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của trẻ và ít gây đau đớn, hạn chế biến chứng sau phục hồi cho bệnh nhi.

Kinh nghiệm chữa viêm VA cho bé tại nhà

Dưới đây là một số kinh nghiệm chữa viêm VA cho bé mà các ông bố, bà mẹ có thể tham khảo:

Dùng nghệ

Curcumin có tác dụng chống viêm, tăng sức đề kháng, có thể chữa viêm VA bằng nghệ vàng theo các cách sau:

Cách 1:

  • Củ nghệ tươi rửa sạch giã nhỏ.
  • Thêm nước, 5g đường phèn đem chưng cách thủy trong khoảng 10 phút.
  • Uống khoảng nửa thìa cafe nhỏ tùy vào độ tuổi của trẻ, uống 3 lần mỗi ngày đến khi khỏi.

Cách 2:

  • Dùng tinh bột nghệ trộn với mật ong theo tỷ lệ 1:1.
  • Hoàn viên tròn nhỏ hoặc đảo đều.
  • Đều đặn hàng ngày lấy nửa muỗng cafe hoặc 1 viên hoàn nhỏ ngậm đến khi tan hoàn toàn thì nuốt từ từ. Dùng đến khi các triệu chứng dịu lại.

Dùng gừng tươi

Vị thuốc có vị cay, tính ấm có thể làm loãng dịch nhầy, giảm nghẹt mũi, chống viêm và nâng cao miễn dịch giúp tình trạng VA không nghiêm trọng hơn.

Cách 1:

  • 1 củ gừng tươi làm sạch vỏ đem giã hoặc xay nhỏ.
  • Vắt lấy khoảng 200ml nước gừng tươi.
  • Đun nhỏ lửa cùng 200ml mật ong, khuấy đều tay đến khi cô sánh lại thì bắc ra, để nguội.
  • Mỗi lần dùng lấy 1 muỗng cafe hòa với nước và uống. Dùng từ 2-3 lần mỗi ngày đến khi hết đau sưng họng do viêm VA.

Cách 2:

  • Dùng 1-2 củ gừng rửa sạch thái lát mỏng.
  • Hãm 10 phút trong cốc nước sôi.
  • Lấy nước hãm đó hòa thêm mật ong và uống.
baiblogNgocAnh 50
Viêm VA cấp độ 3 ở trẻ

Phòng ngừa viêm VA cho trẻ như thế nào?

  • Hạn chế thơm má, ho gần trẻ, nên cho trẻ đeo khẩu trang khi đi đường phòng bụi bẩn ô nhiễm và khi ở nơi đông người, giữ ấm khi thay đổi thời tiết, chuyển lạnh.
  • Sau 6 tháng nên cho trẻ ăn dặm để được bổ sung thêm vitamin và khoáng chất.
  • Trẻ cần được uống đủ nước, nhất là trước và sau khi vận động nhiều.
  • Không để trẻ nhỏ mút tay hoặc chơi đồ chơi bẩn, cắn móng tay.
  • Trẻ ho và sổ mũi nhiều nên đi khám tai mũi họng để đánh giá tình trạng viêm VA quá phát.
  • Nên điều trị dứt điểm khi bị viêm đường hô hấp để tránh biến chứng nguy hiểm.
  • Hạn chế tình trạng tự ý sử dụng kháng sinh bừa bãi, lạm dụng kháng sinh dẫn đến kháng thuốc.
  • Tiêm chủng đầy đủ cho trẻ, có thể dự phòng nhiễm trùng đường hô hấp bằng cách sử dụng vaccine khô.

Hy vọng qua bài viết này bạn đọc đã có được những thông tin cơ bản cần thiết về viêm VA ở trẻ nhỏ.

Xem thêm:

Suy hô hấp ở trẻ sơ sinh: Khái niệm, nguyên nhân

Tài liệu tham khảo

Tác giả: Gülpembe Bozkurt 1, Senem Kurt Dizdar 2, Arzu Yasemin Korkut 1, Berna Uslu Coşkun (Ngày đăng: 01 tháng 12 năm 2015). Adenoid Vegetation in Children with Allergic Rhinitis, PubMed. Truy cập ngày 08 tháng 12 năm 2021.

Để lại một bình luận (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 1 MB. You can upload: image. Drop file here