Nhathuocngocanh.com – Theo thống kê cho thấy u nang buồng trứng là tình trạng bệnh lý thường gặp ở nữ giới, đặc biệt là nữ giới trong độ tuổi sinh đẻ, tỷ lệ mắc bệnh lên đến khoảng 4% trong các bệnh lý phụ khoa. U nang buồng trứng nếu được điều trị sớm sẽ ít để lại các di chứng sau này cho bệnh nhân. Hãy cùng nhà thuốc Ngọc Anh tìm hiểu về căn bệnh này trong bài viết dưới đây.
U nang buồng trứng là gì?
U nang buồng trứng là tình trạng xuất hiện khối u trong buồng trứng nữ giới, khối u có vỏ bao bọc bên ngoài, bên trong chứa chất dịch lỏng. Nguồn gốc hình thành của các khối u này có thể từ các mô của buồng trứng hoặc cũng có thể từ mô của các cơ quan khác trong cơ thể. Bệnh lý này thường ít có triệu chứng ở giai đoạn đầu nên rất khó phát hiện.
Đa số các bệnh nhân phát hiện u nang buồng trứng ở giai đoạn đầu là do tình cờ trong những lần thăm khám phụ khoa. Việc phát hiện sớm các u nang buồng trứng giúp quá trình điều trị thuận lợi và dễ dàng hơn, ít để lại các biến chứng nguy hiểm hơn cho bệnh nhân.
Tùy thuộc vào tính chất của khối u mà u nang buồng trứng được phân chia làm hai loại gồm u lành tính và u ác tính.
- U nang buồng trứng lành tính là tình trạng thường gặp, chiếm đa số trong các bệnh nhân bị u nang buồng trứng. U lành tính cũng được chia thành nhiều loại khác nhau để dễ dàng xác định trong vấn đề điều trị như u dạng lạc nội mạc tử cung, u bì, u nhầy, u nang thành dịch. Đa số các u này gây đau khi bị viêm nhiễm hoặc bị xoắn.
- U nang buồng trứng ác tính hay còn gọi là ung thư buồng trứng thường có triệu chứng dữ dội ngay từ khi mới xuất hiện.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng u nang buồng trứng
Một số các nguyên nhân chính u nang buồng trứng ở nữ giới được nhiều người quan tâm bao gồm:
- Rối loạn hormone trong cơ thể hoặc thường xuyên sử dụng các thuốc hỗ trợ rụng trứng làm tăng nguy cơ xuất hiện u nang buồng trứng.
- Phụ nữ trong giai đoạn mang thai: Phụ nữ ở giai đoạn đầu trong quá trình mang thai có thể xuất hiện u nang buồng trứng, với mục đích để hỗ trợ bào thai cho đến khi thai nhi được hình thành. Sau đó các u nang có thể tự dần tiêu biến hoặc thu nhỏ kích thước. Cũng có một số các trường hợp u nang xuất hiện cho đến hết thai kỳ.
- Nữ giới cũng dễ bị u nang buồng trứng hơn nếu trước đó gặp tình trạng lạc nội mạc tử cung.
- Một số các bệnh lý khác làm tăng nguy cơ mắc bệnh như nhiễm trùng vùng chậu, nhiễm trùng buồng trứng, apxe hóa vùng chậu.
Triệu chứng điển hình của bệnh u nang buồng trứng
U nang buồng trứng là một bệnh lý thường gặp ở nữ giới nhưng lại không có những triệu chứng rõ ràng khi mới xuất hiện. Có khoảng 90% số người bị u nang buồng trứng là khối u lành tính, chỉ một số rất ít tiến triển thành thể ác tính và có thể gây ung thư. Một số các triệu chứng điển hình của bệnh u nang buồng trứng bao gồm:
- Đau nhức vùng chậu và vùng thắt lưng: bệnh nhân thường có cảm giác đau nhức hoặc đau mơ hồ ở vùng chậu, vùng dọc thắt lưng và phía trong mặt đùi. Đây là triệu chứng phổ biến và dễ nhận thấy nhất của bệnh lý, nguyên nhân gây ra các cơn đau là do các khối u bị chèn ép lên các cơ quan hoặc các dây thần kinh khác.
- Đau tức phần bụng dưới, có thể bị rối loạn tiêu hóa (buồn nôn, nôn, đầy hơi, khó tiêu). Khi các khối u phát triển và có kích thước lớn thường sẽ gây chướng bụng ở bệnh nhân. Khi các triệu chứng liệt kê trên xuất hiện với tần suất cao, mức độ dữ dội thì nên kiểm tra ngay vì đó có thể là biểu hiện của những khối u ác tính gây ra. Nếu không được khắc phục kịp thời, các khối u có thể bị viêm nhiễm hoặc tiến triển thành các tế bào ung thư. Các triệu chứng có nhiều điểm tương đồng với các bệnh lý đường tiêu hóa nên thường không được mọi người chú ý đến.
- Đi tiểu tiện liên tục. Một số các bệnh lý có triệu chứng đi tiểu tiện nhiều liên tục như viêm bàng quang, viêm đường tiết niệu, huyết áp cao nhưng cũng có thể do u nang buồng trứng gây ra. Các khối u chèn ép lên bàng quang gây cảm giác buồn tiểu.
- Gặp khó khăn trong quan hệ tình dục: Khi hoạt động tình dục nếu bạn gặp phải tình trạng đau nhiều, đau 1 bên thì khả năng cao đó là triệu chứng của u nang buồng trứng. Khối u phát triển ở vị trí gần cổ tử cung dễ gây cảm giác đau đớn khi quan hệ.
- Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.
- Tăng cân bất thường. ((Endometrial cancer, MayoClinic, Truy cập ngày 5 tháng 11 năm 2021))
U nang buồng trứng có nguy hiểm không?
Đối với u nang buồng trứng lành tính thường là u nang cơ năng, có khả năng tự biến mất và không gây nguy hiểm tới sức khỏe của bệnh nhân. Nhưng với trường hợp bệnh nhân gặp phải u nang ác tính, là các u nang thực thể, có tiến triển chậm và âm thầm, không có triệu chứng rõ rệt trong giai đoạn đầu. Khi bệnh nhân nhận thấy các triệu chứng của bệnh thì bệnh đã để lại những biến chứng nguy hiểm và có thể gây tử vong. Một số các biến chứng nguy hiểm của u nang buồng trứng ác tính bao gồm:
- Xoắn u nang: Những khối u có hình dạng nhỏ, dài, không dính chập với những khối u khác thường dễ bị xoắn hơn so với những dạng khác. Các khối u bị xoắn lại làm cản trở dòng tuần hoàn máu lưu thông tới buồng trứng, gây triệu chứng đau dữ dội vùng bụng bệnh nhân, gây buồn nôn. Nếu khối u có kích thước lên thì có thể gây thêm triệu chứng chướng bụng, cứng bụng, gây nên nhiều khó chịu và bất tiện cho bệnh nhân.
- Vỡ nang: Khi áp lực của lượng dịch trong khối u quá lớn mà lớp màng bên ngoài không đủ sức chịu đựng sẽ gây ra hiện tượng vỡ u nang. Lúc đó, bệnh nhân sẽ có các triệu chứng đột ngột như đau bụng, đau vùng chậu, xuất huyết trong, choáng váng, nhiễm khuẩn, bụng trướng. Trường hợp này nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể khiến bệnh nhân tử vong.
- Khối u phát triển kích thước lớn gây chèn ép tới các tạng khác trong cơ thể, gây ra nhiều bệnh lý kèm theo. Ví dụ như khối u chèn ép lên trực tràng gây táo bón, chèn ép lên bàng quang gây đái rắt, chèn ép lên niệu quản gây ứ nước bể thận.
Một số đối tượng có nguy cơ cao bị u nang buồng trứng
U nang buồng trứng là tình trạng có thể gặp ở bất kỳ nữ giới nào, không phân biệt tuổi tác. Trong số đó thì những đối tượng trong độ tuổi mang thai dễ mắc phải nhất và u nang buồng trứng ít xuất hiện ở phụ nữ thời kỳ mãn kinh.
Một số đối tượng khác cũng có nguy cơ cao bị u nang buồng trứng bao gồm:
- Đối tượng có tiền sử u nang trước đó.
- Đối tượng có người thân bị u nang buồng trứng.
- Nữ giới gặp tình trạng thừa cân, béo phì.
- Nữ giới thường xuyên bị rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.
Phương pháp chẩn đoán u nang buồng trứng
Để xác định bản thân có bị u nang buồng trứng hay không, bạn hãy đến các cơ sở uy tín để được các y bác sĩ thăm khám và chẩn đoán một cách chính xác. Hiện nay có một số các phương pháp chẩn đoán u nang buồng trứng bao gồm:
- Thăm khám vùng chậu trước khi tiến hành làm các xét nghiệm khác.
- Siêu âm để tăng tỷ lệ phát hiện u nang buồng trứng
- Tiến hành sinh thiết trong trường hợp các u nang lớn, kéo dài để xác định u nang buồng trứng lành tính hay u nang buồng trứng ác tính.
Phương pháp điều trị u nang buồng trứng
Để có được phương pháp điều trị u nang buồng trứng phù hợp và hiệu quả, các y bác sĩ sẽ đánh giá qua kích thước khối u, bản chất khối u (u lành hay u ác tính), chiều dài khối u và nguyên nhân gây u nang buồng trứng. Thông thường, đối với các u nang lành tính thì sẽ không có nguy cơ tiến triển thành ung thư, nang có thể tự biến mất sau thời gian từ 2 đến 3 tháng mà không cần can thiệp điều trị.
Trong một số các trường hợp khác, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật cho bệnh nhân, ví dụ như:
- Bệnh nhân có khối u thực thể, kích thước lớn, phức tạp.
- Bệnh nhân có khối u cấp tính gây ra các triệu chứng rầm rộ.
- Bệnh nhân mắc hội chứng buồng trứng đa nang.
- Khối u đang mắc phải có nguy cơ là u ác tính.
- U nang ở phụ nữ đã mãn kinh, không còn muốn sinh con nữa.
Phẫu thuật loại bỏ khối u có thể sử dụng phương pháp mổ hở hoặc mổ nội soi, cắt bỏ toàn bộ buồng trứng hoặc bóc tách các khối u cần loại bỏ. ((Endometrial Cancer Treatment (PDQ®)–Patient Version, National Cancer Institite, Truy cập ngày 5 tháng 11 năm 2021))
Một số biện pháp phòng ngừa u nang buồng trứng
Một số các biện pháp phòng ngừa u nang buồng trứng bao gồm:
- Giảm thiểu tối đa các nguy cơ hay nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng u nang buồng trứng: tránh để tình trạng nhiễm khuẩn vùng chậu, điều trị sớm ngay khi mắc phải, kiểm soát cân nặng hợp lý, tránh nhiễm khuẩn phụ khoa.
- Thăm khám phụ khoa định kỳ ngay cả khi chưa có những triệu chứng của u nang buồng trứng.
- Cải thiện và tăng cường chức năng hoạt động của gan.
- Kết hợp luyện tập thể dục để nâng cao sức đề kháng và hệ miễn dịch cho cơ thể.
- Không sử dụng thuốc lá.
- Kiểm soát cân nặng hợp lý.
- Kiểm tra chức năng hoạt động của tuyến giáp.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh: không sử dụng các đồ ăn có chứa nhiều chất béo và mỡ động vật, hạn chế uống rượu, bia, thuốc lá. Tăng cường nhiều rau xanh và các loại ngũ cốc. Uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày.
- Hạn chế để tinh thần căng thẳng, lo lắng, stress trong thời gian kéo dài.
Có thể thấy, u nang buồng trứng là một tình trạng thường gặp trong các bệnh lý phụ khoa, đa phần là u lành tính và có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, vẫn có một số ít trường hợp là u ác tính gây nguy hiểm cho bệnh nhân. Vì vậy, các bạn nữ nên thăm khám phụ khoa định kỳ để phát hiện bệnh sớm. Mong rằng qua bài viết, độc giả sẽ hiểu rõ hơn về tình trạng bệnh này và những biện pháp phòng ngừa chúng.
Câu hỏi lâm sàng
Câu 1
Một cô gái 17 tuổi đến phòng khám để đánh giá kinh nguyệt không đều. Bệnh nhân báo cáo rằng kinh nguyệt không đều kể từ khi có kinh lúc 13 tuổi, và vòng kinh của cô càng lúc càng trở nên không thể dự đoán. Trong năm ngoái, cô có 5 kỳ kinh nguyệt. Vòng kinh gần đây nhất của cô là sáu tuần trước và nó kéo dài 10 ngày, có chảy máu nhiều và cục máu đông lớn. Bệnh nhân cũng tăng 10 kg trong vòng năm ngoái và trở nên không thể giảm cân ăn mặc dù thay đổi chế độ ăn của mình. Cô không có vấn đề nào khác và chưa từng phẫu thuật gì. Cô không dùng thuốc lá, rượu hay ma túy.
Huyết áp 130/80 mmHg, mạch 76 l/ph. BMI 28 kg/m2. Khám cho thấy có râu thô ở cằm. Không có tuyến giáp to hay khối sờ thấy được ở cổ. Bụng mềm và không đau, không có nếp vằn hay khối sờ thấy. Phản xạ gân sâu của các chi bình thường và không phù bàn chân.
Hb 10,2 g/dL. Nồng độ TSH và prolactin bình thường. Test que thử thai âm tính. Ý nào dưới đây là bước tiếp theo tốt nhất để điều chỉnh tình trạng kinh nguyệt không đều của bệnh nhân này?
- Yêu cầu chụp CT scan tuyến thượng thận
- Chỉ định thuốc tránh thai đường uống kết hợp
- Chỉ định letrozole
- Chỉ định leuprolide
- Chỉ định levothyroxine
- Chỉ định spironolacton.
Đáp án đúng là B:
Hội chứng buồng trứng đa nang | |
Biểu hiện lâm sàng | Dư thừa androgen (vd trứng cá, nam giới hói đầu, chứng rậm lông)
Ít rụng trứng hoặc không rụng trứng (vd kinh nguyệt không đều) Béo phì Buồng trứng đa nang trên siêu âm |
Sinh bệnh học | Tăng nồng độ testosterone Tăng nồng độ estrogen
Mất cân bằng LH/FSH |
Bệnh đồng mắc | Hội chứng chuyển hóa (vd béo phì, tăng HA)
Ngừng thở tắc nghẽn khi ngủ Gan nhiễm mỡ không do rượu Quá sản nội mạc tử cung/ung thư |
Lựa chọn điều trị | Giảm cân (đầu tiên)
Thuốc tránh thai đường uống để điều hòa kinh nguyệt Letrozole để kích thích buồng trứng |
Kinh nguyệt không đều, chứng rậm lông (râu thô ở cằm), và tăng cân của bệnh nhân này phù hợp với hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS: polycystic ovary syndrome). Bệnh nhân mắc hội chứng buồng trứng đa nang thường có cường androgen, được chẩn đoán dựa vào cả lâm sàng (VD rậm lông, trứng cá nặng, hói do androgen) hoặc kết quả hóa sinh (tăng nồng độ testosterone). Cường androgen, và sau đó là cường estrogen (do chuyển hóa androgen ngoại vi), gây không rụng trứng kéo dài. Vòng kinh không rụng trứng gây kinh nguyệt không đều, làm giảm tiết progesterone, và tăng sinh nội mạc tử cung không kiểm soát bởi estrogen không bị ức chế. Khi kinh nguyệt xảy ra, chúng thường đi kèm với chảy máu nặng mà có thể gây ra thiếu máu.
Điều trị đầu tay để điều chỉnh kinh nguyệt là giảm cân và thuốc tránh thai đường uống kết hợp estrogen/progesterone. Thuốc tránh thai đường uống kết hợp chứa progesteron để kích thích sự biệt hóa nội mạc tử cung (hạn chế tăng sinh tiến triển) và estrogen để ổn định niêm mạc tử cung, cái mà khôi phục chu kì bình thường. Thêm nữa, thuốc tránh thai đường uống kết hợp làm giảm chứng rậm lông bằng cách ngăn cản sự bài tiết androgen tuyến thượng thận và làm tăng sự sản xuất globulin gắn hormone tình dục, gắn và làm giảm testosterone tự do.
Lựa chọn A: Chụp CT scan tuyến thượng thận có thể được dùng để đánh giá khối u vỏ tuyến thượng thận như là nguyên nhân gây cường androgen. Bệnh nhân có khối u vỏ tuyến thượng thận điển hình có phát triển tính đực (vd âm vật to, giọng nói trầm), sọc bụng, và tăng nồng độ dehydroepiandrosterone sulfate.
Lựa chọn C: Letrozole, một chất ức chế aromatase, được dùng để kích thích buồng trứng trong PCOS để điều trị vô sinh, nó không giúp điều hòa kinh nguyệt.
Lựa chọn D: Levothyroxine được dùng để điều trị nhược giáp, bệnh có thể gây kinh nguyệt không đều, nhưng bệnh nhân thường tăng nồng độ TSH. Bệnh nhân này có nồng độ TSH bình thường.
Lựa chọn F: Spironolactone, một chất ức chế thụ thể androgen, được chỉ định để điều trị chứng rậm lông, nó không điều hòa kinh nguyệt.
Mục tiêu học tập:
Hội chứng buồng trứng đa nang có thể biểu hiện bằng kinh nguyệt không đều và các dấu hiệu của cường androgen (chứng rậm lông). Điều trị gồm giảm cân và thuốc tránh thai đường uống gồm estrogen/progestin để điều hòa kinh nguyệt.
Câu 2
Một phụ nữ 25 tuổi đến phòng khám do rụng tóc. Trong 6 tháng qua, cô thấy tóc thưa dần và tăng số lượng tóc ở cống thoát nước. Bệnh nhân hiện tại không hoạt động tình dục nhưng đã có 5 bạn tình. Có kinh nguyệt lúc 11 tuổi. Cô có kinh nguyệt lượng ít mỗi 35-50 ngày. Cô dùng thuốc hỗ trợ giấc ngủ không qua kê đơn, nhưng không dùng thuốc lá, rượu hay ma túy. Mẹ bệnh nhân 56 tuổi và mắc carcinoma nội mạc tử cung, bà nội bệnh nhân chết do ung thư vú di căn được chẩn đoán lúc 72 tuổi.
Thăm khám lâm sàng thấy không có gì bất thường ngoại trừ nhiều trứng cá ở lưng và mặt. BMI 33. Khám thấy lông mỏng ở trán với tóc hất ra sau. Tuyến giáp không to và không có nốt. Khám tim thấy nhịp đều, không có tiếng thổi. Bụng béo phì và không có khối sờ thấy. Test mang thai bằng nước tiểu âm tính. Prolactin huyết thanh và xét nghiệm chức năng tuyến giáp bình thường. Xét nghiệm thêm vào nào dưới đây được chỉ định cho bệnh nhân này?
- Test đột biến BRCA
- Nội soi ổ bụng chẩn đoán
- Xét nghiệm sắt
- Test dung nạp glucose đường uống
- Xét nghiệm Reagin nhanh trong huyết tương
Đáp án đúng là C:
Hội chứng buồng trứng đa nang | |
Biểu hiện lâm sàng |
|
Bệnh sinh |
|
Bệnh đồng mắc |
|
Lựa chọn điều trị |
|
Bệnh nhân này có các bằng chứng lâm sàng cua cường androgen, kinh nguyệt không đều, và béo phì điển hình cho hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS). Cường androgen biểu hiện qua mất lông kiểu nam (vd hói androgen), chứng rậm lông, và trứng cá nặng (vd nhiều nốt, trứng cá ở lưng). Chỉ mỗi các dấu hiệu này là đủ để chẩn đoán hội chứng buồng trứng đa nang PCOS. Thêm nữa, siêu âm có thể thấy buồng trứng đa nang.
Bệnh nhân PCOS tăng nguy cơ nhiều bệnh đồng mắc, gồm rối loạn mỡ máu, tăng HA, và đái tháo đường typ 2 (hội chứng chuyển hóa) và nên trải qua sàng lọc các bệnh này. Test dung nạp glucose đường uống là tiêu chuẩn vàng chẩn đoán đái tháo đường typ 2 ở bệnh nhân hội chứng buồng trứng đa nang và nó nhạy hơn để phát hiện không dung nạp glucose hơn là các test sàng lọc tiêu chuẩn khác (vd glucose lúc đói, HbAlc). Do béo phì và hội chứng chuyển hóa, bệnh nhân có nguy cơ phát triển ngừng thở khi ngủ, bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu, và ung thư nội mạc tử cung.
Lựa chọn A: Xét nghiệm đột biến BRCA được chỉ định cho bệnh nhân có tiền sử gia đình với ung thư buồng trứng ở mọi lứa tuổi hoặc tiền sử gia đình/bản thân ung thư vú tuổi <50 ở họ hàng mức độ 1. Nó không được chỉ định cho tiền sử gia đình ung thư nội mạc tử cung hoặc ung thư vú ở tuổi cao.
Lựa chọn B: Nội soi ổ bụng chẩn đoán sẽ giúp xác định buồng trứng đa nang lớn ở bệnh nhân PCOS, nhưng không cần cho chẩn đoán. Buồng trứng đa nang cũng có thể được phát hiện tình cờ ở một số bệnh nhân cường androgen hoặc kinh nguyệt không đều (vd không PCOS).
Lựa chọn C: Chảy máu kinh nhiều có thể gây thiếu sắt, mà những trường hợp nặng có thể dẫn đến mất lông nhiều (vd telogen effluvium). Tuy nhiên, bệnh nhân này có kinh nguyệt thưa với chảy máu âm đạo ít, khiến thiếu máu làkhông có khả năng.
Lựa chọn E: Xét nghiệm Reagin nhanh trong huyết tương được dùng để phát hiện giang mai, một bệnh lây truyền qua tình dục. Giang mai thứ phát có thể biểu hiện với mảng hoặc rụng lông “nhậy ăn”, nhưng biểu hiện điển hình gồm các triệu chứng thể chất (vd khó chịu, sốt, sụt cân) và ban đỏ nổi sần.
Mục tiêu học tập:
Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS: polycystic ovary syndrome) có thể biểu hiện với hói androgenic (mất lông kiểu nam), kinh nguyệt không đều, và béo phì. Bệnh nhân mắc hội chứng buồng trứng đa nang tăng nguy cơ xuất hiện đái tháo đường typ 2 và nên được sàng lọc bằng test dung nạp glucose đường uống.
Tài liệu tham khảo
Endometrial (Uterine) Cancer: Symptoms, Causes, and More, healthline, truy cập ngày 10/6/2023.
Xem thêm: