Thoái hóa đốt sống cổ: Nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị

Xuất bản: UTC +7

Cập nhật lần cuối: UTC +7

nhathuocngocanh.comThoái hóa đốt sống cổ là một trong những tình trạng khá phổ biến hiện nay. Vậy nó có hại đến sức khỏe như thế nào? Nguyên nhân do đâu? Biện pháp khắc phục như thế nào?… Hãy cùng nhà thuốc Ngọc Anh tìm hiểu rõ hơn về thoái hóa đốt sống cổ để biết cách phòng và chữa trị một cách khoa học nhất nhé!!

Thoái hóa đốt sống cổ là gì?

Thoái hóa đốt sống cổ là một trong những tình trạng bệnh lý có liên quan đến hệ thống xương do bị thoái hóa, nó gây ra các hình thái khác không nguyên vẹn như ban đầu gây ảnh hưởng đến các tổ chức liên quan gây nên các tình trạng đau vùng cổ, loãng xương, giãn dây chằng, sụn khớp bị bào mòn hay có thể mọc gai xương mới,…

Thoái hóa đốt sống cổ ở người trẻ hiện nay càng nhiều. Thoái hóa đốt sống cổ gây nên do sự lão hóa xương khớp tự nhiên phổ biến nhất ở người trung niên và cao tuổi. Tuy nhiên, tình trạng thoái hóa đốt sống cổ ở người trẻ (dưới 40 tuổi) đang ngày càng gia tăng đáng báo động.

Thoái hóa đốt sống cổ cần được chú ý ngay từ đầu để có biện pháp phù hợp tránh gây ra biến chứng kéo dài.

Thoái hóa đốt sống cổ là gì?
Thoái hóa đốt sống cổ là gì?

Nguyên nhân thoái hóa đốt sống cổ?

  • Quá trình thoái hóa đốt sống cổ thường xảy ra ở người cao tuổi; các đốt sống cổ theo thời gian trở nên dễ bị tổn thương, suy yếu dần.
  • Ít di chuyển, ngồi một chỗ quá lâu, lười vận động hay hoạt động thể thao, tập thể dục sai tư thế gây chèn ép dây thần kinh cổ khiến cho đốt cổ bị biến dạng
  • Tính chất công việc cũng ảnh hưởng ít nhiều đến đốt sống cổ.
  • Thoái hóa đốt sống cổ do di truyền, hay có tiền sử bị chấn thương vùng cổ.
  • Chế độ ăn uống không khoa học, thường xuyên sử dụng các loại đồ uống, chất kích thích không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho xương khớp.
  • Những người bị thừa cân, béo phì cũng có nguy cơ thoái hóa do áp lực tác động lên đốt sống cổ khiến chúng biến dạng lâu dần gây nên tình trạng gai xương cột sống, thoát vị đĩa đệm ,..

Đối tượng có nguy cơ mắc chứng thoái hóa đốt sống cổ?

Thoái hóa đốt sống cổ thường gặp ở những đối tượng sau đây:

Nông dân

Những người làm nghề nông thường dễ mắc do công việc của họ thường cày cuốc, cấy hái phải đứng lên, ngồi xuống hay cúi nhiều dẫn đến cột sống bị cong trong thời gian dài khiến cho dây thần kinh bị biến dạng không về nguyên ban đầu dẫn đến nguy cơ thoái hóa đốt sống rất cao

Người công nhân, người lao động nặng

Người công nhân lao động chân tay khuân vác , kéo đẩy vật nặng phải dùng nhiều lực và lặp đi lặp lại các chuyển động ở cột sống như xoay vặn cột sống, tác động trực tiếp lên bả vai cũng rất dễ gây thoái hóa cột sống.

Một số công nhân chằng hạn công nhân xây dựng, công nhân xưởng in, công nhân may, hay công nhân văn phòng thường ít di chuyển, cúi đầu cúi cổ nhiều cũng là nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống.

Thợ cắt tóc, thợ sơn, thợ hồ, tài xế, nha sĩ

Do công việc nên họ thường xuyên phải cúi đầu, ngửa cổ lâu dần dây cột sống bị biến dạng, hơn thế do dây thần kinh bị chèn ép dễ dẫn đến thoái hóa.

Nhân viên văn phòng

Những người làm công việc văn phòng là một trong những đối tượng có nguy cơ bị thoái hóa đốt sống cổ rất cao. Họ thường xuyên phải làm việc liên tục bên máy tính, ít vận động, ngồi lâu nên đầu cổ dễ bị đau mỏi nên ảnh hưởng không tốt đến cột sống. Những người này cũng thường gặp vấn đề như đau mỏi vai gáy, đau lưng, đau nhức cánh tay… lâu dần sẽ thúc đẩy thoái hóa đốt sống cổ.

Nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống cổ
Nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống cổ

Triệu chứng bệnh Thoái hóa đốt sống cổ

Chúng ta cần nắm rõ những triệu chứng của bệnh thoái hóa đốt sống cổ để biết cách phòng tránh hợp lý:

  • Hạn chế vận động: Khi cúi, ngửa, gập cổ trái phải, xoay cổ trái phải khó khăn kèm theo các triệu chứng đau nhức.
  • Biến dạng cột sống: Bệnh nhân bị mất đường cong sinh lý cổ,vẹo cổ, sái cổ, mất ưỡn, không xoay chuyển được cổ và đầu.
  • Chèn ép rễ thần kinh: Cơn đau lan ra các vùng xung quanh như vai gáy, cánh tay hay lan lên chẩm đầu, cũng hay gặp ở hiện tượng Lhermitte.
  • Đau cột sống cổ cấp tính: Khi người bệnh bất ngờ ho, hắt hơi mạnh tác động đến đốt sống cổ gây nên các cơn đau bất ngờ và đột ngột.
  • Đau cột sống cổ mãn tính: Thường không rõ nguyên nhân nhưng cơn đau diễn ra âm ỉ và liên tục kéo dài trong một khoảng thời gian mới giảm.
  • Tổn thương rễ thần kinh: Mất cảm giác chi trên, giảm tiết mồ hôi, mất nhận thức nóng lạnh, rối loạn dinh dưỡng da cũng có thể teo cơ,… là những tình trạng đặc trưng của thoái hóa đốt sống cổ ở giai đoạn muộn của thoái hóa đốt sống cổ.
  • Một số triệu chứng khác của thoái hóa đốt sống cổ: Mất ngủ, mệt mỏi, da xanh xao, gầy rộc, trí nhớ giảm sút, chán ăn, ăn không ngon, khả năng tình dục giảm, đại tiện khó khăn,…

Tư thế nằm khi bị thoái hóa đốt sống cổ

Mặc dù không có bất kỳ quy tắc khoa học nào về việc bạn ngủ ra sao nhưng để có giấc ngủ ngon bạn cần nằm đúng tư thế và phòng ngừa đau nhức:

  • Nằm nghiêng: Tư thế ngủ này tốt cho người đang ở giai đoạn đầu của viêm đau, đặc biệt là những người đau lưng, rất tốt cho cột sống. Lấy một chiếc gối kẹp giữa hai chân và một dưới thắt lưng để hổ trợ cột sống.
  • Nằm sấp: Khi nằm sấp, trọng lực buộc cột sống hướng xuống phía bụng khi đó ngực bị chèn ép, cột sống bị biến dạng gây khó thở. Để tránh tình trạng trên ta sử dụng một chiếc gối nhỏ đặt dưới bụng, nó cải thiện đáng kể việc ngực hay cột sống bị chèn ép.
  • Nằm ngửa: Đây là tư thế khá phổ biến cho người đau vai gáy.Khi nằm trên đệm cứng, đặt một gối mỏng bên dưới đầu gối và các thắt lưng. Khi trọng lực Trái Đất buộc lưng vòm xuống bất thường thì gối giúp duy trì độ cong tự nhiên của cột sống tránh tối đa tác dụng lên cột sống nên giảm tình trạng thoái hóa.
Tư thế nằm dành cho người bị thoái hóa đốt sống cổ
Tư thế nằm dành cho người bị thoái hóa đốt sống cổ

Thoái hóa đốt sống cổ gây ra những gì cho người bệnh

Thoái hóa cột sống gây đau đầu

Thoái hóa đốt sống cổ gây đau đầu thường xảy ra nhất ở người lớn tuổi do ở người lớn tuổi là độ tuổi lão hóa của cơ thể .Khi đó, các đốt sống và dây chằng ở cổ bị viêm, xuất hiện gai xương, hẹp động mạch đốt sống thân, chèn ép các dây thần kinh, các động mạch sống nền dẫn đến suy giảm quá trình tuần hoàn máu lên não. Não bị suy giảm không cung cấp đủ máu lên não sẽ gây nên tình trạng mất ngủ đau đầu, buồn nôn, hoa mắt chóng mặt, suy giảm trí nhớ,…

Thoái hóa đốt sống gây thiếu máu não

Khi mạch máu bị chèn ép do thoái hóa, lượng máu lên não giảm dần, lâu ngày lượng máu không đủ để cung cấp cho não nên chức năng não kém dẫn đến giảm khả năng cung cấp oxy và lượng chất dinh dưỡng cung cấp cho tế bào não và tế bào thần kinh cũng giảm đáng kể, do đó thiếu năng lượng trầm trọng gây ảnh hưởng tới cấu trúc , sự tồn tại và phát triển của thần kinh trung ương.

Thoái hóa đốt sống cổ gây tê tay

Các đốt sống cổ được nối với nhau bằng đãi đệm , ở giữa các đốt sống này đều có một lỗ liên hợp để dây thần kinh đi ra. Các dây thần kinh này gây chi phối hoạt động ở vùng cổ, vai gáy, cánh tay và ngón ta gây chèn ép các dây thần kinh ở tủ sống gây các triệu chứng đau mỏi ở cổ, tê tay.

Các biện pháp chẩn đoán bệnh

  • Chụp X quang: Có thể thấy được các gai xương thoái hóa, hẹp lỗ liên hợp, hẹp đĩa đệm,giúp đánh giá đường cong sinh lý cột sống.
  • Chụp điện toán cắt lớp (CT Scanner): Có thể thấy gai xương, đặc biệt ở lỗ liên hợp với hình ảnh chi tiết hơn.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Giúp bác sĩ định khu tổn thương để phẫu thuật chính xác vì cho thấy rõ cấu trúc tủy sống,rễ thần kinh, đĩa đệm bị chèn ép ra sao, mức độ chèn ép như thế nào.
  • Đo điện cơ và sự dẫn truyền thần kinh: Giúp phân biệt triệu chứng do chèn ép thần kinh với các tổn thương thần kinh do bệnh lý nội khoa khác như bệnh tiểu đường.
Chụp X-quang để chẩn đoán Thoái hóa đốt sống cổ
Chụp X-quang để chẩn đoán Thoái hóa đốt sống cổ

Các biện pháp điều trị

Nẹp cổ mềm: Giúp các cơ cổ nghỉ ngơi và hạn chế vận động. Điều này làm giảm chèn ép thần kinh ở cổ khi vận động.

Điều trị nội khoa: Sử dụng các loại thuốc phù hợp với từng nhóm bệnh để đạt hiệu quả.

Vật lý trị liệu: Giúp bệnh nhân cải thiện tình trạng căng cơ cổ, giảm đau, tăng cường sức mạnh khối cơ, làm cho cổ vận động dễ dàng.Có thể áp dụng các biện pháp như kéo cột sống cổ, chiếu đèn, tập vận động trị liệu, …

Phẫu thuật: Để giải ép rễ thần kinh, điều chỉnh trục cột sống thẳng đứng khiến cho trục cột sống vững chắc hơn. Chỉ áp dụng khi bệnh nhân đau kéo dài không giảm, nặng dần và không có khả năng chữa trị bằng các biện pháp thông thường.

Thuốc chữa thoái hóa đốt sống cổ:

  • Các corticosteroid uống: Giúp giảm phù nề và giảm đau trong thời gian ngắn.
  • Các thuốc kháng viêm không corticoid: Giúp giảm viêm, giảm đau và giảm phù nề thần kinh bị tổn thương.
  • Tiêm thuốc vào cột sống: Glucocorticoid tiêm vào cạnh cột sống hoặc Corticosteroid nếu có dấu hiệu chèn ép của dây thần kinh hoặc dùng corticosteroid tiêm quanh rễ thần kinh bị tổn thương (tiêm ngoài màng cứng, vào lỗ liên hợp hoặc mấu khớp bên) để làm tăng hiệu quả các thuốc kháng viêm.
  • Thuốc an thần: Dùng cho những trường hợp đau nặng, không đáp ứng với các thuốc khác hoặc sử dụng tạm thời.
  • Các thuốc có tác dụng giãn cơ: Acetaminophen, Diazepam, Eperisone hydrochloride.
  • Thuốc giúp giảm đau, chống viêm: Paracetamol, Diclofenac, ibuprofen hoặc các opioids liều thấp trong thời gian ngắn.

Cao dán thoái hóa đốt sống cổ:

  • Có 2 loại cao dán chính, đó là cao dán lạnh và cao dán nóng. Tuy nhiên công dụng của chúng lại khác nhau. Cao nóng giúp cho các vùng cơ bắp bị chấn thương hoặc phải băng bó thì sẽ được tăng tuần hoàn máu. Từ đó, các vùng này sẽ được thư giãn và thả lỏng hơn. Còn tác dụng của cao lạnh là giảm đau và ngăn chặn được tình trạng sưng hoặc phù.
  • Chính vì thế, khi đau do thoái hóa đốt sống cổ thì nên sử dụng cao nóng.
Triệu chứng của Thoái hóa đốt sống cổ
Triệu chứng của Thoái hóa đốt sống cổ

Mẹo chữa đốt sống cổ

Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng ngải cứu

Ngải cứu là một loại dược liệu quen thuộc với các bài thuốc chữa trị bệnh được sử dụng rất phổ biến. Theo Đông y, ngải cứu là loại dược liệu các tác dụng kháng viêm ,giảm đau, tăng cường tuần hoàn máu, bồi bổ cơ thể,…

Nguyên liệu: Chuẩn bị 300g lá ngải cứu.

Cách làm: Rửa sạch ngải cứu để vơi ráo nước , thái khúc, giã nát.Cho vào chảo nóng thêm vài hạt muối sao đều. Sau 5-7 phút tắt bếp và cho hỗn hợp vừa sao ra miếng vải mỏng ra miếng vải mỏng.

Cách dùng: Đắp trực tiếp hỗn hợp vừa sao nóng lên vị trí cột sống cổ bị đau nhức. Hoặc có thể phơi khô pha nước uống thay trà.

Chữa thoái hóa đốt sống cổ từ gừng

Gừng là loại dược liệu có vị cay, tính ấm, có công dụng giảm viêm, đau nhức tốt.Đặc biệt hoạt chất trong gừng giúp tăng cường tuần hoàn máu từ đó điều trị chứng bệnh hiệu quả.

Nguyên liệu: 20g bột mì, củ gừng (30-50g) và 15g hành củ.

Cách làm:

  • Rửa sạch gừng, sau đó cạo vỏ, hành bóc vỏ sau đó giã nát hành và gừng.
  • Trộn hàng và gừng vừa giũa ở trên với bột mì.
  • Đem hỗn hợp trên sao nóng.
  • Sau 5-6 phút tắt bếp, đổ hỗn hợp ra khăn mỏng.

Cách dùng: Chườm lên vị trí cổ đau nhức trong 20 phút.

Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng lá lốt

Lá lốt là dược liệu có vị cay, tính ấm, mùi nồng thơm nên khá phổ biến về trong các bài thuốc dân gian, một trong số đó là điều trị về xương khớp.

Nguyên liệu: 100g lá lốt, muối.

Cách làm: Đem lá lốt rửa sạch, sau đó cho vào chảo nóng sao đều trong 5 phút với muối hột. Đổ hỗn hợp ra một tấm vải mỏng, sau đó đắp lên vùng cột sống cổ thoái hóa.

Cách dùng: đắp trực tiếp lên chỗ đau và cần duy trì độ ấm để đạt hiệu quả.

Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng tỏi

Tỏi chứa hàm lượng hoạt chất kháng viêm có công dụng sát trùng, tăng khả năng miễn dịch, giảm đau xương khớp, phòng chống ung thư. Người bệnh thực hiện bài thuốc này như sau:

Nguyên liệu: 3 củ tỏi, 200ml rượu trắng.

Cách làm: Lột bỏ vỏ tỏi, thái tỏi ra từng lát hoặc đập nhẹ cho vào hộp, đổ rượu vào hộp đậy kín trong khoảng 3 tuần có thể sử dụng.

Cách dùng: Lấy rượu tỏi xoa bóp vào trực tiếp vị trí cột sống cổ bị thoái hóa.

Phương pháp vật lý trị liệu để điều trị Thoái hóa cột sống
Phương pháp vật lý trị liệu để điều trị Thoái hóa cột sống

Bài tập yoga

Bài tập 1: Xoay cổ

Đây là bài tập đơn giản, có thể thực hiện bất kỳ vị trí hoặc thời gian nào trong ngày, bài tập này có tác dụng giảm cứng cổ, mỏi cổ, tăng sự dẻo dai và giải tỏa chèn ép.

  • Ngồi thẳng trên ghế, chân để duỗi thoải mái.
  • Ngửa cổ ra sau và bắt đầu xoay cổ theo chiều kim đồng hồ, sau đó đổi bên. Lặp đi lặp lại động tác khoảng 1-2 phút.

Bài tập 2: Cổ – vai – gáy

Bài tập này giúp căng cơ hai vai, cổ và cơ lưng dưới cánh tay.

  • Tư thế chuẩn bị rất đơn giản: Ngồi khoanh chân trên sàn nhà, đưa tay đan chéo vào nhau sau đó đưa ra sau gáy.
  • Áp sát hai cánh tay vào tai sao cho song song, cùi chỏ hương về trước, sau đó gập người về phía trước sao cho cùi chỏ chạm đất.
  • Nâng cùi chỏ cho hai đầu chạm nhau. Trong lúc tập hít thở đều để bài tập được hiệu quả, tập khoảng 10 lần/ ngày.

Bài tập 3: Cổ – vai – gáy – cánh tay

Đây là bài tập giúp giảm tê mỏi cổ cánh tay và vai gáy, tạo sức bền cho cơ thể.

  • Nằm úp người, phần thân dưới bụng tiếp xúc mặt đất, hai cánh tay mở rộng vuông góc sao cho cùi chỏ và vai tạo thành hai đường thẳng.
  • Cho vai phải chạm đất, đầu giữ nguyên , mắt nhìn chéo vào cùi phải bên trái.
  • Hít vào, trở về tư thế ban đầu rồi thực hiện tương tự với bên còn lại.

Bài tập 4: Vai mở dựa tường

Bài tập này giảm được các triệu chứng tê bì cánh tay, đau mỏi cổ vai gáy, luyện tập sự dẻo dai cuộc sống.

  • Đứng úp mặt vào tường, hai tay đưa lên cao và song song với nhau.
  • Từ từ lùi người ra sau, khuỷu tay và bàn tay giữ nguyên, lưng tạo thành một đường thẳng song song với sàn nhà.

Bài tập 5: Con lạc đà

Bài tập con lạc đà giúp giảm mỏi cổ , giảm đâu vai gáy, cải thiện hệ tiêu hóa, giúp kéo căng cột sống lưng, và thư giãn cơ thể.

  • Ngồi quỳ trên sàn, lấy đầu gối làm điểm tựa, đứng thẳng, tay chống hông.
  • Uỗn lưng về phía sau, hai ta ôm lấy hai cổ chân.
  • Cổ hướng lên, thả lỏng, giữ nguyên tư thế khoảng 30s.

Bài tập 6: Biến thể rắn hổ mang

Nó có tác dụng mở vai, phổi và ngực, kéo giãn lưng và cổ hiệu quả.

  • Nằm sấp trên nền nhà, đan chân vào nhau, sau đó lấy hai khuỷu tay làm trụ nâng người trước lên.
  • Từ từ ngước cổ lên, đồng thời uốn cong lưng, hai tay úp vào nhau và để sát cổ.
  • Giữ nguyên khoảng 15-30s rồi trở về tư thế ban đầu.

Bài tập 7: Đẩy cằm

Đây là bài tập có tác dụng kéo căng phần cột sống cổ trước và sau.

  • Khoanh chân trên sàn, lưng uống cong.
  • Dan hai bàn tay vào nhau, đẩy cằm ngửa lên, đầu ngả về sau, kéo căng cổ tối đa.
  • Trở về tư thế ban đầu và tiếp tục vòng tay qua sau đầu, ấn nhẹ đầu xuống dưới, kéo căng cổ.
  • Giữ nguyên mỗi động tác khoảng 5s, lặp lại 10 lần rồi chuyển động tác.
Các bài tập yoga dành cho người bị Thoái hóa đốt sống cổ
Các bài tập yoga dành cho người bị Thoái hCác bài tập yoga dành cho người bị Thoái hóa đốt sống cổ

Thoái hoá đốt sống cổ nguy hiểm như thế nào?

Thoái hóa đốt sống cổ được coi là bệnh mãn tính nhưng không đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên có thể gây biến chứng nguy hiểm nếu không được quan tâm và chữa trị kịp thời.

Thoái hoá đốt sống cổ có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, bao gồm:

  • Cử động vùng cổ khó khăn, không thể mang vác vật nặng trên vai.
  • Đau vai gáy, cơn đau ngày càng trầm trọng và tái phát thường xuyên.
  • Rối loạn tuần hoàn máu gây đau chóng mặt,tê bì chân tay, ù tai, rối loạn tiền đình,…
  • Thoát vị đĩa đệm cổ, mất hoàn toàn cảm giác ở vùng cổ và gáy do các dây thần kinh bị ép.
  • Trường hợp xấu nhất là teo cơ, liệt tay, tàn phế hoặc bại liệt.

Phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ

Hình thành chế độ sinh hoạt khoa học

Để phòng ngừa căn bệnh thoái hóa đốt sống cổ xảy ra thì người bệnh nên hình thành cho bản thân chế độ sinh hoạt khoa học để tránh gây ảnh hưởng tiêu cực và làm tổn thương các đốt sống cổ như:

  • Loại bỏ các thói quen gây ảnh hưởng xấu đến đốt sống cổ khiến chúng dễ bị tổn thương và gia tăng nguy cơ thoái hóa như mang vác vật nặng, vặn hoặc bẻ cổ đột ngột,…
  • Khi làm việc cần ngồi đúng tư thế và thường xuyên thay đổi để tránh cản trở lưu thông máu gây tê bì tay chân.
  • Có tư thế ngủ đúng cách, lựa chọn gối ngủ phù hợp với bản thân.
  • Luyện tập các bài tập về cơ cổ thường xuyên.

Xây dựng cho bản thân chế độ ăn uống hợp lý

Chế độ dinh dưỡng cũng có vai trò rất quan trọng trong việc phòng tránh căn bệnh thoái hóa đốt sống cổ và giúp xương trở nên chắc khỏe hơn.

Thực phẩm nên tăng cường sử dụng

Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin Dcanxi vào chế độ ăn uống hàng ngày. Đây là hai thành phần khoáng chất có vai trò rất quan trọng đối với hệ thống xương khớp, tránh được tình trạng loãng xương, giúp cột sống trở nên chắc khỏe. Các loại thực phẩm giàu canxi và vitamin D người bệnh nên bổ sung cho cơ thể là:

  • Thực phẩm giàu vitamin D: Gan động vật, các loại ngũ cốc, trứng, nấm, thịt,…
  • Thực phẩm giàu canxi: Sữa và chế phẩm từ sữa, phomat, bông súp lơ, cá hồi,…

Ngoài ra, người bệnh cũng nên bổ sung những chất có khả năng chống oxy hóa, các chất bảo vệ xương khớp khỏi sự tấn công như rau củ quả, trái cây các loại thực phẩm giàu vitamin E hay acid béo omega-3 , và quan trọng nhất là nước để bôi trơn các cơ và thanh lọc cơ thể.

Thực phẩm nên hạn chế sử dụng

Người bệnh cũng nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm có thể dẫn đến tình trạng mất xương và hủy hoại cấu trúc khớp xương, làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh để tránh khả năng thoái hóa đốt sống cổ:

  • Thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ, cay, nóng, thức ăn nhanh, đồ đóng hộp chế biến sẵn, thực phẩm chứa nhiều chất bảo hòa.
  • Nội tạng và các loại thịt đỏ.
  • Các loại đồ uống có cồn và chất kích thích như rượu bia, cà phê ,thuốc lá,…
  • Đồ ăn chứa nhiều hóa chất, phẩm nhuộm như nước có gas,…hay đồ ăn chứa lượng đường cao.
So sánh hình ảnh chụp X-quang giữa đốt sống cổ của người bình thường với người bị thoái hóa đốt sống cổ
So sánh hình ảnh chụp X-quang giữa đốt sống cổ của người bình thường với người bị thoái hóa đốt sống cổ

Một số câu hỏi liên quan

Thoái hóa đốt sống cổ có chữa khỏi được không?

Thoái hóa đốt sống cổ hay thoái hóa cột sống cổ là một trong những bệnh lý xương khớp mãn tính phổ biến hàng đầu hiện nay. Theo thống kê của Hiệp hội Thấp khớp học Việt Nam, có khoảng 30% dân số mắc thoái hoá đốt sống cổ ở mọi lứa tuổi từ người trẻ đến trung niên. Bệnh có triệu chứng không rõ ràng, tiến triển khá chậm và có mối liên quan mật thiết với tuổi tác và tư thế vận động gây ra khó khăn trong công việc cũng như sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

Thoái hóa đốt sống cổ chèn dây thần kinh nào?

Thoái hóa đốt sống cổ thường gây nên chèn ép với các dây thần kinh như:

Dây thần kinh cổ và cánh tay: Cổ là nơi chứa nhiều hệ thống dây thần kinh, đặc biệt chúng liên kết mạnh mẽ với các dây thần kinh ở cánh tay. Do đó, ngoài đốt sống cổ bị thoái hóa thì phần cánh tay cũng bị ảnh hưởng không kém, bao quanh khắp tay như ngón tay, cánh tay, cổ vay và bắp tay gây tê nhức, mất linh hoạt, hạn chế vận động,..

Dây thần kinh quanh vùng cột sống cổ: Do là nơi chứa nhiều dây thần kinh nên khả năng bị chèn ép rất lớn. Mặt khác, cổ phải chịu nhiều các trọng tải như chống đỡ trọng lực của đầu dẫn đến người bệnh cảm thấy đau, nhức mỏi, tê cứng ở vùng cổ, bả vai hay vai gáy lâu dần dẫn đến các cơn đau nhức nhối hay thoái hóa đốt sống cổ khiến cho người bệnh mệt mỏi, suy nhược.

Trên đây là toàn bộ thông tin về thoái hóa đốt sống cổ, cảm ơn bạn đọc đã theo dõi !!!

Xem thêm:

Thoái hóa đốt sống thắt lưng: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Câu hỏi lâm sàng

Bệnh nhân nam 57 tuổi đến phòng khám do nhiều tháng khó đi bộ tiến triển. Sau đó, yếu và cứng ở 2 chân khiến khiến việc đi lại khó khăn hơn mà không có hỗ trợ. Bệnh nhân luôn có tê bì và châm chích ở cánh tay và chân. Tiền sử bệnh lý có tăng huyết áp và tăng lipid máu. Bệnh nhân có hút 1 gói thuốc mỗi ngày suốt 30 năm và có sử dụng thuốc đường tĩnh mạch trước đây. Bệnh nhân có nhiều bạn tình. Nhiệt độ 36.6, huyết áp 140/90 và mạch 78 l/p. Thăm khám thực thể thấy tình trạng tâm lí và dây thần kinh sọ bình thường. Có yếu nhẹ và teo cơ chi trên với giảm phản xạ cơ tam đầu. Sức cơ 2 chi dưới là 4/5. Cảm nhận tác động và đau giảm ở cả bàn tay và chân. Dấu hiệu Babinski dương tính cả 2 chân. Thăm khám thêm ở bệnh nhân này nhiều khả năng phát hiện ra điều gì sau đây?

  1. Thoái hoá cột sống trải dài cột sống cổ trên chụp xquang
  2. Tăng nồng độ protein và số lượng tế bào trong phân tích dịch não tuỷ
  3. Tụ dịch ngoài màng cứng gần cột sống cổ trên MRI
  4. U màng não trán thái dương cận đường dọc giữa trên MRI
  5. Khoang nội tủy cột sống cổ trên MRI
Bệnh tuỷ cột sống cổ
Dịch tễ
  • Tuổi > 55
  • Thoái hoá đốt sống hoặc đĩa đệm cổ, gây hẹp ống sống chèn ép tuỷ
Biểu hiện
  • Rối loạn dáng đi
  • Tê bì và yếu chi
  • Dấu hiệu neuron vận động thấp ở tay – teo cơ, giảm phản xạ
  • Dấu hiệu neuron vận động cao ở chân – phản xạ Babinski, tăng phản xạ
  • Giảm nhận cảm vị trí, rung động và đau
Chẩn đoán
  • MRI cột sống cổ
  • CT tuỷ
Điều trị
  • Không phẫu thuật – bất động
  • Phẫu thuật giảm chèn ép

Bệnh nhân trung niên với khó đi bộ tiến triển và yếu chi có dấu hiệu thần kinh gợi ý bệnh tuỷ cột sống cổ

Nguyên nhân thường gặp nhất của bệnh tuỷ cổ ở người lớn là thoái hoá cột sống, một bệnh lý thoái hoá có thể làm hẹp ống tuỷ cột sống cổ và chèn ép tuỷ sống. Bệnh nhân thường xuất hiện rối loạn dáng đi tiến triển, yếu chi, thay đổi nhận cảm rung động và đau. Thăm khám thần kinh thường phát hiện dấu hiệu neuron vận động thấp như yếu (LMN) và teo cơ theo vị trí tổn thương (ở tay) và dấu hiệu neuron vận động cao (UMN) như tăng phản xạ dưới vị trí tổn thương (ở chân). Sự xuất hiện của dấu hiệu LMN và UMN nên hướng nghi ngờ tới bệnh lý tuỷ cột sống cổ

Thoái hoá cột sống cổ thường được chẩn đoán hình ảnh và bệnh tuỷ sống được xác định trên MRI hoặc CT tuỷ đồ. Bệnh nhân có thể yêu cầu phẫu thuật giải chèn ép.

Ý B: Sự gia tăng protein kèm số lượng tế bào trong phân tích dịch não tuỷ có thể cho thấy viêm đa dây thần kinh huỷ myelin cấp, bệnh thần kinh ngoại biên sau nhiễm trùng có thể gây liệt lên trên và mất phản xạ. Dấu hiệu neuron vận động cao không điển hình

Ý C: Tụ dịch ngoài màng cứng có thể chèn ép tuỷ sống nhưng thường đi kèm sốt. Teo cơ, một dấu hiệu tiến triển lâu dài, có thể không thường thấy

Ý D: U màng não cận đường dọc giữa có thể chèn ép dải vận động trong não và gây yếu cơ chi dưới với dấu hiệu neuron vận động cao và không có dấu hiệu neuron vận động thấp.

Ý E: Bệnh rỗng tuỷ và thoái hoá đốt sống có thể gây ra biểu hiện tương đồng. Tuy nhiên, bệnh nhân với bệnh rỗng tuỷ thường mất cảm giác đau và cảm giác nhiệt trong sự phân bổ như áo choàng trên vai, lưng, cánh tay. Thêm vào đó, rỗng tuỷ ít phổ biến hơn rất nhiều so với thoái hoá đốt sống.

Mục tiêu học tập: Nguyên nhân thường gặp nhất của bệnh tuỷ cột sống cổ ở người trưởng thành là thoái hoá cột sống, một bệnh lý thoái hoá gây hẹp ống tủy kèm chèn ép tuỷ sống. Biểu hiện bao gồm dáng đi không ổn định tiến triển, và yếu các chi. Thăm khám thường thấy dấu hiệu neuron vận động thấp tại vị trí tổn thương (tay) và dấu hiệu neuron vận động dưới vị trí tổn thương (chân)

Tài liệu tham khảo

Tác giả Mayo Clinic Staff, Osteoarthritis, Mayo Clinic, đăng ngày 16 tháng 06 năm 2021. Truy cập ngày 05 tháng 12 năm 2021.

5 thoughts on “Thoái hóa đốt sống cổ: Nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị

Để lại một bình luận (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 1 MB. You can upload: image. Drop file here