Sử dụng kháng sinh trong các bệnh nhiễm khuẩn mạch máu ở trẻ em

Xuất bản: UTC +7

Cập nhật lần cuối: UTC +7

Sử dụng kháng sinh trong các bệnh nhiễm khuẩn mạch máu ở trẻ em

Bài viết Sử dụng kháng sinh trong các bệnh nhiễm khuẩn mạch máu ở trẻ em tham khảo từ Chương 7 Sách Hướng dẫn điều trị Kháng sinh theo kinh nghiệm (2016) – Nhà xuất bản Y học – tải file PDF tại đây.

Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Đạt Anh

Trưởng khoa cấp cứu Bệnh Viện Bạch Mai

Trưởng bộ môn Hồi sức cấp cứu – Trường Đại học Y Hà Nội

Các nhiễm khuẩn catheter tĩnh mạch trung tâm (với các loại catheter Broviac, Hickman, Mediport)

Loại nhiễm khuẩn Tác nhân gây bệnh thường gặp Điều trị đường tĩnh mạch được ưu tiên lựa chọn* Điều trị đường tĩnh mạch thay thế*
Điều trị theo kinh nghiệm; vật chủ bị suy giảm miễn dịch* S. epidermidis

Tụ cầu vàng (S. aureus)**

Họ vi khuẩn đường ruột (Enterobacteriaceae)

Pseudomonas

Viridans

Liên cầu (Streptococci)

Cầu khuẩn ruột (Enterococcus)

Meropenem hoặc piperacilli/ tazobactam hoặc cefepim x 7-14 ngày Piperacillin/ tazobactam cộng với một aminoglycosid x 7-14 ngày
Trên cơ sở phân lập được vi khuẩn Tụ cầu vàng (S. aureus)

Tụ cầu vàng nhạy với methicillin (MSSA)

Nafcillin hoặc oxacillin trong ≥ 2 tuần. Cefazolin hoặc vancomycin (được ưu tiên chọn nếu bệnh nhân có tình trạng dị ứng nặng với betalactam) trong ≥ 2 tuần
Tụ cầu vầng kháng với methicillin (MRSA) Vancomycin kèm hoặc không kèm với gentamicin (để có tác dụng hiệp đồng) trong ≥ 2 tuần. Linezolid hoặc quinupristin/ dalfopristin trong ≥ 2 tuần (phối hợp thêm rifampin có thể mang lại lợi ích, đối với tụ cầu vàng kháng lại methicillin [MRSA]).
Họ vi khuẩn đường ruột (Enterobacteriaceae)

Pseudomonas

Piperacillin hoặc ticarcillin kèm hoặc không kèm với một aminoglycosid* trong ≥ 2 tuần. Meropenem hoặc imipenem kèm hoặc không kèm với một aminoglycosid* trong ≥ 2 tuần.
Trực khuẩn Gram âm sinh enzym β-lactamase phổ rộng (ESBL-producing gram- ­negative bacilli) Meropenem hoặc imipenem kèm hoặc không kèm với một aminoglycosid* trong ≥ 2 tuần.
Candida Amphotericin B x 2-6 tuần.** Fluconazol hoặc caspofungin hoặc liposomal amphotericin B (nếu có rối loạn chức năng thận) x 2-6 tuần**

Từ viết tắt: MSSA/MRSA (methicillin-sensitive/resistant S. aureus): Tụ cầu vàng nhạy với /kháng lại methicillin.
Thời gian điều trị phản ánh tổng thời gian điều trị theo đường TM.
* Gentamicin, tobramycin hoặc amikacin.
** Được dựa trên: việc rút bỏ đường truyền tĩnh mạch được thực hiện nhanh tới mức nào, hết vi khuẩn khi cấy máu, bằng chứng ổ nhiễm khuẩn di bệnh cải thiện.

*Nếu tình trạng bệnh nặng hoặc nghi vấn nhiễm khuẩn do tụ cầu vàng kháng methicillin (MRSA) dựa trên dịch tễ học tại cơ sở, dùng thêm vancomycin trong phác đồ điều trị khởi đầu trong khi chờ kết quả nuôi cấy vi khuẩn.

Bạn đọc xem thêm: Sử dụng kháng sinh trong các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới ở trẻ em

Biểu hiện lâm sàng: Sốt ± sưng đau vị trí chọc catheter khi khám, viêm đỏ da (erythema).

Xem xét chẩn đoán: Cấy máu định lượng vi khuẩn (quantitative blood cultures) từ bệnh phẩm máu ngoại biên/catheter tĩnh mạch được sử dụng tốt nhất để chẩn đoán. Tuy nhiên trong thực hành lâm sàng, các kỹ thuật này không thường xuyên được thực hiện và chẩn đoán được dựa trên kết quả nuôi cấy kết hợp với ≥ 1 bằng chứng sau: viêm tắc mạch tại chỗ hoặc tình trạng viêm tại vị trí chọc catheter; bệnh lý thuyên tắc mạch xa so với vị trí chọc catheter; tình trạng sepsis không đáp ứng với điều trị thích hợp; thuyên giảm sốt sau khi rút bỏ catheter; hoặc các nhiễm khuẩn tụ họp lại được gây ra bởi các vi khuẩn liên quan với đường truyền tĩnh mạch.

Lưu ý: Có thể khó phân biệt với nhiễm khuẩn từ tình trạng nhiễm bẩn trong khi tiến hành cấy máu, nhất là với tụ cầu có coagulase âm tính. Cấy máu dương tính nhiều lần với cùng một tác nhân gây bệnh và/hoặc có các đặc điểm lâm sàng ghi nhận ở trên gợi ý nhiễm khuẩn mà không phải là vi khuẩn cư trú (colonization; Nuôi cấy bán định lượng (Semiquantitative culture) đầu catheter mọc ≥ 15 cụm khuẩn lạc (colonies) cũng có thể hữu ích để khẳng định chẩn đoán và đòi hỏi phải rút bỏ catheter tĩnh mạch trung tâm.

Xem xét điều trị: Các chỉ dẫn cần rút bỏ catheter bao gồm: tình trạng sốc nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn đường hầm, không đáp ứng trong vòng 48-72 giờ với điều trị hoặc nhiễm khuẩn do Candida, mycobacteria không điển hình hoặc có thể bị nhiễm khuẩn do tụ cầu vàng. Ngoài ra, có thể cố thử duy trì catheter trong khi điều trị bằng kháng sinh. Nhiễm khuẩn tại chỗ ở vị trí luồn catheter qua da (viêm đỏ da vùng chọc kim, cứng, đau khi chạm vào, chảy mủ) trong phạm vi 2 cm quanh vị trí luồn catheter qua da nên được điều trị tại chỗ (Vd: bôi Neosporin, Bacitracin, Bactroban) kết hợp với điều trị toàn thân.

Tiên lượng: Các biến chứng chính (thuyên tắc mạch do nhiễm khuẩn huyết, viêm nội tâm mạc, viêm mạch) hiếm gặp với điều trị tích cực. Nhiễm khuẩn tái diễn có thể xảy ra sau điều trị/ sau khi đã làm sạch được ổ nhiễm khuẩn và thường có thể được điều trị thành công bằng các đợt điều trị kháng sinh thêm. Tình trạng nhiễm khuẩn tiếp diễn dai dẳng cuối cùng sẽ cần phải rút bỏ đường truyền tĩnh mạch cho bệnh nhân.

Tài liệu tham khảo

  1. Betts R, Glasmacher A, Maertens J, et al. Efficacy of caspofungin against invasive Candida or invasive Aspergillus infections in neutropenic patients. Cancer 106:466-73,2006.
  2. Bisno AL, Kaplan EL Strep throat over and over: How frequent? How real? Mayo Clin Proc 81:1153-4,2006.
  3. CDC. Outbreak of Swine-Origin Influenza A (HjN,) Virus Infection—Mexico, March-April 2009, MMWR Dispatch 58: April 30,2009.
  4. CDC. Use of rapid influenza diagnostic tests for patients with influenza-like illness during the novel H^, influenza virus (Swine Flu) outbreak. Swine Influenza Bulletin June 12,2009.
  5. Cheng vcc, Lau Y-K, Lee K-l, et al. Fatal co-infection with swine origin influenza virus A/H INI and community acquiretf methicillin resistant Staphylococcus aureus. J Infection (Epub ahead of print): 1-5,2009.
  6. Committee of Infectious Disease. Prevention of varicella: Recommendations for use of varicella vaccine in children, including a recommendation for a routine 2-dose varicella immunization schedule.
    Pediatrics 120:221-231,2007.
  7. Dominguez-Cherit G, Lapinsky SE, Macias AE, et al. Critically ill Patients with 2009 Influenza A (MINI) in Mexico. JAMA 302:1872-1879,2009.
  8. Ellis JM, Kuti JL Nicolau DP. Pharmacodynamic evaluation of meropenem and cefotaxime for pediatric meningitis: a report from the OPTAMA program. Pediatr Drugs 8: 131-8,2006.
  9. Meropenem by continuous versus intermittent infusion in ventilator- associated pneumonia due to gram negative bacilli. FoxJW, MarconMJ, BonsuBK. Diagnosis of streptococcal pharyngitis by detection of Streptococcus pyogenes in posterior pharyngeal vs oral cavity specimens. Journal of Clin Microbiology 44:2593- 94,2006.
  10. Groll AH, Attarbasehi A, Schuster FR, etal. Treatment with caspofungin in immunocompromised paediatric patients: a multicentre survey. A Antimicrob Chemother 57: 527-35, 2006.
  11. Hidron Al, Low CE, Honig EG, et al. Emergence of community-acquired methicillin- resistant Staphylococcus aureus strain USA300 as a cause of necrotizing community-onset pneumonia. Lancet Infect Dis 9: 384- 392,2009.
  12. Kaplan SL, Afghani B, Lopez p, et al. Linezolid for the treatment of methicillin-resistant Staphylococcus aureus infections in children. Pediatric Infect Disease 22: S178-185,2003.
  13. Lehtinen p, Jartti T, Virkki R, et al. Bacterial coinfections in children with viral wheezing. Eur J Clin Microbiol Infect Dis 25:463-9,2006.
  14. LorenteL Lorenzo L Martin MM, Jimenez A, Mora ML. Ann Pharmacother 40: 219-23,2006.
  15. Louie JK, Acosta M, Winter K, et al. Factors Associated with death or hospitalization due to pandemic 2009 influenza (H1N1) infection in California. JAMA 302:1896-1902,2009.
  16. Mathys J, DeMeyere M. Acute pharyngitis: no reliability of rapid streptococcal tests and clinical findings. Arch Intern Med 166:2285-86,2006.
  17. Remington JS, Klein JO (eds) Infectious Diseases of the Fetus and Newborn 6,h Edition, WB Saunders Co., Philadelphia, PA, 2006.
  18. Shah s. Pediatric Infectious Disease Practice. New York: McGraw-Hill, 2009.
  19. Siberry GK, lannone R. The Harriet Lane Handbook. 18th Edition, Mosby, St. Louis, MO, 2008.
  20. Steele RW. Clinical Handbook of Pediatric Infectious Disease 3rd Edition, Informa Healthcare, New York, 2007s.

2 thoughts on “Sử dụng kháng sinh trong các bệnh nhiễm khuẩn mạch máu ở trẻ em

Để lại một bình luận (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 1 MB. You can upload: image. Drop file here