Thuốc Zoximcef 1 g có tác dụng điều trị nhiễm trùng xương khớp, viêm màng não, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, nhiễm trùng máu, đường hô hấp,… Thuốc được sử dụng nhiều hiện nay vậy hãy cùng Nhà thuốc Ngọc Anh tìm hiểu về liều dùng, những lưu ý khi dùng, những ai không nên dùng Zoximcef 1 g qua bài viết dưới đây.
Thuốc Zoximcef 1 g là thuốc gì?
Thuốc Zoximcef 1 g là thuốc được sản xuất dưới dạng bột pha tiêm được sản xuất bởi Công ty cổ phần Pymepharco theo quy cách đóng gói hộp 1 lọ bột pha tiêm có tác dụng điều trị nhiễm trùng xương khớp, viêm màng não, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, nhiễm trùng máu, đường hô hấp,…
Thành phần
Mỗi lọ thuốc bột pha tiêm Zoximcef 1 g có chứa các thành phần:
- Ceftizoxim 1g
- Tá dược vừa đủ.
Cơ chế tác dụng của thuốc Zoximcef 1 g
- Zoximcef thế hệ mấy? Zoximcef 1 g có chứa hoạt chất chính Ceftizoxim là kháng sinh cephalosporin thế hệ 3 có tác dụng diệt khuẩn bằng cách ức chế quá trình vi khuẩn tổng hợp mucopeptid tại thành tế bào do đó làm thành tế bào vi khuẩn suy yếu và gây chết vi khuẩn. Phổ kháng khuẩn của Ceftizoxim bao gồm cả vi khuẩn gram dương và âm: Streptococci, Staphylococcus aureus, Streptococci rividant, Corynebacterium diphtheriae., S. epidermidis, Morganella morganii, Mebsiella pneumoniae, Proteus mirabilis, Enterobacter aerogenes, Citrobacter freundii, Shigella, Serratia marcescens, P. Aeruginosa,..
- Một nghiên cứu đã được tiến hành đánh giá về tác dụng của Ceftizoxim- một cephalosporin phổ rộng, ổn định beta-lactamase. Nghiên cứu cho thấy Ceftizoxim ức chế Pseudomonas aeruginosa ở nồng độ thường, có hoạt tính kháng khuẩn tương tự như cefotaxime và moxalactam. Ceftizoxime đã được chứng minh hiệu quả trong viêm tủy xương, bệnh lậu, viêm khớp nhiễm trùng, điều trị bệnh viêm phổi, viêm màng não, viêm phúc mạc, nhiễm trùng đường tiết niệu.
Dược động học
- Hấp thu: Ceftizoxim được hấp thu không đang kể qua đường tiêu hóa vì vậy cần phải dùng thuốc qua đường tiêm. Sau khi tiêm bắp theo liều 1g Ceftizoxim đạt nồng độ tối đa sau 0,5-1,5 giờ và Cmax=39-49,9 mg/ml.
- Phân bố: Ceftizoxim sau khi tiêm được phân bố rộng rãi khắp các mô trong cơ thể và dịch cơ thể. Ceftizoxim có khả năng đi qua hàng rào máu não. Ceftizoxim có khả năng liên kết 28-31% với protein huyết tương.
- Chuyển hóa: Ceftizoxim không được chuyển hóa khi dùng dạng tiêm.
- Thải trừ: Ceftizoxim được bài tiết dưới dạng không chuyển hóa qua nước tiểu với thời gian bán thải là 1,4-1,9 giờ.
Công dụng – Chỉ định Zoximcef 1 g
Zoximcef 1 g được chỉ định trong điều trị:
- Nhiễm trùng xương khớp, viêm màng não, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, nhiễm trùng đường tiết niệu, máu, mô mềm, da, đường hô hấp dưới.
- Viêm vùng chậu, bệnh lậu.
- Dự phòng trong phẫu thuật.
Liều dùng – Cách sử dụng Zoximcef 1 g
Liều dùng
Người lớn
- Liều thường dùng 1-2g/ 8-12 giờ.
- Nhiễm khuẩn nặng hay có biến chứng: 1g/ 8 giờ hay 2g/ 8-12 giờ.
- Nhiễm trùng nặng đe dọa tính mạng: 3-4g/ 8 giờ tiêm tĩnh mạch hay có thể dùng liều 2g mỗi 4 giờ.
- Bệnh lậu: liều duy nhất 1g tiêm bắp.
- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu không biến chứng: 500mg/12 giờ.
- Bệnh viêm vùng chậu: 2g/ 8 giờ tiêm tĩnh mạch.
Trẻ em
- Trẻ em > 6 tháng: 50 mg/kg mỗi 6-8 giờ. Trường hợp nặng dùng liều 200 mg/kg/ngày chia thành nhiều liều nhưng tổng liều không > 12g/ngày.
- Trẻ > 1 tháng tuổi: 100-150 mg/kg/ngày chia thành 3 liều/ngày đối với nhiễm trùng nhẹ và trung bình. Trường hợp nhiễm khuẩn nặng dùng liều 150-200 mg/kg/ngày chia thành 3-4 lần/ngày.
- Trẻ sơ sinh : 25-50 mg/kg/12 giờ.
Bệnh nhân suy thận
Độ thanh thải creatinin huyết thanh (ml/phút) | Nhiễm khuẩn đe dọa tính mạng | Nhiễm khuẩn nhẹ |
50-79 | 750 mg-1,5g mỗi 8 giờ | 500 mg mỗi 8 giờ |
5-49 | 500 mg-1g mỗi 12 giờ | 250-500 mg mỗi 12 giờ |
<5 | 500 mg-1g mỗi 12 giờ hay 500mg/ 24 giờ | 500 mg mỗi 48 giờ hay 250 mg mỗi 24 giờ |
Cách dùng
- Zoximcef 1 g dùng theo đường tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch.
- Tiêm tĩnh mạch: pha 1 g thuốc với 10ml nước cất rồi tiêm tĩnh mạch mạch chậm 3-5 phút.
- Tiêm bắp: pha 1g thuốc với 3ml nước cất tiêm bắp sâu vào các cơ lớn.
Chống chỉ định
Chống chỉ định Zoximcef 1 g cho những bệnh nhân:
- Bệnh nhân dị ứng, mẫn cảm với bất kì thành phần nào của thuốc.
- Bệnh nhân dị ứng với beta lactam
Tác dụng không mong muốn
- Da: phản ứng quá mẫn, ngứa, mày đay, sốt, ban đỏ đa dạng.
- Tại chỗ tiêm: viêm tế bào, nóng, viêm tĩnh mạch, chai cứng, đau.
- Máu: tăng bạch cầu ưa eosin, tăng tiểu cầu, giảm tiểu cầu/bạch cầu, thiếu máu.
- Gan: tăng AST, ALT, phosphatase kiềm.
- Tiêu hóa: nôn, tiêu chảy, buồn nôn.
- Thận: tăng thoáng qua nồng độ creatinin, BUN.
- Tác dụng phụ khác: chóng mặt, nhức đầu, ù tai,..
- Trong quá trình dùng Zoximcef 1 g nếu bệnh nhân gặp bất kì tác dụng phụ nào thì cần thông báo cho bác sĩ.
Tương tác thuốc
Thuốc | Tương tác |
Probenecid | Chậm thải trừ Zoximcef 1 g qua thận |
Aminoglycosid | Tăng nguy cơ độc tính trên thận |
==>> Xem thêm Zinhepa Inj. là thuốc gì, lưu ý khi dùng, giá bao nhiêu, mua ở đâu
Lưu ý và thận trọng
- Trước khi dùng Zoximcef 1 g, bệnh nhân cần được tiến hành phản ứng quá mẫn với thuốc.
- Thận trọng khi dùng thuốc cho bệnh nhân có tiền sử dễ bị ị ứng, bệnh nhân có tiền sử bệnh đường tiêu hóa đặc biệt là tiêu chảy, viêm ruột kết.
- Nồng độ thuốc Zoximcef 1 g trong máu cao hơn và kéo dài hơn ở bệnh nhân suy thận vì vậy thận trọng khi dùng thuốc cho bệnh nhân suy thận.
- Trong quá trình điều trị bệnh nhân cần được theo dõi chức năng thận đặc biệt là bệnh nặng phải dùng thuốc liều tối đa.
- Sử dụng thuốc kéo dài có thể làm tăng sự phát triển quá mức của vi khuẩn không nhạy cảm với thuốc.
- Bệnh nhân không được tự ý dùng thuốc nếu không có sự hỗ trợ của cán bộ nhân viên y tế.
Phụ nữ có thai và nuôi con bằng sữa mẹ
- Cân nhắc và chỉ nên dùng Zoximcef 1 g cho phụ nữ có thai khi thật cần thiết.
- Sử dụng thận trọng Zoximcef 1 g cho phụ nữ cho con bú.
Ảnh hưởng đối với công việc lái xe, vận hành máy móc
Zoximcef 1 g không ảnh hưởng tới khả năng lái xe và vận hành máy móc.
Bảo quản
- Để Zoximcef 1 g tránh xa tầm tay trẻ em, ánh sáng trực tiếp từ mặt trời.
- Để Zoximcef 1 g ở nơi có độ ẩm thấp, nhiệt độ dưới 30 độ và nơi thoáng mát.
Xử trí quá liều, quên liều thuốc
Quá liều
- Biểu hiện: thông tin về quá liều Zoximcef 1 g còn hạn chế.
- Xử trí: điều trị hỗ trợ và điều trị triệu chứng cho bệnh nhân.
Quên liều
Nếu bạn quên liều Zoximcef 1 g thì cần dùng ngay khi nhớ ra, nếu gần liều tiếp theo thì bỏ qua liều đã quên và không dùng liều gấp đôi để bù liều đã quên.
Sản phẩm thay thế
Các bạn có thể tham khảo thêm một vài thuốc sau nếu Nhà thuốc Ngọc Anh không có sẵn :
- Thuốc Ceftibiotic 2000 có chứa hoạt chất Ceftizoxim, có tác dụng điều trị một số bệnh nhiễm khuẩn như: lậu không biến chứng, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới được sản xuất bởi Công ty Cổ phần Dược phẩm Tenamyd.
- Thuốc Ceftibiotic 500 có chứa hoạt chất Ceftizoxim, có tác dụng điều trị các bệnh ở đường hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản, giãn phế quản, nhiễm trùng phổi, bể thận,.. được sản xuất bởi Công ty Cổ phần Dược phẩm Tenamyd
Tuy nhiên các thuốc được liệt kê trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, các bạn đọc nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng các thuốc này để thay thế.
Thuốc Zoximcef 1 g có tốt không?
Ưu điểm
- Zoximcef 1 g được dùng dưới dạng thuốc tiêm giúp thuốc có sinh khả dụng cao, tác dụng nhanh dùng được trong cả trường hợp khẩn cấp hay bệnh nhân hôn mê.
- Thuốc Zoximcef 1 g có tác dụng tốt trong điều trị nhiều loại bệnh nhiễm khuẩn với khổ kháng khuẩn rộng, giúp thuốc có tác dụng điều trị ở phạm vi lớn.
Nhược điểm
- Bệnh nhân cần sự hỗ trợ của cán bộ nhân viên y tế để dùng thuốc.
- Vì thuốc dùng theo đường tiêm nên dễ gây sốc phản vệ và nguy hiểm hơn đường dùng khác.
Thuốc Zoximcef 1 g giá bao nhiêu?
Hiện nay giá thuốc Zoximcef 1 g sẽ có sự chênh lệch ít nhiều tùy từng cơ sở phân phối thuốc và tùy từng thời điểm diễn ra các chương trình khuyến mãi vì vậy giá bán Zoximcef 1 g của Nhà thuốc Ngọc Anh chỉ áp dụng cho các cơ sở thuộc hệ thống Nhà thuốc Ngọc Anh.
Thuốc Zoximcef 1 g mua ở đâu uy tín?
Hiện nay Nhà thuốc Ngọc Anh đã cập nhật Zoximcef 1 g chính hãng với giá cả phải chăng trên kệ hàng của chúng tôi, các bạn có thể đặt hàng qua website để tiết kiệm thời gian và được hỗ trợ giao hàng toàn quốc.
==>> Xem thêm Thuốc Ceftibiotic 500mg là thuốc gì, lưu ý cách sử dụng, giá bán bao nhiêu, mua ở đâu
Nguồn tham khảo
H C Neu (1984) Ceftizoxime: a beta-lactamase-stable, broad-spectrum cephalosporin. Pharmacokinetics, adverse effects and clinical use, pubmed.ncbi.nlm.nih.gov. Truy cập ngày 22/03/2024
Phú Đã mua hàng
Zoximcef 1 g tác dụng tốt