Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm thuốc Vibtil tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Bài này nhà thuốc Ngọc Anh xin được trả lời cho bạn các câu hỏi: Vibtil là thuốc gì? Thuốc Vibtil có tác dụng gì? Thuốc Vibtil giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.
Vibtil là thuốc gì?
Vibtil là một sản phẩm của công ty S.E.R.P, là thuốc dùng trong điều hòa chức năng bài tiết đường tiêu hóa và tiết niệu, với các hoạt chất là Cao khô dát gỗ cây đoạn. Một viên Vibtil có các thành phần:
Cao khô dát gỗ cây đoạn (thân) (Cortex tilia sylvestris Desf): 250 mg
Ngoài ra còn có các tá dược khác vừa đủ 1 viên
Thuốc Vibtil giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Một hộp thuốc Vibtil có 4 vỉ, mỗi vỉ 10 viên nén bao, được bán phổ biến tại các cơ sở bán thuốc trên toàn quốc. Giá 1 hộp vào khoảng 260.000 vnđ, hoặc có thể thay đổi tùy vào từng nhà thuốc.
Hiện nay thuốc đang được bán tại nhà thuốc Ngọc Anh, chúng tôi giao hàng trên toàn quốc.
Viên nén Vibtil là thuốc bán theo đơn, bệnh nhân mua thuốc cần mang theo đơn thuốc của bác sĩ.
Cần liên hệ những cơ sở uy tín để mua được sản phẩm thuốc Vibtil tốt nhất, tránh thuốc kém chất lượng.
Kính mời quý khách xem thêm một số sản phẩm khác tại nhà thuốc của chúng tôi có cùng tác dụng:
Tác dụng
Hoạt chất cao khô dát gỗ cây đoạn:
Chống co thắt đường mật.
Chống co thắt cơ vòng.
Ức chế co thắt cơ trơn.
Công dụng – Chỉ định
Điều trị bệnh rối loạn tiêu hóa với các biểu hiện: chướng bụng, đau bụng vùng thượng vị hay vùng hạ sườn phải, nôn mửa, ợ hơi,ăn không tiêu,…
Điều trị các triệu chứng cho người mắc bệnh về đường mật: hậu phẫu thuật gây đau, bệnh nhân có sỏi trong mật, túi mật ở tình trạng viêm,…
Hỗ trợ thúc đầy quá trình đào thải ở gan, thận.
Cách dùng – Liều dùng
Cách dùng: Dùng thuốc trước khi ăn hoặc khi thấy biểu hiện khó chịu. Thuốc được bào chế dạng viên nén nên được sử dụng bằng đường uống. Khi uống không nên nhai nát viên thuốc, phải uống cả viên với nước đun sôi để nguội.
Liều dùng:
Liều dùng dành cho trẻ em: không được sử dụng thuốc.
Liều dùng dành cho người lớn: ngày uống 3 lần, mỗi lần dùng 1-2 viên.
Chống chỉ định
Không sử dụng thuốc Vibtil cho người có tiền sử mẫn cảm với bất kì thành phần nào có trong thuốc.
Không dùng thuốc cho bệnh nhân có tắc nghẽn đường mật hay bệnh nhân có suy giảm chức năng gan nặng.
Chú ý và thận trọng khi sử dụng thuốc Vibtil
- Tham khảo ý kiến bác sĩ khi điều trị cho phụ nữ có thai và đang nuôi con bằng sữa mẹ.
- Trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần tuân thủ theo chỉ định, không tự ý tăng hay giảm lượng thuốc uống để nhanh có hiệu quả.
- Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị trước khi quyết định ngừng điều trị bằng thuốc.
Lưu ý:
- Với các thuốc hết hạn sử dụng hặc xuất hiện các biểu hiện lạ trên thuốc như mốc, đổi màu thuốc, chảy nước thì không nên sử dụng tiếp.
- Tránh để thuốc ở những nơi có ánh nắng trực tiếp chiếu vào hoặc nơi có độ ẩm cao.
- Không để thuốc gần nơi trẻ em chơi đùa, tránh trường hợp trẻ em có thể nghịch và vô tình uống phải.
Tác dụng phụ của thuốc Vibtil
Tác dụng phụ trên hệ tiêu hóa: đi ngoài phân lỏng
Trong trường hợp bệnh nhân gặp phải các tác dụng phụ như mẩn ngứa, nổi ban đỏ hay bất kì biểu hiện nào nghi ngờ là do dùng thuốc thì nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ điều trị hoặc dược sĩ tư vấn.
Lưu ý khi sử dụng chung với thuốc khác
Trong quá trình sử dụng thuốc Vibtil, nếu bệnh nhân phải sử dụng thêm một hoặc nhiều thuốc khác thì các thuốc này có thể xảy ra tương tác với nhau, ảnh hưởng đến quá trình hấp thu, cũng như là chuyển hóa và thải trừ, làm giảm tác dụng hoặc gây ra độc tính đối với cơ thể
Điều cần làm là bệnh nhân hãy liệt kê các thuốc hoặc thực phẩm chức năng đang sử dụng vào thời điểm này để bác sĩ có thể biết và tư vấn để tránh tương tác thuốc không mong muốn.
Cách xử trí quá liều, quên liều thuốc Vibtil
Quá liều: Các biểu hiện khi uống quá liều thuốc khá giống với các triệu chứng của tác dụng phụ. Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể gặp phải tình trạng nhiễm độc gan, thận. Bệnh nhân cần được theo dõi kĩ các biểu hiện trên da, mặt, huyết áp và đề phòng vì tình trạng nguy hiểm có thể diễn biến rất nhanh. Tốt nhất, tình trạng của bệnh nhân cần được thông báo với bác sĩ điều trị để có hướng xử trí kịp thời
Quên liều: tránh quên liều; nếu quên liều, bệnh nhân cần bỏ qua liều đã quên, không uống chồng liều với liều tiếp theo.
Không nên bỏ liều quá 2 lần liên tiếp.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.