Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm thuốc Sonazym forte tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Bài này nhà thuốc Ngọc Anh xin được trả lời cho bạn các câu hỏi: Sonazym forte là thuốc gì? Thuốc Sonazym forte có tác dụng gì? Thuốc Sonazym forte giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.
Sonazym forte là sản phẩm gì?
Sonazym forte là một sản phẩm của CÔNG TY CP DƯỢC PHẨM QUỐC TẾ STP, là sản phẩm có tác dụng giúp giảm đau, kháng viêm có tác dụng làm giảm các vấn đề sung do chấn thương, sau phẫu thuật và cải thiện giảm viêm mũi, viêm họng, với thành phần chính là Bromelain, Papain, Rotuside trihydrate.
Dạng bào chế: Viên nén
Quy cách đóng gói: Mỗi hộp thuốc Sonazym có 10 vỉ, mỗi vỉ có 10 viên.
Tiêu chuẩn: TCCS
Công ty sản xuất: CÔNG TY CP DƯỢC PHẨM QUỐC TẾ STP
Công ty đăng ký: CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THUẬT VÀ ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI SONG THƯ
Xuất xứ: Việt Nam
Thành phần Sonazym forte
Mỗi viên Sonazym forte chứa: Bromelain 40mg; Papain 40mg; Rotuside trihydrate 20mg; tá dược vừa đủ 1 viên.
Tác dụng
Thuốc Sonazym forte có thành phần chính là Bromelain, Papain, Rotuside trihydrate, vì vậy, nó mang đầy đủ những tác dụng của các hợp chất này.
Bromelain: là một hợp chất có trong quả dứa có tác dụng rất tốt trong việc giảm tác động gây ra từ vi khuẩn như sưng, viêm đối với xoang và mũi khi chúng chịu tác động do các chấn thương gây nên hoặc sau phẫu thuật. Bromelain cũng được dùng để điều trị viêm đại tràng, tăng khả năng hấp thu thuốc kháng sinh… Nó hiện được phân loại là thực phẩm chức năng và thường được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) công nhận là an toàn.
Papain: là một hợp chất có trong quả đu đủ, có tác dụng giảm đau, sung và giữ nước sau chấn thương, phẫu thuật. Papain còn được dùng để hỗ trợ điều trị sổ mũi, viêm họng…
Rotuside trihydrate: dùng để điều trị, phòng chống viêm do chấn thương.
Vì vậy, Sonazym forte có tác dụng hỗ trợ, làm giảm sưng, viêm, phù nề trong các trường hợp chấn thương, nhổ răng, giảm viêm trong các trường hợp viêm họng, viêm xoang, đau rát họng, viêm amidan.
===>> Xem thêm sản phẩm tương tự [CHÍNH HÃNG] Bonxicam Plus chống viêm, giảm phù nề hiệu quả
Đối tượng sử dụng
Sonazym forte được chỉ định hỗ trợ điều trị khi:
- Bạn bị các vết thương phần mềm có thể dẫn đến sưng, tấy, viêm sau khi nhổ răng, sau phẫu thuật hoặc bị thương do vận động.
- Bạn bị viêm họng, viêm xoang, đau rát vòm họng, viêm amidan,…
Hướng dẫn sử dụng Sonazym Forte
Cách dùng
Sử dụng đường uống, nên dùng thuốc sau khi ăn.
Liều dùng
Người nhổ răng, sưng viêm họng, amidan, viêm mũi: ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 viên.
Người bị vết thương mềm: Ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 2 viên.
Tham khảo ý kiến bác sĩ về liều dùng và cách dùng trước khi sử dụng.
Chống chỉ định
Người bệnh có tiền sử mẫn cảm bất kì thành phần nào của thuốc.
Không dùng thuốc cho trẻ nhỏ.
Không dùng thuốc cho phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú.
Hãy hỏi ý kiếm bác sĩ trước khi dùng thuốc.
Tác dụng phụ của sản phẩm Sonazym forte
Sử dụng Sonazym forte có thể gặp một số tác dụng không mong muốn như: kích ứng ở cổ họng và dạ dày, tiêu chảy, buồn nôn, chảy máu kinh nguyệt nặng hơn, đau đầu, chóng mặt.
Trên đây chưa phải là tất cả các tác dụng phụ bạn có thể gặp phải khi dùng thuốc.
Nếu bạn gặp phải bất kì tác dụng phụ nào hãy thông báo với bác sĩ để được tư vấn và có hướng dẫn phù hợp nhất.
Chú ý và thận trọng khi sử dụng sản phẩm Sonazym forte
Lưu ý chung
Thuốc Sonazym forte là thực phẩm chức năng, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Thận trọng khi bạn bị các bệnh về dạ dày, thần kinh.
Thận trọng khi dùng thuốc với thuốc kháng sinh vì có thể làm tăng khả năng hấp thu kháng sinh.
Thuốc có thể gây chảy máu trong sau phẫu thuật, cần thận trọng khi sử dụng.
Lưu ý cho phụ nữ có thai
Chưa có nghiên cứu cụ thể về ảnh hưởng của thuốc với phụ nữ có thai . Vì vậy, không sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú.
Lưu ý cho phụ đang cho con bú
Chưa có nghiên cứu cụ thể về ảnh hưởng của thuốc với phụ nữ đang cho con bú. Vì vậy, không sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú.
Lưu ý cho người lái xe và vận hành máy móc
Chưa có nghiên cứu về ảnh hưởng của thuốc với người lái xe và vận hành máy móc. Tuy nhiên, thuốc có thể gây chóng mặt, thận trọng khi sử dụng.
Bảo quản
Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sang trực tiếp, để xa tầm tay trẻ em.
Lưu ý khi sử dụng chung với thuốc khác
Dùng Sonazym forte với amoxicilin có thể làm tăng tác dụng phụ của amoxicilin. Dùng Sonazym forte sẽ có thể làm tăng lượng kháng sinh mà cơ thể hấp thụ gây quá liều hoặc tác dụng phụ không mong muốn. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ khi dùng Sonazym forte với thuốc kháng sinh.
Dùng Sonazym forte với các thuốc chống đông máu có thể làm tăng sự chống đông máu tại vết thương, cần thận trọng.
Vì vậy, trước khi dùng thuốc cần xem xét các thuốc đang dùng và hỏi ý kiến bác sĩ để tránh trường hợp tương tác thuốc.
===>> Xem thêm thuốc có tác dụng tương tự Bromanase 50mg có công dụng, liều dùng và giá bán như thế nào?
Cách xử trí quá liều, quên liều Sonazym forte
Quá liều
Quá liều Sonazym forte có thể gây buồn nôn, nôn và ỉa chảy, chảy máu dạ dày. Cách xử trí khi quá liều là đưa ngay đến bệnh viện hoặc trung tâm y tế gần nhất để có hướng xử lý và điều trị tốt nhất.
Quên liều
Hạn chế quên liều; khi đã quên liều, hãy uống bổ sung càng sớm càng tốt. Không uống gấp đôi liều qui định.
Sonazym forte giá bao nhiêu?
Một hộp Sonazym forte có 10 vỉ, mỗi vỉ có 10 viên, thuốc được bán phổ biến tại các cơ sở bán thuốc trên toàn quốc. Giá 1 hộp Sonazym forte vào khoảng 200.000 vnđ, hoặc có thể thay đổi tùy vào từng nhà thuốc.
Sonazym forte mua ở đâu?
Hiện nay thuốc đang được bán tại nhà thuốc Ngọc Anh, giao hàng trên toàn quốc.
Cần liên hệ những cơ sở uy tín để mua được sản phẩm Sonazym forte chính hãng, tránh thuốc kém chất lượng.
Tài liệu tham khảo
- López-Pedrouso, M., Borrajo, P., Pateiro, M., Lorenzo, J. M., & Franco, D. (2020). Antioxidant activity and peptidomic analysis of porcine liver hydrolysates using alcalase, bromelain, flavourzyme and papain enzymes. Food Research International, 137, 109389. Truy cập ngày 28/09/2022.
- Chandanwale, A., Langade, D., Sonawane, D., & Gavai, P. (2017). A randomized, clinical trial to evaluate efficacy and tolerability of trypsin: chymotrypsin as compared to serratiopeptidase and trypsin: bromelain: rutoside in wound management. Advances in therapy, 34(1), 180-198. Truy cập ngày 28/09/2022.
*Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
*Mọi thông tin của website chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế lời khuyên của bác sĩ. Nếu có bất cứ thắc mắc nào vui lòng liên hệ hotline: 098.572.9595 hoặc nhắn tin qua ô chat ở góc trái màn hình.
Minh Đã mua hàng
Mùa này tôi hay viêm họng nên cứ phải mua thuốc để sẵn trong nhà. Hiệu quá lắm nhé