Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về thuốc Cophadroxil 250 tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Bài này nhà thuốc Ngọc Anh xin được trả lời cho bạn các câu hỏi: Cophadroxil 250 là thuốc gì? Thuốc Cophadroxil 250 có tác dụng gì? Thuốc Cophadroxil 250 giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.
Cophadroxil 250 là thuốc gì?
Thuốc Cophadroxil 250 là một sản phẩm của Chi nhánh công ty cổ phần Armephaco- Xí nghiệp dược phẩm 150 – VIỆT NAM, là thuốc kháng sinh có tác dụng điều trị các vấn đề nhiễm khuẩn đường hô hấp, điều trị nhiễm khuẩn da và mô mềm, điều trị nhiễm khuẩn phụ khoa và đường tiết niệu, với hoạt chất chính là Cefadroxil.
Số đăng ký: VD-30197-18
Dạng bào chế: Bột pha hỗn dịch uống
Quy cách đóng gói: Hộp 30 gói x 2 g
Tiêu chuẩn: TCCS
Công ty sản xuất: Chi nhánh công ty cổ phần Armephaco- Xí nghiệp dược phẩm 150 – VIỆT NAM
Công ty đăng ký:Chi nhánh công ty cổ phần Armephaco- Xí nghiệp dược phẩm 150 – VIỆT NAM
Xuất xứ: Việt Nam
Thành phần
Mỗi gói Cophadroxil 250 chứa:
- Cefadroxil có hàm lượng 250mg.
- Tá dược vừa đủ 1 gói 2g.
Cơ chế tác dụng Cophadroxil 250
Với hoạt chất chính là Cefadroxil, thuốc Cophadroxil 250 mang đầy đủ những tác dụng dược lý của hoạt chất này.
Cefadroxil là hoạt chất có tác dụng kháng sinh thuộc vào nhóm cephalosporin thế hệ 1, có hiệu quả diệt khuẩn, ngăn chặn vi khuẩn phát triển bằng cách ngăn quá trình tổng hợp vách tế bào vi khuẩn.
Phổ kháng khuẩn của Cefadroxil :
- Gram dương ưa khí: Corynebacterium diphtheria, Propionibacterium acnes, Staphylococcus nhạy cảm với methicilin, Streptococcus pneumoniae và Streptococcus pyogenes.
- Gram âm ưa khí: Branhamella catarrhalis, Escherichia coli, Klebsiella pneumoniae, Neisseria gonorrhoeae, Pasteurella, Citrobacter koseri, Proteus mirabilis, Haemophilus influenzae.
- Vi khuẩn kỵ khí: Fusobacterium, Prevotella, Clostridium perfringens, Peptostreptococcus.
Dược Động Học
Hấp thu
Cefadroxil được hấp thụ nhanh và hầu như hoàn toàn ở đường tiêu hóa. Thức ăn không ảnh hưởng đến nồng độ Cefadroxil trong huyết tương
Phân bố
Cefadroxil phân bố rộng khắp các mô và dịch cơ thể. Tỉ lệ thuốc liên kết với protein trong huyết tương khoảng 20%, nồng độ cao nhất đạt được trong máu diễn ra sau 1,5 – 2h sau khi dùng thuốc. Thể tích phân bố trung bình là 18 L/1,73 m2, hoặc 0,31 L/kg. Cefadroxil có truyền qua nhau thai và vào sữa mẹ
Chuyển hóa
Không bị chuyển hóa.
Thải trừ
Hơn 90% liều sử dụng thải trừ vào nước tiểu ở dạng không đổi trong vòng 24 giờ qua lọc cầu thận và bài tiết ở ống thận.
Thời gian bán thải của thuốc trong huyết tương khoảng 1,5 giờ ở người chức năng thận bình thường; thời gian này kéo dài 20 – 24 giờ ở người suy thận.
===>> Xem thêm thuốc có tác dụng tương tự [CHÍNH HÃNG] Thuốc Droxicef 500mg điều trị nhiễm khuẩn hiệu quả
Công dụng – Chỉ định
Cefadroxil được chỉ định điều trị khi bạn mắc phải các vấn đề nhiễm khuẩn như:
Nhiễm khuẩn da và mô mềm: áp xe, loét mô mềm khi nằm lâu, nhọt, viêm hạch bạch huyết…
Viêm đường hô hấp: Đau họng, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm phổi, viêm xoang, viêm tai giữa, viêm amidan.
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: viêm bàng quang, viêm niệu đạo, viêm thận,…
Các vấn đề nhiễm khuẩn khác như: viêm xương tủy, viêm khớp nhiễm khuẩn.
Cách dùng – Liều dùng
Cách dùng
Thuốc dùng đường uống, hòa tan 1 gói thuốc với 15 – 20 ml nước, có thể dùng thuốc trước hoặc sau khi ăn, có thể làm giảm ảnh hưởng của thuốc lên đường tiêu hóa nếu uống thuốc với thức ăn.
Liều dùng
Dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ.
Thông thường liều dùng như sau:
Với người lớn và trẻ em cân nặng lớn hơn 40kg: ngày uống 2 lần, mỗi lần 0,5 – 1g hoặc ngày uống 1 lần, mỗi lần 1g trong các trường hợp nhiễm khuẩn da, mô mềm và nhiễm khuẩn đường tiết niệu không biến chứng.
Với trẻ em cân nặng dưới 40kg:
- Trẻ dưới 1 tuổi: ngày uống 25 – 50mg trên mỗi kg cân nặng của trẻ, chia đều thành 2 hoặc 3 lần.
- Trẻ từ 1 tuổi đến dưới 6 tuổi: mỗi ngày uống 250mg chia làm 2 lần.
- Trẻ trên 6 tuổi: ngày uống 500mg chia làm 2 lần.
Người cao tuổi: cần kiểm tra tình trạng thận và chỉ dùng theo chỉ định của bác sĩ.
Với người bị bệnh suy thận: tùy vào tình trạng bệnh thận mà bác sĩ sẽ đưa ra điều chỉnh phù hợp về liều lượng, chỉ dùng theo chỉ định của bác sĩ.
Để thấy rõ hiệu quả của thuốc, bạn phải dùng thuốc trong thời gian tối thiểu từ 5 – 10 ngày.
Chống chỉ định
Người bệnh có tiền sử mẫn cảm với kháng sinh nhóm cephalosporin và penicillin.
Không nên dùng thuốc cho phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú vì không đủ dữ liệu về an toàn.
Ngoài ra, những người có bệnh lí về gan, thận chỉ dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ.
Tác dụng phụ của thuốc Cophadroxil 250
Sử dụng thuốc Cophadroxil 250 có thể gặp một số tác dụng không mong muốn.
Một số tác dụng có thể hay gặp như: buồn nôn, đau bụng, ỉa chảy.
Một số tác dụng phụ ít gặp: da nổi mề đay, ngứa, vùng tinh hoàn bị đau, viêm âm đạo, ngứa bộ phận sinh dục.
Một số tác dụng phụ hiếm gặp: sốt phản vệ, rối loạn tiêu hóa, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, viêm gan, vàng da, co giật,…
Trên đây chưa phải là tất cả các tác dụng phụ bạn có thể gặp phải khi dùng thuốc.
Nếu bệnh nhân gặp phải các triệu chứng trên hoặc bất cứ biểu hiện bất thường nào cần thông báo với bác sĩ để được tư vấn và có hướng dẫn phù hợp nhất.
Chú ý và thận trọng khi sử dụng thuốc Cophadroxil 250
Lưu ý chung
Thận trong khi dùng thuốc cho người bị dị ứng chéo với penicillin, cephalosphorin.
Thận trọng khi dùng thuốc cho người suy gan, suy thận. Cần thực hiện đánh giá chức năng gan, thận trước khi dùng thuốc và giảm liều nếu cần thiết.
Dùng thuốc dài ngày có thể dẫn đến bội nhiễm, trường hợp này phải ngưng sử dụng thuốc ngay.
Chỉ sử dụng trên phụ nữ có thai khi đã cân nhắc lợi ích – nguy cơ.
Sử dụng thuốc lâu ngày có thể gây viêm đại tràng giả mạc, cần thận trọng đối với các bệnh nhân mắc các vấn đề về tiêu hóa
Thận trọng khi dùng cho trẻ sơ sinh
Thận trọng với bệnh nhân có tiền sử dị ứng nặng hoặc hen suyễn
Lưu ý cho phụ nữ có thai
Chưa có đầy đủ nghiên cứu đối với phụ nữ mang thai, khi sử dụng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ
Lưu ý cho phụ đang cho con bú
Với phụ nữ cho con bú, thuốc có thể được bài tiết trong sữa mẹ với nồng độ thấp, cần chú ý đến trẻ khi có các dấu hiệu bất thường.
Lưu ý cho người lái xe và vận hành máy móc
Chưa có nghiên cứu về ảnh hưởng của thuốc với người lái xe và vận hành máy móc.
Bảo quản
Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sang trực tiếp.
===>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất Thuốc Drofaxin: Công dụng, liều dùng, lưu ý tác dụng phụ, giá bao nhiêu.
Lưu ý khi sử dụng chung với thuốc khác
Thuốc bị giảm tác dụng khi gặp phải Cholestyramin.
Dùng thuốc với probenecid có thể gây giảm sự bài tiết cetadroxil.
Dùng thuốc với turosemid, aminoglycoside có thể gây ra phản ứng làm tăng ảnh hưởng tới thận.
Dùng thuốc với các thuốc hoặc các chất muối có chứa kali có thể làm tăng kali trong máu, đối với người bị bệnh tim có thể gây tăng creatinin trong máu.
Vì vậy, trước khi dùng thuốc cần xem xét các thuốc đang dùng và hỏi ý kiến bác sĩ để tránh trường hợp tương tác thuốc.
Cách xử trí quá liều, quên liều thuốc Cophadroxil 250
Quá liều
Quá liều: quá liều Cophadroxil 250 gây gây buồn nôn, nôn và ỉa chảy, với bệnh nhân suy thận còn có thể bị co giật. Cách xử trí khi quá liều là điều trị hỗ trợ hoặc giải quyết triệu chứng sau khi tẩy, rửa dạ dày và ruột. Cần xác định chính xác nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, tránh trường hợp nhầm lẫm giữa quá liều với tương tác thuốc, tác dụng phụ hay quá liều do dùng thuốc khác.
Quên liều
Quên liều: Cần tránh quên liều. Nếu quên liều, bệnh nhân cần bỏ qua liều đã quên. Tuyệt đối không uống gấp đôi liều qui định.
Thuốc Cophadroxil 250 giá bao nhiêu?
Một hộp thuốc Cophadroxil 250 có 30 gói hoặc 10 gói, mỗi gói 2g, thuốc được bán phổ biến tại các cơ sở bán thuốc trên toàn quốc. Giá 1 hộp hiện Cophadroxil 250 đang cập nhật, có thể thay đổi tùy vào từng nhà thuốc.
Thuốc Cophadroxil 250 mua ở đâu?
Hiện nay thuốc đang được bán tại nhà thuốc Ngọc Anh, giao hàng trên toàn quốc.
Thuốc Cophadroxil 250 là thuốc bán theo đơn, bệnh nhân mua thuốc cần mang theo đơn thuốc của bác sĩ.
Cần liên hệ những cơ sở uy tín để mua được sản phẩm thuốc Cophadroxil 250 chính hãng tốt nhất, tránh thuốc kém chất lượng.
Tài liệu tham khảo
- Tanrisever, B., & Santella, P. J. (1986). Cefadroxil. Drugs, 32(3), 1-16. Truy cập ngày 28/09/2022.
- de Marco, B. A., & Salgado, H. R. N. (2017). Characteristics, properties and analytical methods of cefadroxil: a review. Critical reviews in analytical chemistry, 47(2), 93-98. Truy cập ngày 28/09/2022.
Thanh Đã mua hàng
Tôi dùng thuốc này để trị viêm hạch, bệnh khỏi nhanh, tôi thấy khá hiệu quả