Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm thuốc Soravir tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Bài này nhà thuốc Ngọc Anh xin được trả lời cho bạn các câu hỏi: Soravir là thuốc gì? Thuốc Soravir có tác dụng gì? Thuốc Soravir giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.
Soravir là thuốc gì?
Soravir là một sản phẩm của công ty Cổ phần Pymepharco, là thuốc dùng trong điều trị phối hợp các bệnh gan do virus gây ra, đặc biệt là viêm gan C mạn tính, với hoạt chất chính là Sofosbuvir. Một viên nén Soravir có các thành phần:
Sofosbuvir hàm lượng 400mg.
Ngoài ra còn có các tá dược khác vừa đủ 1 viên nén bao phim.
Thuốc Soravir giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Một hộp thuốc Soravir có 2 quy cách đóng gói là hộp 3 vỉ, mỗi vỉ 10 viên nén hoặc hộp 4 vỉ, mỗi vỉ 7 viên nén, được bán phổ biến tại các cơ sở bán thuốc trên toàn quốc. Giá 1 hộp vào khoảng 100.000vnđ, hoặc có thể thay đổi tùy vào từng nhà thuốc.
Hiện nay thuốc đang được bán tại nhà thuốc Ngọc Anh, chúng tôi giao hàng trên toàn quốc.
Soravir là thuốc bán theo đơn, bệnh nhân mua thuốc cần mang theo đơn thuốc của bác sĩ.
Cần liên hệ những cơ sở uy tín để mua được sản phẩm thuốc Soravir tốt nhất, tránh thuốc kém chất lượng.
Kính mời quý khách xem thêm một số sản phẩm khác tại nhà thuốc của chúng tôi có cùng tác dụng:
- thuốc Myvelpa được sản xuất bởi Tập đoàn Mylan Laboratories Limited F-4 & F-12, MIDC, Malegaon, Tal.Sinnar, Nashik – 422 113, Maharashtra State, Ấn Độ.
- thuốc Ledvir được sản xuất bởi tập đoàn dược phẩm Mylan tại Ấn Độ.
Tác dụng
Sofosbuvir:
Tác dụng ức chế sự nhân lên của virus viêm gan C trong cơ thể người bệnh.
Tăng cường miễn dịch cho người bệnh để tránh nhiễm khuẩn, nhiễm virus khác.
Dần dần phục hồi các tế bào gan và chức năng gan.
Tác dụng điều trị hiệu quả nhất khi được dùng phối hợp với các thuốc kháng virus khác như Ribavirin, Ledipasvir,…
Công dụng – Chỉ định
Được chỉ định điều trị phối hợp với các thuốc kháng virus khác cho bệnh nhân bị viêm gan C mạn tính.
Điều trị các triệu chứng cho người mắc bệnh gan do virus gây ra.
Cách dùng – Liều dùng
Cách dùng:
Dạng viên: Nên uống thuốc vào sau khi ăn. Thuốc được bào chế dạng viên nén bao phim nên được sử dụng bằng đường uống. Khi uống không nên nhai nát viên thuốc, phải uống cả viên với nước đun sôi để nguội.
Liều dùng:
Liều dùng dành cho trẻ em trên 12 tuổi hoặc nặng trên 35kg bị viêm gan C mạn tính: Ngày uống 1 viên sau khi ăn.
Liều dùng dành cho người lớn bị viêm gan C mạn tính: Ngày uống 1 viên sau khi ăn.
Chú ý: nên sử dụng phối hợp với các thuốc kháng virus khác như Ribavirin, Ledipasvir, Pegylated interferon,… để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất và tránh tình trạng kháng thuốc.
Chống chỉ định
Không sử dụng thuốc Soravir cho người có tiền sử mẫn cảm với bất kì thành phần nào có trong thuốc.
Chống chỉ định với các trường hợp
Không dùng thuốc cho phụ nữ có thai.
Không dùng thuốc này cho bệnh nhân đang sử dụng thuốc khác có chứa Sofosbuvir.
Chú ý và thận trọng khi sử dụng thuốc Soravir
- Thận trọng khi dùng thuốc cho phụ nữ đang cho con bú, trẻ em và người già.
- Thận trọng khi sử dụng cho người có bệnh về thận hoặc bệnh nhân đang bị các bệnh về gan khác như viêm gan B,…
- Trong thời gian sử dụng thuốc, người bệnh tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định về liều của bác sĩ điều trị, tránh việc tăng hoặc giảm liều để đẩy nhanh thời gian điều trị bệnh.
- Trước khi ngưng sử dụng thuốc, bệnh nhân cần xin ý kiến của bác sĩ điều trị
Lưu ý:
- Nếu nhận thấy thuốc xuất hiện các dấu hiệu lạ như đổi màu, biến dạng, chảy nước thì bệnh nhân không nên sử dụng thuốc đó nữa.
- Thuốc cần được bảo quản ở những nơi khô ráo, có độ ẩm vừa phải và tránh ánh nắng chiếu trực tiếp
- Để xa khu vực chơi đùa của trẻ, tránh việc trẻ có thể uống phải thuốc mà không biết
Tác dụng phụ của thuốc Soravir
Tác dụng phụ thường gặp
- Khó chịu trong người, đau đầu, không ngủ được,…
- Tiêu hóa: nôn mửa, tiêu chảy,…
- Trên da: nổi mẩn ngứa ngoài da,…
Tác dụng phụ ít gặp
- Máu: Giảm số lượng hồng cầu trong máu.
- Tuần hoàn: nhịp tim đập nhanh, da nhợt nhạt,…
- Hô hấp: thở gấp, đôi khi khó thở,…
Trong quá trình điều trị, bệnh nhân nhận thấy xuất hiện bất cứ biểu hiện bất thường nào nghi ngờ rằng do sử dụng thuốc Soravir thì bệnh nhân cần xin ý kiến của dược sĩ hoặc bác sĩ điều trị để có thể xử trí kịp thời và chính xác.
Lưu ý khi sử dụng chung với thuốc khác
Trong quá trình sử dụng thuốc Soravir, nếu bệnh nhân phải sử dụng thêm một hoặc nhiều thuốc khác thì các thuốc này có thể xảy ra tương tác với nhau, ảnh hưởng đến quá trình hấp thu, cũng như là chuyển hóa và thải trừ, làm giảm tác dụng hoặc gây ra độc tính đối với cơ thể.
Tránh dùng đồng thời với một số loại thuốc như Rifampin, Rifabutin, Tipranavir, Ritonavir, các thuốc chống động kinh như Carbamazepine, Phenytoin,…do các thuốc này ảnh hưởng đến tác dụng và đào thải Soravir.
Không dùng cùng Soravir với Amiodarone do có tương tác thuốc.
Bệnh nhân cần thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ tư vấn các thuốc hoặc thực phẩm bảo vệ sức khỏe đang dùng tại thời điểm này để tránh việc xảy ra các tương tác thuốc ngoài ý muốn.
Cách xử trí quá liều, quên liều thuốc Soravir
Quá liều: Các biểu hiện khi uống quá liều thuốc khá giống với các triệu chứng của tác dụng phụ. Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể gặp phải tình trạng nhiễm độc gan, thận. Bệnh nhân cần được theo dõi kĩ các biểu hiện trên da, mặt, huyết áp và đề phòng vì tình trạng nguy hiểm có thể diễn biến rất nhanh. Tốt nhất, tình trạng của bệnh nhân cần được thông báo với bác sĩ điều trị để có hướng xử trí kịp thời
Quên liều: tránh quên liều; nếu quên liều, bệnh nhân cần bỏ qua liều đã quên, không uống chồng liều với liều tiếp theo.
Không nên bỏ liều quá 2 lần liên tiếp.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.