Thuốc Philduocet là một loại thuốc giảm đau được sử dụng khá phổ biến. Thuốc thường dùng cho các trường hợp bị đau cho chấn thương hoặc đau sau phẫu thuật. Bài viết dưới đây nhà thuốc Ngọc Anh (nhathuocngocanh.com) sẽ giúp độc giả hiểu rõ về công dụng của loại thuốc này.
Philduocet là thuốc gì?
Thuốc Philduocet là thuốc thuộc nhóm thuốc hạ sốt, giảm đau, chống viêm phi Steroid. Tuy nhiên, thuốc chỉ có tác dụng hạ sốt, giảm đau và không có tác dụng chống viêm. Thường thường dùng cho đối tượng đau từ vừa đến nặng như đau do chấn thương, đau sau phẫu thuật.
Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén bao phim và đóng gói dạng hộp, mỗi hộp thuốc Philduocet gồm 10 vỉ, mỗi vỉ 10 viên nén.
Thuốc hạ sốt giảm đau Philduocet được sản xuất bởi bởi công ty Samchundang Pharm Co, Ltd – Hàn Quốc với dây chuyền công nghệ hiện đại, tiên tiến và đảm bảo yêu cầu chất lượng. Số đăng ký của thuốc là VN-11264-10.
Thành phần
Thành phần có trong mỗi viên nén bao phim thuốc Philduocet bao gồm:
- Hoạt chất chính: Acetaminophen 325mg, Tramadol 37,5mg.
- Tá dược vừa đủ.
Tác dụng của thuốc Philduocet
Acetaminophen được biết đến là một loại thuốc giảm đau. Ngoài ra, hoạt chất này cũng có khả năng tác động lên trung tâm điều nhiệt ở vùng dưới đồi, làm giảm nhiệt ở người cơ thể ở những bệnh nhân bị sốt. Tuy nhiên, thuốc không gây tác dụng hạ nhiệt ở người bình thường.
Thành phần hoạt chất Tramadol trong thuốc có tác dụng giảm đau mạnh hơn nhiều so với Paracetamol. Hoạt chất Tramadol khi vào cơ thể sẽ chuyển hoá một phần thành chất còn hoạt tính. Chất gốc và chất chuyển hoá này sẽ liên kết với thụ thể Mu-Opioid receptor và ức chế quá trình tái hấp thu của chất dẫn truyền thần kinh như Norepinephrine và một số chất trung gian hoá học như Serotonin. Từ đó, thuốc có khả năng làm thay đổi những cảm nhận và phản ứng của cơ thể với cơn đau.
Công dụng – Chỉ định của thuốc Philduocet
Philduocet thường sử dụng trong những trường hợp bệnh nhân bị đau từ trung bình đến nặng, bệnh nhân đau do chấn thương hoặc các trường hợp đau sau phẫu thuật.
Dược động học
Quá trình dược động học của thuốc Philduocet:
- Hấp thu:
Thuốc được hấp thu tốt qua đường tiêu hoá. Sinh khả dụng đường uống của Tramadol là khoảng 75%. Thuốc có thể đạt được nồng độ đỉnh sau khi dùng từ 2 và 3 giờ. Acetaminophen thường được hấp thu nhanh và chủ yếu là ở ruột non. Acetaminophen có thể đạt được nồng độ đỉnh trong huyết tương sau khi sử dụng thuốc khoảng 1 giờ. Mức độ hấp thu của Acetaminophen không bị ảnh hưởng bởi Tramadol.
- Phân bố:
Tỷ lệ liên kết của Tramadol với protein huyết tương thấp, khoảng 20%. Thuốc thường phân bố rộng rãi tại các mô trong cơ thể.
Acetaminophen cũng phân bố rất rộng, hầu hết là ở các mô, cơ quan ngoại trừ mô mỡ. Chỉ có khoảng 20% Acetaminophen khi vào cơ thể được liên kết với protein huyết tương.
- Chuyển hóa:
Tramadol được chuyển hoá chủ yếu qua gan dưới dạng chất chuyển hoá còn hoạt tính. Các chất chuyển hoá này thường là Tramadol kết hợp với Glucuronide hay Sulfate ở gan hoặc đã bị khử nhóm methyl ở vị trí N- và O- . Paracetamol cũng được chuyển hóa chủ yếu qua gan bằng cách kết hợp với Glucuronide, kết hợp với Sulfate hoặc bị oxy hóa bởi enzyme Cytochrome P450
- Thải trừ:
Thuốc được thải trừ chủ yếu qua thận. Có khoảng 30% Tramadol nguyên dạng được thải trừ qua nước tiểu, còn lại khoảng 60% thuốc được thải trừ dưới dạng những chất đã chuyển hóa còn hoạt tính. Thời gian bán thải của của thuốc là khoảng 6 -7 giờ. Trong khi đó, thời gian bán thải của Acetaminophen ngắn hơn rất nhiều, chỉ khoảng 2 – 3 giờ ở người lớn. Trẻ sơ sinh hoặc người bị xơ gan, thời gian bán thải có thể kéo dài hơn. Acetaminophen được thải trừ khỏi cơ thể chủ yếu ở dạng đã chuyển hoá.
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: Thuốc Poltrapa: Công dụng, liều dùng, lưu ý tác dụng phụ, giá bán
Liều dùng – Cách dùng của thuốc Philduocet
Liều dùng của thuốc Philduocet
Liều dùng của thuốc Philduocet phụ thuộc vào từng thể trạng, cân nặng và lứa tuổi khác nhau.
- Đối với đối tượng là trẻ em (<12 tuổi): Cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
- Đối với trường hợp là người trưởng thành và trẻ trên 12 tuổi: Sử dụng ngày 2 -3 lần, mỗi lần 1-2 viên, thời gian mỗi lần cách nhau ít nhất 4 – 6 giờ. Liều dùng tối đa là 6 viên/ngày.
- Đối với người cao tuổi: liều dùng tương tự như người trưởng thành.
Cách dùng thuốc Philduocet hiệu quả
Thức ăn thường không có ảnh hưởng nhiều đến quá trình hấp thu thuốc nên bệnh nhân có thể sử dụng thuốc Philduocet vào trước hoặc sau bữa ăn đều được. Bệnh nhân nên uống thuốc với nhiều nước.
Chống chỉ định
Một số trường hợp bệnh nhân không nên sử dụng thuốc Philduocet như:
- Người mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.
- Đối tượng là phụ nữ có thai và đang trong thời kỳ cho con bú
- Người bệnh đang điều trị trầm cảm bằng thuốc IMAO.
- Bệnh nhân đang sử dụng các thuốc điều trị bệnh liên quan đến thần kinh.
- Thận trọng khi sử dụng cho đối tượng bệnh nhân bị suy giảm chức năng gan, thận.
- Thận trọng khi dùng cho người nghiện rượu mạn tính do thuốc có thể làm tăng độc tính trên gan.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: Thuốc Tramadol Sandoz: Công dụng, liều dùng, lưu ý tác dụng phụ, giá bán
Tác dụng phụ của thuốc Philduocet
Một số tác dụng không mong muốn khi bệnh nhân sử dụng thuốc Philduocet:
- Tác dụng phụ thường gặp:
- Hệ thần kinh: bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng như các cơn đau đầu, hoa mắt, chóng mặt,ù tai.
- Hệ tiêu hóa: bị rối loạn tiêu hoá, mắc chứng tiêu chảy, táo bón, buồn nôn, nôn, khó chịu.
- Tác dụng phụ ít gặp:
- Tác động trên toàn cơ thể: bệnh nhân có thể gặp tình trạng mệt mỏi, suy nhược cơ thể, chậm hấp thu các chất dinh dưỡng.
- Trên da: xuất hiện tình trạng chảy nhiều mồ hôi, phát ban, ngứa ngáy, mề đay.
- Tác dụng hiếm gặp: Bệnh nhân có thể bị ù tai, rối loạn tiêu tiện, rối loạn chức năng gan.
Tương tác của thuốc
Tương tác của thuốc Philduocet với đồ ăn, thức uống: Không nên sử dụng thuốc chung với rượu, bia để tránh tương tác, gây tác dụng phụ lên gan.
Tương tác với các thuốc khác:
- Carbamazepin: Carbamazepin có khả năng làm tăng chuyển hóa Tramadol, từ đó làm giảm tác dụng giảm đau.
- Các thuốc ức chế hấp thu serotonin và ức chế MAO: Có khả năng tương tác với Philduocet và làm tăng tác dụng không mong muốn của thuốc.
- Quinidin: gây tương tác làm tăng tác dụng của Tramadol, tăng nồng độ của Tramadol trong huyết tương dễ gây ngộ độc. Do đó, bệnh nhân sử dụng thuốc cần được hiệu chỉnh liều phù hợp.
- Các chất nhóm Warfarin: theo một số nghiên cứu lâm sàng cho thấy, một số bệnh nhân khi sử dụng đồng thời 2 loại thuốc này đã làm tăng chỉ số INR. Chính vì thế, bệnh nhân nên tránh sử dụng đồng thời 2 loại thuốc. Trong trường hợp bắt buộc, cần kiểm tra thường xuyên, theo dõi định kỳ thời gian đông cầm máu.
- Các chất ức chế CYP2D6: Gây tương tác làm giảm chuyển hóa Tramadol, tăng tác dụng của thuốc, tăng nguy cơ gây quá liều.
Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
Lưu ý và thận trọng
Một số lưu ý khi bệnh nhân sử dụng thuốc để có đạt hiệu quả điều trị như mong muốn.
- Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng thuốc Philduocet.
- Không nên dùng thuốc khi viên thuốc bị biến dạng, bở vụn, đổi màu.
- Không tự ý thay đổi liều dùng thuốc.
- Không nên sử dụng rượu, bia hoặc các chất kích thích trong thời gian sử dụng thuốc.
- Tránh sử dụng thuốc Philduocet cùng với các thuốc có thành phần là Paracetamol và Tramadol.
- Trong các trường hợp đặc biệt như khi sử dụng thuốc cho bệnh nhân bị suy thận. Khuyến cáo bệnh nhân chỉ nên sử dụng tối đa 2 viên trong ngày.
- Cần hiệu chỉnh liều đối với bệnh nhân bị suy gan, thận nặng.
- Lưu ý khi dùng chung với các thuốc tác dụng lên thần kinh trung ương.
Lưu ý cho phụ nữ có thai và bà mẹ đang cho con bú
Đối với đối tượng bệnh nhân là phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, việc sử dụng các loại thuốc nói chung cần tuyệt đối thận trọng. Nguyên nhân là do thuốc có khả năng gây hại cho thai thi và trẻ nhỏ.
Hiện tại, chưa có bằng chứng nghiên cứu lâm sàng rõ ràng chứng minh mức độ an toàn của thuốc Philduocet khi sử dụng cho đối tượng trên. Do đó, phụ nữ có thai và đang cho con bú được khuyến cáo là không nên sử dụng thuốc để tránh gây hại cho thai nhi và trẻ nhỏ. Trong trường hợp thực sự cần thiết, bệnh nhân cần hỏi ý kiến của bác sĩ và tuyệt đối tuân thủ ý kiến của bác sĩ điều trị.
Bảo quản
- Để thuốc xa tầm với của trẻ em và vật nuôi.
- Bảo quản thuốc ở nơi khô thoáng với nhiệt độ dưới 30 độ C.
Xử trí quá liều, quên liều thuốc
Quá liều
Trường hợp bệnh nhân sử dụng thuốc Philduocet quá liều: Bệnh nhân sử dụng thuốc không đúng liều, tự ý tăng liều có thể có nguy cơ cao dẫn đến tình trạng quá liều. Việc dùng thuốc quá liều như vậy sẽ dẫn đến các biểu hiện như khi bị ngộ độc Paracetamol hay Tramadol.
- Biểu hiện quá liều của Tramadol: Bệnh nhân có thể gặp một số triệu chứng như sau: khó thở, co giật, suy hô hấp, hôn mê, thậm chí là tim ngừng đập và dẫn đến tử vong.
- Biểu hiện quá liều của Paracetamol: Bệnh nhân sử dụng Paracetamol quá liều sẽ dẫn đến một số hậu quả vô cùng nghiêm trọng trên gan. Dấu hiệu ngộ độc có thể xuất hiện sau 2 – 3 ngày sử dụng thuốc. Bệnh nhân ngộ độc thường có các triệu chứng như: mệt mỏi, khó chịu, da xanh, niêm mạc nhợt nhạt, buồn nôn, nôn, chán ăn, tiêu chảy và gây suy giảm chức năng gan mật.
Khi có bất cứ dấu hiệu bất thường nào ảnh hưởng đến sức khoẻ, bệnh nhân cần liên hệ ngay với bác sĩ hoặc đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
Quên liều
Trường hợp bệnh nhân quên liều: Bệnh nhân có thể bỏ quá liều đã quên và uống liều kế tiếp theo đúng liệu trình. Tuyệt đối không uống bù, uống gấp đôi liều.
Thuốc Philduocet có giá bao nhiêu?
Hiện tại, thuốc Philduocet đang được bán rộng rãi trên thị trường với giá dao động từ 750.000 – 800.000 vnđ. Giá thuốc có thể có sự chênh lệch không đáng kể giữa các cơ sở y tế, cơ sở kinh doanh, nhà thuốc, quầy thuốc khác nhau. Khách hàng có thể tham khảo giá thuốc trên để mua tìm mua với giá cả hợp lý.
Thuốc Philduocet mua ở đâu uy tín (chính hãng)?
Thuốc Philduocet là một thuốc khá phổ biến. Khách hàng có thể tìm mua thuốc tại các điểm bán lẻ như quầy thuốc, nhà thuốc, các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn. Bên cạnh đó, khách hàng cũng có thể tìm kiếm thông tin thuốc trên các website nhà thuốc online và nhận tư vấn hoàn toàn miễn phí. Khách hàng nên tìm mua ở những cơ sở nhà thuốc uy tín để mua được sản phẩm chất lượng với giá thành hợp lý và tránh ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ.
Tài liệu tham khảo
Tác giả Kaci Durbin, M ( Ngày đăng: Ngày 21 tháng 4 năm 2009), Tramadol, Drugs.com. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2021.
Huyền My Đã mua hàng
sản phẩm tốt, nhà thuốc tư vấn nhiệt tình