Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm thuốc Euzimnat 500 tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Bài này nhà thuốc Ngọc Anh xin được trả lời cho các bạn câu hỏi: Euzimnat 500 là thuốc gì? Thuốc Euzimnat 500 có tác dụng gì? Thuốc Euzimnat 500 giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.
Euzimnat 500 là thuốc gì?
Euzimnat 500 là thuốc kháng sinh thế hệ 3 thuộc nhóm cephalosporin. Euzimnat 500 là một sản phẩm của Công ty TNHH Dược phẩm & Sinh học y tế (Mebiphar), được bào chế dưới dạng viên nén dài bao phim.
Euzimnat 500 chứa dược chất chính là Cefuroxim axetil với hàm lượng 0,5g và kết hợp cùng với các tá dược: Tinh bột khoai tây, titan dioxid, polyvinylpyrrolidon, Silicon dioxid dạng keo, lactose, bột talc, magnesi stearat, natri croscarmellose, HPMC 606, HPMC 615, PEG 6000… vừa đủ 1 viên.
Thuốc Euzimnat 500 giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Một hộp thuốc Euzimnat 500 có 4 vỉ, mỗi vỉ 5 viên nén, được bán phổ biến tại các cơ sở bán thuốc trên toàn quốc.
Giá thuốc đang được cập nhật tại nhà thuốc Ngọc Anh.
Hiện nay thuốc đang được bán tại nhà thuốc Ngọc Anh, giao hàng trên toàn quốc.
Euzimnat 500 là thuốc bán theo đơn, bệnh nhân mua thuốc cần mang theo đơn thuốc của bác sĩ.
Cần liên hệ những nhà thuốc uy tín để mua được sản phẩm thuốc Euzimnat 500 tốt nhất, tránh hàng giả, hàng kém chất lượng.
Tham khảo một số thuốc tương tự:
Thuốc Cefuroxim 500 mg do CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM CỬU LONG sản xuất.
Thuốc Cefuroxime Actavis do Balkanpharma-Razgrad AD sản xuất
Thuốc Cefuroxim 250mg do công ty dược phẩm pharimexco-Việt nam sản xuất.
Tác dụng của thuốc Euzimnat 500
Viên nén Euzimnat 500 diệt vi khuẩn theo cơ chế: gắn vào các protein đích thiết yếu (các protein gắn penicilin), rồi từ đó ức chế tổng hợp vách tế bào vi khuẩn bằng cách.
Cefuroxim tác dụng tốt trên cả các chủng vi khuẩn Gram (+) và Gram (-) tiết enzym beta-lactamase/cephalosporinase. Cụ thể, phổ tác dụng vi khuẩn của Cefuroxim:
- Các cầu khuẩn Gram (+) và Gram (-) ưa khí và kỵ khí đều nhạy cảm với Cefuroxim, ngay cả chủng Staphylococcus tiết penicilinase và có hoạt tính kháng vi khuẩn đường ruột Gram (-).
- Các chủng Streptococcus (nhóm A, B, C và G), các chủng Gonococcus và Meningococcus có nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) thấp, đều nhạy cảm với thuốc.
Ở các nước có tình trạng lạm dụng kháng sinh Cefuroxim, vi khuẩn có thể kháng thuốc bằng cách tiết enzym cephalosporinase, hoặc do biến đổi các protein gắn penicilin.
- Ở Việt Nam, đã xuất hiện 1 số ca kháng Cefuroxim vì thế MIC của thuốc đối với các chủng này đã thay đổi.
- Cụ thể, đã xuất hiện tình trạng giảm đáp ứng với thuốc ở các chủng Enterobacter, Proteus indol, Bacteroides fragilis dương tính. Còn các chủng hoàn toàn không đáp ứng với thuốc như chủng Clostridium difficile, Legionella spp, Acinetobacter calcoaceticus, Campylobacter spp, Pseudomonas spp. 1 số chủng kháng cả methicillin lẫn Cefuroxim như: chủng Staphylococcus aureus, Staphylococcus epidermidis. Ngoài ra, các chủng Listeria monocytogenes và đa số chủng Enterococcus cũng không nhạy cảm với Cefuroxim.
- Theo 1 số báo cáo ghi nhận xu hướng kháng thuốc mạnh hơn gặp ở các loài như: Shigella flexneri, s. aureus, E. coli, s. viridans, Proteus mirabilis, Enterobacter, Klebsiella spp, Citrobacter freundii).
- Chủng Haemophilus influenzae kháng Cefuroxim đã xuất hiện ở trẻ em khỏe mạnh tại Việt Nam.
Công dụng – Chỉ định
Với tình trạng như vậy, để tránh tình trạng kháng thuốc lan rộng, Euzimnat 500 được khuyến cáo chỉ được sử dụng ở những bệnh nhân nhiễm khuẩn nặng, cụ thể được các bác sĩ chỉ định trong những trường hợp:
- Bệnh nhân mắc các bệnh ở đường hô hấp dưới như bệnh viêm phế quản cấp, viêm phế quản mạn, viêm phổi.
- Bệnh nhân mắc các bệnh ở đường hô hấp trên và tai như bệnh viêm tai giữa, viêm xoang, viêm amiđan, viêm họng.
- Bệnh nhân mắc các bệnh ở đường tiết niệu – sinh dục như bệnh viêm bể thận, viêm niệu đạo, viêm bàng quang.
- Bệnh nhân mắc các bệnh ở da và mô mềm như mủ nhọt, chốc lở
Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu muốn dùng cho mục đích khác.
Cách dùng – Liều dùng
Cách dùng
Người bệnh nên uống Euzimnat 500 cùng với một cốc nước lọc đầy (ít nhất 50ml nước). Bệnh nhân không được phép nhai thuốc, nghiền viên thuốc trước khi thuốc.
Bác sĩ khuyên nên sử dụng Euzimnat 500 sau bữa ăn.
Liều lượng
Tùy vào thể trạng cơ thể bệnh nhân, tuổi tác, cân nặng mà liều lượng có thể được điều chỉnh để phù hợp với bệnh nhân.
Thời gian điều trị kéo dài khoảng 5 – 10 ngày.
Đối với đối tượng người lớn:
- Bệnh nhân mắc nhiễm trùng đường hô hấp từ nhẹ tới trung bình cần uống từ 250mg/lần, còn nhiễm trùng đường hô hấp nặng hoặc nghi viêm phổi cần dùng với liều 500mg/lần và sử dụng mỗi 12 giờ 1 lần.
- Bệnh nhân mắc viêm bể thận cần uống 250mg và sử dụng mỗi 12 giờ 1 lần.
- Bệnh nhân mắc bệnh lậu không biến chứng chỉ cần uống liều duy nhất 1g.
- Bệnh nhân mắc bệnh Lyme mới mắc phải uống 500mg, ngày 2 lần, thời gian điều trị kéo dài 20 ngày.
- Bệnh nhân mắc thương hàn phải uống 500mg/lần, ngày 2 lần.
- Bệnh nhân bị nhiễm trùng đường tiết niệu – sinh dục phải uống 500mg/lần, ngày 2 lần.
- Các loại nhiễm khuẩn khác thường sử dụng với liều 250mg/lần, ngày 2 lần.
Đối với đối tượng trẻ em:
- Bệnh nhân mắc thương hàn phải uống 250mg/lần, ngày 2 lần.
- Bệnh nhân là trẻ em trên 2 tuổi bị viêm tai giữa hoặc mắc các nhiễm trùng nghiêm trọng khác thì cần sử dụng với liều 250mg/lần, ngày 2 lần.
Chống chỉ định
Euzimnat 500 không dùng cho những bệnh nhân mẫn cảm với Cefuroxim, các thành phần của thuốc và các kháng sinh nhóm cephalosporin.Vì vậy, việc dùng thuốc ở đối tượng trên cần được xem xét và tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa hoặc dược sĩ để tránh khỏi những rủi ro không đáng có.
Tác dụng phụ của thuốc Euzimnat 500
Trong quá trình sử dụng Euzimnat 500, các tác dụng không mong muốn thường gặp trên bệnh nhân:ban da dạng sần, hoại tử da do nhiễm độc, nổi mày đay, ngứa, sốt do thuốc, bệnh huyết thanh
Các tác dụng không mong muốn ít gặp trên bệnh nhân:
- Chỉ số huyết học: tăng bạch cầu ái toan.
- Các bệnh ở đường tiêu hóa: buồn nôn, nôn, tiêu chảy.
- Tăng men gan.
Các tác dụng không mong muốn rất hiếm gặp trên bệnh nhân:
- Viêm ruột giả mạc.
- Thay đổi huyết học: giảm bạch cầu, tiểu cầu.
Chú ý và thận trọng khi sử dụng thuốc Euzimnat 500
Chú ý cần phải điều tra cẩn thận về tiền sử dị ứng thuốc (đặc biệt là penicillin) trước khi dùng Cefuroxim ở bệnh nhân.
Chú ý sau khi sử dụng Euzimnat 500 có thể dẫn đến tình trạng tiêu chảy nghiêm trọng, bác sĩ cần chú ý các triệu chứng vì có thể liên quan đến bệnh viêm ruột giả mạc.
Thận trọng khi sử dụng với phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú, do chưa có bằng chứng cụ thể.
Lưu ý khi sử dụng chung với thuốc khác
Tương tác giữa Euzimnat 500 và Ranitidin, natri bicarbonat làm giảm tác dụng diệt khuẩn của thuốc.
Tương tác giữa Euzimnat 500 và thuốc kháng acid hoặc thuốc phong bế H2 sẽ làm tăng acid dịch vị dạ dày. Bác sĩ khuyến cáo nên dùng Euzimnat 500 sau 2 tiếng.
Tương tác giữa Euzimnat 500 và Probenecid liều cao làm giảm độ thanh thải thuốc ở thận. Nhờ đó mà thuốc có tác dụng lâu hơn trên cơ thể người bệnh.
Tương tác giữa Euzimnat 500 và Aminoglycosid làm tăng độc tính của thuốc ở thận.
Cách xử trí quá liều và quên liều thuốc Euzimnat 500
Làm gì khi dùng quá liều?
Bệnh nhân có thể sẽ gặp các triệu chứng ở ống tiêu hóa như: buồn nôn, nôn và ỉa chảy.
Ở 1 vài trường hợp, triệu chứng nghiêm trọng hơn có thể xuất hiện: phản ứng tăng kích thích thần kinh cơ và cơn co giật, nhất là ở người suy thận.
Các hướng xử lý cho bác sĩ sử dụng ở trường hợp này như:
- Bảo vệ đường hô hấp ở người bệnh như hỗ trợ thoáng khí và truyền dịch.
- Khi bệnh nhân có biểu hiện co giật, cần ngay lập tức dừng sử dụng thuốc và dùng các biện pháp chống co giật để chữa trị cho bệnh nhân.
- Có thể sử dụng các biện pháp hỗ trợ như thẩm tách máu có thể làm giảm nồng độ Cefuroxim.
- Bác sĩ nên cân nhắc đến khả năng bệnh nhân dùng thuốc quá liều.
Trong trường hợp khẩn cấp, phải gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến bệnh viện địa phương gần nhất.
Làm gì nếu quên 1 liều?
Bổ sung ngay lập tức khi nhớ ra.
Tuy nhiên, nếu thời gian giãn cách với liều tiếp theo quá ngắn so với chỉ định thì bỏ qua liều đã quên và tiếp tục dùng thuốc đúng lịch trình. Không được phép dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã quên.