Trên thị trường thuốc hiện nay có rất nhiều thông tin về thuốc Etoposid Bibiphar nhưng còn chưa đầy đủ và hoàn toàn chính xác. Bài này nhà thuốc Ngọc Anh sẽ giúp bạn trả lời các câu hỏi: Etoposid Bidiphar là thuốc gì? Thuốc Etoposid Bidiphar có tác dụng như thế nào? Thuốc Etoposid Bidiphar có giá bao nhiêu? Dùng thuốc Etoposid Bidiphar như thế nào?. Dưới đây là thông tin chi tiết.
Thuốc Etoposid Bidiphar là thuốc gì?
Thuốc Etoposid Bidiphar là thuốc dùng trong điều trị các bệnh ung thư như ung thư tinh hoàn kháng trị, u buồng trứng,…
- Dạng bào chế: Dung dịch đậm đặc để pha truyền tĩnh mạch.
- Số đăng ký: VD-29306-18.
- Nhà sản xuất: Bidiphar.
- Quy cách đóng gói: Hộp 1 lọ 5ml.
- Xuất xứ: Việt Nam.
Thành phần
Một lọ thuốc Etoposid 5ml chứa:
- Etoposide có hàm lượng 100mg.
- Tá dược( PEG 300, Polysorbate 80, Ancol benzylic, Acid citric khan, Cồn tuyệt đối) vừa đủ 5ml thuốc.
Cơ chế tác dụng
- Hoạt chất Etoposid có tác dụng ở giai đoạn G2 trên tế bào động vật cấp cao như con người và động vật có vú. Tùy theo liều lượng hoạt chất và cơ thể người mà có các đáp ứng khác nhau
- Khi liều lượng thấp (từ 0,3 – 10 mcg/ml), thuốc có tác dụng chính là cắt đứt chuỗi ADN. Thuốc không kìm hãm tổng hợp sợi thoi và các tế bào thì chỉ bị ức chế ở giai đoạn tiền kỳ.
- Khi liều lượng cao (lớn hơn hoặc bằng 10ug/ml), thuốc có tác dụng phân hủy các tế bào tham gia quá trình phân chia tế bào.
=> Tham khảo thuốc: Thuốc Alecensa 150mg: Công dụng, liều dùng, giá bán.
Công dụng và chỉ định
- Người bị ung thư tinh hoàn, có phối hợp với hóa trị liệu.
- Người bị ung thư phổi tế bào, có phối hợp với hóa trị liệu.
- Các trường hợp bị bạch cầu đơn nhân nguyên bào hay nguyên tủy bào mà dùng liệu pháp chính không đáp ứng.
Dược động học
- Dùng đường truyền tĩnh mạch sẽ khiến thuốc phân bố rất nhanh. Thuốc có 2 pha phân hủy là 1 tiếng rưỡi và 3-19 tiếng. Vd bị giảm khi thuốc đã được phân bố ổn định, cụ thể là 18-29 lít hoặc người lớn là 7-17 lít mỗi m2, trẻ em là 5-10 lít.
- Thuốc có thể đi qua đường hàng rào của máu não, khi đó dịch não tủy có nồng độ so với huyết tương là 1-10%.
- Khi phổi bị di căn sẽ có nồng độ thấp hơn khi phổi bình thường.
- Thuốc có thể gắn kết với protein mạnh mẽ, nghiên cứu được là 94-97%. Khi qua gan sẽ bị chuyển thành cislacton cũng như acid hydroxy. Thuốc sẽ được nước tiểu loại bỏ khỏi cơ thể. Trong đó thì 3 ngày đầu loại bỏ được 45% thuốc, mà có đến ⅔ thuốc là dạng gốc. Còn 16% thì bị phân loại bỏ, mật là 6%.
Cách dùng và liều dùng
Cách dùng
- Thuốc này dùng theo đường truyền tĩnh mạch chậm. Không được truyền nhanh vì sẽ gặp nguy cơ hạ huyết áp nếu truyền nhanh. Vì vậy phải truyền trong khoảng ngắn nhất là 30 đến 60 phút.
- Thuốc có thể pha loãng với dung dịch muối Nacl đẳng trương để được nồng độ cuối cùng 200 – 400 mcg/ml.
Liều dùng
- Khi có kết hợp với hóa trị liệu thì dùng từ 100 cho đến 120 mg/m2 mỗi ngày. Chỉ được truyền tĩnh mạch trong 30 phút. Dùng trong 3 cho đến 5 ngày. Sau đó khoảng 10 cho đến 20 ngày không dùng thuốc.
- Điều chỉnh: Khi bệnh nhân có số lượng tiểu cầu dưới 100000 tế bào mỗi mm3, hoặc bạch cầu ít hơn 1500 tế bào mỗi mm3 thì nên dùng đợt mới. Chỉnh liều khi bệnh nhân có bạch cầu dưới 500 hay tiểu cầu dưới 25000.
- Nên có phác đồ tùy từng bệnh nhân.
- Người lớn tuổi: Không phải thay đổi về liều.
- Trẻ em: Không dùng.
- Người bệnh thận tùy độ thanh thải mà dùng liều tương đương.
Chống chỉ định
- Không dùng điều trị cho người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Người bị suy tủy xương.
- Người bệnh bị suy thận.
- Người đang nuôi con bú.
- Người bị suy giảm miễn dịch đang dùng vaccin sống.
- Trẻ sơ sinh hay sinh non.
Tác dụng phụ
Cơ quan | Rất hay gặp | Hay gặp | Ít gặp | Hiếm gặp | Chưa rõ |
Khối u cả lành và ác tính | Bệnh bạch cầu cấp | Bệnh bạch cầu cấp tiền tủy bào | |||
Máu | Tủy xương suy, bạch cầu, tiểu cầu và bạch cầu trung tính giảm, máu thiếu | Tim loạn nhịp, nhồi máu cơ tim | |||
Tim | Tim loạn nhịp, nhồi máu cơ tim | Chứng xanh tím | |||
Hệ miễn dịch | Phản ứng phản vệ | ||||
Thần kinh | Thần kinh bị nhiễm độc | Choáng | Bệnh tại thần kinh ngoại biên | Dây thần kinh thị giác bị viêm, động kinh và vỏ não bị mù | |
Mạch | Xuất huyết, huyết áp hạ hay tăng | ||||
Hô hấp | Phế quản và thanh quản co thắt, ho | Phổi bị xơ hóa, ngưng thở và kẽ phổi bị viêm | |||
Tiêu hóa | Bụng đau, táo bón, ăn kém, không muốn ăn, buồn nôn và nôn mửa | Niêm mạc viêm, tiêu chảy | Nuốt khó khăn, vị giác bị rối loạn | ||
Gan mật | Gan nhiễm độc | ||||
Da | Tóc rụng, tăng sắc tố | Nổi mề đay, ngứa hay phát ban | Stevens-Johnson, hoại tử, viêm da | ||
Chung | Cơ thể suy nhược, khó chịu | Thoát mạch, uể oải hay viêm tĩnh mạch | |||
Nghiên cứu | Bilirubin, SGOT và phosphatase kiềm tăng |
=> Xem thêm: Thuốc Alvotinib 100mg: Công dụng, liều dùng.
Tương tác thuốc
Thuốc | Tương tác |
Cyclosporin | Tăng AUC và giảm độ thanh thải của etoposide |
Cisplatin | Giảm độ thanh thải của etoposide |
Phenytoin hoặc phenobarbital | Tăng độ thanh thải của etoposide và giảm hiệu quả |
Warfarin | Tăng INR |
Vaccin sốt vàng da | Nguy cơ tử vong |
Thuốc tương tự etoposide | Tăng hiệu quả hay bổ sung |
Anthracycline | Kháng chéo |
Thuốc methotrexate, bleomycin hay ifosfamide | Bệnh bạch cầu cấp |
Chú ý khi sử dụng và bảo quản Etoposid Bidiphar
Lưu ý và thận trọng
- Thuốc này chỉ dùng khi có bác sĩ giám sát cũng như có kinh nghiệm về bệnh ung thư dùng cho.
- Bệnh nhân có thể bị suy tủy rất nặng và có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng cũng như xuất huyết. Do vậy khi điều trị cho người bệnh thì cần phải chú ý đến tình trạng tủy xương của người bệnh. Khi mà bệnh nhân được điều trị bằng hóa xạ trị trước đó thì cần để cho bệnh nhân có thời gian để tủy xương được phục hồi.
- Những bệnh nhân mà có lượng bạch cầu hay tiểu cầu nhỏ hơn lần lượt là 1500 và 100000 chỉ dùng khi nguyên nhân do bệnh ác tính gây ra.
- Bệnh nhân có thể bị bệnh bạch cầu cấp có hoặc không kèm với chứng loạn sản tủy.
- Chưa rõ được các yếu tố gây ra nguy cơ tích lũy cũng như gây ra bệnh bạch cầu thứ phát thể tiến triển.
- Khi dùng thuốc có thể gây ra tình trạng bất thường đối với nhiễm sắc thể 11q23.
- Chú ý về việc phản ứng phản vệ có thể xảy ra đối với bệnh nhân. Phát hiện thông qua những biểu hiện như khó thở, ớn lạnh, huyết áp hạ, nhịp tim nhanh và thậm chí tử vong. Dựa theo các triệu chứng để chọn cách giải quyết đúng nhất.
- Thuốc này dùng theo đường truyền tĩnh mạch chậm. Không được truyền nhanh vì sẽ gặp nguy cơ hạ huyết áp nếu truyền nhanh. Vì vậy phải truyền trong khoảng ngắn nhất là 30 đến 60 phút.
- Khi xem xét dùng thuốc thì phải cân nhắc dựa trên phản ứng có hại. Các phản ứng này mà phát hiện sớm thì có thể giải quyết và phục hồi được. Còn nếu nghiêm trọng thì cần thiết phải cho dừng thuốc.
- Bệnh nhân mà có lượng albumin ít hơn sẽ dễ bị xảy ra phản ứng có hại hơn. Do vậy khi bắt đầu và cả trong điều trị cần theo dõi về tình trạng máu, các chức năng của gan, thận và thần kinh của bệnh nhân. Chức năng gan, thận và thần kinh bình thường thì có thể dùng. Còn đối với gan thận bị rối loạn cần được theo dõi, không dùng nếu thần kinh rối loạn.
- Nếu như bệnh nhân bị nhiễm trùng thì phải kiểm soát được thì mới được dùng etoposid.
- Thuốc này khi dùng lâu dài sẽ dẫn đến nguy cơ đột biến hay ung thư rất cao, cần thận trọng.
- Vì việc đột biến có thể xảy ra thì cần phải dùng biện pháp tránh thai cho cả nam và nữ khi điều trị.
- Trẻ em không được dùng vì nguy cơ phản vệ rất cao.
- Không cho trẻ sơ sinh hay sinh non sử dụng bởi vì tá dược polysorbate 80 và alcol benzylic rất có hại đối với những đứa bé này.
- Thuốc có chứa ethanol nên những người bị nghiện rượu hay bị bệnh gan sẽ bị tác động xấu.
Ảnh hưởng mẹ có con bú hay mang thai
Không nên dùng Etoposid Bidiphar vì có thể gây hại cho con hay cả người mẹ.
Ảnh hưởng đến người làm việc
Chưa được nghiên cứu, nhưng nếu mà dùng thuốc xong xảy ra mệt mỏi thì không nên làm việc.
Bảo quản
- Để nơi kín và thoáng, không ẩm ướt, tránh được mặt trời.
- Để không gần trẻ hay nơi mà trẻ dễ dàng cầm được thuốc.
Cách xử trí quá liều, quên liều thuốc Etoposid Bidiphar
Quá liều
- Bệnh nhân sẽ bị giảm cả bạch cầu, tiểu cầu và suy tủy nặng khi quá liều. Ngoài ra còn có thể bị tăng về SGOT, phosphatase kiềm hay bilirubin. Bệnh nhân còn có thể viêm niêm mạc nặng.
- Xử trí: Chưa có thuốc để giải độc, do vậy dựa trên triệu chứng để chữa và hỗ trợ.
Quên liều
Không được dùng mà chưa được bác sĩ hướng dẫn.
Thuốc Etoposid Bidiphar giá bao nhiêu?
Thuốc Etoposid Bidiphar đã được bộ y tế cấp phép và được bán tại các cơ sở bán thuốc trên toàn quốc. Quý khách có thể tìm mua ở các cơ sở bản thuốc. Giá 1 hộp có thể thay đổi tùy vào từng nhà thuốc. Hiện nay Etoposid Bidiphar giá 145.000 đồng một hộp đang được bán tại nhà thuốc Ngọc Anh, giao hàng trên toàn quốc.
Mua thuốc Etoposid Bidiphar ở đâu chính hãng?
Cần liên hệ những cơ sở uy tín hoặc đến trực tiếp quầy thuốc của bệnh viện để mua được sản phẩm tốt nhất, tránh thuốc kém chất lượng. Nhà thuốc Ngọc Anh luôn đem đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng, có giấy tờ chứng minh nguồn gốc, trong đó có Etoposid Bidiphar chính hãng.
Nguồn tham khảo
Tờ hướng dẫn sử dụng thuốc. Tải tờ hướng dẫn đầy đủ Tại đây.
Thương Đã mua hàng
Bán thuốc Etoposid Bidiphar chính hãng, giao hàng rất nhanh