Thông tin về thuốc Cetiboston trên thị trường còn rất ít, chưa đầy đủ. Để giúp quý bạn đọc hiểu hơn về thuốc Cetiboston, biết cách sử dụng thuốc Cetiboston đúng cách thì trong bài viết này, Nhà Thuốc Ngọc Anh (nhathuocngocanh.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc tất cả những thông tin chi tiết nhất về thuốc này.
Thuốc Cetiboston là thuốc gì?
Thuốc Cetiboston chứa hoạt chất Cetirizine, là thuốc được sử dụng để điều trị viêm mũi dị ứng và mày đay. Thuốc Cetiboston có số đăng ký là VD-33417-19, là một loại thuốc chứa thành phần chính là Cetirizin hydroclorid. Được sản xuất dưới dạng viên nang mềm. Cetiboston được đóng gói trong hộp có các quy cách khác nhau, bao gồm 3, 5, và 10 vỉ, mỗi vỉ chứa 10 viên. Sản phẩm có thời hạn sử dụng là 24 tháng kể từ ngày sản xuất. Công ty chịu trách nhiệm sản xuất Cetiboston là Công ty Cổ phần Dược phẩm Boston Việt Nam
Thành phần
Mỗi viên nang mềm Cetiboston 10mg có chứa hoạt chất chính là Cetirizin hydroclorid với hàm lượng 10mg.
Cơ chế tác dụng của thuốc Cetiboston
Thuốc Cetiboston chứa hoạt chất chính là Cetirizine, đây là một loại thuốc đối kháng histamine H1 chọn lọc, hoạt chất này có khả năng tác động nhanh chóng lên các thụ thể histamine H1 ở ngoại biên. Nó chủ yếu ức chế thụ thể H1 trên các tế bào cơ trơn trong hệ hô hấp, tế bào nội mô mạch máu, tế bào miễn dịch, và tế bào đường tiêu hóa. Điều đặc biệt là hoạt chất Cetirizine không có khả năng vượt qua hàng rào máu não ở mức độ lớn, do đó không ảnh hưởng đến các tế bào thần kinh trong hệ thần kinh trung ương.
Các nghiên cứu đã chứng minh rằng hoạt chất Cetirizine không chỉ giảm triệu chứng dị ứng mà còn có tác dụng chống viêm đáng kể. Cetirizine có tác dụng làm giảm sự di chuyển của bạch cầu trung tính và bạch cầu ái toan, đóng góp vào việc kiểm soát quá trình viêm nhiễm trong trường hợp bệnh viêm mũi dị ứng.
Công dụng – Chỉ định của thuốc Cetiboston
- Thuốc Cetiboston được chỉ định cho những người đang cần điều trị viêm mũi dị ứng và mày đay mãn tính.
- Thuốc Cetiboston cũng làm giảm tình trạng ngứa của bệnh phát ban ở bệnh nhân nổi mày đay vô căn, điều trị viêm kết mạc dị ứng.
- Thuốc còn được sử dụng để điều trị viêm mũi dị ứng lâu năm và nổi mề đay ở người lớn và trẻ em trên 6 tháng tuổi.
- Thuốc được chỉ định để điều trị viêm mũi dị ứng theo mùa ở người lớn và trẻ em.
Dược động học
- Hấp thụ: Thuốc Cetiboston sau khi uống được hấp thu nhanh chóng qua đường tiêu hóa. Và sau khi uống 60 phút thì thuốc sẽ đạt được nồng độ đa trong huyết tương. Và thức ăn thì không làm ảnh hưởng tới sự hấp thu của thuốc này.
- Phân bố: Thuốc Cetiboston có tỷ lệ gắn kết trung bình với protein huyết tương là 93%.
- Chuyển hóa: Cetirizine trải qua quá trình oxy hóa O-dealkyl hóa, tạo ra chất chuyển hóa có hoạt tính kháng histamine không đáng kể. Cetirizine không tham gia vào quá trình chuyển hóa của hệ thống CYP450. Các nghiên cứu cho thấy rằng hoạt chất Cetirizine trong thuốc Cetiboston là chất nền P-glycoprotein, điều này cần được xem xét khi sử dụng đồng thời với các chất ức chế P-gp.
- Thải trừ: Thời gian bán hủy thải trừ của thuốc Cetiboston là khoảng 8,3 giờ, với quá trình đào thải thuốc Cetiboston ra khỏi cơ thể chủ yếu qua thận.
==>> Xem thêm thuốc khác: No-Spa Forte 80mg: Công dụng, liều dùng, giá bán
Liều dùng – Cách dùng của thuốc Cetiboston
Liều dùng
Liều dùng: Người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên: 10 mg mỗi ngày (tương đương với 1 viên).
Với các trường hợp đặc biệt:
- Người cao tuổi: Không cần điều chỉnh liều ở bệnh nhân cao tuổi có chức năng thận bình thường.
- Bệnh nhân suy gan: Không cần điều chỉnh liều ở những bệnh nhân bị suy gan.
- Bệnh nhân suy thận: Thông tin chi tiết xem hướng dẫn sử dụng.
Đối với bệnh nhân suy thận: Theo nghiên cứu thì hoạt chất Cetirizin chủ yếu được đào thải qua thận. Nếu không thể thay thế bằng thuốc khác, liều cần được điều chỉnh tùy thuộc vào chức năng thận, được tính bằng độ thanh thải creatinin huyết thanh (ClCr). Chi tiết hơn về liều dùng của thuốc này cho bệnh suy thận nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc xem thêm trong tờ hướng dẫn sử dụng.
Liều hiệu chỉnh theo ClCr:
Chức năng thận | ClCr (ml/phút) | Liều dùng |
Bình thường | mức lọc cầu thận ≥ 80 (ml/phút) | Sử dụng mỗi lần một ngày và mỗi lần sử dụng 10mg tương ứng với 1 viên. |
Suy thận nhẹ | mức lọc cầu thận 50 – 79 (ml/phút) | Sử dụng mỗi lần một ngày và mỗi lần sử dụng 10mg tương ứng với 1 viên. |
Suy thận vừa | mức lọc cầu thận 30 – 49(ml/phút) | Sử dụng mỗi lần một ngày và mỗi lần sử dụng 5mg tương ứng với 1/2 viên. |
Suy thận nặng | mức lọc cầu thận < 30(ml/phút) | sử dụng 5mg, mỗi 2 ngày/1 lần |
Cuối cùng và thẩm phân máu | mức lọc cầu thận < 10(ml/phút) | Với trường hợp này thì được chống chỉ định sử dụng thuốc. |
Cách dùng
Cetiboston có thể sử dụng qua đường uống, người dùng cần lưu ý khi uống thuốc Cetiboston nuốt hoặc uống nguyên viên với một ly nước.
Chống chỉ định
- Thuốc Cetiboston không được sử dụng cho những người dị ứng với các thành phần có trong thuốc.
- Không sử dụng thuốc cho những người bị bệnh nhân suy thận từ vừa đến nặng, có chỉ số ClCr (độ thanh thải creatinin) dưới 50 ml/phút.
Tác dụng phụ của thuốc
- Cetirizine có khả năng gây buồn ngủ, đặc biệt là khi sử dụng cùng với các thuốc an thần khác hoặc ở liều cao. Người sử dụng nên tránh các hoạt động đòi hỏi sự tỉnh táo, như lái xe và vận hành máy móc.
- Cetirizine có thể làm giảm nước bọt, gây cảm giác khô miệng và cổ họng.
- Một số người có thể trải qua đau đầu và chóng mặt khi sử dụng cetirizine. Những triệu chứng này thường giảm dần theo thời gian.
- Cetirizine có thể gây ra vấn đề về đường tiêu hóa như khó chịu ở dạ dày, buồn nôn hoặc tiêu chảy. Nếu triệu chứng kéo dài, cần tìm kiếm sự chăm sóc y tế.
- Phản ứng dị ứng nghiêm trọng là không phổ biến nhưng có thể xảy ra. Dấu hiệu có thể bao gồm phát ban, ngứa, sưng mặt, khó thở, khò khè. Nếu gặp phản ứng dị ứng, cần tìm kiếm sự chăm sóc y tế khẩn cấp.
- Cetirizine có thể ảnh hưởng đến chức năng bàng quang, dẫn đến khó tiểu và bí tiểu. Điều này có thể gây ứ đọng kéo dài, nên cần tham khảo ý kiến bác sĩ nếu có dấu hiệu bất thường.Mặc dù hiếm, một số người có thể gặp thay đổi về nhịp tim khi sử dụng cetirizine. Nếu xuất hiện triệu chứng không bình thường liên quan đến tim, cần tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức.
==>> Xem thêm thuốc khác: Thuốc Cadirizin : Công dụng, liều dùng, lưu ý
Tương tác thuốc
Thuốc | Tương tác |
Rượu hoặc các thuốc ức chế thần kinh khác | Nếu như sử dụng Cetiboston với các thuốc ức chế thần kinh khác hoặc sử dụng thuốc cùng với rượu thì có thể dẫn đến các tác dụng ngoài ý muốn như mất sự tỉnh táo, tập trung,… |
Thức ăn | Thuốc Cetiboston khi dùng cùng thức ăn sẽ làm cho tốc độ hấp thu của thuốc này bị giảm đi nhưng mức độ hấp thu của thuốc Cetiboston thì không bị ảnh hưởng. |
Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
Lưu ý và thận trọng
- Đối với những trường hợp bị bệnh suy gan và cũng bị bệnh suy thận thì cần chú ý không nên sử dụng thuốc này, nếu cần thiết sử dụng thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi bắt đầu sử dụng. Trong trường hợp cần thiết, liều dùng cho đối tượng này có thể được điều chỉnh lại theo hướng dẫn của bác sĩ/ dược sĩ chuyên môn.
- Hoạt chất Cetirizin trong thuốc có thể khiến người dùng bị tăng nguy cơ giữ nước tiểu. Do đó việc sử dụng thuốc Cetiboston cần được thận trọng ở những trường hợp có yếu tố nguy cơ dẫn đến tình trạng bí tiểu, như cơ thể bị tổn thương tủy sống hoặc tăng sản tuyến tiền liệt.
- Việc sử dụng thuốc Cetiboston cần thận trọng đối với những trường hợp bị bệnh động kinh hoặc những trường hợp có nguy cơ co giật.
- Do việc sử dụng thuốc kháng histamin có thể dẫn tới làm cản trở các xét nghiệm dị ứng da nên đối với những người cần thực hiện các xét nghiệm dị ứng da thì cần nên dừng dùng thuốc ít nhất 3 ngày trước khi thực hiện các xét nghiệm trên.
- Nếu dùng thuốc mà thấy tình trạng của cơ thể không thuyên giảm hoặc có thể trở nặng hơn thì nên dừng uống thuốc và liên hệ bác sĩ.
- Không dùng cho trẻ dươi 12 tuổi.
- Thuốc Cetiboston không gây ảnh hưởng tới người lái xe và vận hành máy móc.
- Đọc kỹ tờ hướng dẫn sử dụng thuốc Cetiboston trước khi sử dụng.
Lưu ý cho phụ nữ có thai và bà mẹ đang cho con bú
Không sử dụng thuốc này.
Bảo quản
- Bảo quản thuốc Cetiboston nơi khô ráo, nhiệt độ dưới 30 độ C.
- Tránh ánh sáng mặt trời.
Cách xử trí quá liều
Các biểu hiện của quá liều thuốc Cetiboston được ghi nhận thường sẽ liên quan đến tác động trung ương của hệ thần kinh hoặc tác động cholinergic. Các triệu chứng quá liều thuốc này đã được ghi nhận bao gồm:
- Tình trạng lú lẫn, chóng mặt, hoa mắt, nhức đầu.
- Tiêu chảy, cảm giác buồn nôn,
- Ngủ không được sâu giấc, người mệt mỏi.
- Có thể dẫn đến nhịp tim tăng.
- Đi tiểu tiện khó.
Cách xử trí: Hiện tại, không có giải pháp giải độc cụ thể cho quá liều thuốc Cetiboston. Trong trường hợp này, cách xử lý quá liều thuốc Cetiboston chủ yếu tập trung vào làm giảm nhẹ và điều trị các triệu chứng. Nếu quá liều diễn ra gần đây thì có thể cân nhắc việc rửa dạ dày.
Thực hiện thẩm tách máu không có hiệu quả đáng kể trong việc xử lý quá liều Cetirizin. Trong mọi tình huống quá liều, hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất.
Thuốc Cetiboston có tốt không?
Ưu điểm
- Thuốc Cetiboston được bào chế ở dạng viên nang mềm, kích thước viên bé nên dễ sử dụng.
- Thuốc Cetiboston được sử dụng công nghệ mới clearcap để bào chế, công nghệ này không chỉ nâng cao khả năng hấp thu mà còn giúp tối ưu hóa quá trình hấp thụ, từ đó mang lại tác dụng nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Nhược điểm
- Không dùng Cetiboston được cho đối tượng dưới 12 tuổi.
Thuốc Cetiboston giá bao nhiêu?
Cetiboston 10mg giá bao nhiêu? Trên thị trường hiện nay, Cetiboston có giá được cập nhật ở đầu trang nhà thuốc, giá thuốc Cetiboston có thể chênh lệch khi mua ở những nơi khác nhau nhưng không quá đáng kể. Hãy lựa chọn mua thuốc Cetiboston tại những nơi uy tín để tránh mua phải hàng kém chất lượng.
Thuốc Cetiboston mua ở đâu?
Thuốc Cetiboston ở đâu chính hãng và uy tín nhất? Bạn đọc cần mang theo đơn mà bác sĩ có kê thuốc Cetiboston để có thể mua thuốc Cetiboston chính hãng trực tiếp tại nhà thuốc Ngọc Anh hoặc liên hệ qua số hotline hoặc nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc Cetiboston đúng cách.
Một số thuốc thay thế
- Trong trường hợp tìm mua thuốc Cetiboston mà thuốc tạm hết hàng, quý bạn đọc có thể tham khảo sang thuốc Pyme CZ10 có thành phần và tác dụng tương tự thuốc Cetiboston. Chi tiết tham khảo thêm về thuốc Pyme CZ10
tại đây. - Thuốc Zyzocete do Công ty TNHH Đạt Vi Phú nghiên cứu và sản xuất. Thuốc Zyzocete có thành phần và tác dụng tương tự thuốc Cetiboston. Chi tiết tham khảo thêm về thuốc Zyzocete tại đây.
Tài liệu tham khảo
Cetirizine: Generic, Uses, Side Effects, Dosages,.rxlist.com Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2023.
Phương Trinh Đã mua hàng
Tôi mới nhận được thuốc, kiểm tra thấy đúng đủ, giao nhanh