Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm thuốc Cefoxitin Normon 1g tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Bài này nhà thuốc Ngọc Anh xin được trả lời cho bạn các câu hỏi: Cefoxitin Normon 1g là thuốc gì? Thuốc Cefoxitin Normon 1g có tác dụng gì? Thuốc Cefoxitin Normon 1g giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.
Cefoxitin Normon 1g là thuốc gì?
Cefoxitin Normon 1g là một sản phẩm của công ty Laboractorios Normon S.A., là thuốc dùng trong điều trị các bệnh nhiễm trùng gây ra bởi các chủng nhạy cảm với cefoxitin hay phòng ngừa nhiễm trùng khi phẫu thuật, với các hoạt chất là Cefoxitin. Một lọ Cefoxitin Normon 1g có các thành phần:
Cefoxitin (dạng tồn tại Cefoxitin natri): 1g
Thuốc Cefoxitin Normon 1g giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Một hộp thuốc Cefoxitin Normon 1g có 1 lọ thuốc bột, 1 ống dung môi pha tiêm, được bán phổ biến tại các cơ sở bán thuốc trên toàn quốc. Giá 1 hộp vào khoảng 158.000 vnđ, hoặc có thể thay đổi tùy vào từng nhà thuốc.
Hiện nay thuốc đang được bán tại nhà thuốc Ngọc Anh, chúng tôi giao hàng trên toàn quốc.
Viên nén Cefoxitin Normon 1g là thuốc bán theo đơn, bệnh nhân mua thuốc cần mang theo đơn thuốc của bác sĩ.
Cần liên hệ những cơ sở uy tín để mua được sản phẩm thuốc Cefoxitin Normon 1g tốt nhất, tránh thuốc kém chất lượng.
Kính mời quý khách xem thêm một số sản phẩm khác tại nhà thuốc của chúng tôi có cùng tác dụng:
- Thuốc Tenafotin được sản xuất bởi công ty Dược phẩm Khánh Hòa.
- Thuốc Cefoxitine GERDA 1g được sản xuất bởi LDP LABORATORIOS TORLAN, S.A.
Tác dụng
Hoạt chất Cefoxitin: thuộc nhóm kháng sinh thế hệ 2 trong nhóm cephalosporin, có khả năng ức chế sự vi khuẩn phát triển có tác dụng diệt nhiều chủng vi khuẩn.
Công dụng – Chỉ định
Điều trị trường hợp đường hô hấp dưới bị nhiễm trùng kể cả áp xe phổi, viêm phổi.
Điều trị các trường hợp nhiễm trùng đường tiêu hóa, nhiễm trùng bên trong ổ bụng, kể cả áp xe ổ bụng hay viêm phúc mạc.
Điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
Điều trị các trường hợp nhiễm trùng phụ khoa kể cả nhiễm trùng vùng chậu hay nội mạc tử cung.
Điều trị cho người bệnh trong phẫu thuật để tránh nhiễm trùng như mổ lấy thai, cắt bỏ tử cung, phẫu thuật tiêu hóa.
Điều trị cho người bệnh bị nhiễm trùng trên da, xương, khớp và nhiễm trùng máu.
Cách dùng – Liều dùng
Cách dùng:
Dạng tiêm truyền: có thể tiêm bắp sâu, truyền tĩnh mạch, tiêm đường tĩnh mạch chậm khoảng 3 đến 5 phút. Khi sử dụng, hòa 1 g Cefoxitin với 10 ml dung môi dùng để pha tiêm như dung dịch NaCl 0,9%, dextrose 5%, nước cất để pha tiêm.
Liều dùng:
Liều dùng dành cho người lớn là cứ cách nhau từ 6 đến 8 giờ dùng từ 1 đến 2 gam tùy theo tình trạng nhiễm khuẩn, tình trạng của người bệnh.
Liều dùng dành cho bệnh nhân chạy thận nhân tạo ở người lớn: dùng sau mỗi lần chạy thận từ 1 đến 2 g.
Liều dùng dành cho trẻ nhỏ đã được hơn 3 tháng tuổi: mỗi ngày dùng từ 80 đến 160 mg cho mỗi kg trọng lượng cơ thể, được chia thành từ 4 đến 6 lần. trong trường hợp nhiễm khuẩn nặng hay nghiêm trọng có thể sử dụng liều lượng cao hơn tuy nhiên tổng liều lượng sử dụng không được nhiều hơn 12 g mỗi ngày.
Liều dùng cho trẻ bị suy giảm chức năng thận: cần được điều chỉnh liều dùng cho phù hợp.
Liều dùng phòng tránh nhiễm trùng cho người lớn trong quá trình phẫu thuật nên được dùng trước khi phẫu thuật từ 30 phút đến 60 phút. Đối với phẫu thuật cắt bỏ tử cung, tiêu hóa: trước khi phẫu thuật tiêm 2 g theo đường tĩnh mạch, tiếp theo trong vòng 24 giờ tiêm liều tiếp theo, về sau cứ 6 giờ tiêm 1 liều 2 g. Đỗi với trường hợp mổ lấy thai: ngay khi kẹp dây rốn, tiêm cho người mẹ một liều 2 g theo đường tĩnh mạch.
Liều dùng phòng tránh nhiễm trùng cho trẻ nhỏ trên 3 tháng tuổi: trước khi thực hiện phẫu thuật tiêm từ 30 đến 40 mg cho mỗi kg trọng lượng.
Chống chỉ định
Không sử dụng thuốc Cefoxitin Normon 1g cho người có tiền sử mẫn cảm với bất kì thành phần nào có trong thuốc.
Chống chỉ định cho người bệnh đã từng xảy ra sốc phản vệ với penicillin.
Chú ý và thận trọng khi sử dụng thuốc Cefoxitin Normon 1g
- Cần thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ đang mang thai hay có ý định mang thai.
- Cần cân nhắc khi sử dụng cho phụ nữ đang trong thời gian cho con bú do cefoxitin được bài tiết qua sữa mẹ, cần hỏi ý kiến bác sĩ khi dùng thuốc.
- Cần thận trọng khi sử dụng thuốc cho người già do nhóm đối tượng này nhạy cảm có nguy cơ gia tăng tác dụng phụ.
- Khi sử dụng trên người bệnh bị tiểu đường, cefoxitin có thể dẫn đến kết quả thử nghiệm nồng độ đường ở nước tiêu sai.
- Cần thông báo cho bác sĩ các thuốc, thảo dược hay thực thẩm chức năng đang sử dụng, đã từng dị ứng với thuốc, thực phẩm, có từng bị dị ứng với amoxicillin, penicillin hay bất kì thuốc nào thuộc nhóm beta lactam.
- Cần chú ý, cefoxitin là một kháng sinh chỉ tác dụng với vi khuẩn chứ không có tác dụng với virus.
- Trong quá trình điều trị, nên dùng thuốc đúng giờ, dùng đủ liều. Khi ngừng thuốc mà chưa hết liều mặc dù triệu chứng đã cải thiện thì vi khuẩn vẫn có thể sống sót và chưa được tiêu diệt hoàn toàn, điều này sẽ làm cho vi khuẩn kém nhạy cảm với kháng sinh đang điều trị dẫn đến hậu quả khi nhiễm trùng sẽ khó điều trị hơn.
- Cần thận trọng khi sử dụng cefotenan trong thời gian dài do có thể gây nhiễm trùng lần hai. Cần báo cho thầy thuốc, bác sĩ được biết do có thể sẽ đổi thuốc sử dụng điều trị cho bạn.
- Trong thời gian đang sử dụng cefoxitin hay vài tháng sau đó mà có các triệu chứng chuột rút, đau bụng, phân có lẫn máu, tiêu chảy nặng thì cần đến gặp bác sĩ ngay.
- Trong thời gian sử dụng thuốc, người bệnh tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định về liều của bác sĩ điều trị, tránh việc tăng hoặc giảm liều để đẩy nhanh thời gian điều trị bệnh.
- Trước khi ngưng sử dụng thuốc, bệnh nhân cần xin ý kiến của bác sĩ điều trị
Lưu ý:
- Nếu nhận thấy thuốc xuất hiện các dấu hiệu lạ như đổi màu, biến dạng, chảy nước thì bệnh nhân không nên sử dụng thuốc đó nữa.
- Thuốc cần được bảo quản ở những nơi khô ráo, có độ ẩm vừa phải và tránh ánh nắng chiếu trực tiếp
- Để xa khu vực chơi đùa của trẻ, tránh việc trẻ có thể uống phải thuốc mà không biết
Tác dụng phụ của thuốc Cefoxitin Normon 1g
Tác dụng phụ
Tại chỗ tiêm: Mềm cơ, co cứng cơ, đau cơ khi tiêm bắp. Khi tiêm tĩnh mạch có thể xảy ra viêm tĩnh mạch, và có thể giảm các phản ứng bất lợi khi sử dụng lidocain hydroclorid 0,5%, 1% hay hệ đệm và dùng kiêm tiêm loại nông do có thể tăng nguy cơ viêm tĩnh mạch khi dùng kim tiêm loại sâu.
Trên da và cấu trúc dưới da: nổi mẩn đỏ, ngứa, viêm da tróc vẩy, phù mạch hay các phản ứng quá mẫn ít xảy ra
Hệ huyết học: làm tăng số lượng bạch cầu ái toan, bạch cầu, tiểu cầu, giảm tủy xương, thiếu máu tan huyết, trong khi thực hiện phép thử Cooms có thể làm sai lệch kết quả, gây dương tính giả.
Toàn thân: sốt
Hệ tim mạch: giảm huyết áp
Hệ tiêu hóa: nôn nao, nôn, viêm đại tràng giả, tiêu chảy.
Gan: tăng nồng độ enzyme transaminase,vàng da ứ mật, viêm gan
Thận: tăng độ thanh thải creatinin trong máu hay ure máu. Những người bệnh lớn hơn 50 tuổi, bị suy giảm chức năng thận, hay có điều trị bằng thuốc độc thân khác có thể xảy ra giảm niệu ít, độc thận.
Trong quá trình điều trị, bệnh nhân nhận thấy xuất hiện bất cứ biểu hiện bất thường nào nghi ngờ rằng do sử dụng thuốc Cefoxitin Normon 1g thì bệnh nhân cần xin ý kiến của dược sĩ hoặc bác sĩ điều trị để có thể xử trí kịp thời và chính xác.
Lưu ý khi sử dụng chung với thuốc khác
Khi sử dụng cùng các vaccine có bản chất là vi khuẩn sống như vaccine phòng chống lao, thương hàn, tả thì tác dụng của vaccine có thể bị giảm.
Khi sử dụng cùng thuốc kháng virus, các thuốc kháng sinh đường tiêm như gentamycin, tobramycin, thuốc hóa trị, thuốc chống đông như argatroban, warfarin,… thuốc hóa trị, nhóm thuốc giảm đau như paracetamol, aspirin,…có thể dẫn đến gia tăng nguy cơ chức năng thận bị ảnh hưởng.
Bệnh nhân cần thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ tư vấn các thuốc hoặc thực phẩm bảo vệ sức khỏe đang dùng tại thời điểm này để tránh việc xảy ra các tương tác thuốc ngoài ý muốn.
Cách xử trí quá liều, quên liều thuốc Cefoxitin Normon 1g
Quá liều: Các biểu hiện khi uống quá liều thuốc khá giống với các triệu chứng của tác dụng phụ. Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể gặp phải tình trạng nhiễm độc gan, thận. Bệnh nhân cần được theo dõi kĩ các biểu hiện trên da, mặt, huyết áp và đề phòng vì tình trạng nguy hiểm có thể diễn biến rất nhanh. Tốt nhất, tình trạng của bệnh nhân cần được thông báo với bác sĩ điều trị để có hướng xử trí kịp thời
Quên liều: tránh quên liều; nếu quên liều, bệnh nhân cần bỏ qua liều đã quên, không uống chồng liều với liều tiếp theo.
Không nên bỏ liều quá 2 lần liên tiếp.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.