Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm thuốc Ausmezol tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Bài này nhà thuốc Ngọc Anh xin được trả lời cho bạn các câu hỏi: Ausmezol-Dlà thuốc gì? Ausmezol-Dcó tác dụng gì? Thuốc Ausmezol-Dl giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.
Ausmezol-Dlà thuốc gì?
Ausmezol-D là một sản phẩm của công ty dược phẩm Hà Tĩnh,với các hoạt chất là Omeprazol và Domperidon . Một viên Ausmezol-D có thành phần là
Omeprazol 20 mg
Domperidon maleat 15 mg
Ngoài ra còn có các tá dược khác vừa đủ 1 viên.
Thuốc Ausmezol-D là giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Một hộp thuốc Ausmezol-D có 14 viên nang, được bán phổ biến tại các cơ sở bán thuốc trên toàn quốc. Giá 1 viên khoảng 3200vnđ, hoặc có thể thay đổi tùy vào từng nhà thuốc.
Hiện nay thuốc đang được bán tại nhà thuốc Ngọc Anh, chúng tôi giao hàng trên toàn quốc.
Viên thuốc Ausmezol-D là thuốc bán theo đơn, bệnh nhân mua thuốc cần mang theo đơn thuốc của bác sĩ.
Cần liên hệ những cơ sở uy tín để mua được sản phẩm thuốc Ausmezol-D tốt nhất, tránh thuốc kém chất lượng.
Kính mời quý khách xem thêm một số sản phẩm khác tại nhà thuốc của chúng tôi có cùng tác dụng:
- Thuốc Mepraz do Alkem Laboratories., Ltd Estore sản xuất.
- Thuốc Esomeprazole do Công ty TNHH liên doanh Stada sản xuất.
Tác dụng
Omeprazol ức chế sự bài tiết acid dịch vị của tế bào viền
Domperidon maleat kháng với dopamin, kích thích nhu động ruột, tăng co thắt cơ tâm vị, kích thích mở cơ thắt môn vị
Công dụng – Chỉ định
Dùng cho bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản do rối loạn tiết acid dịch vị.
Chỉ định cho bệnh nhân Parkinson sau khi dùng Levodopa hay bromocriptin bị nôn ói
Cách dùng – Liều dùng
Cách dùng:
Thuốc dùng bằng đường uống
Liều dùng:
Bệnh nhân dùng mỗi ngày 1 viên chi 2 lần, liều có thể thay đổi theo chi định của bác sĩ
Liều uống tối đa bệnh nhân có thể dùng là 80mg mỗi ngày.
Chống chỉ định
Không sử dụng thuốc Ausmezol-D cho người có tiền sử mẫn cảm với bất kì thành phần nào có trong thuốc.
Bệnh nhân sau khi phẫu thuật bị nôn, xuất huyết đường tiêu hóa, tắc ruột,..
Chú ý và thận trọng khi sử dụng thuốc Ausmezol-D
- Trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần tuân thủ theo chỉ định, không tự ý tăng hay giảm lượng thuốc uống để nhanh có hiệu quả.
thận trọng khi sử dụng thuốc cho bệnh nhi dưới 1 tuổi
- không dùng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú.
- Cần cân nhắc kĩ trước khi sử dụng cho bệnh nhân bị suy gan, suy thận, các bệnh lí tim mạch, viêm loét dạ dày..
- Chỉ điều trị bằng thuốc này cho bệnh nhân parkinson khi không có biện pháp thay thế
- Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị trước khi quyết định ngừng điều trị bằng thuốc.
Lưu ý:
Với các thuốc hết hạn sử dụng hặc xuất hiện các biểu hiện lạ trên thuốc như mốc, đổi màu thuốc, chảy nước thì không nên sử dụng tiếp.
Tránh để thuốc ở những nơi có ánh nắng trực tiếp chiếu vào hoặc nơi có độ ẩm cao.
Không để thuốc gần nơi trẻ em chơi đùa, tránh trường hợp trẻ em có thể nghịch và vô tình uống phải.
Tác dụng phụ của thuốc Ausmezol-D
Tác dụng thường gặp:
- Hệ thần kinh:Đau nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt
- Hệ tiêu hóa: đau bụng, khó tiêu, táo bón,..
Tác dụng phụ ít gặp:
- Rối loạn tâm thần: mất ngủ, mệt mỏi
- Rối loạn cảm giác
Tác dụng phụ hiếm gặp:
- Quá mẫn, sốc phản vệ, đau cơ xương khớp, viêm thận kẽ, viêm dạ dày,rối loạn kinh nguyệt, nhịp tim..
Trong trường hợp bệnh nhân gặp phải các tác dụng phụ như mẩn ngứa, nổi ban đỏ hay bất kì biểu hiện nào nghi ngờ là do dùng thuốc thì nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ điều trị hoặc dược sĩ tư vấn.
Lưu ý khi sử dụng chung với thuốc khác
Trong quá trình sử dụng thuốc Ausmezol-D,nếu bệnh nhân phải sử dụng thêm một hoặc nhiều thuốc khác thì các thuốc này có thể xảy ra tương tác với nhau, ảnh hưởng đến quá trình hấp thu, cũng như là chuyển hóa và thải trừ, làm giảm tác dụng hoặc gây ra độc tính đối với cơ thể
Thuốc có thể xảy ra tương tác với thuốc kháng sinh diệt H.polyri, thuốc chống đông máu dicoumarol, hay thuốc kháng Cholinergic
Omeprazol còn làm tăng nồng độ Cidoporin và warfarin, phentyoin trong máu
Cần thận trọng khi sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú.
Điều cần làm là bệnh nhân hãy liệt kê các thuốc hoặc thực phẩm chức năng đang sử dụng vào thời điểm này để bác sĩ có thể biết và tư vấn để tránh tương tác thuốc không mong muốn.
Cách xử trí quá liều, quên liều thuốc
Quá liều: Các biểu hiện khi uống quá liều thuốc khá giống với các triệu chứng của tác dụng phụ như rối loạn tiêu hóa trầm trọng, trụy mạch, rối loạn thông khí,… Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể gặp phải tình trạng nhiễm độc gan, thận. Bệnh nhân cần được theo dõi kĩ các biểu hiện trên da, mặt, huyết áp và đề phòng vì tình trạng nguy hiểm có thể diễn biến rất nhanh. Tốt nhất, tình trạng của bệnh nhân cần được thông báo với bác sĩ điều trị để có hướng xử trí kịp thời
Quên liều: tránh quên liều; nếu quên liều, bệnh nhân cần bỏ qua liều đã quên, không uống chồng liều với liều tiếp theo.
Không nên bỏ liều quá 2 lần liên tiếp.