Alumastad được chỉ định điều trị triệu chứng rối loạn do tăng acid dạ dày – tá tràng. Vậy thuốc Alumastad có thành phần như thế nào, công dụng liều dùng ra sao? Hãy cùng nhà thuốc Ngọc Anh (nhathuocngocanh.com) tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Thuốc Alumastad là gì?
Thuốc Alumastad với hoạt chất chính là aluminum hydroxide gel và magnesium hydroxide là những chất kháng acid làm giảm đau và khó chịu của chứng khó tiêu bằng cách trung hòa acid quá mức của dạ dày.
Dạng bào chế: Viên nhai.
Quy cách đóng gói: Hộp 4 vỉ xé x 10 viên.
Nhà sản xuất: Công ty TNHH Liên Doanh Stellapharm – chi nhánh 1.
Nhà đăng ký: Stellapharm.
Số đăng ký: VD-34904-20.
Hạn dùng: 24 tháng kể từ ngày sản xuất.
Thành phần của thuốc Alumastad
Dược chất chính bao gồm:
Dried aluminum hydroxide gel (tương đương aluminum hydroxide 306mg):…………………………………………………………400mg.
Magnesium hydroxide:……………………………………..400mg.
Tá dược vừa đủ 1 viên.
Tác dụng của thuốc Alumastad
Alumastad chứa magnesi hydroxyd và nhôm hydroxyd có tác dụng trung hòa acid dạ dày, không ảnh hưởng đến sự sản sinh ra dịch dạ dày, kết quả là pH dạ dày tăng lên làm giảm triệu chứng tăng acid.
Nhôm hydroxyd kết hợp với magnesi hydroxyd để làm giảm tác dụng gây táo bón của nhôm hydroxyl.
Chỉ định của thuốc Alumastad
Alumastad được chỉ định điều trị triệu chứng rối loạn do tăng acid dạ dày – tá tràng trong các chứng:
Viêm dạ dày.
Thoát vị hoành.
Khó tiêu.
Loét dạ dày – tá tràng.
Dược động học của thuốc Alumastad
Magnesi hydroxyd phản ứng với acid hydrochlorid trong dạ dày tạo thành magnesi chloride. Một lượng nhỏ muối magnesi có thể được hấp thu và bài tiết qua nước tiểu, còn lại bài tiết qua phân.
Aluminium hydroxyd phản ứng với acid hydrochlorid trong dạ dày tạo thành aluminium chloride, trong đó một số được hấp thu. Aluminium còn lại trong đường tiêu hóa và tạo thành muối aluminium không tan hấp thu kém bao gồm hydroxyd, phosphate, carbonat và các dẫn xuất acid béo, được thải trừ qua phân.
==>> Xem thêm thuốc có cùng tác dụng: Thuốc B Barudon Susp là một sản phẩm của Công ty Tai Guk – Hàn Quốc
Liều dùng – cách dùng của thuốc Alumastad
Liều dùng
Người lớn (> 15 tuổi): Nhai 1 – 2 viên sau bữa ăn hoặc khi có cơn đau (hay khó chịu).
Tối đa 6 lần/ngày.
Không dùng quá 12 viên/ngày.
Cách dùng
Nhai kỹ viên thuốc càng lâu càng tốt.
Chống chỉ định
Quá mẫn với hoạt chất hoạt bất kì thành phần nào của tá dược.
Bệnh nhân suy nhược nặng hoặc suy thận.
Giảm phosphate máu.
Tác dụng không mong muốn của thuốc Alumastad
Miệng đắng chát, táo bón, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, cứng bụng, phân rắn, phân trắng.
Nguyễn xương, bệnh não, sa sút trí tuệ và thiếu máu hồng cầu nhỏ đã xảy ra ở người suy thận mạn tính dùng nhôm hydroxyd làm tác nhân gây dính kết.
Giảm phosphate máu đã xảy ra khi dùng thuốc kéo dài hoặc liều cao. Ngộ độc nhôm và nhuyễn xương có thể xảy ra ở người bệnh có hội chứng urê máu cao. Giảm magnesi máu.
Rối loạn hệ miễn dịch: Phản ứng quá mẫn như ngứa, nổi mề đay, phù mạch và phản ứng phản vệ.
Tương tác thuốc
Không nên dùng đồng thời Alumastad với các thuốc khác vì có thể làm thay đổi sự hấp thu của các thuốc này nếu dùng trong vòng 1 giờ.
Thuốc kháng acid chứa aluminium có thể gây cản trở sự hấp thu của các thuốc khác như tetracycline, vitamin, ciprofloxacin, ketoconazol, cefdinir, cefpodoxim…
Polystyrene sulphonate: Cần thận trọng dùng đồng thời với polystyrene sulphonate do làm giảm khả năng gắn kết resin vào kali với nguy cơ nhiễm kiềm chuyển hóa ở những bệnh nhân suy thận, tắc ruột.
Aluminium hydroxyd và citrate có thể làm tăng nồng độ aluminium, đặc biệt ở những bệnh nhân suy thận.
Sự kiềm hóa nước tiểu do magnesi hydroxyd có thể làm thay đổi sự bài tiết của một số loại thuốc, quan sát thấy có sự tăng bài tiết salicylic.
Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
Lưu ý khi sử dụng
Aluminium hydroxyd có thể gây táo bón và dùng quá liều muối magnesium gây giảm nhu động ruột, dùng liều lượng lớn có thể gây ra hoặc làm nặng thêm tình trạng tắc ruột và liệt ruột ở những bệnh nhân có nguy cơ cao như suy thận, người cao tuổi.
Aluminium hydroxyd được hấp thu ít từ đường tiêu hóa, hiếm gặp tác dụng toàn thân ở những bệnh nhân có chức năng thận bình thường. Tuy nhiên, dùng liều quá cao hoặc kéo dài, hoặc thậm chí dùng liều bình thường ở những bệnh nhân có chế độ ăn ít phospho, có thể dẫn đến giảm phosphate máu (do aluminium gắn kết với phosphate) kèm tăng quá trình hủy xương và tăng calci niệu với nguy cơ bị nhuyễn xương. Cần tư vấn bác sĩ trong trường hợp dùng thuốc kéo dài hoặc những bệnh nhân cơ nguy cơ giảm phosphate máu
Bệnh nhân bị suy thận, nồng độ Aluminium và Magnesium trong máu tăng. Ở những bệnh nhân này, dùng Aluminium và muối Magnesium kéo dài với liều cao có thể dẫn đến sa sút trí tuệ, thiếu máu hồng cầu nhỏ.
Dùng Aluminium hydroxide có thể không an toàn ở những bệnh nhân bị rối loạn chuyển hóa porphyrin, đang được lọc máu.
Thuốc Alumastad dùng được cho phụ nữ có thai và cho con bú không?
Hiện chưa có dữ liệu về tính an toàn của thuốc Alumastad dùng cho phụ nữ có thai.
Do sau khi uống người mẹ hấp thu thuốc một cách hạn chế khi dùng thuốc theo liều khuyến cáo, hợp chất muối Aluminium hydroxide và magnesium hydroxid được bài tiết qua sữa mẹ một cách tối thiểu.
Không có ảnh hưởng đối với trẻ sơ sinh/ trẻ mới sinh bú mẹ vì sự phơi nhiễm của aluminium hydroxid, magnesium hydroxid ở phụ nữ cho con bú à không đáng kể.
Bảo quản
Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ không quá 30 độ C.
Để sản phẩm tránh sự tác động của ánh nắng trực tiếp.
Để xa tầm tay và tầm với của trẻ em.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: Thuốc Alumina là một sản phẩm của CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM 2/9
Thuốc Alumastad có giá bao nhiêu?
Thuốc Alumastad có giá bán trên thị trường hiện nay là: 76.000đ/ hộp 40 viên. Mức giá trên có thể bao gồm cả cước phí vận chuyển tới tận tay người tiêu dùng.
Tùy theo từng đơn vị phân phối mà giá bán có thể sẽ bị chênh lệch nhau, tuy nhiên mức chênh lệch cũng không đáng kể.
Thuốc Alumastad mua ở đâu uy tín?
Thuốc có bán sỉ và lẻ tại các nhà thuốc, quầy thuốc nên bạn có thể tìm và mua tại các cơ sở phân phối thuốc gần khu vực sống. Trước khi mua bệnh nhân nên tham khảo giá và chất lượng sản phẩm.
Ngoài ra thuốc cũng có bán trên các trang thương mại điện tử online để tiện cho bệnh nhân đặt mua.
Tài liệu tham khảo
Medically reviewed by Drugs.com. Last updated on Mar 22, 2022. Aluminum hydroxide / magnesium hydroxide Side Effects.
Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2022.
Huy Đã mua hàng
Bài viết hữu ích.