Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm thuốc Troypofol tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Bài này nhà thuốc Ngọc Anh xin được trả lời cho bạn các câu hỏi: Troypofol là thuốc gì? Thuốc Troypofol có tác dụng gì? Thuốc Troypofol giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.
Troypofol là thuốc gì?
Troypofol là thuốc thuộc nhóm thuốc gây tê, mê được sản xuất bởi công ty Troikaa Pharm., Ltd – Ấn Độ dưới dạng nhũ tương tiêm. Mỗi lọ thuốc Troypofol có thể tích 20ml bao gồm các thành phần với hàm lượng cụ thể như sau:
- Propofol hàm lượng 200mg
- Các tá dược khác như dầu đậu nành, natri oleat, natri hydroxide, glycerol, lecithin, nước pha tiêm,…vừa đủ thể tích của lọ thuốc.
Nhũ dịch propofol để tiêm là một nhũ dịch vô khuẩn, không gây sốt, dùng thích hợp cho đường tiêm tĩnh mạch.
Thuốc Troypofol giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Thuốc Troypofol được bán rộng rãi ở các cơ sở bán thuốc trên toàn quốc với giá bán vào khoảng 51.000 đồng 1 lọ. Mỗi hộp gồm 1 lọ 20ml.
Troypofol là thuốc bán theo đơn nên khi đi mua thuốc bạn nhớ mang kèm theo đơn của bác sỹ.
Bạn có thể đến trực tiếp nhà thuốc Ngọc Anh để mua thuốc hoặc liên hệ với nhà thuốc để được giao hàng nhanh chóng, nhà thuốc Ngọc Anh nhận giao hàng trên toàn quốc.
Hiện nay có rất nhiều cơ sở bán thuốc giả, thuốc kém chất lượng, bạn nên lựa chọn cơ sở uy tín để mua, đảm bảo sức khỏe an toàn cho bản thân, cho người sử dụng.
Tham khảo một số thuốc tương tự:
- Thuốc Fresofol được sản xuất bởi công ty Fresenius Kabi Austria GmbH – Áo.
Tác dụng
Thuốc Troypofol có hoạt chất chính là propofol nên tác dụng của thuốc được thể hiện ở tác dụng của propofol. Propofol (2,6-diizopropyl phenol) là chất có tác dụng an thần gây ngủ, khởi mê nhanh nhưng cũng tỉnh nhanh sau gây mê. Propofol ít gây ảnh hưởng đến tần số và cung lượng tim, chỉ làm giảm huyết áp động mạch. Propofol có điểm cộng hơn so với các thuốc mê khác là ít gây ra tình trạng buồn nôn, nôn sau khi tỉnh.
Propofol có làm giảm áp lực nội sọ, thể hiện rõ ở bệnh nhân có tăng áp lực nội sọ trước đó, làm giảm lưu lượng máu não, làm giảm chuyển hóa ở não.
Công dụng – Chỉ định
- Troypofol được dùng làm chất cảm ứng mê nhanh.
- Chỉ định duy trì mê trong phẫu thuật ngắn hay kết hợp thuốc gây mê hô hấp khác để duy trì mê trong phẫu thuật kéo dài.
- Dùng cho bệnh nhân mất ngủ.
- Dùng làm thuốc chống nôn sau phấu thuật.
Cách dùng, liều dùng
Cách dùng:
- Cần đảm bảo điều kiện vô trùng cho dung dịch và dụng cụ tiêm truyền.
- Lắc đều thuốc trước khi dùng, phần thuốc đã dùng còn dư phải bỏ đi.
- Nên sử dụng kèm thuốc giảm đau cho bệnh nhân khi dùng propfol.
- Tiến hành tiêm truyền trực tiếp hoặc pha loãng trước khi tiêm tùy thuộc vào tình trạng bệnh của bệnh nhân.
Liều dùng
Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, tuổi tác, sức khỏe, tiền sử sử dụng thuốc của bệnh nhân mà có liều dùng và tốc độ tiêm truyền thích hợp cho từng người.
- Khởi mê:
- Người lớn khỏe mạnh: 40mg (4ml), cứ khoảng 10s tiêm tĩnh mạch 1 lần cho tới khi bắt đầu mê. Trung bình mỗi người lớn cần từ 2 đến 2,5mg trên 1kg propofol.
- Người già: 20mg (2ml), cứ khoảng 10s tiêm tĩnh mạch 1 lần. Nên điều chỉnh tốc độ tiêm, xem xét tình trạng, khả năng đáp ứng để điều chỉnh phù hợp.
- Trẻ em: không dùng cho trẻ em dưới 3 tuổi. Trẻ em >3 tuổi, cần tiêm chậm, theo dõi đáp ứng. Trẻ em >8 tuổi, có thể liều tương đương người lớn nhưng cần giảm tốc độ tiêm.
- Duy trì mê:
- Người lớn: bạn truyền tĩnh mạch liên tục với liều từ 4 đến 12mg trên 1kg trên 1giờ hoặc tiêm ngắt quãng từ 25 đến 50mg trên 1 lần.
- Người già: phần lớn tương tự người lớn ở trên nhưng chú ý tốc độ truyền.
- Trẻ em: truyền tĩnh mạch từ 9 đến 15mg trên 1kg trên 1giờ.
- An thần: từ 0,3 đến 4mg trên 1kg trên 1giờ, nên giới hạn dùng thuốc trong 3 ngày. Không được dùng cho trẻ em với mục đích an thần.
Có thể thay đổi trong khoảng phù hợp tùy thuộc vào tình trạng, khả năng đáp ứng ở mỗi bệnh nhân cụ thể.
Chống chỉ định
- Bệnh nhân có mẫn cảm với nhũ tương propofol hay thành phần nào đó của thuốc.
- Trẻ em dưới 3 tuổi.
- Dùng trong sản khoa.
- Người bệnh có bệnh tim nặng hay bệnh về hô hấp.
- Bệnh nhân có tăng áp lực sọ, suy tuần hoàn não,…
Tác dụng phụ của thuốc Troypofol
Hầu như các tác dụng phụ do propofol gây ra đều nhẹ và có tính tạm thời.
- Một số tác dụng phụ thường gặp như: đau tại chỗ tiêm truyền, chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn, nôn, động kinh, hạ huyết áp, nhịp tim chậm, co giật cơ, ngưng thở thoáng qua.
- Hiếm gặp như: tăng/loạn trương lực, kích động, tăng tiết nước bọt, giảm thị lực, đỏ bừng mặt,…
Để hạn chế những tác dụng không mong muốn trên có thể xử trí:
- Có thể giảm đau nơi tiêm bằng cách tiêm truyền ở tĩnh mạch lớn ở cẳng tay. Ngoài ra có thể dùng lidocain trước khi tiêm propofol.
- Nếu bị hạ huyết áp hay suy tim có thể làm đồng thời tăng tốc độ tiêm truyền lên, nâng cao chi dưới, dùng thuốc tăng huyết áp.
- Không dừng đột ngột khi tiêm tĩnh mạch propofol.
Chú ý và thận trọng khi dùng thuốc
- Phải vô trùng tuyệt đối dung dịch và các dụng cụ khi tiêm truyền. Propofol và các ống tiêm chỉ được dùng một lần và cho một bệnh nhân duy nhất.
- Troypofol phải do bác sĩ có trình độ chuyên môn phụ trách tiêm truyền, cần đảm bảo rằng các phương tiện hỗ trợ hô hấp, thông khí đường thở, các phương tiện hồi sức luôn sẵn sàng.
- Cần theo dõi sát trong quá trình tiêm truyền để kịp thời phát hiện và xử lý kịp thời các tác dụng phụ như tắc đường thở, thiếu oxy, hạ huyết áp,..
- Trong quá trình phẫu thuật phải yêu cầu bệnh nhân nằm bất động nhằm hạn chế những tác động đáng tiếc xảy ra.
- Phải dùng liều thấp, tốc độ chậm cho người cao tuổi, suy nhược, người bị tăng áp lực nội sọ để giảm bớt những tác dụng không mong muốn.
- Phải thận trọng với người bị động kinh, suy tim, suy thận, suy gan,…
- Không dùng cho phụ nữ mang thai và phụ nữ đang cho con bú.
- Chú ý không được dừng tiêm thuốc đột ngột.
Lưu ý khi sử dụng chung với thuốc khác
- Các thuốc tiền mê, thuốc an thần khác như morphin, benzodiazepin, barbiturat,.., có thể làm tăng tác dụng gây mê và an thần của propofol nên cần giảm liều propofol khi dùng chung với các thuốc này.
- Theophylin có tác dụng đối kháng với propofol nên khi dùng cùng cần phải tăng liều.
- Dùng cùng với các thuốc gây mê đường hít như isofluran, enfluran, halothan trong khi duy trì mê sẽ làm tăng tác dụng gây mê an thần.
- Không được pha trộn với các thuốc tiêm hoặc dung dịch truyền khác, ngoại trừ Dextrose 5% trong chai thủy tinh.
Cách xử trí quá liều
Khi quá liều cần dừng tiêm propofol ngay lập tức. Việc quá liều có thể gây suy hô hấp suy tim, cần điều trị bằng thông khi nhân tạo với oxy. Cần để cao chân bệnh nhân, tăng tốc độ truyền tĩnh mạch, dùng các thuốc tăng huyết áp để khắc phục tình trạng suy tim, suy hô hấp.