Rối loạn nhổ tóc: Khái niệm, dịch tễ, triệu chứng, điều trị

Xuất bản: UTC +7

Cập nhật lần cuối: UTC +7

Tác giả: ThS. Đinh Việt Hùng

Bài viết Rối loạn nhổ tóc: Khái niệm, dịch tễ, triệu chứng, điều trị được trích trong sách Rối loạn lo âu của Nhà xuất bản Y học.

1. Khái niệm

Nhổ tóc là một rối loạn tâm thần mạn tính, có đặc điểm là bệnh nhân lặp đi lặp lại hành vi nhổ tóc, dẫn đến trụi tóc ở các vùng khác nhau trên đầu. Rối loạn nhổ tóc giống rối loạn ám ảnh cưỡng bức và hành vi xung động ở chỗ có hiện tượng căng thẳng trước khi nhổ tóc và giảm căng thẳng sau khi đã nhổ tóc.

2. Dịch tễ

Tỷ lệ rối loạn nhổ tóc đến nay chưa được xác lập do bệnh nhân thường xấu hổ và bí mật về rối loạn của mình.

Bệnh thường khởi phát ở giữa tuổi thiếu niên, tỷ lệ giao động từ 0,6% đến 3,4%, tỷ lệ nữ/nam là 10/1. Bệnh thường phật triển mạn tính ở những đứa trẻ là con một hoặc con cả trong gia đình. Rối loạn nhổ tóc hay gặp ở tuổi thiếu niên hơn so với tuổi thanh niên, nhưng chúng ít nghiêm trọng, không đến mức phải đi khám tại bác sĩ da liễu hoặc tâm thần.

Khoảng 35 -40% số bệnh nhân rối loạn nhổ tóc sẽ nuốt sợi tóc mà mình vừa nhổ, ⅓  trong số này sẽ bị tắc đường tiêu hóa do các sợi tóc tích lũy lại trong ống tiêu hóa, tạo thành cục tắc.

Rối loạn nhổ tóc thường phối hợp với rối loạn ám ảnh cưỡng bức, trầm cảm, lo âu, rối loạn ăn, rối loạn nhân cách thể ranh giới, rối loạn nhân cách thể tự yêu mình.

3. Bệnh sinh

Rối loạn nhổ tóc liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau. Khoảng 1/4 sổ bệnh nhân khởi phát bệnh sau một chấn thương tâm lý. Rối loạn quan hệ mẹ – con, sợ phải sống một mình, mất một đồ vật nào đó là các yếu tố hay gặp nhất liên quan đến khởi phát bệnh. Lạm dụng chất, rối loạn trầm cảm cũng là các yếu tố thúc đẩy khởi phát bệnh; tuy nhiên, không có một rối loạn nhân cách nào đóng vai trò là yếu tố thúc đẩy đặc biệt cho khởi phát rối loạn này. Một số bệnh nhân có hành vi tự hủy hoại cơ thể khởi đầu bằng nhổ tóc.

Các thành viên khác trong gia đình bệnh nhân có thể có rối loạn ám ảnh cưỡng bức, hành vi xung động, tic…

Trong một nghiên cứu, người ta nhận thấy nửa bên trái của tuyến tùng nhỏ hơn ở người bị rối loạn nhổ tóc. Nghiên cứu gần đây nhận thấy có mối liên quan giữa gien điều tiết việc sản xuất serotonin và rối loạn nhổ tóc. Ngoài ra, nhiều tác giả cho rằng có mối liên quan của hạch nền đến rối loạn nhổ tóc.

4. Triệu chứng

Rối loạn nhổ tóc bị coi là rối loạn tâm thần vì bệnh nhân có biểu hiện căng thẳng trước khi nhổ tóc và giảm căng thẳng sau khi nhổ tóc.

Tất cả các vùng của cơ thể đều có thể bị nhổ tóc (hoặc lông), nhưng hay gặp nhất là ở đầu. Các vùng khác hay gặp là lông mày, lông mi, râu, lông nách, lông mu.

Có hai kiểu nhổ tóc là nhổ tập trung vào một khu vực (trụi hết tóc ở vùng đó) hoặc nhổ không tập trung (tóc trên khắp đầu chỉ còn lứa thưa). Hầu hết bệnh nhân có sự kết hợp cả hai loại nhổ tóc đó.

Tóc có thể bị nhổ hoặc bị bứt ngang thân, kết hợp với các sợi tóc có độ dài bình thường xen kẽ xung quanh. Vùng da bị nhổ tóc không có tổn thương. Khi nhổ tóc, bệnh nhân không thấy đau, nhưng có cảm giác ngứa và ngứa ran ở vùng dạ đó.

Tổn thương phối hợp là loét miệng có thể gặp nếu bệnh nhân ăn sợi lông mu. Các rối loạn tiêu hóa như đau bụng, thiểu dưỡng, nôn có thể gặp do búi tóc gây tắc cơ học ở dạ dày, ruột. Ngoài ra, bệnh nhân còn có các rối loạn khác như cắn móng tay, tự cắt cơ thể, đập đầu vào tường…

Các xét nghiệm cận lâm sàng sợi tóc và vùng da bị nhổ tóc không tìm thấy bị nhiễm nấm hay bị viêm da do vi khuẩn.

5. Chẩn đoán và chẩn đoán phân biệt theo DSM5

5.1. Chẩn đoán

A. Nhổ tóc trong một thời gian dài khiến cho đầu gần như bị trọc.

B. Nhiều lần đã có ý định kết thúc chuyện nhổ tóc.

C. Nhổ tóc gây ra hậu quả đáng kể về mặt lâm sàng hoặc gây tổn thiệt đến các chức năng xã hội, nghề nghiệp hoặc một số lĩnh vực quan trọng khác.

D. Nhổ tóc hoặc mất tóc không liên quan đến một bệnh cơ thể khác (chẳng hạn như: bệnh ngoài da…)..

E. Nhổ tóc không thể được giải thích tốt hơn bởi các triệu chứng của một rối loạn tâm thần khác (ví dụ: những nỗ lực nhằm cải thiện khuyết tật hoặc chỉnh sửa ngoại hình trong ám ảnh dị hình).

5.2. Chẩn đoán phân biệt

Rụng tóc thông thường: người bình thường luôn có hiện tượng rụng tóc, nhưng các sợi tóc đó rụng tự nhiên, số lượng không nhiều.

– Rối loạn ám ảnh cưỡng bức và các:rối loạn liên quan: bệnh nhân phải có ý nghĩ ám ảnh và hành vi cưỡng bức. Các ý nghĩ ám ảnh thường tập trung vào, sự hoàn thiện (đếm), sợ bẩn, quên khóa cửa., và không phải là ý nghĩ về nhổ tóc. Hành vi cưỡng bức là hành vi đáp lại ý nghĩ ám ảnh như đêm, kiểm tra khóa nhiều lần, rửa tay nhiều lần.

– Rối loạn loạn thần: bệnh tâm thần phân liệt có thể có nhổ tóc nếu bệnh nhân có ảo thanh ra lệnh nhổ tóc hoặc có hoang tưởng tóc là ăng ten thu phát sóng để người khác điều khiển bệnh nhân. Như vậy, bệnh nhân phải có hoang tưởng hoặc ảo giác.

6. Tiến triển và tiên lượng

Rối loạn nhổ tóc có thể tiến triển mạn tính hoặc lui bệnh từng đợt. Hầu hết các trường hợp bệnh nhân có khởi phát trước 17 tuổi, tuy nhiên, bệnh vẫn có thể khởi phát muộn hơn. Các trường hợp khởi phát bệnh trước 6 tuổi thường đáp ứng tốt điều trị bằng thuốc hoặc bằng liệu pháp hành vi. Các trường hợp bệnh khởi phát sau 13 tuổi, bệnh thường tiến triển mạn tính và đáp ứng điều trị kém.

Đa số các trường hợp nếu điều trị, bệnh hết trong vòng 1 năm. Với các trường hợp không điều trị, bệnh có thể kéo dài đến 20 năm.

7. Điều trị

Không có phác đồ điều trị chung cho rối loạn nhổ tóc. Người ta thường dùng kem chứa corticoid để bôi tại chỗ kết hợp với thuốc kháng histamin và thuốc chống trầm cảm. Nhiều nghiên cứu cho thấy các thuốc chống trầm cảm SSRI cổ hiệu quả điều trị rối loạn nhổ tóc tốt, Các thuốc chống trầm cảm hay sử dụng là  fluvoxamin, citalopram và venlafaxin.

Các trường hợp bệnh nhân không đáp ứng với thuốc chống trầm cảm SSRI thì có thể dùng kết hợp với các thuốc an thần. Một số nghiên cứu nhận thấy naltrexone có tác dụng điều trị tốt cho nhiều trường hợp. Nhiều tác giả cho rằng clonazepam cũng có hiệu quả điều trị tương đương các thuốc chống trầm cảm.

Bệnh nhân cần phải được điều trị lâu dài (ít nhất 1 năm) sau khi đã hết hành vi nhổ tốc để tránh tái phát.

Các liệu pháp hành vi như phản . hội sinh học, tự điều chỉnh cũng có tác dụng điều trị rối loạn nhổ tóc. Đa số các tác giả cho rằng liệu pháp hành vi hay sử dụng cho cáp trường hợp nhổ tóc nhẹ, mới bị; tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy các bệnh nhân nhổ tóc mạn tính đã được điều trị ; khỏi bằng liệu pháp tâm lý.

8. Tư vấn cho bệnh nhân và gia đình

Nhổ tóc là một rối loạn tâm thần, không phải là một bệnh da liễu.

Nhổ tóc ảnh hưởng xấu đến các chức năng xã hội, nghề nghiệp của bệnh nhân. Các trường hợp bệnh nhân nuốt sợi tóc, có thể gây tắc ruột do búi tóc đọng lại trong đường tiêu hóa.

– Rối loạn nhổ tóc thường tiến triển mạn tính, nên việc điều trị là cần thiết để chấm dứt hành ;vi nhổ tóc.

– Việc điều trị bằng thuốc chống trầm cảm hoặc thuốc an thần mang lại hiệu quả điều trị tốt.

– Bệnh nhân cần phải điều trị củng cố tối thiểu 1 năm sau khi hết hành vi nhổ tóc để tránh tái phát.

Để lại một bình luận (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 1 MB. You can upload: image. Drop file here