Bài viết NỮ KIM ĐƠN – Điều kinh dưỡng huyết, làm ấm dạ con.
Tham khảo sách Những bài thuốc Cổ phương đặc hiệu, Phần 4 – Nhà xuất bản Y học – Tải file PDF Tại đây.
Tác giả: TTND. BS Nguyễn Xuân Hướng.
LAI LỊCH BÀI THUỐC
Quyển 61 sách “Cảnh Nhạc toàn thư” của Trương Giới Tân nhà Minh, gọi bài thuốc này là “Đại điển Nữ kim đơn gia giảm”.
THÀNH PHẦN CỦA BÀI THUỐC
Nhân sâm
Phục linh Hàng thược (Bạch thược Hàng Châu) Bạch truật (sao cám) Cam thảo (chích) Bạch vy Đan bì Cảo bản Nhục quế Xích thạch chỉ Một dược (chích giấm) Hương phụ (chích giấm) |
1 lạng
1 lạng 1 lạng 1 lạng 1 lạng 1 lạng 1 lạng 1 lạng 1 lạng 1 lạng 1 lạng 1 lạng 1 lạng 1 lạng 1 lạng 1 lạng |
16 vị nói trên có trọng lượng chung là 30 lạng.
=> Đọc thêm: NỘI BỔ DƯỠNG VINH HOÀN – Bổ khí, dưỡng huyết, điều kinh.
CÁCH CHẾ
Dạng viên mật
Tán bột và trộn lẫn: Những vị thuốc nói trên cùng tán thành bột nhỏ, trộn đều qua rây.
Làm viên: Lấy mật canh (cứ 16 lạng thuốc dùng chừng 19 lạng 2 đồng cân mật canh) trộn đều với thuốc bột nói trên thành nắm thuốc niềm dẻo, chia cục, vê thỏi, làm viên, sấy khô.
Quy cách: Mỗi viên thuốc nặng 3 đồng cân (trong đó có chừng 1 đồng cân 3 phân 6 ly thuốc bột).
Đóng gói: Dùng giấy bóng gói kín, đựng vào hộp kín.
Bảo quản cất giữ: Để trong nhà nơi khô ráo râm mát.
CÔNG NĂNG
Điều kinh dưỡng huyết, làm ấm dạ con.
CHỦ TRỊ
Dạ con lạnh, kỳ kinh không chuẩn, đau bụng mỏi lưng, chân tay mỏi mệt.
CÁCH DÙNG VÀ LIỀU LƯỢNG
Mỗi lần uống 1 viên, mỗi ngày uống từ 1 đến 2 lần, uống với nước sôi để ấm.
KIÊNG KỴ
Phụ nữ có thai phải thận trọng khi sử dụng.
=> Tham khảo: Nhất Lạp Châu – Hoạt huyết tiêu sưng, khỏi đau, giải độc.