Nhathuocngocanh – Sữa bò là một trong những sản phẩm thiết yếu trong danh sách mua sắm của nhiều gia đình. Tuy nhiên lại có nhiều trẻ có thể bị dị ứng với Protein trong sữa bò, không thể hấp thụ được đường trong loại sữa này hoặc chỉ đơn thuần là không thích mùi vị của nó. Vậy có những loại sữa nào có thể thay thế cho sữa bò? trong bài viết này Nhà Thuốc Ngọc Anh sẽ giúp bạn giải đáp những thông tin này.
Sữa bò công thức là sản phẩm gì?
Sữa bò công thức là loại sữa phổ biến, dễ mua và tìm kiếm. Sản phẩm này có thể dùng để thay thế một phần sữa mẹ (tuy nhiên tổ chức Y Tế Thế Giới vẫn luôn khuyến cáo sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ trong khoảng 6 tháng đầu đời). Sữa bò công thức thường được các chuyên gia dinh dưỡng nghiên cứu với mục đích tạo ra được loại sữa có giá trị dinh dưỡng gần như tương đương với sữa mẹ. Qua đó giúp trẻ dễ dàng sử dụng và hấp thu.
Tùy thuộc vào độ tuổi mà nhu cầu về sữa công thức sẽ có sự khác biệt. Với trẻ dưới 6 tháng tuổi thì cần phải bú mẹ hoàn toàn. Tuy nhiên trong một số trường hợp bắt buộc cần dùng đến sữa bò công thức thì mẹ cần lựa chọn những loại sữa có thành phần dinh dưỡng cung như mùi vị gần giống nhất với sữa mẹ.
Các loại sữa bò công thức trên thị trường đều rất đa dạng, nhiều chủng loại, có dòng đã pha sẵn cũng có dòng cần phải chế thêm nước. Mỗi dòng sữa sẽ phù hợp với từng nhóm tuổi, nhu cầu và sở thích riêng của trẻ, tuy nhiên vẫn cần cung cấp đầy đủ các vi chất cần thiết.
Nếu bé nhà bạn bị dị ứng sữa bò thì sao?
Nếu bé nhà bạn bị dị ứng với sữa bò thì có thể trao đổi lại với bác sĩ để chuyển sang loại sữa công thức khác phù hợp hơn.
Dị ứng đạm sữa bò là một dạng dị ứng phổ biến ở trẻ dưới 12 tháng tuổi, với tỷ lệ mắc dao động từ 2% đến 7,5%. Tình trạng này thường được phát hiện khi bé có các biểu hiện dị ứng khi khẩu phần ăn có sữa bò hoặc có các chế phẩm làm từ sữa bò. Một số trường hợp hiếm gặp trẻ dị ứng đạm sữa bò do sữa bò đường truyền qua đường bú mẹ, tỷ lệ này chiếm rất thấp chỉ khoảng 0,5% trong tổng số các ca mắc bệnh. Các biểu hiện dị ứng đạm sữa bò thường gặp là: ban đỏ, ho, khó thở, trẻ có biểu hiện tiêu chảy, chướng bụng hoặc khó tiêu.
Nếu trẻ bị chẩn đoán là dị ứng với Protein trong sữa bò thì bác sĩ thường sẽ khuyến cáo người mẹ nên loại bỏ sữa bò ra khỏi chế độ ăn uống trong giai đoạn cho con bú. Và phải có thể mất đến vào tuần mới có thể loại bỏ hoàn toàn Protein sữa bò ra khỏi cơ thể.
Nguyên nhân gây ra tình trạng dị ứng đạm sữa bò là do cơ thể nhận định sai, cho rằng thành phần trong đạm sữa bò là yếu tố gây bệnh cho cơ thể, từ đó kích hoạt quá trình tự miễn của cơ thể, biểu hiện ra thành dị ứng. Trong sữa bò có hai loại đạm dễ gây dị ứng đó là Whey và Casein.
Nguyên nhân của tình trạng này có thể là do yếu tố di truyền, vì phần lớn các bệnh lý dị ứng đều có tính chất di truyền. Do đó bố, mẹ, hoặc người thân bậc một có tiền sử dị ứng với Protein trong sữa bò thì trẻ có tỷ lệ cao mắc phải tình trạng này.
Đa số các trường hợp bị dị ứng với pRotein trong sữa bò sẽ biến mất khi trẻ được ba tuổi, và hệ miễn dịch của bé đã trưởng thành. Tuy nhiên vẫn cần làm các xét nghiệm test phản ứng dị ứng trước khi đưa ra kết luận chính thức.
Các bậc phụ huynh không nên chủ quan với tình trạng dị ứng đạm sữa bò của trẻ. Khi phát hiện bé có các phản ứng bất thường khi sử dụng sữa bò hoặc các sản phẩm từ sữa bò thì cần gọi hỏi ý kiến bác sĩ để có phương án điều trị đúng đắn, cũng như loại bỏ sữa bò ra khỏi khẩu phần ăn.
== > Bạn có thể xem thêm bài viết: Trẻ em biếng ăn do lạm dụng sữa tươi – Bác sĩ Nguyễn Thanh Sang
Những chế phẩm sữa có thể thay thế sữa bò
Việc tạo ra những sản phẩm thay thế cho sữa bò là tín hiệu tốt cho những người có tiền sử dị ứng với sữa bò, ăn chay hoặc đơn giản là muốn thay đổi khẩu vị.
Các sản phẩm thay thế sữa bò thường được chia ra làm hai nhóm chính là: các sản phẩm sữa có nguồn gốc động vật và các sản phẩm sữa có nguồn gốc từ thực vật.
Mỗi loại sẽ có hương vị riêng khác nhau, đồng thời sẽ có những ưu nhược điểm khác nhau tùy thuộc vào mục đích sử dụng.
Ưu điểm của các chế phẩm thay thế sữa bò:
- Sữa thực vật thích hợp khi thay thế cho sữa bò nếu bé gặp khó khăn trong việc hấp thu đường trong hoặc đạm trong sữa bò.
- Sữa thực vật là một nguồn cung cấp Protein mới, đôi khi còn tốt hơn sữa bò thông thường.
- Phần lớn các loại sữa thực vật đều chứa rất ít các chất béo bão hòa, chứa nhiều các loại chất béo tốt cho cơ thể.
- Các loại sữa có nguồn gốc động vật thay thế cho sữa bò vẫn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, nguyên tố vi lượng, và là nguồn cung cấp Calci dồi dào cho cơ thể.
- Kể cả các loại sữa hạt, sữa có nguồn gốc thực vật vẫn có thể cung cấp nhiều các vi chất thiết yếu.
Nhược điểm:
- Sữa từ thực phẩm không được xem là sản phẩm thay thế sữa.
- Sữa thực vật thường có xu hướng đắt hơn sữa bò, trong khi đó khả năng ổn định kém do đó người ta thường phải thêm các chất phụ gia bảo quản vào công thức.
- Sữa có nguồn gốc động vật khác thường có mùi gây, khó uống và có thể sẽ không phù hợp với một số người.
== > Bạn có thể xem thêm bài viết: Acid folic là gì? Bổ sung acid folic trước, trong thai kỳ có lợi ích gì?
Những loại sữa có nguồn gốc từ động vật có thể thay thế cho sữa bò
Sữa lừa
Mặc dù nghe khá lạ, ít thấy xuất hiện trên thị trường nhưng sữa lừa được coi là loại sữa thay thế thích hợp nhất cho sữa bò bởi giá trị dinh dưỡng cao và ít khi gây dị ứng. Khi so sánh giữa sữa bò và sữa lừa các nhà nghiên cứu nhận thấy sữa lừa có ít chất béo hơn sữa bò, đồng thời nó còn chứa nhiều Acid béo có khả năng giảm viêm hiệu quả.
Sữa lừa có thành phần dinh dưỡng gần như tương tự với sữa mẹ hơn hẳn sữa bò hoặc sữa dê. Những đặc điểm này giúp cho sữa bò dễ tiêu hóa hơn, đồng thời hạn chế được tối đa tình trạng dị ứng. Hàm lượng Taurine trong sữa lừa cao hơn đến 9 lần so với sữa bò. Do đó đây là sản phẩm thay thế một phần lý tưởng cho sữa mẹ, giúp bé hấp thu tốt và tăng sức đề kháng chung.
Nhờ hàm lượng Acid lactic cao nên sữa bò đem lại hiệu quả cao trong việc hạn chế các chứng rối loạn dạ dày ruột, điều này đặc biệt có ý nghĩa khi dùng cho trẻ sơ sinh.
Nhờ nguồn dinh dưỡng dồi dào, sữa lừa còn thường được sử dụng trong ngành hóa mỹ phẩm và được đánh giá cao bởi hiệu quả cấp ẩm, nuôi dưỡng da. Đồng thời nó cũng được xem là loại sữa đắt đỏ nhất thế giới, với giá cả dao động từ 1,4 đến 3 triệu đồng cho 1 lít.
Sữa lạc đà
Sữa lạc đà là loại sữa rất được ưa chuộng trong nhiều nền văn hóa. Mặc dù không phổ biến như sữa bò nhưng nó vẫn mang rất nhiều ưu điểm không thể bỏ qua.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong sữa lạc đà chứa nhiều Acid amin, nguyên tố vi lượng nhưng ở mức rất hợp lý nên rất dễ để hấp thu và là lựa chọn lý tưởng khi trẻ bị dị ứng với đạm trong sữa bò. Trong sữa lạc đà chứa một lượng Protein và Acid béo không bão hòa dồi dào, rất thích hợp cho bệnh nhân đái tháo đường và các bệnh lý về gan.
Sữa lạc đà có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe bao gồm:
- Bảo vệ gan: Các chất chứa trong sữa lạc đà có khả năng chống lại Virus gây ra bệnh viêm gan. Giúp hạ men gan ở một nồng độ nhất định từ đó giúp bảo vệ và cải thiện sức khỏe của gan. Ngoài ra nó cũng rất phù hợp để bổ sung lại lượng Protein trong cơ thể bị thiếu hụt do các bệnh lý về gan.
- Kiểm soát lượng đường trong máu, thích hợp cho bệnh nhân tiểu đường.
- Tăng cường hệ thống miễn dịch: Nguồn Protein dồi dào trong sữa lạc đà có thể giúp chống lại một số các chủng vi khuẩn thường gây bệnh ở người. Các nghiên cứu trên chuột đã cho thấy loại sữa này có khả năng kháng khuẩn mạnh, có tác dụng tốt trên chủng E. coli và S. aureus gây bệnh.
Giá của sữa lạc đà cũng rất hợp lý chỉ khoảng 250 nghìn cho 1 lít.
Sữa dê
Sữa dê là giải pháp thay thế hàng đầu cho những trẻ bị dị ứng với Protein cũng như đường trong sữa bò. Sữa dê có độ phổ biến cao, dễ mua và tìm thấy ở các điểm phân phối sữa trên toàn quốc. Sữa dê không chứa nhiều Protein phức tạp như sữa bò, đồng thời hàm lượng của lactose cũng thấp hơn hẳn nên ít gây dị ứng hơn.
Ưu điểm nổi bật của sữa dê có thể kể đến như giá trị dinh dưỡng cao, giàu các nguyên tố giúp kích thích não bộ của bé phát triển. Do chứa ít chất béo nên sữa dễ hấp thu hơn, hạn chế được tình trạng khó tiêu khi dùng sữa bò.
Những ưu điểm nổi bật của sữa dê có thể kể đến là:
- Về dinh dưỡng, trong sữa dê chứa nhiều nguyên tố vi lượng Protein hơn hẳn sữa bò. Tuy nhiên nó lại ít Vitamin B12, Selen, Acid Folic hơn hẳn sữa bò.
- Giúp trẻ tăng trưởng một cách toàn diện, đồng thời giúp tăng chuyển hóa Sắt và Đồng, giúp cơ thể hấp thu được tối đa chất dinh dưỡng.
- Cung cấp đầy đủ các yếu tố cần thiết cho sự phát triển của trẻ, giúp cải thiện cân nặng và tầm vóc, ngăn ngừa thiếu máu do thiếu sắt, loãng xương, trẻ thấp còi, suy dinh dưỡng.
- Ngoài ra sữa dê còn được chứng minh là giúp tăng sức đề kháng cũng như hemoglobin trong máu, phù hợp với những trẻ có thể chất yếu.
- Sữa dê hiện đang bán với giá dao động từ 50 nghìn đến 70 nghìn cho 1 lít.
Những loại sữa có nguồn gốc từ thực vật có thể thay thế cho sữa bò
Các loại sữa không làm từ sữa bò đặc biệt là các loại sữa hạt hiện đang rất được ưa chuộng bởi giá trị dinh dưỡng cao và ít gây dị ứng.
Sữa yến mạch
Sữa yến mạch có đặc điểm là ngọt nhẹ, kết cấu hơi đặc. Sữa yến mạch không chỉ chứa nhiều chất dinh dưỡng mà nó còn có cả chất xơ hòa tan, rất phù hợp cho những người bị táo bón.
Giúp hỗ trợ kiểm soát nồng Cholesterol trong máu và thường không chứa gluten, do đó có thể sử dụng được cho người mắc bệnh Celiac.
Với giá cả rất hợp lý chỉ khoảng từ 50 đến 70 nghìn đồng cho 1 lít, sữa yến mạch là một sự lựa chọn hoàn hảo cho những người bị dị ứng với đạm trong sữa bò.
Sữa dừa
Dừa là một loại cây phổ biến mọc rất nhiều ở nước ta. Sữa dừa có hàm lượng dinh dưỡng cao, rất phù hợp cho những người ăn chay trường hoặc bị dị ứng với đạm sữa bò.
Không giống như sữa có nguồn gốc động vật, sữa dừa không chứa Lactose nên đặc biệt phù hợp với những người có bệnh lý di truyền hiếm gặp không dung nạp một số loại đường.
Sữa dừa rất an toàn cho những người bị dị ứng các loại hạt, nó chứa các chuỗi chất béo trung bình do đó khi vào cơ thể nó sẽ đi thẳng đến gan và được đưa vào các chu trình liên quan để tạo thành năng lượng.
Sữa dừa có khả năng kháng khuẩn, chống nấm và chống viêm rất hiệu quả, do đó sử dụng sữa dừa còn giúp nâng cao sức khỏe và sức đề kháng cho cơ thể.
Sữa dừa có giá khoảng 40 nghìn đồng cho 1 lít.
Sữa hạnh nhân
Sữa hạnh nhân là một loại sữa hạt phổ biến nhất trong số các loại sữa có nguồn gốc thực vật. Sữa hạnh nhân có giá trị dinh dưỡng cao, những chứa ít Calo hơn sữa bò nên thích hợp cho cả những người đang trong chế độ ăn kiêng.
Do không chứa lactose nên phù hợp với những người bị dị ứng với đạm và lactose trong sữa bò, ngoài ra nó còn phù hợp cho cả những đối tượng không dung nạo một số loại đường.
Không chứa chất béo bão hòa, giàu Omega – 3 các Vitamin và Sắt giúp não và thị giác ở trẻ em phát triển toàn diện, bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Với giá chỉ khoảng 40 ngàn đồng cho 1 lít, có thể nói sữa hạt hạnh nhân là một lựa chọn thay thế thích hợp cho sữa bò.
Sữa đậu nành
- Sữa đậu nành là một loại sữa rất bổ biến ở nước ta và thường là sản phẩm phụ trong quá trình sản xuất đậu phụ. Sữa đậu nành là nguồn cung cấp Protein có lợi, Calci tự nhiên dồi dào, không chứa Cholesterol và cực ít các loại chất béo bão hòa.
- Do chứa Protein thực vật tự nhiên chất lượng cao nên nó rất thích hợp để thay thế cho sữa bò, phù hợp với người ăn kiêng và người ăn chay trường.
- Giàu Omega -3, các vi chất có lợi cho cơ thể.
- Sữa đậu nành rất giàu Kali, do đó phù hợp với những người có nguy cơ cao bị thiếu Kali.
- Do chứa Phytoestrogen giống nội tiết tố nữ do đó có thể làm giảm các triệu chứng của tiền mãn kinh.
- Sữa đậu nành có giá cả rất rẻ chỉ từ 20 nghìn đến 30 nghìn cho 1 lít.
Dị ứng Protein trong sữa bò là tình trạng thường gặp phải ở trẻ dưới 3 tuổi. Các biểu hiện thường thấy của việc này là nổi ban đỏ, khó thở, ngứa,… sau khi sử dụng sữa bò. Biện pháp tốt nhất để cải thiện tình trạng này đó là loại bỏ sữa bò, các chế phẩm có chứa sữa bò ra khỏi khẩu phần ăn của bé. Hiện nay có rất nhiều loại sữa có nguồn gốc thực vật, động vật có thể thay thế cho sữa bò. Với giá trị dinh dưỡng cao và đem lại nhiều lợi ích vượt trội.
Tài liệu tham khảo
1.Alternatives to Cow’s Milk-Based Infant Formulas in the Prevention and Management of Cow’s Milk Allergy, nguồn NCBI, truy cập ngày 5/4/2023.
2.Molecular Approaches for Diagnosis, Therapy and Prevention of Cow’s Milk Allergy, nguồn NCBI, truy cập ngày 5/4/2023.