Nhathuocngocanh – Nhồi máu não là một biến chứng vô cùng nghiêm trọng của bệnh lý tim mạch, với tỷ lệ tử vong cực kỳ cao. Hiện nay, số người mắc nhồi máu não đang ngày càng ra tăng, nguyên nhân của tình trạng này là do lối sống sinh hoạt thiếu khoa học, lạm dụng rượu bia. Theo ước tính cứ 100.000 ca bị bệnh lý tim mạch thì có 130 bị biến chứng thành nhồi máu não. Vậy nhồi máu não do tắc động mạch não là gì? phương án chăm sóc điều trị cho bệnh nhân sau nhồi máu não như thế nào? Ở bài viết này Nhà thuốc Ngọc Anh sẽ trả lời những thắc mắc này giúp bạn.
Nhồi máu não là tình trạng gì?
Nhồi máu não là gì? Nhồi máu não hay còn được gọi với tên khác là đột quỵ thiếu máu não, đây là một dạng tai biến của mạch máu não (đột quỵ não).
Nhồi máu não xảy ra khi động mạch não bị hẹp (thường gây ra do những mảng xơ vữa), bị tắc nghẽn hoặc do bị hạ huyết áp quá mức, khiến thiếu cung cấp máu lên não. Điều này khiến cho một phần não bộ bị tổn thương, suy giảm chức năng hoặc rối loạn hoạt động. Nếu không khắc phục sớm bệnh nhân có thể bị hoại tử não do thiếu oxy và đường Glucose.
Thời gian phát hiện và cấp cứu càng trẻ thì nguy cơ gây hoại tử não càng cao. Phần não đã bị hoại tử rất khó để có thể khôi phục lại như ban đầu và gần như là không thể. Phụ thuộc vào vùng não bị tổn thương và mức độ tổn thương mà có thể gây ra tình trạng liệt hoặc tử vong.
Nguyên nhân gây ra tình trạng nhồi máu não
Do huyết khối ở mạch máu lớn
Xơ vữa các động mạch lớn có thể làm tổn thương đến hệ thống động mạch trong và ngoài não bộ. Những mảng xơ vữa có khuynh hướng tạo ra những mảng huyết khối, khi những tổn thương ở thành mạch não lớn dần lên có thể tạo thành tắc hoặc hẹp động mạch não. Tình trạng này có thể xảy ra ở bất kỳ động mạch lớn nào trong não và thường xuất hiện ở những nơi mà dòng máu lưu thông lên não có bất thường, đặc biệt là ở chỗ ngã rẽ chia đôi động mạch cảnh.
Tình trạng tắc mạch máu não một phần hay hoàn toàn thường gặp ở thân chính của động mạch não giữa, nhánh của động mạch não giữa, các động mạch lớn trong nền não, động mạch xuyên sâu và các nhánh vỏ nhỏ.
Tắc mạch máu não có nguồn gốc do tim
Tắc mạch do huyết khối ở bệnh lý tim mạch thường xảy ra khi bệnh nhân gặp những bệnh lý sau:
- Bệnh rung nhĩ.
- Người bị các bệnh lý về van tim.
- Những bệnh nhân vừa mới bị nhồi máu cơ tim.
- Bệnh nhân bị sùi van tim trong hội chứng viêm nội tâm mạc nhiễm trùng hoặc viêm nội tâm mạc ở bệnh nhân bị suy kiệt.
- Bệnh nhân đã thay van tim nhân tạo.
Thuyên tắc mạch cũng có thể xảy ra do sự hình thành cục máu đông sau phẫu thuật hở tim và do các mảng xơ vữa trong lòng động mạch ở vùng cổ hoặc do động mạch chủ.
Các tổn thương gây ra do các bệnh lý tim mạch có thể tạo thành những tổ chức bất thường, di chuyển lên hệ thống mạch máu não, kẹt lại từ đó gây tắc mạch ở những mạch máu nhỏ hơn kích thước của nó và gây ra nhồi máu não cấp.
Nhồi máu não gây ra do nhồi máu ổ khuyết
Nguyên nhân gây ra tình trạng nhồi máu não cũng thể là do nhồi máu ổ khuyết. Nhồi máu ổ khuyết là những ổ nhồi máu nhỏ có kích thước dưới 1,5cm, nguyên nhân gây ra tình trạng này thường là do thoái hóa lớp giữa của các động mạch nhỏ và thay thế vào đó bằng Lipid vfa Collagen. Tình trạng tắc mạch gây ra do nhồi máu ổ khuyết vẫn còn gây ra nhiều tranh cãi, nhưng không thể phủ định nguy cơ tạo thành nhồi máu não của nó. Nhồi máu ổ khuyết thường xảy ra ở những bệnh nhân lớn tuổi bị tăng huyết áp hoặc đái tháo đường.
Những nguyên nhân khác
Những nguyên nhân ít gặp hơn có thể gây ra tình trạng nhồi máu não là viêm mạch máu não thứ phát sau các bệnh viêm màng não cấp và mạn tính, bệnh lý viêm mạch. Rối loạn độ nhớt của máu gây ra do tăng tiểu cầu, đa hồng cầu,… và một số bệnh lý hiếm gặp khác như loạn sản xơ cơ, bệnh Binswanger.
Ở trẻ nhỏ, bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm bẩm sinh là nguy cơ hàng đầu gây ra tình trạng nhồi máu não.
Bất kỳ các yếu tố bệnh sinh nào gây giảm tưới máu hệ thống đều có thể làm gia tăng nguy cơ bị nhồi máu não. Tình trạng này có thể xảy ra ở ranh giới giữa các vùng cấp máu của các động mạch.
== > Bạn có thể xem thêm bài viết: Tiếp cận Khiếm khuyết thần kinh khu trú – Ths.Bs Phạm Hoàng Thiên
Nghiên cứu về tình trạng nhồi máu não do tắc động mạch não giữa ác tính
Đột quỵ thiếu máu não do tắc động mạch não giữa ác tính có tình trạng tổn thương thần kinh nặng nề và tỉ lệ tử vong cao. Bệnh thường diễn biến nặng trong vòng 2 – 5 ngày do sự tiến triển của tổn thương thiếu máu và phù não thứ phát.
Mở sọ giảm áp sớm được khuyến cáo trong điều trị bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não ác tính không chỉ với bệnh nhân tuổi dưới 60 giúp giảm tỉ lệ tử vong và tàn phế nặng tương ứng NNT 2 và 4 (tức là cứ điều trị 2 – 4 ca bằng phương pháp này thì có 1 trường hợp được hưởng lợi) mà còn được các tác giả chỉ ra lợi ích ở nhóm bệnh nhân trên 60 tuổi, qua kết quả của nghiên cứu như DESTINY II. Mặc dù được mở sọ sớm nhưng vẫn có 20% bệnh nhân tử vong và 33,3% bệnh nhân có kết cục lâm sàng tồi.
Gần đây, một số thử nghiệm về kiểm soát thân nhiệt ở bệnh nhân đột quỵ được tiến hành và chỉ ra có tác dụng trong việc kiểm soát áp lực trong sọ (intracranial pressure: ICP). Việc kết hợp kiểm soát thân nhiệt theo đích với mở sọ giảm áp sớm được các nhà hồi sức thần kinh mong đợi có hiệu quả tốt do hiệu quả giảm phù não cũng như kiểm soát ICP. Câu hỏi đặt ra là liệu rằng liệu pháp kết hợp này có hiệu quả hơn so với việc chỉ mở sọ giảm áp đơn thuần hay không?
Để trả lời câu hỏi này, một nghiên cứu mù đôi có đối chứng (Randomised control trial: RCT) được tiến hành tại Đức công bố trên JAMA tháng 1/2019, bao gồm 50 bệnh nhân tắc động mạch não giữa ác tính, 24 bệnh nhân nhóm chứng và 26 bệnh nhân nhóm can thiệp.
Về phương pháp nghiên cứu, tất cả 50 bệnh nhân này đều được mở sọ giảm áp sớm trong vòng 48 giờ, ở nhóm chứng, duy trì thân nhiệt bình thường. Trong khi ở nhóm can thiệp, nhiệt độ trung tâm được kiểm soát ở 33oC ± 1 trong vòng 72 giờ và làm ấm trở lại chậm (00,5 – 0,1 độ C mỗi giờ).
Kết quả nghiên cứu chính là tỉ lệ tử vong trong 14 ngày cũng như tỉ lệ biến cố có hại nghiêm trọng (SAE: serious adverse events) trong 14 ngày sau mở sọ và 12 tháng theo dõi.
Tuy nhiên, đây lại là một nghiên cứu có kết quả “âm tính” và phải dừng nghiên cứu sớm vì lý do an toàn. Tỉ lệ SAE trong 14 ngày của nhóm hạ thân nhiệt 46% (12/26) và nhóm chứng là 29% (7/24) với OR: 2,05 (95% CI 0,56 – 8,00, p=0,26), và tỉ lệ SAE trong 90 ngày của nhóm hạ thân nhiệt là 80% (20/25) và nhóm chứng 43% (10/23), OR: 2,51 (95% CI 1,29 – 5, p=0,05). Tỉ lệ tử vong tại thời điểm 14 ngày nhóm hạ thân nhiệt và nhóm chứng lần lượt là 19% và 13%, p=0,7.
Nghiên cứu này có một số hạn chế như cỡ mẫu nghiên cứu nhỏ, nghiên cứu lại phải tạm ngừng sớm vì lý do an toàn…
Kết quả “âm tính” này khiến các nhà hồi sức thần kinh lại phải chờ đợi thêm các nghiên cứu tiếp theo, và có lẽ “Không để bệnh nhân sốt” vẫn là thực hành lâm sàng quan trọng và có ý nghĩa lâm sàng cho bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não do tắc động mạch não giữa ác tính nói riêng và hồi sức thần kinh nói chung.
Những yếu tố nguy cơ làm gia tăng nguy cơ nhồi máu não
Bệnh nhân gặp một hoặc nhiều tình trạng dưới đây có thể gia tăng nguy cơ nhồi máu não:
- Bệnh nhân bị tăng huyết áp.
- Sử dụng nhiều thuốc lá.
- Có tiền sử bị rối loạn lipid máu.
- Bệnh nhân bị đái tháo đường đặc biệt là những bệnh nhân kháng Insulin.
- Mỡ quanh nội tạng.
- Sử dụng nhiều hoặc lạm dụng rượu.
- lười vận động và tập luyện thể dục thể thao.
- Chế độ ăn uống không hợp lý giàu chất béo không bão hòa, ăn nhiều nội tạng động vật,…
- Căng thẳng hoặc trầm cảm cũng có thể làm gia tăng nguy cơ gây nhồi máu não.
- Viêm mạch.
- Bệnh nhân đang sử dụng Estrogen ngoại sinh.
- Bệnh nhân có tiền sử đột quỵ não.
- Tuổi tác cao.
- Tiền sử gia đình có người bị nhồi máu não hoặc đột quỵ não.
== > Bạn có thể xem thêm bài viết: Tổn thương não cấp và giảm oxi máu – cá thể hóa trong hỗ trợ thông khí
Những triệu chứng điển hình của bệnh nhồi máu não
Triệu chứng của tình trạng nhồi máu não thường khá đa dạng tùy thuộc vào mức độ và tình trạng của mỗi bệnh nhân (nhồi máu do thiếu máu cục bộ hay nhồi máu não chuyển dạng xuất huyết). Khi thấy bệnh nhân xuất hiện những dấu hiệu có nghi ngờ là nhồi máu não thì cần gọi cấp cứu, đưa bệnh nhân đến bệnh viện để tiến hành điều trị đặc hiệu và can thiệp kịp thời. Các triệu chứng điển hình của bệnh nhồi máu não là:
- Liệt mặt: Bệnh nhân thường bị liệt nửa dưới hoặc nửa bên mặt, biểu hiện điển hình là méo lệch hẳn miệng sang một bên, kèm theo đó là nhân trung lệch, môi không đóng chặt được. Khi bệnh nhân ăn uống thức ăn thường bị dồn sang bên miệng bị liệt, giọng nói trở lên khó nghe hoặc run rẩy khi nói. Bệnh nhân có thể gặp tình trạng liệt hoàn toàn nửa bên mặt, bao gồm liệt cả nửa dưới và trên mặt, theo đói là mắt không nhắm được. Tình trạng này được gọi là liệt Bell, gây ra do liệt dây thần kinh số 7.
- Liệt nửa người hoặc tay chân với biệt hiện không cử động được phần cơ thể bị liệt. Bệnh nhân cũng có thể gặp tình trạng yếu chân tay biểu hiện bằng tình trạng không nắm giữ lâu được đặc biệt là khi đưa thẳng ra đằng trước.
- Khó nói: Tình trạng khó nói sẽ có nhiều dạng biểu hiện, thường là rối loạn ngôn ngữ diễn tả, rối loạn phát âm (bệnh nhân nói ngọng khó nghe) và rối loạn ngôn ngữ cảm nhận.
Các triệu chứng kể trên là những triệu chứng điển hình nhất trong bệnh nhồi máu não, ngoài những triệu chứng này bệnh nhân còn có thể gặp phải những vấn đề khác như:
- Giảm cảm giác cũng như mất cảm giác nửa người.
- Khó nuốt, thức ăn hay rơi vãi khi ăn.
- Chóng mặt, buồn nôn.
- Rối loạn vận động, yếu cơ khiến việc đi lại trở lên khó khăn.
- Đau đầu dữ dội.
- Hôn mê.
Chẩn đoán nhồi máu não
Việc chẩn đoán bệnh cần dựa vào những triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân cũng như những chẩn đoán cận lâm sàng chuyên sâu.
Chẩn đoán lâm sàng ở bệnh nhân nhồi máu não
Tùy thuộc vào mức độ tổn thương và vị trí tổn thương mà mỗi bệnh nhân sẽ có những biểu hiện triệu chứng khác nhau. Khi thấy bệnh nhân có các triệu chứng như liệt mặt, méo mặt, khó nói, nôn hoặc buồn nôn, rối loạn vận động và ý thức, chân tay run rẩy,… có nghi ngờ là do nhồi máu não thì cần đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế để được can thiệp và điều trị kịp thời. Việc hồi phục sau nhồi máu não phụ thuộc rất nhiều vào thời điểm bệnh nhân được cấp cứu (sớm hay muộn), việc phát hiện sớm và can thiệp sớm sẽ hạn chế tối đa tình trạng hoại tử não.
Chẩn đoán cận lâm sàng ở bệnh nhân nhồi máu não
Sau khi chẩn đoán lâm sàng, bệnh nhân sẽ được chỉ định làm những chẩn đoán cận lâm sàng chuyên sâu để chẩn đoán chính xác tình trạng mà bệnh nhân đang gặp phải.
Tiến hành chụp cắt lớp vi tính não – CT scanner
Biện pháp này thường được áp dụng trong giai đoạn tối cấp, sau khoảng 3 đến 6 giờ đồng hồ kể từ thời điểm bệnh nhân xuất hiện những triệu chứng điển hình của nhồi máu não. Nếu bệnh nhân bị đột quỵ não, hình ảnh chụp cắt lớp vi tính sẽ xuất hiện một số thay đổi sau:
Quan sát hình nahr thấy mất ranh giới chất xám.
Xuất hiện tình trạng mờ rãnh cuộn ở não hoặc hẹp khe Sylvius.
Thấy hẹp não thấy cũng như bể đáy, đồng thời mất dải băng ở thùy phải.
Tăng tỷ trọng của các mạch máu, đặc biệt là trong khu vực đa giác Willis (vòng động mạch não).
Khi bệnh nhân bị nhồi máu não thì hình ảnh sau khi chụp cắt lớp vi tính có thể thấy rõ sự giảm tỷ trọng ở vùng vỏ não, dưới vỏ, vùng chất trắng hoặc chất xám.
Tiến hành chẩn đoán nhồi máu não bằng chụp cộng hưởng từ (MRI) sọ não hoặc mạch não
Đây là phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng cho thấy rõ nét những tổn thương ở não bộ mà bệnh nhân đang gặp phải. Giúp bác sĩ chẩn đoán phân biệt nguyên nhân gây ra tình trạng nhồi máu não là do thiếu máu cục bộ hay xuất huyết. Để chẩn đoán bằng phương pháp chụp cộng hưởng từ (MRI) sọ não hoặc mạch não bệnh nhân sẽ được tiêm cản quang, khi quan sát sẽ thấy vùng bị tổn thương có ngấm thuốc cản quang.
Điều trị cho bệnh nhân bị nhồi máu não
Tùy vào tình trạng cũng như mức độ tổn thương mà bác sĩ có phương án điều trị phù hợp.
Sử dụng thuốc tiêu huyết khối trong điều trị nhồi máu não
Sử dụng thuốc tiêu huyết khối cho bệnh nhân bị nhồi máu não được xem là phương án điều trị đặc hiệu. Tuy nhiên việc dùng thuốc tiêu huyết khối chỉ đem lại hiệu quả cao nhất trong vòng 3 giờ sau khi bệnh nhân khởi phát cơn nhồi máu não. Phương pháp này mang lại hiệu quả cao những vẫn còn nhiều hạn chế bởi không phải trường hợp bệnh nhân nào cũng có thể áp dụng. Trước khi tiến hành bệnh nhân cần được tiến hành kiểm tra khả năng đáp ứng với thuốc đồng thời điều tra tiền sử dùng thuốc của bệnh nhân để quyết định tính khả thi của biện pháp này.
Sử dụng Aspirin và các thuốc có tác dụng chống kết tập tiểu cầu
Aspirin là một thuốc thuộc nhóm NSAIDS có tác dụng chính là chống kết tập tiểu cầu và làm tan huyết khối trong lòng mạch. Thuốc được dùng để điều trị đột quỵ và dự phòng điều trị cho bệnh nhân có nguy cơ bị xơ vữa động mạch cũng như hình thành cục máu đông trong lòng mạch. Ở những bệnh nhân bị dạ dày nặng hoặc không dung nạp Aspirin bác sĩ sẽ chỉ định sang những loại thuốc có công dụng tương tự như: Clopidogrel, Dipyridamol,…
Nếu người bệnh bị nhồi máu não do nguồn gốc tim mạch (rung nhĩ, các bệnh lý về van tim) hoặc bị huyết khối tĩnh mạch sâu bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thêm Heparin hoặc các thuốc chống đông đường uống khác để tăng cường khả năng chống hình thành huyết khối.
Ưu tiên điều trị những bệnh lý nền
Nếu bệnh nhân bị mắc các bệnh lý nền như huyết áp, tim mạch, mỡ máu cao,… cũng có thể là một trong số những nguyên nhân gây ra nhồi máu não. Việc kiểm soát ổn định những bệnh lý nền này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc phòng ngừa và điều trị nhồi máu não. Tùy thuộc vào những bệnh lý nền khác nhau mà sẽ có phương án điều trị khác nhau.
Dù sử dụng bất cứ phương pháp nào thì việc tuân thủ đúng liệu trình điều trị, liều lượng cũng như chỉ định từ bác sĩ điều trị cũng mang tính quyết định, đem lại hiệu quả cao đồng thời giảm thiểu tối đa được những tác dụng không mong muốn. Ngoài ra bệnh nhân cũng cần phải duy trì một lối sống lành mạnh, hạn chế sử dụng rượu bia, các chất kích thích, nội tạng động vật, thức ăn nhiều dầu mỡ. Vận động và tập luyện thường xuyên để nâng cao thể trạng, góp phần hạn chế tối đa nguy cơ nhồi máu não.
Nhồi máu não là một biến chứng nguy hiểm của tắc nghẽn mạch máu não, thiếu máu não cục bộ. Không điều trị kịp thời bệnh có thể để lại những di chứng nặng nề về sau như hoại tử não, liệt cơ mặt, liệt cả người hoặc nửa người,… Do đó khi người bệnh, đặc biệt là người cao tuổi và trẻ em có tiền sử bị hồng cầu hình liềm có các biểu hiện nghi ngờ do nhồi máu não gây ra thì cần gọi ngay cấp cứu. Đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ và can thiệp sớm.
Câu hỏi lâm sàng
Bệnh nhân nam 56 tuổi nhập viện khoa cấp cứu do nói khó và liệt nửa người bên phải kể từ khi ông thức dậy sáng nay. Bệnh nhân đã không gặp bác sĩ chăm sóc chính trong nhiều năm và không dùng thuốc. Hai năm trước, ông ấy được chi biết rằng huyết áp của ông tăng cao khi khám nha sĩ. Ông ta có tiền sử hút thuốc 30 gói/năm và uống 1 hoặc 2 lon bia mỗi ngày. Bệnh nhân có lối sống ít vận động và chế độ ăn uống chủ yếu là thức ăn nhanh. Cha của ông ấy bị đột quỵ ở tuổi 60. Huyết áp là 170/95 mmHg và mạch là 94/phút. BMI là 34kg/m2. Bệnh nhân bị thất ngôn. Yếu cơ ở mặt dưới bên phải và chi trên và chi dưới bên phải. Giảm cảm giác kim châm ở bên phải vùng mặt dưới và cơ thể. Phản xạ gân sâu bên phải tăng, dấu hiệu Babinski xuất hiện ở bên phải. CT scan sọ não không cản quang chưa ghi nhận xuất huyết. LDL huyết thanh là 190 mg/dL và HbA1c là 8%. Điều nào sau đây liên quan chặt chẽ nhất với tình trạng thần kinh hiện tại của bệnh nhân này?
- Alcohol consumption
- Cigarette smoking
- Diabetes mellitus
- Elevated cholesterol
- Family history
- Hypertension
- Sedentary lifestyle
Đáp án: F. Hypertension
Bệnh nhân này bị thất ngôn (dysarthria) cấp tính và liệt nửa người có khả năng bị nhồi máu não cấp tính. Mặc dù ông ta có nhiều yếu tố nguy cơ đối với tai biến mạch máu não (CVA – cerebrovascular accident), nhưng tăng huyết áp có mối liên hệ chặt chẽ nhất với đột quỵ thiếu máu cục bộ và đột quỵ xuất huyết do tăng lực cắt lên trên lớp nội mạc mạch máu trong não, đẩy nhanh quá trình xơ vữa động mạch và thúc đẩy hình thành huyết khối. Bệnh nhân tăng huyết áp có nguy cơ mắc CVA cao gấp 4 lần so với người huyết áp bình thường. Ngay cả việc hạ nhẹ huyết áp bằng thuốc hạ huyết áp cũng có thể làm giảm nguy cơ CVA.
Bệnh nhân này có nhiều yếu tố nguy cơ đáng kể khác nhưng ít mạnh hơn đối với CVA, bao gồm tăng cholesterol máu, đái tháo đường, hút thuốc và lối sống ít vận động. Can thiệp trúng đích các vấn đề này cũng cần được đảm bảo.
(Lựa chọn A) Uống rượu nhẹ hoặc vừa phải (1 hoặc 2 ly mỗi ngày) làm giảm nguy cơ đột quỵ. Nên tránh dùng nhiều hơn.
(Lựa chọn B) Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ CVA và tỷ lệ thuận với việc sử dụng. Mặc dù ngừng hút thuốc có thể đưa nguy cơ CVA trở lại mức bình thường sau khoảng 5 năm, nhưng tăng huyết áp là một yếu tố nguy cơ mạnh hơn.
(Lựa chọn C) Mặc dù bệnh đái tháo đường làm tăng nguy cơ mắc CVA do nguy cơ xơ vữa động mạch cảnh cao hơn, nhưng tăng huyết áp là một yếu tố nguy cơ lớn hơn.
(Lựa chọn D) Tăng cholesterol máu là một yếu tố nguy cơ có thể thay đổi đối với bệnh tim mạch, nhưng mối liên hệ của nó với các thẻ đột quỵ thì chưa rõ ràng. Nghiên cứu cho thấy mức LDL và cholesterol toàn phần cao có liên quan đến việc tăng nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ, nhưng nguy cơ này thấp hơn so với tăng huyết áp.
(Lựa chọn E và G) Tiền sử gia đình và lối sống ít vận động có liên quan đến việc tăng nguy cơ đột quỵ, nhưng không mạnh bằng tăng huyết áp.
Kết luận:
Tăng huyết áp làm tăng nguy cơ đột quỵ hơn bất kỳ yếu tố nguy cơ nào khác bao gồm tăng cholesterol máu, đái tháo đường, hút thuốc và lối sống ít vận động.
Tài liệu tham khảo
1.Effect of In-Hospital Remote Ischemic Perconditioning on Brain Infarction Growth and Clinical Outcomes in Patients With Acute Ischemic Stroke, nguồn NCBI, truy cập ngày 17/4/2022.
2.Predictors of brain infarction in adult patients on extracorporeal membrane oxygenation: an observational cohort study, nguồn NCBI, truy cập ngày 17/4/2022.